Hòa Thân nổi tiếng là một trong những tham quan số một trong thời Đại Thanh. Theo Nhật báo phố Wall, ông còn là một trong 50 người giàu nhất thế giới. Vậy rốt cuộc số tài sản khổng lồ của ông trị giá bao nhiêu?
Diễn viên Vương Cương trong vai Hòa Thân. (Ảnh: wtbnnews.org)
Năm 2001, Nhật báo phố Wall có đăng môt danh sách, trên đó viết “Một ngàn năm trở lại đây, trên thế giới có 50 người giàu nhất. Trong đó có 6 người Trung Quốc, và một trong số đó chính là tham quan trong triều thời đại vua Càn Long của nhà Thanh – Hòa Thân”…
Trong danh sách ghi chép, Hòa Thân sau khi bị tịch thu tài sản, tổng giá trị tính được lên đến gần 8 trăm triệu lượng bạc, tương đương với quốc khố thu thuế 15 năm của Đại Thanh.
Trong nhà Hòa Thân có giấu 268 tấn vàng, nhiều hơn cả trữ lượng vàng của cường quốc số 1 thế giới lúc bấy, thật khó tin phải không?
Vậy rốt cuộc sau khi Hòa Thân bị tịch thu gia sản, tổng giá trị tài sản là bao nhiêu? Liên quan đến việc này chúng ta có rất nhiều số liệu, nhưng đa số đều lấy từ “Tài liệu phạm tội của Hòa Thân”, trong đó viết rằng, tài sản tịch thu từ nhà Hòa Thân gồm vàng ròng, cát vàng, kim nguyên bảo, tổng cộng là 710 vạn lượng.
Chuyển đổi một chút, 710 vạn lượng là khoảng 268 tấn, vào thế kỷ 18 thì đây là một lượng vàng khổng lồ, có thể nói là nhiều hơn lượng vàng dự trữ của cả thế giới cộng lại.
Phải đến tận nửa sau thế kỷ 19, thế giới mới lần lượt phát hiện ra các mỏ vàng có trữ lượng lớn tại Australia, Nam Phi và Xibia. Năm 1870, nước Anh được coi là cường quốc số một, với số vàng dự trữ là 161 tấn. Nước Nga đứng thứ hai với 160 tấn, Mỹ có 107 tấn, Áo-Hung khoảng 50 tấn.
Chân dung Hòa Thân. (Tranh: Wikiwand)
Trong “Tài liệu phạm tội của Hòa Thân” còn nói, Hòa Thân có 75 tiệm cầm đồ, với tổng tiền vốn lên đến 30 triệu lượng, trong khi thời đó lượng vốn của một hiệu cầm đồ là chỉ khoảng 20 – 30 ngàn lượng.
Ngoài ra tất cả các tài sản khác mà Hòa Thân sở hữu, bất luận là bất động sản, ngọc khí hay vàng bạc,… đều vô cùng đồ sộ.
Khối tài sản khổng lồ của Hòa Thân từ đâu mà đến?
Câu hỏi đặt ra là phải chăng toàn bộ số tài sản này đều do Hòa Thân tham ô mà có? Hòa Thân nhất định tham ô nhiều, nhưng một phần cũng là đến từ tài sản của bản thân ông.
Theo chính sử ghi lại, trong phạm vi Đại Thanh, Hòa Thân có một số hiệu bán thuốc, hiệu cầm đồ, còn có rất nhiều mỏ quặng, quán rượu, hầm rượu. Ông còn có hơn 80 chiếc xe ngựa, chuyên môn làm vận chuyển, và rất nhiều bất động sản trong kinh thành chuyên dùng để cho thuê, ngoài ra ông còn tham gia rất nhiều nghiệp vụ tài chính, vận chuyển, bất động sản, dịch vụ, khai thác khoáng sản,..
Vì vậy, tiền của Hòa Thân tuyệt đối không phải chỉ là nhận vàng bạc từng bước cất vào trong kho, nó là vốn lưu chuyển trong toàn xã hội nhà Thanh lúc bấy giờ. Hòa Thân có nhãn quan đầu tư rất khôn khéo, có thể nhận thấy điều này qua những ghi chép thời đó.
Năm Càn long thứ 57, có người đút lót cho Hòa Thân, nhờ Hòa Thân giúp đỡ một vụ án đặc biệt. Người này hứa sẽ tặng cho 60 khoảnh đất, hoặc một vạn lượng bạc. Hòa Thân minh xác nói: “Ta lấy bạc, không lấy đất”.
Thoạt nhìn thì ai cũng thấy lạ, bởi vì đất so với tiền mặt giá trị hơn rất nhiều, nhưng sao Hòa Thân lại chọn tiền? Chính vì Hòa Thân dùng số tiền mặt này đầu tư vào mỏ quặng, và các lĩnh vực tài chính khác. Điều này cho thấy Hòa Thân là người có tố chất trong lĩnh vực đầu tư.
Vào năm Càn Long thứ 52, ở Đài Loan và Hồ Nam đều xuất hiện phản loạn nghiêm trọng, với tư cách là đại thần quan trọng của triều đình, Hòa Thân biết rõ những gì đang diễn ra, cuối thời kỳ Càn Long rất bất ổn, thường xuyên có các cuộc nổi dậy của người dân.
Một khi có dân biến thì đương nhiên trước hết sẽ phân lại ruộng đồng, thế là đa số đất đai sẽ bị giảm giá trị, bán ra với giá rẻ. Cân nhắc từ đây, Hòa Thân đem một lượng vốn liếng lớn của mình đầu tư vào bất động sản.
Nhìn lại những tài sản này của Hòa Thân, nếu tính theo giá trị bất động sản ở Bắc Kinh hiện nay, cộng hết mấy ngàn căn nhà ông cho thuê tại khu vực Cung Vương Phủ lại, thì đừng nói là 40 tỷ Nhân dân tệ mà 400 tỷ Nhân dân tệ cũng không hết.
Tuy nhiên, vào ngày 18 tháng Giêng năm Gia Khánh thứ 4, cũng chính là năm 1799, sau khi Càn Long qua đời 2 ngày, Hòa Thân cũng bị bắt và được ban cho dây treo cổ chết, ông qua đời vào năm 49 tuổi.
Sau khi Hòa Thân chết, người ta tìm thấy bên thắt lưng của ông một bài thơ:
“Năm mươi năm trước ảo mộng thực,
Sáng nay buông tay tạ hồng trần.
Hết thời nước nổi hiện xác rồng,
Ghi nhớ hương khói là hậu thân”.
Lê Hiếu biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét