Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Biển ĐôngVán bài quyền lực của Nga ở Biển Đông

Biển Đông

Ván bài quyền lực của Nga  Biển Đông

© REUTERS/ Stringer
THẾ GIỚI
URL rút ngắn
Việt Nam và Biển Đông (28)
396851

Nga và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược toàn diện. Việt-Nga đang phát triển đề án chung về dầu khí ở Biển Đông và Matxcơva cũng mong muốn trở lại Cam Ranh, đồng thời bán cho Hà Nội các vũ khí tiên tiến giúp Việt Nam nâng cao khả năng quốc phòng, tổ chức chuyên phân tích Oilprice đánh giá.

Trong bài "Kế hoạch của Putin tại Biển Đông", Oilprice đã phân tích chính sách Biển Đông của Nga hiện nay.
Trước hết, Oilprice ghi nhận rằng chính sách của Nga về tranh chấp Biển Đông phức tạp hơn những gì cho thấy. Trên bình diện chính thức, Matxcơva là một tác nhân bên ngoài, không phải là một bên tranh chấp. Theo bộ Ngoại giao Nga, Mátxcơva «chưa bao giờ can dự vào tranh chấp ở Biển Đông», và nguyên tắc của Nga là «không đứng về bên tranh chấp nào».
Tuy nhiên theo Oilprice, đằng sau bề ngoài chính thức là không dấn thân đó, Nga vẫn tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đàm phán hàng tỷ USD vũ khí và dầu khí với các bên liên quan. Những điểm này cho thấy dù không có những tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông, Matxcơva vẫn có những mục tiêu chiến lược, những quyền lợi và hành động có ảnh hưởng trực tiếp trên diễn tiến tình hình ở Biển Đông.
Một phần tư chương trình hiện đại hóa quân đội Nga cho đến 2020 được dành cho Hạm đội Thái Bình Dương, đặt tổng hành dinh ở Vladivostok, thành phố Viễn Đông Nga, để có trang thiết bị tốt hơn sử dụng vào các chiến dịch ở những vùng biển xa.
Theo Oilprice, hợp tác quân sự Nga-Trung đã tiến đến mức mà tổng thống Putin đã xem Trung Quốc là đối tác tự nhiên và đồng minh tự nhiên. Cuộc thao diễn hải quân chung giữa hai nước gần đây — Joint Sea 2016 — cũng diễn ra ở Biển Đông, và là cuộc diễn tập đầu tiên kiểu này giữa Trung Quốc và một nước thứ hai ở vùng Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài The Hague về yêu sách của cái gọi là "đường 9 đoạn" ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông.
In this Friday, Sept. 16, 2016 photo released by Xinhua News Agency, Chinese Navy frigate Huangshan, left, and Russian Navy antisubmarine ship Admiral Tributs take part in a joint naval drill at sea off south China's Guangdong Province.
© AP PHOTO/ ZHA CHUNMING/XINHUA
Cuộc thao diễn hải quân chung giữa hai nước gần đây - Joint Sea 2016 - cũng diễn ra ở Biển Đông
Oilprice ghi nhận, quan hệ Nga và Việt Nam cũng trên đà gia tăng tương tự: Nga và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên hàng «đối tác chiến lược toàn diện». Việt Nam và Nga đang phát triển đề án chung về dầu khí ở Biển Đông và Matxcơva cũng đang thể hiện mong muốn trở lại căn cứ Cam Ranh, đồng thời bán cho Hà Nội các vũ khí tiên tiến giúp Việt Nam nâng cao khả năng quân sự.
Theo Oilprice, cách hành động hiện nay của Matxcơva dường như không mấy giống với các tuyên bố chính thức. Việc đồng thời tăng cường hợp tác với cả Bắc Kinh và Hà Nội, làm cho ý đồ của Nga khó hiểu hơn, và cần phải được xem xét trên nhiều khía cạnh liên quan đến các quyền lợi ngoại giao của Nga.
Cơ quan nghiên cứu này cho rằng các cường quốc thường chơi những ván bài ngoại giao trên nhiều cấp độ, và đôi khi các cấp độ chồng lấn lên nhau trên những vấn đề hay khu vực cụ thể. Đối với vấn đề Biển Đông, chính sách đối ngoại của Nga được triển khai trên hai cấp độ đang chồng lấn lên nhau: ở cấp độ toàn cầu Nga muốn cân bằng lực lượng để chống tình trạng đơn cực, và ở cấp khu vực là chủ trương khoanh vùng để bảo vệ quyền lợi.
Ở cấp độ toàn cầu, căn cứ vào tương quan lực lượng hiện thời và cảm nhận về những mối đe dọa lớn, với tư cách nước tìm kiếm sự cân bằng cho hệ thống quyền lực trên thế giới hiện nay đang do Mỹ chi phối. Nga thách thức sự lãnh đạo độc tôn của Mỹ bằng nhiều cách, như đã được chứng tỏ ở Gruzia, Ukraine và Syria. Chủ trương cân bằng ảnh hưởng này đã khiến Nga xích lại gần Trung Quốc, nước cũng như Nga muốn thách thức sự thống trị của Mỹ.
