Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

TƯỚNG PHẠM TRƯỜNG LONG TRUNG QUỐC LẠI LỪA THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

AZ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình quốc tế hết sức phức tạp, Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy mạnh hợp tác, cảnh giác trước những âm ưu chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước...

"Thượng tướng Phạm Trường Long nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, quan hệ giữa Quân đội hai nước đang phát triển tốt đẹp trên tinh thần vừa là đồng chí vừa là anh em; không để vì những vấn đề trên biển mà ảnh hưởng đến quan hệ song phương hai nước..." 
Qua lời khuyên của Phó Bí thư Quân ủy TWTQ,  tướng Phạm Trường Long có thể đọc vị sự ủ mưu thâm: Trung Quốc có làm gì trên Biển Đông thì phía CP Việt Nam đừng để tâm đến làm gì cho nó ảnh hưởng đến quan hệ song phương hai nước, ảnh hưởng quan hệ làm ăn giữa 2 Chính phủ...Túm lại, Tướng Long khuyên Chính phủ Việt Nam hãy thiên về quan hệ làm ăn kinh tế, buôn bán đầu tư với Trung Quốc...đừng vì quân đội Trung Quốc bơi lặn, bồi đắp, xây căn cứ quân sự... trên biển mà lơi là chuyện làm ăn với TQ ???
PV – TTXVN -  22:36 - 18/06/2017
Tamnhin.net.vn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp, thân thiết với Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại buổi tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, chiều 18/6, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.





AZ

 Thủ tướng tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc


Nhấn mạnh tình hữu nghị truyền thống, gắn bó có từ lâu đời giữa hai Đảng, nhân dân hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trong thời gian qua, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thăm, gặp nhau nhiều lần và sắp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam, dự Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong hợp tác về kinh tế, hai nước cũng đạt nhiều kết quả thiết thực trên cơ sở mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, mặc dù Việt Nam đang là quốc gia có nhập siêu lớn từ Trung Quốc.
Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Quân ủy Trung ương hai nước thiết lập cơ chế hợp tác, triển khai toàn diện tuyên bố Tầm nhìn chung về Hợp tác quốc phòng đến năm 2025.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình quốc tế hết sức phức tạp, Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy mạnh hợp tác, cảnh giác trước những âm ưu chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng hai nước phát huy truyền thống tăng cường hợp tác thực chất, nói đi đôi với làm, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước, nhất là các vấn đề trên biển.
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; trân trọng gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lời thăm hỏi thân thiết của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và cho biết, mục đích chuyến thăm lần này của đoàn nhằm tiếp tục thực hiện nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo Cấp cao hai nước; thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung ngày càng phát triển toàn diện.
Thượng tướng Phạm Trường Long cho rằng, Việt Nam là đất nước tươi đẹp, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội và có nhiều tiềm năng để xúc tiến hơn nữa hợp tác song phương với Trung Quốc.
Thượng tướng Phạm Trường Long cũng chúc mừng thành tựu xây dựng và phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, xã hội ổn định, chỉ số hạnh phúc tăng lên và cho rằng những thành tựu này có được là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nỗ lực của nhân dân Việt Nam.
Thượng tướng Phạm Trường Long khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Việt Nam để thực hiện tốt sáng kiến “một vành đai - một con đường” và quy hoạch phát triển “hai hành lang - một vành đai”, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực, cùng phát triển, cùng phồn vinh; mong muốn hai bên thúc đẩy hợp tác, đưa kim ngạch song phương đạt 100 tỷ USD trong năm 2017.
Thượng tướng Phạm Trường Long nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, quan hệ giữa Quân đội hai nước đang phát triển tốt đẹp trên tinh thần vừa là đồng chí vừa là anh em; không để vì những vấn đề trên biển mà ảnh hưởng đến quan hệ song phương hai nước. Thượng tướng Phạm Trường Long cũng đề nghị các bên sớm hoàn thành khung COC và làm rõ biện pháp cơ bản trong giải quyết tranh chấp.
>>> 
http://www.tamnhin.net.vn/viet-nam-coi-trong-quan-he-lang-gieng-tot-dep-voi-trung-quoc-d1961.html

Báo Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Hoàng Sa và Trường Sa

04:50 PM - 18/06/2014

(TNO) Tờ Economic Observer (trụ sở tại Bắc Kinh) tiết lộ chính quyền Trung Quốc sẽ áp dụng một hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

(TNO) Tờ Economic Observer (trụ sở tại Bắc Kinh) tiết lộ chính quyền Trung Quốc sẽ áp dụng một hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Economic Observer dẫn các nguồn tin từ Văn phòng Đăng ký Bất động sản thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc cho biết nước này sẽ công nhận quyền sở hữu và sử dụng “bất động sản” trên biển và đảo thuộc "chủ quyền lãnh thổ" của Trung Quốc, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 18.6.
“Bất động sản” cụ thể ở đây là “đất, vùng biển và đảo, nhà ở, những tòa nhà, rừng cây và các vật thể bất di bất dịch”, theo Economic Observer.
Các nguồn tin còn xác nhận bất kỳ người dân hay doanh nghiệp Trung Quốc nào cũng có thể đăng ký quyền sở hữu và sử dụng đất, nhà ở, vùng biển ở những đảo và quần đảo trên biển Đông, bao gồm các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Want China Times cho rằng hệ thống đăng ký quyền sử dụng bất động sản mới này cho thấy Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng trong chiến lược bành trướng lãnh thổ của nước này ở biển Đông.
Căng thẳng ở biển Đông leo thang kể từ khi Trung Quốc hồi tháng 5.2014 đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép vào vùng biển Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm, bắn vòi rồng vào tàu lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Thời gian gần đây, Trung Quốc còn tăng cường các hoạt động xây dựng trái phép bao gồm: xây dựng trường học phi pháp tại đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa và xây đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đài Loan cũng chi 100 triệu USD xây dựng cầu cảng trái phép ở đảo Ba Bình thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Trang tin Focus Taiwan News Channel (Đài Loan) dẫn lời nhà làm luật Đài Loan Lin Yu-fang cho rằng một hạm đội 6 tàu Đài Loan đã đem thiết bị, vật liệu đến Ba Bình vào ngày 18.6 để tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp.
Phúc Duy

Vietnam Airlines đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng âm, chào bán cổ phiếu

Không chỉ đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm tới, Vietnam Airlines còn dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 15,5753% thông qua hình thức chào bán cổ phần ra công chúng để mở rộng đội bay.

vietnam airlines,
Với kế hoạch này, EPS của cổ phiếu HVN sẽ giảm so với mức 1.685 đồng/cp đạt được trong năm 2016.
Thận trọng đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 36,4%, thoái vốn khỏi SaigonPost
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (mã HVN-UPCoM) dự kiến sẽ họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 vào ngày 20/6 tới đây tại Hà Nội. Theo tài liệu họp mới được Tổng công ty công bố, Vietnam Airlines đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm tới, trong khi đó doanh nghiệp này dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 15,5753% thông qua hình thức chào bán cổ phần ra công chúng. Với kế hoạch này, EPS của cổ phiếu HVN sẽ giảm so với mức 1.685 đồng/cp đạt được trong năm 2016.
Theo phương án trình cổ đông, Vietnam Airlines dự kiến sẽ tăng lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển lên lần lượt 9,3% và 9,7%. Doanh thu hợp nhất năm 2017 đặt mục tiêu tăng trưởng 22,7% lên 87.900 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất lại chỉ phấn đấu đạt 1.338 tỷ đồng, giảm 36,4%.
vietnam airlines,
Doanh thu hợp nhất năm 2017 đặt mục tiêu tăng trưởng 22,7% lên 87.900 tỷ đồng.
Đối với đội tàu bay, trong năm 2017, Vietnam Airlines dự kiến khai thác trung bình 91,2 tàu bay, tăng 4,9 tàu so với năm 2016. Theo kế hoạch, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu đội bay thân rộng: bán 04 tàu B777, dừng khai thác và trả 03 tàu A330, bán và thuê lại 04 tàu A350 và 01 tàu B787.
Năm 2016, chi phí nhiên liệu, mảng vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của một hãng hàng không, chỉ ở mức thấp cùng sự ổn định của tỷ giá USD/VND đã hỗ trợ đáng kể cho lợi nhuận của Vietnam Airlines.
Tuy vậy, Vietnam Airlines cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi tổng tải cung ứng toàn thị trường tăng trưởng nhanh hơn sức mua. Hạ tầng hàng không cũng chưa đáp ứng đủ khi các sân bay, đặc biệt là Tân Sơn Nhất, thường xuyên trong tình trạng quá tải làm tăng giờ bay thực tế, qua đó làm tăng chi phí của hãng hàng không. Tình trạng này dự kiến tiếp tục diễn ra trong năm 2017. Theo Vietnam Airlines, sân bay Nội bài và Tân Sơn Nhất sẽ đưa vào sửa chữa cuối năm 2017 khiến giới hạn khai thác giảm 30% so với hiện tại.
Với kết quả đạt được của công ty mẹ năm 2016, Vietnam Airlines trình cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 6%, tương đương với 736,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế còn lại hơn 550 tỷ đồng.
Trong năm 2017, ngoài kế hoạch kinh doanh chính, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn ngoài ngành tại 2 doanh nghiệp còn lại gồm Công ty cổ phần Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SaigonPost – SPT) và Công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không (APLACO). Tính đến 31/12/2016, TCTHK đã thực hiện đầu tư vào 21 doanh nghiệp hoạt động SXKD trong dây chuyền vận tải hàng không với tổng vốn đầu tư tính theo mệnh giá là 6.438,3 tỷ đồng.
Huy động từ cổ đông hiện hữu để tăng vốn thêm 15,57%
Năm 2016, Vietnam Airlines đã thực hiện đầu tư tàu bay với giá trị 7.497 tỷ đồng, bao gồm 3 tàu B787 (sở hữu) và 2 tàu A350 (bán rồi thuê lại). Tuy nhiên, phục vụ cho kế hoạch mở rộng đội bay, Vietnam Airlines dự kiến sẽ phát hành tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chào bán cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 15,5753%. Giá phát hành 10.000 đồng/cp.
Với tỷ lệ sở 86,16%, cổ đông Nhà nước mà cụ thể là Bộ Giao thông Vận tải dự kiến phải góp thêm 1.647 tỷ đồng. Tuy nhiên, không dễ dàng để Nhà nước sử dụng vốn để góp vào doanh nghiệp trong tình hình ngân sách hiện tại.
Năm 2016, trong lĩnh vực tài chính, đã có những ngân hàng TMCP Nhà nước dù đã được ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch không chi trả cổ tức hoặc trả cổ tức bằng tiền mặt nhưng cuối cùng vẫn thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Một số ngân hàng lên kế hoạch chào bán cho cổ đông hiện hữu nhưng không thực hiện được.
Số vốn mà Vietnam Airlines huy động dự kiến là 1.911,9 tỷ đồng dự kiến sẽ bổ sung vốn điều lệ để thực hiện Dự án mua máy bay B787-9 và A350 (thanh toán/bù đắp tiền), đồng thời cũng là nguồn bổ sung vốn lưu động (thanh toán các dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh).
Theo kế hoạch đề ra năm 2017, Vietnam Airlines dự kiến mua sau đó bán và thuê lại 04 tàu A350 và 01 tàu B787. Với hình thức bán và thuê lại này, các hãng hàng không có thể phải đặt cọc trước tiền mua. Nhưng thực tế khi hoàn tất việc bán lại, tiền vốn sẽ được thu hồi và có thể giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận. Trong năm 2016, thương vụ bán và thuê lại 3 máy bay A350 giúp hãng hàng không này thu chênh 1 triệu USD/máy bay.
Việc huy động vốn có thể nhằm chuẩn bị nguồn tiền, tăng khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính trong các năm sau.
Vietnam Airlines lên kế hoạch phát hành cổ phiêu tăng vốn vào quý IV/2017 hoặc một thời điểm khác theo quyết định của HĐQT được ĐHĐCĐ ủy quyền. Trong khi đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng trong năm 2017 này, sẽ thêm gánh nặng cho EPS khi Vietnam Airlines thực hiện tăng vốn.
Theo ndh

TRUNG QUỐC SẮP CÓ ĐẠI BIẾN:Hàng trăm con cá bất ngờ nhảy lên bờ tự sát tập thể; Thiên Tân, Liêu Ninh và hơn 10 tỉnh thành khác ở TQ bí mật thay tư lệnh lực lượng vũ trang

Trung Quốc: Hàng trăm con cá bất ngờ nhảy lên bờ tự sát tập thể

Đoạn video quay lại cảnh hàng trăm con cá trong một hồ nước ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đồng loạt nhảy lên bờ “tự tử” đang khiến nhiều cư dân mạng lo sợ đây là báo hiệu một trận động đất hoặc lũ lụt lớn. 


Đoạn video do một người đàn ông giấu tên quay cảnh hàng trăm con cá mè trắng Hoa Nam (silver carp) đồng loạt vọt lên khỏi mặt nước và rơi xuống mặt đường lát đá cạnh hồ nước trong công viên huyện Bác Ái, thành phố Tiêu Tác ở trung tâm tỉnh Hà Nam nhanh chóng gây sốt trên mạng xã hội Trung Quốc, Daily Star hôm 15/6 đưa tin.
Các nhân chứng khác cũng sợ hãi khi chứng kiến những con cá nhanh chóng thoi thóp trên cạn và khó hiểu trước hành vi của đàn cá.
Một số người cho rằng, hiện tượng cá nhảy lên bờ tự sát hàng loạt báo hiệu một trận động đất hoặc lũ lụt lớn. Một số người khác cho rằng, lũ cá tìm cách tránh cú sốc điện trong hồ.
Có người liên tưởng đến đại địa chấn Đường Sơn năm 1976. Vài ngày trước khi xảy ra trận thảm họa này, tại ngư trương Bách Các Trang, cá trắm cỏ thành đàn nhảy lên, có con nhảy cách mặt nước cao hơn một thước. Trong khi tại ngư trường ở vùng duyên hải cách Đường Sơn không xa, cá đối, cá nheo, cá chẽm nhao nhao nổi lên, trắng dã, rất dễ bắt.
Tuy nhiên, các quan chức đia phương ngay lập tức đưa ra lý do thúc đẩy đàn cá nhảy lên bờ là tiếng ồn phát ra từ cuộc thi hát tổ chức ở gần đó, khiến đàn cá có phản ứng cực đoan. Họ cũng bác bỏ tin đồn đàn cá nhảy từ hồ lên bờ để tránh bị điện hở giật chết
TinhHoa tổng hợp
Hàng vạn con ếch tràn ra đường trước trận Động Đất Tứ Xuyên
Kết quả hình ảnh cho hàng vạn con ếch tràn ra đường trong trận động đất tứ xuyên

Thiên Tân, Liêu Ninh và hơn 10 tỉnh thành khác ở TQ bí mật thay tư lệnh lực lượng vũ trang

Kể từ khi nhậm chức cho tới nay, Tập Cận Bình không ngừng thay thế các tư lệnh thuộc lực lượng vũ trang vốn được cho rằng từng nhận lệnh của Chu Vĩnh Khang, thân tín của Giang Trạch Dân, tham gia vào việc đảo chính.

quân đội Trung Quốc,
Kể từ khi Chu Vĩnh Khang trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và Pháp Luật, dân chúng khắp nơi phát sinh bạo loạn, lực lượng cảnh sát vũ trang trở thành tập đoàn dùng vũ lực để đàn áp người dân. Sự kiện bạo loạn tại Ürümqi ngày 7/7/2012. (Ảnh: AFP)
Ngày 15/06, trung đoàn cảnh sát vũ trang tỉnh Hồ Nam mở cuộc họp, tuyên bố Phó Tư lệnh trung đoàn cảnh sát vũ trang tỉnh Vân Nam là Lý Minh Huy sẽ thay thế Lưu Quốc Vinh đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh trung đoàn cảnh sát vũ trang tỉnh Hồ Nam, Lưu Quốc Vinh được điều nhiệm về làm Tư lệnh trung đoàn cảnh sát vũ trang khu tự trị Tây Tạng.
Lưu Quốc Vinh vào tháng 09/2014 đảm nhiệm chức vụ Tổng Tư lệnh cảnh sát vũ trang tỉnh Hồ Nam, trước đó ông giữ chức Phó Tham mưu cảnh sát vũ trang tỉnh An Huy, Phó Tham mưu cảnh sát vũ trang Tứ Xuyên,… Đại tá Lý Minh Huy làm từng đảm nhiệm các chức vụ Phó Tham mưu, Phó Tư lệnh cảnh sát vũ trang Vân Nam.
Lưu Quốc Vinh lên thay có nghĩa là Tống Bảo Thiện không còn đảm nhận chức vụ Tư lệnh trung đoàn cảnh sát vũ trang Tây Tạng nữa. Vài ngày trước đó, nguyên Chính  ủy trung đoàn cảnh sát vũ trang tỉnh Cam Túc là Trâu Kiến Hùng đã thay thế Tiêu Dương Trung đảm nhiệm chức vụ Tổng Chính ủy trung đoàn cảnh sát vũ trang Tây Tạng.
Từ ngày 12-15/12, 10 tỉnh gồm Thiên  Tân, Hải Nam, Thiểm Tây, Liêu Ninh, An Huy, Cam Túc, Tây Tạng, Hà Nam, Thanh Hải, Hồ Nam, có đến 11 chủ quản trung đoàn lực lượng vũ trang bị thay thế. Ngoại trừ Lý Minh Huy, Lưu Quốc Vinh, Trâu Kiến Hùng là chuyển công tác mới ra, thì còn có việc điều chuyển diễn ra trước đó:
  • Cảnh sát vũ trang Tân Cương, Bộ Chỉ huy trung đoàn Nam Cương Chính ủy Trương Lệnh nhận chức Chính ủy trung đoàn cảnh sát vũ trang Thiên Tân;
  • Chủ nhiệm Bộ Chính trị trung đoàn cảnh sát vũ trang Tây Tạng – Vương Thiên Tường đảm nhiệm chức vụ Chính ủy trung đoàn cảnh sát vũ trang tỉnh Hải Nam.
  • Lưu Kế Mẫn từng đảm nhận chức vụ  Đội trưởng trung đoàn 8690 đảm nhận chức vụ Tư lệnh viên trung đoàn cảnh sát vũ trang Thiểm Tây;
  • Tham mưu trưởng trung đoàn cảnh sát vũ trang Thiểm Tây – Lan Kiến Dũng thăng lên làm Tư lệnh trung đoàn cảnh sát vũ trang tỉnh Liêu Ninh;
  • Phó Chính ủy trung đoàn cảnh sát vũ trang Quảng Đông – Lư Lang Bảo thăng lên làm Chính ủy trung đoàn cảnh sát vũ trang tỉnh An Huy;
  • Người từng đảm nhiệm chức vụ Chính ủy cảnh sát vũ trang Cao Bộ Minh tiếp nhận Chính ủy trung đoàn cảnh sát vũ trang Cam Túc;
  • Nguyên cảnh sát vũ trang Đội trưởng quân đồn trú 8680 – Lưu Dũng Quân nhận chức vụ Tư lệnh trung đoàn cảnh sát vũ trang Hà Nam;
  • Tư lệnh trung đoàng cảnh sát vũ trang Thiểm Tây – Lý Tại Nguyên thăng lên làm Tư lệnh trung đoàn cảnh sát vũ trang tỉnh Thanh Hải.
