Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Thử so sánh "thiên chức" của các ” blogger” cóc ở Tứ Xuyên với các blogger thế sự ở Việt Nam…

Phạm Viết Đào
Tờ Hoa Tây Đô thị Nhật báo, xuất bản tại Tứ Xuyên, đưa tin hàng chục ngàn con cóc đột nhiên rời bỏ chỗ ở của chúng tràn qua những con đường của Miên Dương, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Tứ Xuyên. Xe hơi cán chết chúng rất nhiều nhưng chúng vẫn không lùi bước ?!

“Về trận động đất Tứ Xuyên năm 2008 (Trung Sìchuān dà dìzhèn) được WikiPedia viết:”là một trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên thuộc tây nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chấn tâm thuộc huyện Vấn Xuyên, Châu tự trị dân tộc Tạng, dân tộc Khương A Bá, cách Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, khoảng 90 km về phía Tây - Tây Bắc. Trận động đất này xảy ra vào lúc 06:28:01.42 UTC (14:28:01.42 giờ địa phương) ngày 12 tháng 5năm 2008. Cơn địa chấn này có cường độ 7,8 độ Richter theo Ủy ban Địa chấn Nhà nước Trung Quốc và 7,9 Mw theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ(USGS)[2][3] Trận động đất này đã tác động đến nhiều khu vực cách xa tâm chấn như: Bắc Kinh (cách 1500 km về phía Đông Bắc), Thượng Hải (cách 1700 km về phía Đông),[4] Pakistan,[5] Thái Lan,[5] và thủ đô Hà Nội của Việt Nam.[6].
Đây là trận động đất mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận Động đất Đường Sơn 1976, giết chết hơn 250.000 người.”
Trong khi trận động đất kinh hoàng dữ dội như vậy xảy ra tại một địa bàn lớn mà không một cơ quan quan trắc địa chấn nào của thế giới dự báo, phát hiện được. Trong khi đó thì ngày 10-5-2008, tờ Hoa Tây Đô thị Nhật báo, xuất bản tại Tứ Xuyên, đưa tin hàng chục ngàn con cóc đột nhiên rời bỏ chỗ ở của chúng tràn qua những con đường của Miên Dương, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Tứ Xuyên. Xe hơi cán chết chúng rất nhiều nhưng chúng vẫn không lùi bước. Miên Dương rất gần huyện Vấn Xuyên, trung tâm địa chấn.
Dẫn lời giám đốc sở lâm nghiệp tỉnh, tờ báo cho biết hiện tượng cóc di cư này là hoàn toàn bình thường. Hơn nữa nó chứng tỏ hệ thống môi trường địa phương đã được cải thiện.
Nếu hỏi lại ngay bây giờ chắc hẳn vị giám đốc này sẽ có một nhận định khác. Đó là thú vật có giác quan nhạy bén hơn con người, có thể cảm nhận được những động kiến tạo bất thường của lớp vỏ trái đất dẫn đến động đất. Hiện tượng cóc di cư cũng được ghi nhận cách nay vài tuần ở Đài Châu, tỉnh Giang Tô.
Tại thành phố Mãn Châu, cách trung tâm địa chấn 96 km, cư dân mạng Internet cho biết trước khi thảm họa xảy ra vài tuần có hơn một triệu con bướm nháo nhác bay qua. Có thể đây cũng là một điềm báo động đất. Nhận định này cư dân mạng chỉ biết sau khi hàng chục ngàn người chết vì động đất.
Giá như một người trong bộ máy chức năng của Chính phủ Trung Quốc trước khi xảy ra trận động đất năm 2008 ở Tứ Xuyên có được một người có được dự cảm ngang với những chú cóc, hoặc họ lưu ý tới hiện tượng dị thường này của tự nhiên để cảnh báo thì họ lại quan liệu, vô cảm dẫn tới việc 250.000 người đã bỏ mạng cùng với bao thành phố, làng mạc bị huỷ diệt…
Giới sinh vật học thế giới cho rằng: những chú cóc ở Tứ Xuyên chính là những “blogger” của tự nhiên, chúng cảm nhận và thông tin những biến động bất thường của tự nhiện sẽ xảy đến nhờ vào các giác quan đặc biệt vô cùng nhạy cảm của chúng.
Hiện nay, tại nhiều quốc gia và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, giới văn nghệ sĩ vẫn được coi là tầng lớp nhạy cảm của xã hội.Ở nhiều quốc gia, triều đại luôn ban hành các chính sách, luôn có các hình thức chăm lo, theo dõi, tạo điều kiện cho giới này được phát triển đúng thiên chức để họ; giúp họ phát triển được thiên chức dự cảm xã hội giống như các chú cóc đối với tự nhiên.Những dự cảm của họ chính là những thông tin bổ ích giúp cho nhà quản trị điều chỉnh các chính sách quản trị xã hội thích ứng…
Hiện tượng các “blogger” cóc ở Tứ Xuyên bị ôtô cán chết rất nhiều nhưng chúng vẫn không lùi bước làm cho chúng ta liên tưởng tới hiện tượng bắt bớ, trấn áp tàn khốc của các nhà cầm quyền nhiều quốc gia với văn nghệ sĩ trong đó có Việt Nam; việc trấn áp những việc làm theo thiên chức hậu quả là những dự cảm của họ bị méo mó, biến dạng hoặc liệt cảm...
Dẫu sao ở Tứ Xuyên, vào thời điểm 2008, giới chức ở thành phố này đã không vì để bảo vệ sự sạch sẽ nhân tạo của môi trường thành phố mà ra lệnh cho tàn sát các chú cóc như vụ tàn sát ở quảng trường Thiên An Môn ?
Trong khi đó thì tại nhiều quốc gia các “blogger” cóc vẫn bị coi là kẻ gây ra những điều phiền toái, xâm phạm lợi ích của chính quyền, nhà nước, gây bất ổn xã hội; họ bị xếp vào ngang với thế lực thù địch phải bị tiễu trừ, trấn áp tới nơi tới chốn.
Ngay từ thời Đông Chu, cô bé mặc áo đỏ phát tán ở chợ bài đồng dao: Thỏ mọc thì ác phải tà; yểm hồ bất hoặc ấy là mất Chu đã bị nhà Chu…đã bị vua Chu xếp vào hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Nha Chu đã ban hành hình phạt, trị tội cả cha anh những kẻ mặc áo đỏ hoang báo, phát tán bào đồng dao trên. Trong khi đó, đáng lý ra phải tích cực sửa sang chinh sự trước những thông tin do blogger-cô bé quàng khăn đỏ cung cấp…kết cục đã dẫn tới cảnh chém giết thời chiến quốc hàng trăm năm sau….
Có thể khẳng định rằng: hiện tượng blogger chính trị- xã hội-thiên nhiên là một thiết chế tự nhiên của tạo hoá; thiết chế dự cảm này nhằm giúp tái tạo sự cân bằng cần thiết, nó tồn tại song hành với tự nhiên và xã hội loài người trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người !