Như vậy, đánh giá của Nga và Trung Quốc về các mối đe dọa đến từ bên ngoài trùng hợp với nhau ở chỗ là đều xem các chính sách của Mỹ mang tính chất đe dọa đối với họ — sự phát triển của NATO về phía đông, trong trường hợp của Nga, và chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ với Trung Quốc.
Áp lực đến từ vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ, cộng thêm với ý muốn đối trọng lại của Nga và Trung Quốc, đã đẩy hai nước Nga-Trung xích lại gần nhau. Nhìn từ góc độ đó, vấn đề Biển Đông đối với Nga là một phần trong một một ván bài lớn ở cấp độ toàn cầu.
Cấp độ thứ hai mang tính khu vực, xuất phát từ các mục tiêu mang tính chất quốc gia và khu vực: Matxcơva cũng muốn đa dạng hóa quan hệ và tránh các bất ổn có thể gây tác hại đến quyền lợi kinh tế của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương.
Về thương mại, Nga muốn thu lợi từ những hợp đồng năng lượng, hạ tầng cơ sở và vũ khí. Nhờ tăng cường hợp tác với Hà Nội, kể cả hợp tác về công nghệ quân sự, xuất khẩu vũ khí, liên doanh trong các đề án năng lượng, Matxcơva tạo ra một sự cân bằng lực lượng và quyền lợi chung ở Biển Đông, và đồng thời đa dạng hóa được quan hệ đối tác với các nước châu Á, với Việt Nam là cửa ngõ dẫn vào bên trong cộng đồng ASEAN.
Điều đó giải thích vì sao Nga tỏ ra thông cảm với các quan ngại của Việt Nam ở Biển Đông. Sự chồng lấn giữa hai cấp độ nói trên đã làm cho chính sách Biển Đông của Nga khó hiểu.
Theo Oilprice, hệ quả chính của ván bài «hai cấp độ này» là đối với Nga bản thân vấn đề Biển Đông, cũng như chính sách ứng phó của Nga, là một biến số chứ không phải là một hằng số: tranh chấp càng chuyển từ vấn đề chủ quyền trong khu vực sang thành sự đối đầu Mỹ-Trung, thì cách hành xử của Nga càng mang tính chất cân bằng lực lượng. Ngược lại, nếu Mỹ càng ít can dự thì chính sách của Nga càng xa rời cấp độ cân bằng lực lượng trên toàn cầu và càng mang nhiều yếu tố khoanh vùng khu vực hơn.
Cho đến nay, hai cấp độ nêu trên trong chính sách Biển Đông của Nga ở Biển Đông vẫn vận hành tốt, không mâu thuẫn với nhau.
Oilprice nhận xét Việt Nam đã hưởng lợi từ công cuộc hợp tác với Nga. Không như quan hệ với Mỹ, quan hệ đối tác với Nga cho phép Việt Nam tiếp cận với công nghệ vũ khí tiên tiến, năng lượng, tránh bị kẹt trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung. Hơn nữa, Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng vũ khí, trang thiết bị của Nga.
Nghi lễ hạ thủy khu trục hạm thứ hai thuộc đề án Gepard 3.9, thiết kế dành cho Hải quân Việt Nam, tại  Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky
© SPUTNIK/ MAXIM BOGOVID
Nghi lễ hạ thủy khu trục hạm thứ hai thuộc đề án "Gepard 3.9", thiết kế dành cho Hải quân Việt Nam, tại "Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky"
Oilprice nhận định, chính sách của Nga cũng không quá gây khó chịu cho láng giềng khổng lồ. Quan hệ đối tác chiến lược Nga-Việt với yếu tố quân sự còn tốt hơn viễn cảnh tăng cường quan hệ Hà Nội-Washington.
Tuy láng giềng không hài lòng trước việc Nga chuyển giao vũ khí cho Việt Nam, nếu việc chuyển giao đó suy giảm hay chấm dứt, điều đó sẽ khiến Việt Nam thay đổi chính sách đa dạng hóa quan hệ quân sự hiện nay để nghiêng về phía Washington. Do đó, giới quan sát cho rằng dù luôn khăng khăng một mực chống quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, Bắc Kinh vẫn chấp nhận sự can dự của Nga cũng như hợp tác quân sự Nga-Việt, Oilprice đánh giá.
Về phần Nga, khi giữ quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Việt Nam, Matxcơva đang thực hiện các mục tiêu khu vực và toàn cầu của mình: Gia tăng ảnh hưởng của Nga trong cán cân quyền lực châu Á, và định hình lại tranh chấp Biển Đông sao cho có chỗ nhiều hơn cho các cuộc đàm phán đa phương, Oilprice kết luận.
Nguồn: Viettimes

Nguyên nhân nổ cháy Formosa? Lò luyện vôi nổ cháy là nguyên nhân phi khoa học.