Kể cả một vòng điều chỉnh lần này, từ “Đại hội 18″ cho đến nay chủ quản trung đoàn lực lượng cảnh sát vũ trang các địa phương, đã trải qua 8 vòng điều chỉnh nhân sự. 7 vòng trước biến động phát sinh trong tháng 9/2013, tháng 12/2013, mùa đông 2014, tháng 07/2015, tháng 09/2015, tháng 05/2016, tháng 7-8/2016.
Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc trước đây do những quan to của phe Giang Trạch Dân, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Chu Vĩnh Khang kiểm soát, là lực lượng có khả năng tham gia vào đảo chính nhất, động cơ rất lớn, địa điểm đóng quân đều gần trụ sở các lãnh đạo cao tầng, và các đơn vị phòng ban quan trọng.
Ngoại giới phổ biến quan điểm cho rằng, lực lượng cảnh sát vũ trang từng bị nghi ngờ có tham gia vào âm mưu đảo chính của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai.
Từ khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã không ngừng thanh tẩy lực lượng cảnh sát vũ trang, ngoại trừ rất nhiều vòng biến động nhân sự cấp cao trong nội bộ lực lượng này, thì cũng có vài lần cách lãnh đạo cấp cao của lực lượng cảnh sát vũ trang bị tận diệt.
Cuối năm 2014, hồng nhị đại Vương Ninh được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc, mà nguyên Tư lệnh có quan hệ mật thiết với Chu Vĩnh Khang là Dương Kiến Bình bị điều chức.
Cuối tháng 12/2015, nguyên Quân trưởng quân đoàn 14 – Vương Binh được điều nhiệm là Phó Tư lệnh lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc. 
Cuối tháng 01/2017, Bộ Quốc phòng Trung Quốc động viên Chính ủy Chu Sinh Lĩnh, Tư lệnh quân khu Vân Nam – Vương Quang Dược lần lượt đảm nhận các chức vụ Chính ủy, Phó Tư lệnh lực lượng cảnh sát vũ trang.
Cùng lúc đó, có hơn 10 tướng lĩnh cấp cao bị điều tra. Ngày 29/12/2016, Vương Kiến Bình bị lập án điều tra. Vương Kiến Bình được cho là thuộc hạ của Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, đã từng tham gia vào âm mưu chính biến lật đổ Tập Cận Bình.
Ngày 27/10 cùng năm, Ủy viên dự khuyết Trung ương, Phó Tư lệnh Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc – Ngưu Chí Trung bị khai  trừ ra khỏi đảng. Trước đây, nguyên Tư lệnh Bộ chỉ huy cảnh sát vũ trang giao thông – Lưu Chiêm Kỳ, nguyên Chính ủy Bộ Chỉ huy Thông tin Liên lạc cảnh sát vũ trang – Vương Tín, nguyên Phó Tư Lệnh Thông tin Liên lạc Cảnh sát vũ trang – Địch Mộc Điền, nguyên Tư lệnh trung đoàn cảnh sát vũ trang Phúc Kiến – Dương Hải, nguyên Tư lệnh trung đoàn cảnh sát vũ trang Giang Tô – Vu Thiết Dân, lần lượt ngã ngựa.
Ngày 06/05, truyền thông Hồng Kông tiết lộ, nguyên Chính ủy Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc – Thượng tướng Hứa Diệu Nguyên bị Ủy ban Kỷ luật Quân đội bắt giữ điều tra.
Đại hội 19 của ĐCSTQ đang đến gần, hai phe Tập – Giang đang tranh đầu quyết liệt. Lần thay đổi các chủ quản đoàn các địa phương một cách dày đặc này, có thể là động tác chấn nhiếp của ông Tập nhằm phòng tránh sự can nhiễu của phe cánh Giang Trạch Dân.