Viet Ecology Foundation
June 7, 2017

Trong khi những xí nghiệp lỗi thời ô nhiễm cao như khoáng sản, luyện kim, điện than, hóa chất, bị kiểm soát chặt chẽ và tẩy chay khắp thế giới, Việt Nam lại hoan hỉ chào đón họ, cho họ chốn vạn đại dung thân 50 đến 70 năm. Khi tai họa đổ ra, dân chúng tố cáo các vi phạm của họ, chính quyền lại che chắn cho họ và trấn áp tiếng dân. Chính sách phát triển hiện nay là đầu tư và đầu tư bất chấp tác động nặng nề và lâu dài trên môi sinh con cháu phải gánh chịu.

Nguồn: RFA

Nhà máy luyện thép Hưng Nhiệp của công ty Formosa là một dự án đại quy mô trên thế giới, với công suất khởi đầu 7,5 triệu tấn/năm và số vốn 15 tỉ USD, tự nó xếp hàng thứ 18 nếu so sánh về khả năng sản xuất thép của các quốc gia trên thế giớị. Khi xây dựng họ đã xả nước thải ô nhiễm ra biển Hà Tĩnh gây ra thảm trạng cá chết trải rộng 200 km duyên hải Trung Việt một năm trước đây. Công Ty Formosa đã nhận lỗi và thoả thuận với chính quyền Việt Nam bồi thường 500 triệu USD dù giới chuyên gia thẩm định thiệt hại có thể cao hơn cả trăm lần.

Nguồn: Tuổi trẻ

Cho đến nay, môi sinh biển vẫn chưa hồi phục, hải sản chưa an toàn và đơn tố cáo và khiếu nại của dân không được xét xử. Chính quyền gần đây đã nhìn nhận phải 50 năm hay lâu hơn biển mới hy vọng được phục hồi và đã kiểm tra Formosa buộc họ khắc phục mọi lỗi lầm trước khi cho hoạt động. Vừa qua chính quyền tuyên bố Formosa đã khắc phục 52 trong 53 vi phạm, dù chưa hoàn chỉnh vẫn cho phép Formosa đi vào hoạt động.

Lỗi thứ 53 là Formosa là một vi phạm cố ý có tính hình sự, vì đã âm thầm tráo đổi kỹ thuật của lò dập cốc (có mục đích dập lửa và làm nguội) thay vì dùng khí trơ khô lại đổi thành nước ướt để tăng lợi nhuận. Đó là một hành vi gian lận mờ ám vì ô nhiễm từ kỹ thuật ướt xả ra cao hơn kỹ thuật khô hai đến ba lần và sản lượng thép làm ra được lại kém đi mất 20%. Ô nhiễm giúp Formosa tăng lợi nhuận nhưng dân cư phải trả giá bằng sức khoẻ, giảm tuổi thọ và sống trong môi sinh suy thoái không thể vãn hồi.

Sau thảm trạng môi sinh biển năm ngoái, dân cư mong đợi chính quyền và Formosa rà soát lại toàn bộ quy trình và thiết kế nhà máy để bảo đảm không cho ô nhiễm nhà máy khuếch tán ra ngoài mất kiểm soát trong mọi tình huống. Nhưng cả Formosa và chính quyền đã không có khả năng, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm để tiên liệu và đối phó với nhà máy đầy ô nhiễm bất kham này. Chỉ một ngày sau khi long trọng cho nhà máy bắt đầu hoạt động đã xảy ra một vụ cháy và tiếng nổ vang xa ba km vẫn còn nghe thấy.


Ông Dương Tất Thắng, phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, cho biết khoảng 21 ngày 30-5, trong quá trình vận hành, thiết bị lọc bụi lò vôi D3 thuộc Nhà máy Formosa phát nổ.

Theo một số nhân chứng, tiếng nổ phát ra từ Nhà máy Formosa rất lớn, khói bốc lên nghi ngút, nhiều công nhân hoảng sợ.

“Vụ nổ nằm trên cùng của thiết bị lò luyện vôi nên không có ảnh hưởng gì về người. Ngoài ra lò luyện vôi này không liên quan đến sự vận hành của lò cao số 1”, ông Thắng nói.

Việc chính quyền điều tra và kết luận rằng thiết bị lọc bụi tại lò vôi bị vỡ gây ra, và nổ lò vôi là bình thường. Giải thích này hoàn toàn phi cơ sở khoa học và mang dấp dáng một màn the che chắn thiếu trình độ.

Giả thuyết nổ cháy do vôi là phản khoa học phải bác bỏ, giả thuyết do bụi than có khả năng tin cậy cao nhất vì quy trình lò luyện cốc cần cả vôi và than tại nhà máy. Thực vậy, than đá là chất dễ bắt cháy, bụi than nhỏ sẽ có nhiều diện tích mặt tiếp xúc với oxy nên bụi than có nguy cơ nổ cháy rất cao. Nếu bụi than bị hút chung vào hệ thống lọc bụi vôi khi nồng độ than đủ 60g/m3 và chạm phải nguồn lửa (Ignition sources) chạm mặt có nhiệt độ ở 540 C là đủ điều kiện để nổ.

Nguồn: RFA/NLD

Hình trên trích ra theo bản tin của ký giả Cát Linh ngày 1, tháng 6, 2017 phổ biến trên mạng Radio Free Asia (RFA) với chú thích: ”Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ ở lò cao số 1 của Công ty Formosa.” Và RFA tường trình như sau: “Ngay sau 24 giờ vận hành thử nghiệm, lò cao số 1 của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, một vụ nổ xảy ra lúc 8 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 5. Sang ngày hôm sau truyền thông trong nước đồng loạt loan tải kết luận của địa phương về nguyên nhân vụ việc với khẳng định của cơ quan chức năng là không nguy hại”.

Quan sát hình “hiện trường” RFA cung cấp, ta không thấy có một chút vết tích khói bụi hay bị cháy nào còn bám vào. Ta có thể ngờ vực đây không phải là hiện trường trận nổ cháy.

Vôi không phải là chất cháy được, bụi vôi không có trong danh sách bụi có khả năng cháy. Hình ảnh bụi khói bốc lên nghi ngút trong ánh lửa bao cả nhà máy là chứng cớ phản ứng cháy của nhiên liệu có nhiệt lượng cao.


Nguồn: Internet

Do đó nổ cháy có thể do tắc trách trong hoạt động hay vì sơ xuất của công nhân, bụi than phát tán chung quanh nhà máy nếu không dọn dẹp sẽ cháy nổ khi có đủ nồng độ và gặp tàn thuốc. Hay hệ thống cung cấp điện trong nhà máy không được thiết kế bằng những thiết bị an toàn được chế tạo chỉ để dùng trong khu vực có nguy cơ nổ cháy (classified electrical devices). Điện ở hnững nơi có bụi than hay khí đốt (flammable gas) nếu chỉ dùng thiết bị điện thường (unclassified) sẽ "spark" phát lửa và gây ra cháy nổ.

Những vấn đề môi sinh từ Formosa có thể khắc phục không? Không vì vài lý do sau: 
Không thể khắc phục vì đầu tư vào dự án này không còn hiệu quả kinh tế. Hiện nay thị trường thép thế giới chỉ tiêu thụ được nửa công suất các nhà máy thép đang hoạt động. Không chủ đầu tư nào lại bỏ thêm hàng trăm triệu vốn bảo vệ môi sinh để phải gánh lỗ hơn lên. 
Không thể khắc phục vì trình độ văn hoá chuyên môn và kinh nghiệm của Formosa và chính quyền không đủ khả năng để tiên liệu và giải quyết tận gốc các sự cố kỹ thuật phức tạp. 
Không thể khắc phục vì hệ thống tư pháp không độc lập nên không áp chế được chính quyền và xí nghiệp. Chính vì thế thương lượng với chính quyền là đáp án nhanh chóng, dễ dàng và ít tốn kém nhất cho xí nghiệp như món tiền 500 triệu năm ngoái. 
Không thể khắc phục khi Việt Nam vẫn không có chính sách phát triển thực sự bền vững, bảo vệ môi trường sống sức khoẻ dân cư, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên song song với lợi nhuận kinh tế. 