Theo Kannewyork

Động vật cảm nhận và phản ứng với động đất như thế nào?

Thứ năm - 12/05/2016 05:04

Động vật cảm nhận được những thay đổi hóa học xảy ra trong mạch nước ngầm trước khi bắt đầu một trận động đất, đó là kết luận của một nhóm các nhà nghiên cứu từ NASA.

Ếch tràn ra đường tại 1 thành phố ở Trung Quốc (Ảnh: Internet)
Ếch tràn ra đường tại 1 thành phố ở Trung Quốc (Ảnh: Internet)


 
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu điều tra hiện tượng này khi quan sát thấy toàn bộ ếch trong ao đột nhiên bỏ đi chỉ một vài ngày trước khi khởi phát trận động đất ở  L’Aquila, Italia năm 2009.
Trước khi xảy ra động đất, lớp vỏ trái đất loại bỏ các hạt tích điện, gây nên phản ứng với nước từ nguồn nước ngầm và nước trên bề mặt trái đất. Động vật sống trong các vùng nước này hoặc gần hồ và sông cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi hóa học nhỏ nhất của nước. Nói cách khác, chúng cảm nhận được động đất một vài ngày trước khi các mảng kiến tạo di chuyển.
Hành vi của động vật trong trường hợp  động đất: một số trường hợp tiêu biểu:
Loài ếch ở L’Aquila không phải là ví dụ duy nhất về cảm nhận của động vật đối với động đất. Có hàng trăm câu chuyện và các báo cáo từ khắp nơi trên thế giới về những thay đổi rõ ràng trong hành vi của động vật trước khi xảy ra động đất.
Vào mùa đông năm 1975, chính quyền thành phố Hải Thành (Trung Quốc) đã nhận thấy hành vi bất thường của các loài động vật, họ đã kịp thời sơ tán phần lớn dân chúng một ngày trước khi xảy ra trận động đất mạnh 7,3 độ Richter. 2.000 người đã chết, nhưng con số này thấp hơn nhiều so với dự kiến nếu không kịp sơ tán người dân.
Năm 1976, tại Friuli, những con chó bắt đầu tru lên và mèo thì rất kích động. Ngay sau đó, khu vực xảy ra một trận động đất mạnh 6,4 độ Richter.
Ngày 26 tháng 12 năm 2004, một trận động đất xảy ra ở Ấn Độ Dương đã gây ra một cơn sóng thần hủy diệt. Hơn 150.000 người là nạn nhân của thảm họa thiên nhiên này. Tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần, trong các báo cáo gần như không có động vật hoang dã nào bị chết. Ở công viên quốc gia Yala thuộc Sri Lanka, nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã, chỉ có một vài trường hợp bị chết. Họ nhận thấy động vật trong khu bảo tồn đã cảm thấy nguy hiểm và chúng đã bỏ chạy kịp thời vào một khu vực có địa hình cao.
Trước trận động đất lớn ở Northridge, California (1994) và ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp (1999), người ta cũng nhận thấy các hành vi kỳ lạ của động vật. Chó sủa điên cuồng trong trạng thái gia tăng kích động và cố gắng chạy trốn. Mèo tìm nơi ẩn náu, còn những con chim muốn thoát khỏi lồng.
Trong trận động đất khủng khiếp xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vào năm 2008, đã có các dấu hiệu báo trước. Nhưng mọi người không hiểu các tín hiệu báo động của động vật, các tín hiệu của thiên nhiên cũng bị bỏ qua. Từ giữa tháng 4, một hồ nước gần thành phố Ân Thi đã biến mất hoàn toàn, nơi này cách tâm chấn khoảng 500km. (Hiện tượng này được biết đến từ thời cổ đại: nước trong các giếng đột ngột biến mất, hiện tượng được ghi nhận thường từ 10-20 ngày trước khi xảy ra một trận động đất mạnh).
Sau đó, ba ngày trước trận động đất, hàng ngàn con ếch đã xâm chiếm các đường phố của thành phố Miên Trúc. Theo quan niệm trong dân gian, đây là “điềm xấu”, báo trước thảm họa tự nhiên. Cư dân địa phương đã cảnh báo nhà chức trách. Tờ báo Hoa Tây Đô Thị thậm chí dành riêng một bài viết về hiện tượng kỳ lạ này, nhưng các nhà chức trách đã nhanh chóng trấn an dân chúng. Miên Trúc đã bị thiệt hại nghiêm trọng (với hơn 2.000 nạn nhân).
Một vài giờ trước khi xảy ra một trận động đất mạnh tại Ý vào năm 1805, những con bò bắt đầu rống lên ầm ĩ, cừu và dê kêu be be, chó thì hú, mèo thì khạc nhổ và vô cùng kích động. Động vật đang cố gắng chạy trốn. Thỏ rời bỏ ổ của mình, cá nhảy lên khỏi mặt nước và rất dễ bắt, những con kiến rời khỏi tổ của mình, tụ tập trên mặt đất.
James Berkland, nhà địa chất học đã nghỉ hưu ở Santa Clara County, California, nói rằng ông có thể dự báo động đất với độ chính xác lớn hơn 75%  bằng cách liệt kê các thông báo về động vật bị thất lạc trên báo, và so sánh các dữ liệu này với chu kỳ mặt trăng. Berkland cho rằng, số lượng chó và mèo đi mất, gia tăng đáng kể hai tuần trước khi xảy ra một trận động đất.
Các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới tiếp tục nghiên cứu hành vi của động vật liên quan đến việc xảy ra các thảm họa tự nhiên, và hy vọng rằng những nghiên cứu này sẽ giúp hỗ trợ trong việc dự báo thảm họa.
Hành vi của động vật trong trường hợp động đất. Những loài dự cảm trước được thảm họa
Hầu hết các biên niên sử thời Trung cổ khi đề cập đến động đất đều nói rằng trước khi thảm họa xảy ra, một số loài động vật có cư xử kỳ lạ: chó hú một cách vô thức, mèo chạy trốn, các loài khác có dấu hiệu bất an, mỗi loài theo cách riêng của mình.
Chó hú vô thức báo hiệu động đất (ảnh: internet)