Formosa đã giết chết môi sinh duyên hải, liên tục lâm vào những bất trắc lớn không thể chấp nhận trong mỗi bước đi vào hoạt động. Tương lai họ sẽ xả nước thải, khí thải và xỉ thải liên tục đe doạ sức khoẻ dân lành và lành mạnh môi sinh. Việt Nam từ không có kinh nghiệm gì về kỹ nghệ sản xuất gang thép, nay vì Formosa một mình đã nâng Việt Nam ngay lên hàng thứ 18 nhiều gang thép nhất thế giới. Không những thế, Formosa dự tính tăng công suất (và tai họa) nhà máy lên gấp ba lần, Việt Nam sẽ lên hàng thứ 11. Việt Nam đã sa lầy, không nên ngủ yên trong giấc mơ giàu gang thép. Formosa đã là một nhát dao đâm thấu vào tim dân tộc. Việt Nam cần phải vực dậy, rút Formosa ra khỏi tim mình, nắm gáy Formosa buộc họ chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại và phục hồi môi sinh và kế sinh nhai cho dân cư.

Đính kèm: Lượng sản xuất thép trên thế giới
Điểm 4.8/5 dựa vào 88 đánh giá

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Hòa Thân từng là một trong những người giàu nhất thế giới, vậy rốt cuộc ông có bao nhiêu tiền?

Hòa Thân nổi tiếng là một trong những tham quan số một trong thời Đại Thanh. Theo Nhật báo phố Wall, ông còn là một trong 50 người giàu nhất thế giới. Vậy rốt cuộc số tài sản khổng lồ của ông trị giá bao nhiêu?

tham quan, Người giàu Nhật, hòa thân,
 Diễn viên Vương Cương trong vai Hòa Thân. (Ảnh: wtbnnews.org)
Năm 2001, Nhật báo phố Wall có đăng môt danh sách, trên đó viết “Một ngàn năm trở lại đây, trên thế giới có 50 người giàu nhất. Trong đó có 6 người Trung Quốc, và một trong số đó chính là tham quan trong triều thời đại vua Càn Long của nhà Thanh – Hòa Thân”…
Trong danh sách ghi chép, Hòa Thân sau khi bị tịch thu tài sản, tổng giá trị tính được lên đến gần 8 trăm triệu lượng bạc, tương đương với quốc khố thu thuế 15 năm của Đại Thanh.
Trong nhà Hòa Thân có giấu 268 tấn vàng, nhiều hơn cả trữ lượng vàng của cường quốc số 1 thế giới lúc bấy, thật khó tin phải không?
Vậy rốt cuộc sau khi Hòa Thân bị tịch thu gia sản, tổng giá trị tài sản là bao nhiêu? Liên quan đến việc này chúng ta có rất nhiều số liệu, nhưng đa số đều lấy từ “Tài liệu phạm tội của Hòa Thân”, trong đó viết rằng, tài sản tịch thu từ nhà Hòa Thân gồm vàng ròng, cát vàng, kim nguyên bảo, tổng cộng là 710 vạn lượng.
Chuyển đổi một chút, 710 vạn lượng là khoảng 268 tấn, vào thế kỷ 18 thì đây là một lượng vàng khổng lồ, có thể nói là nhiều hơn lượng vàng dự trữ của cả thế giới cộng lại.
Phải đến tận nửa sau thế kỷ 19, thế giới mới lần lượt phát hiện ra các mỏ vàng có trữ lượng lớn tại Australia, Nam Phi và Xibia. Năm 1870, nước Anh được coi là cường quốc số một, với số vàng dự trữ là 161 tấn. Nước Nga đứng thứ hai với 160 tấn, Mỹ có 107 tấn, Áo-Hung khoảng 50 tấn.
Vậy mà 100 năm trước đó, trong nhà Hòa Thân đã sở hữu tới 268 tấn vàng.
tham quan, Người giàu Nhật, hòa thân,
Chân dung Hòa Thân. (Tranh: Wikiwand)
Trong “Tài liệu phạm tội của Hòa Thân” còn nói, Hòa Thân có 75 tiệm cầm đồ, với tổng tiền vốn lên đến 30 triệu lượng, trong khi thời đó lượng vốn của một hiệu cầm đồ là chỉ khoảng 20 – 30 ngàn lượng.
Ngoài ra tất cả các tài sản khác mà Hòa Thân sở hữu, bất luận là bất động sản, ngọc khí hay vàng bạc,… đều vô cùng đồ sộ.
Khối tài sản khổng lồ của Hòa Thân từ đâu mà đến?
Câu hỏi đặt ra là phải chăng toàn bộ số tài sản này đều do Hòa Thân tham ô mà có? Hòa Thân nhất định tham ô nhiều, nhưng một phần cũng là đến từ tài sản của bản thân ông.
Theo chính sử ghi lại, trong phạm vi Đại Thanh, Hòa Thân có một số hiệu bán thuốc, hiệu cầm đồ, còn có rất nhiều mỏ quặng, quán rượu, hầm rượu. Ông còn có hơn 80 chiếc xe ngựa, chuyên môn làm vận chuyển, và rất nhiều bất động sản trong kinh thành chuyên dùng để cho thuê, ngoài ra ông còn tham gia rất nhiều nghiệp vụ tài chính, vận chuyển, bất động sản, dịch vụ, khai thác khoáng sản,..
Vì vậy, tiền của Hòa Thân tuyệt đối không phải chỉ là nhận vàng bạc từng bước cất vào trong kho, nó là vốn lưu chuyển trong toàn xã hội nhà Thanh lúc bấy giờ. Hòa Thân có nhãn quan đầu tư rất khôn khéo, có thể nhận thấy điều này qua những ghi chép thời đó.
tham quan, Người giàu Nhật, hòa thân,
Hình ảnh vua Càn Long và Hòa Thân trong phim. (Ảnh: Phim.Media)
Năm Càn long thứ 57, có người đút lót cho Hòa Thân, nhờ Hòa Thân giúp đỡ một vụ án đặc biệt. Người này hứa sẽ tặng cho 60 khoảnh đất, hoặc một vạn lượng bạc. Hòa Thân minh xác nói: “Ta lấy bạc, không lấy đất”.
Thoạt nhìn thì ai cũng thấy lạ, bởi vì đất so với tiền mặt giá trị hơn rất nhiều, nhưng sao Hòa Thân lại chọn tiền? Chính vì Hòa Thân dùng số tiền mặt này đầu tư vào mỏ quặng, và các lĩnh vực tài chính khác. Điều này cho thấy Hòa Thân là người có tố chất trong lĩnh vực đầu tư.
Vào năm Càn Long thứ 52, ở Đài Loan và Hồ Nam đều xuất hiện phản loạn nghiêm trọng, với tư cách là đại thần quan trọng của triều đình, Hòa Thân biết rõ những gì đang diễn ra, cuối thời kỳ Càn Long rất bất ổn, thường xuyên có các cuộc nổi dậy của người dân.
Một khi có dân biến thì đương nhiên trước hết sẽ phân lại ruộng đồng, thế là đa số đất đai sẽ bị giảm giá trị, bán ra với giá rẻ. Cân nhắc từ đây, Hòa Thân đem một lượng vốn liếng lớn của mình đầu tư vào bất động sản.
Nhìn lại những tài sản này của Hòa Thân, nếu tính theo giá trị bất động sản ở Bắc Kinh hiện nay, cộng hết mấy ngàn căn nhà ông cho thuê tại khu vực Cung Vương Phủ lại, thì đừng nói là 40 tỷ Nhân dân tệ mà 400 tỷ Nhân dân tệ cũng không hết.
Tuy nhiên, vào ngày 18 tháng Giêng năm Gia Khánh thứ 4, cũng chính là năm 1799, sau khi Càn Long qua đời 2 ngày, Hòa Thân cũng bị bắt và được ban cho dây treo cổ chết, ông qua đời vào năm 49 tuổi.
Sau khi Hòa Thân chết, người ta tìm thấy bên thắt lưng của ông một bài thơ:
“Năm mươi năm trước ảo mộng thực,
Sáng nay buông tay tạ hồng trần.
Hết thời nước nổi hiện xác rồng,
Ghi nhớ hương khói là hậu thân”.
 Lê Hiếu biên dịch

Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội

Năm 1897, Paul Doumer lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Việt Nam. Vị nhân viên chính phủ mẫn cán khoảng hơn 40 tuổi này đã bỏ lại sự nghiệp trong Bộ tài chính ở Pháp để bắt tay vào vai trò Toàn quyền Đông Dương thay cho vị tiền nhiệm vừa qua đời.

Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội,
Đường Paul Bert ngày xưa, nay là phố Tràng Tiền, Hà Nội (ảnh: Public Domain)
Dự định của Doumer là biến Đông Dương, đặc biệt thủ đô Hà Nội, trở thành nơi có cơ sở hạ tầng hiện đại để thể hiện sự hùng mạnh của nước Pháp. Khi thế kỉ mới sang trang, nhà của một viên chức nước ngoài ở Hà Nội thường đặt trên đại lộ với hàng cây xanh mát, chúng thường là các villa rộng rãi, có nhiều phòng và trang trí bằng nội thất châu Âu – trong đó, đáng chú ý, có cả toi-let.
Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội,
Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương 1897-1902 (Ảnh: Library of Congress/LC-DIG-GGBAIN-15756)
À, toi-let. Còn cách gì tốt hơn để đánh dấu một Hà Nội dưới quyền của nước Pháp, Doumer nghĩ. Hệ thống cống rãnh nằm phía dưới khu của người Pháp và ở cả khu dân cư đông đúc của người Việt – hãy biến nó thành một biểu tượng của sự sạch sẽ và tiến bộ.
Và hãy thử tưởng tượng sự thất vọng của vị toàn quyền khi lũ chuột bắt đầu xuất hiện từ những cống rãnh này.
Hóa ra khi chính phủ thuộc địa của Doumer lắp đặt 9 dặm ống cống bên dưới Hà Nội, họ đã vô tình tạo ra 9 dặm thiên đường mát mẻ và tối mập mờ cho lũ chuột, nơi chúng có thể sinh sôi mà không có kẻ thù. Và khi đói, chúng đã có sẵn lối ngầm sang những khu nhà kiểu cách nhất thành phố. Dưới khu nhà của người Pháp, chuột đã sinh trưởng rất mạnh – và rồi cái gì phải đến cũng đến, chúng bắt đầu tràn ra phía trên.
Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội,
Bản đồ Hà Nội năm 1925 (ảnh: Public Domain)
Không chỉ phá hỏng giấc mơ về hình ảnh châu Âu trang nhã của vị toàn quyền, các trường hợp dịch hạch bắt đầu xuất hiện, và chuột được cho là nguyên nhân gây lây nhiễm. Người ta phải có biện pháp gì đó.
Một giải pháp được đưa ra. Những thợ săn chuột được chính phủ thuê để chui vào cống diệt chuột, và sẽ trả phí theo số chuột giết được.
Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội,
Chuột sinh sản nhanh chóng trong hệ thống cống rãnh của Hà Nội (ảnh: Public Domain)
Cuộc đi săn đã diễn ra nhanh chóng. Vào tuần cuối của tháng 4/1902, họ đã xử lý được 7.985 con chuột. Qua tháng 5, những thợ săn tích lũy được thêm kinh nghiệm và đẩy con số lên 4.000 mỗi ngày. Vào cuối tháng, số chuột diệt được tăng lên đến kỷ lục là 15.041 chỉ trong một ngày 30/5. Trong tháng 6, số lượng diệt mỗi ngày là khoảng trên 10.000. Vào ngày 21/6, con số là 20.112.
Hãy dành một chút thời gian để nghĩ về điều này: 20.112 con chuột bị giết trong chỉ một ngày.
Thật tiếc là chúng ta không biết chính xác những cách nào đã được sử dụng – các ghi chép là rất ít ỏi. Chúng ta chỉ biết về vụ săn chuột khi nhà sử học Michael Vann tìm hiểu về chính sách thuộc địa của Pháp vào thập niên 1990, đã tình cờ nhìn thấy tài liệu ghi “Hủy diệt động vật: chuột”. Bên trong là các giấy tờ lộn xộn ghi lại số chuột bị xử lý ở Hà Nội khi mới bước sang thế kỉ 20. Tài liệu này khá thú vị – điều gì đã xảy ra cho lũ chuột? – vì thế nhà sử học đã đi tìm và ráp nối câu chuyện lại với nhau.
Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội,
Bản đồ cống rãnh Hà Nội, 1939 (ảnh: Michael Vann)
Săn chuột không hề dễ dàng. Đây là lời kể lại rút ra từ nghiên cứu của Vann:
“Người ta phải đi vào hệ thống cống rãnh tối tăm và chật hẹp, vượt qua đủ loại rác thải của con người ở các mức độ phân hủy khác nhau, và săn lùng loài động vật hoang dã khá hung dữ, có thể mang theo bọ chét và dịch hạch hay các bệnh truyền nhiễm khác. Chưa kể tới sự có mặt tiềm tàng của những động vật nguy hiểm khác, như rắn, nhện và các con khác, làm nổi da gà của tác giả”.
Cuối cùng, chính quyền nhận thấy rằng, ngay cả với đội quân thợ săn chuột này thì họ cũng không thể diệt sạch lũ chuột.