Người nông dân thường được cảnh báo rõ rệt nhất, bởi vì ngựa, bò, cừu, gà cảm nhận được động đất. Khi cả sân bỗng vang lên một bản “diễn tấu”, rõ ràng là sẽ xảy ra “một cái gì đó”. Bồ câu không vào chuồng mà bay mất phương hướng. Lợn, nếu trong cùng một đàn thì sẽ đánh nhau. Gà không đẻ trứng nữa và trở nên kích động. Những con ong rời tổ khi không bị tấn công. Chuột ra khỏi chỗ ẩn nấp, thậm chí kiến và bọ cánh cứng ra khỏi tổ hay chỗ ẩn náu mà không hề sợ hãi và di chuyển với tốc độ báo động.
Một số loài có thể có giác quan với động đất, trong số đó có cá và rắn. Cả hai loài này có giác quan phát triển rất tốt. Rắn cảm nhận được những rung động và bức xạ hồng ngoại, còn cá rất nhạy cảm với điện trường. Do đó, chúng có thể cảm nhận được những thay đổi nhỏ trong trường điện từ hoặc những chấn động nhỏ, nhiều ngày trước một trận động đất mạnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra ngay trước và trong khi động đất, rắn bắt đầu đánh nhau. Đây là hành vi bất thường vì, thông thường, tất cả các loài rắn đều không hoạt động vào ban ngày.
Khá thú vị là hành vi của cá có vòi, thuộc loài Gnathonemus petersii, sinh sống ở sông Nile. Chúng thể hiện sự khó chịu và thay đổi hoàn toàn hành vi của mình 4 ngày trước khi hiện tượng xảy ra.
Về cơ bản, các động vật không có  giác quan thứ sáu cho phép chúng biết trước động đất. Nhưng chúng phản ứng với những thay đổi nhỏ trong môi trường xung quanh, như khi có một số chuyển động của mảng kiến tạo.
Cá sấu cũng không vô cảm trước khi xảy ra động đất. Một nhà động vật học Trung Quốc quan sát hành vi bất thường của cá sấu trước khi động đất xảy ra ở hòn đảo Honshu của Nhật Bản. Ông nói rằng các con cá sấu đã phát ra một loại tiếng gầm gừ, lắc đầu và lắc đuôi. Một chuyên gia Nhật Bản cho biết chúng có thể cảm nhận sắp xảy ra một trận động đất trong vòng bán kính 150 km.
Chim và voi cảm nhận rất tốt rung động của một số cú sốc nhỏ và siêu âm, còn chuột ngay lập tức sẽ cảm nhận những âm thanh tần số cao xuất hiện khi đá nứt trong lòng đất.
Được biết, trong năm 1977, ngay trước khi xảy ra động đất ở Romania, ở tầng hầm của tòa nhà ở trung tâm thành phố đã chạy ra hàng ngàn con chuột, chúng chạy trốn trong hoảng loạn qua chân của những người đi đường. Nhiều người đã sợ hãi và nghĩ rằng đây là thời điểm kết thúc của thế giới.
12 giờ trước khi xảy ra trận động đất thảm khốc ngày 04 tháng ba năm 1977, trên mặt đất xuất hiện rất nhiều giun đất, mặc dù, tại thời điểm đó không có mưa. Trên cánh đồng tìm thấy nhiều rắn đông cứng.
Một thí nghiệm khác, thực hiện trước khi trận động đất ở Seattle vào năm 2003, cho thấy cảnh báo tốt nhất về động đất là những con chó, nhất là những con có đầu nhỏ và đôi tai nhọn.
Chó, đặc biệt là các giống được biết đến với thính giác nhạy bén, chúng cư xử rất kỳ lạ, như thể bị quấy rầy bởi một tiếng động lớn. Chúng sủa không có lý do rõ ràng, đòi đi ra ngoài, chạy mà không có một định hướng cụ thể như để tránh xa âm thanh đang làm phiền chúng. Nếu chúng không thể thoát ra ngoài vùng khó chịu, chúng trở nên hung hãn. Trong tháng 9 năm 2003, một bác sĩ tại Nhật Bản đã công bố một nghiên cứu cho thấy hành vi kỳ lạ của chó, như sủa quá mức hoặc cắn, tín hiệu cho thấy có thể dự báo động đất.
24 giờ trước khi trận động đất ở Seattle, một nửa trong số những con chó được nghiên cứu đã trở nên kích động và bắt đầu sủa không có lý do rõ ràng.
Trong tất cả các loại động vật có vú ở vườn thú, loài vượn cáo màu đỏ đã cảm nhận động đất sớm nhất. Chúng đã phát ra âm thanh báo động 15 phút trước đó.
Mèo cũng rất kích động trước khi xảy ra động đất, chúng kêu meo meo và tìm nơi trú ẩn. Nếu nguy hiểm sắp xảy ra chúng có thể chạy như điên qua nhà, kêu meo meo đáng sợ, rú lên và đôi khi còn trở nên hung hãn.
Thỏ có đôi tai rất thính và phản ứng rất rõ ràng trong trường hợp động đất. Trước khi động đất, thỏ trở nên bồn chồn, ngừng ăn và tấn công vào các cạnh chuồng (lồng) để thoát ra ngoài.
Khi cảm thấy một trận động đất sắp xẩy ra, chim bay lên tán loạn, mất phương hướng, và nếu chúng đang trong lồng, chúng sẽ cố gắng để thoát ra.
Trận động đất ngày 26 tháng 12 năm 2004 ở Ấn Độ Dương ngoài khơi Thái Lan, 12 con voi được đào tạo để đưa khách đi dạo trên bãi biển đã trở nên kích động và ồn ào vài giờ trước cơn đại hồng thủy xảy ra. Chúng đột nhiên chạy xa khỏi bãi biển, cùng với du khách hướng tới vùng đất cao hơn. Bằng cách này, những con voi đã cứu mạng những du khách mà chúng vận chuyển.
Tất nhiên, đây chỉ là những trường hợp được báo cáo và kết luận của các nhà khoa học, bởi vì rất khó để nghiên cứu một cách nghiêm ngặt hành vi của động vật trong trường hợp động đất, tình huống thực tế không thể dự đoán.
 
Sưu tầm

LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG DÀNH CHO QUAN ?

Bộ trưởng Xây dựng:

Cán bộ nghỉ hưu không trả nhà công vụ chưa thể gọi là tham nhũng

Dân trí Đáp lại “cáo buộc” của ĐBQH về tình trạng cán bộ sau khi thôi đảm nhiệm chức vụ về quê vẫn “lỡ mang theo chìa khóa nhà công vụ”, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng giải thích, có thể “đánh” về ý thức nhưng chưa thể nói đó là tham nhũng, chiếm đoạt.

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội sáng nay, 31/10, đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến vừa phản ánh về tình trạng “tham nhũng nhà công vụ”. Thời gian qua, thông tin trên báo chí, công luận cũng đã đề cập nhiều, thậm chí nêu cụ thể nhiều tên tuổi các cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu, thôi đảm nhiệm chức vụ, về quê mà vẫn chưa trả lại nhà công vụ… Bộ trưởng có thể thông tin về tình hình quản lý đối với loại công sản này hiện nay?
Nhà ở công vụ hiện nay số lượng rất lớn. Trước hết phải khẳng định, đầu tư quỹ nhà ở công vụ là chính sách rất đúng đắn để đảm bảo cho những cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có những đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, có những bác sĩ, giáo viên, quân nhân… được luân chuyển, điều động công tác, xa nơi ở cũ nhưng không có điều kiện, khả năng mua nhà mới có chỗ ở bằng thu nhập của mình trong thời gian công tác. Những đối tượng này phải có nhà để ở, ổn định cuộc sống.
Thực tế, quá trình thực hiện chính sách này, đa số đã tuân thủ đúng nhưng cũng có một số trường hợp chưa làm đúng quy định như đại biểu Quốc hội đã nêu. Có những người sử dụng nhà công vụ chưa đúng mục đích đề ra, việc cần phải sớm khắc phục ngay.
 