Kế hoạch B là: kêu gọi sự tham gia của cả người dân. Một mức thưởng được đưa ra, 1 xu (cent) cho mỗi con chuột, điều kiện là phải mang đuôi chuột đến tòa thị chính để làm bằng chứng. Như vậy, chính phủ sẽ không phải tiếp nhận và xử lý một số lượng lớn xác chuột.
Người Pháp rất hài lòng với sự sắp đặt này vì họ từ lâu đã khuyến khích tinh thần doanh nhân ở Việt Nam. Ban đầu, kế hoạch có vẻ hiệu quả. Số đuôi chuột tăng lên rất nhanh.
Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội,
Tòa thị chính Hà Nội, đầu thế kỉ 20. (ảnh: Public Domain)
Nhưng sau đó, một cảnh tượng gây tò mò đã xuất hiện, người ta vẫn nhìn thấy chuột chạy trong thành phố, khỏe mạnh, nhưng không có đuôi.
Hóa ra những thợ săn bình dân thà cắt đuôi chuột hơn là giết con vật có khả năng sinh nở nhanh và có thể tạo ra thêm nhiều chuột (tức đuôi chuột, và tiền thưởng) hơn nữa. Cũng có báo cáo rằng một vài người Việt còn nhập khẩu chuột từ nơi khác vào thành phố. Giọt nước làm tràn ly là khi thanh tra y tế phát hiện ra ở ngoại ô Hà Nội còn có một trang trại dành để nuôi chuột.
Rõ ràng, đây không phải tinh thần doanh nhân mà người Pháp muốn khuyến khích. Tiền thưởng bị hủy bỏ, và người dân thành phố đành phải chung sống với lũ gặm nhấm.
Tuy nhiên, người Pháp cũng đúng về một điều: những con chuột này thực sự mang theo bệnh dịch hạch. Năm 1906, với số chuột sinh sôi trong cống rãnh không được kiểm soát, đã xảy ra một trận dịch ở Hà Nội. Ít nhất 263 người đã thiệt mạng, hầu hết là người Việt. Trong khi đó thì ông Doumer đang ở Pháp và được ca tụng là vị toàn quyền làm việc hiệu quả nhất từ trước tới nay. Sau đó ông được bầu làm tổng thống.
Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội,
Phố Hàng Mắm, Hà Nội, đầu thế kỉ 20. (ảnh: Public Domain)
“Đây có lẽ là câu chuyện ngụ ngôn cho sự kiêu ngạo của chủ nghĩa hiện đại, quá tin tưởng vào khoa học và lý trí công nghiệp để giải quyết mọi vấn đề”, Vann nói. “Đây cũng chính là kiểu tư duy đã dẫn đến Thế chiến thứ nhất – cho rằng súng máy sẽ kết thúc nhanh cuộc chiến vì nó giết người hiệu quả. Nhưng thực tế thì nó đã kéo dài cuộc chiến và nhiều người đã thiệt mạng”.
Ngày nay, cuộc diệt chuột ở Hà Nội hầu như được dùng làm minh họa cho hiệu ứng Rắn hổ mang (Cobra Effect) khi những chính sách, hành động khuyến khích cho điều tốt rốt cuộc lại thúc đẩy điều ngược lại và làm mọi thứ rối tung hơn cả lúc đầu.
Theo Vann, bài học khác có thể rút ra là, “hãy cảnh giác với những chương trình được đưa ra trong tình cảnh sự kiêu ngạo còn quá mạnh và chênh lệch quyền lực quá lớn tới nỗi người ta có thể bỏ qua bằng chứng”.
Cái tên “hiệu ứng rắn hổ mang” xuất pháp từ câu chuyện tương tự ở Ấn Độ. Vào thời người Anh còn chiếm đóng đất nước này, thành phố Delhi cũng tràn ngập rắn hổ mang như Hà Nội chất đầy chuột vậy. Thế là, để xử lý, chính quyền Anh trao thưởng cho bất kỳ người nào nộp rắn hổ bắt được. Cũng như tình trạng ở Hà Nội, ban đầu, số liệu cho thấy số rắn hổ bị xử lý khá nhiều, tuy nhiên, về sau, số lượng rắn xuất hiện cũng chẳng mấy thuyên giảm. Và như các bạn có thể đoán được, người dân Delhi đã nuôi rắn hổ để nộp (“bán”) cho chính quyền. Phát hiện ra điều này, chính quyền Anh đã ngừng chính sách nộp rắn lãnh thưởng. Thế nhưng, người Delhi còn bạo hơn người Hà Nội. Khi chính quyền không thưởng nữa, họ bực bội vì đã lỡ nuôi rắn trong nhà (còn tồn kho rắn quá nhiều), nên đã quyết định thả tất cả bầy rắn được nuôi nhốt trong nhà ra khắp làng khắp xóm…
Chuyên gia phát triển kinh tế bền vững Ernesto Sirolli cũng từng đưa ra nhiều ví dụ về hiệu ứng này trong bài thuyết trình nổi tiếng: Bạn muốn giúp người khác? Hãy im lặng và lắng nghe!
Năm 1997, Vann đã đến Việt Nam để nghiên cứu tài liệu về cuộc diệt chuột nói trên. Một ngày nọ, ông với lên ngăn kéo trên cùng của chiếc tủ chứa những tài liệu tiếng Pháp trước năm 1954, và cảm thấy một con chuột chạy qua phía trên bàn tay mình. Đã bao năm sau khi người Pháp rời khỏi Việt Nam, lũ chuột vẫn còn.
Theo trithucvn