Cán bộ nghỉ hưu không trả nhà công vụ chưa thể gọi là tham nhũng
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: "Bộ Xây dựng đang đốc thúc việc thu hồi nhà công vụ sử dụng sai mục đích".
Có vướng mắc ở điểm nào khiến chúng ta chưa ngăn chặn, chưa xử lý được việc sử dụng nhà công vụ không đúng mục đích, thưa Bộ trưởng?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng nhà công vụ chưa đúng mục đích trong thời gian qua. Thực tế là những chính sách, quy định pháp luật về nhà ở công vụ hiện vẫn chưa đầy đủ, thậm chí chưa cụ thể. Luật Nhà ở hiện hành quy định chưa rõ cả về đối tượng, giá thuê, thời hạn sử dụng nhà công vụ…
Quỹ nhà công vụ hiện tại lại do rất nhiều cơ quan các nhau quản lý, ở Trung ương thì do các bộ, ngành quản lý. Ở địa phương, nơi thì do các Sở (Sở Xây dựng, Tài chính…), nơi thì quỹ nhà được giao các cơ quan tự quản lý…
Bộ Xây dựng hiện chỉ quản lý 180 nhà công vụ, số lượng chỉ bằng 1,4% tổng số nhà công vụ cả nước. Bộ cũng mới được giao quản lý nhà công vụ của Chính phủ gần đây. Bộ chúng tôi đã nhận thấy thực trạng, nguyên nhân tình hình quản lý nhà ở công vụ có nơi chưa tốt hiện nay. Đó là lỗ hổng pháp luật cần phải có quy định.
Nguyên nhân khác rất quan trọng là người ở sau khi hết thời gian công tác, không được ở nhà công vụ nữa nhưng cũng không có nhà để ở vì thu nhập của bản thân họ trong thời gian làm việc không thể tự tạo lập được nhà ở của riêng mình. Tất nhiên cũng có trường hợp cán bộ đã có, đã lo được nhà ở riêng nhưng vẫn không giao trả lại nhà công vụ được phân.
Mới đây, một lãnh đạo Bộ đã chia sẻ thông tin về việc Bộ Xây dựng đã rà soát và sẽ xúc tiến thu hồi hơn 20 căn nhà công vụ được sử dụng không đúng mục đích. Việc này đã làm được đến đâu, đến thời điểm này đã thu về được căn hộ nào?
Chúng tôi đang tiến hành làm, sẽ thông tin sớm nhất khi có kết quả.
Đã chỉ ra lỗ hổng trong quy định, quản lý như Bộ trưởng nói, ông có hướng đề xuất thay đổi nào về chính sách để xử lý những bất cập này?
Năm 2013, Bộ Xây dựng đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 34/NĐ-CP về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và đã có thông tư quy định, tiêu chuẩn về đối tượng, nhà ở để hướng dẫn các địa phương thực hiện, có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.
Theo đó, với các chủ nhà không còn công tác nữa nhưng vẫn không giao nhà thì chúng tôi có những công văn yêu cầu họ phải trả lại nhà cho nhà nước.
Nhưng vấn đề hiện nay là, làm sao giải quyết chính sách cho cán bộ, công chức sau khi họ trả nhà công vụ rồi, chính sách tiếp theo sẽ như thế nào. Tại kỳ họp Quốc hội này, Bộ Xây dựng tham gia soạn thảo Luật nhà ở để Quốc hội xem xét thông qua, trong đó chúng tôi đã xây dựng riêng một chương quy định về nhà công vụ với đề xuất, sau khi trả nhà công vụ rồi, cán bộ, công chức, viên chức… nếu có nhu cầu sẽ được giải quyết để mua nhà ở xã hội. Tiêu chuẩn nhà ở xã hội, theo đó, phải mở rộng, đa dạng hơn cho nhiều đối tượng khác nhau.
Chính phủ sẽ quy định cụ thể hơn về đối tượng, loại nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của nhà nước với các đối tượng khác nhau, có nhu cầu về nhà ở mà không có khả năng tự tạo lập nhà ở thì được xét mua loại nhà này để đảm bảo công bằng.
Vậy Bộ trưởng đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng những trường hợp cố tình chiếm dụng nhà công vụ, nhất là những biệt thự lớn, ở những vị trí đắc địa, được coi là “đất vàng”, “đất ngọc” bản chất cũng là một hành vi tham nhũng?
Bây giờ chưa có thể nói cụ thể việc giữ nhà có phải là chiếm đoạt hay không mà trước hết phải nói về vấn đề ý thức để người hết tiêu chuẩn phải trả lại nhà công vụ. Còn việc họ chưa giao trả nhà có thể do chúng ta nữa vì theo quy định, hết thời hạn sử dụng nhà nước có thể đứng ra yêu cầu thu lại nhưng vì nhà nước chưa thu nên người ta chưa bàn giao. Như vậy thì cũng không thể nói người ta chiếm đoạt được.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
P.Thảo