P.V.Đ.

THAM LUẬN CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO VỀ QUYỀN TỰ DO THÔNG TIN DO RED TỔ CHỨC

Blogger Phạm Viết Đào (Ảnh: Facebook Nguyễn Lân Thắng)
Tham luận của Phạm Viết Đào đọc tại hội thảo sáng 24/12/2012 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức..

Tìm cơ chế để tạo cho các nhà báo được bộc lộ chính kiến của mình như các blogger
Chúng ta đang sống trong một đất nước, một thể chế mà ngay cả những con người bình thường nhất, ít phải chịu chức phận xã hội cũng có rất hiếm cơ hội, điều kiện để bộc bạch, được chia sẻ với những người xung quanh những suy nghĩ thật lòng trên các phương tiện truyền tin đại chúng; từ con người bình thường đến những người có những chức phận cao, lớn đều quen rèn và tự khép mình trong khuôn khổ tổ chức: tổ chức đảng, các đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, phường xã…và cứ cuối năm cuối quý, từ bé cho đến lớn, từ trẻ cho tới già khi bình bầu xếp loại thành viên của tổ chức bao giờ cũng có một mục, mục tự đánh giá về ý thức tổ chức, ý thức chấp hành kỷ luật của cái tổ chức mà anh tự nguyện hoặc buộc phải tham gia…; trong khi đó thì ý thức chấp hành luật pháp lại không phải là thứ lúc nào cũng được đề cao, phổ cập…
Đó chính là lý do khi mà inernet phát triển, tạo cửa mở cho mỗi cá nhân có điều kiện giao lưu, giao tiếp với thế giới bên ngoài, bày tỏ chính kiến của mình; chính vì thế nên Internet nó có sức hấp dẫn mãnh liệt. Internet đã thật sự tạo nên một cuộc cách mạng về quan hệ xã hội không chỉ đối với một xã hội khép kín như ở Việt Nam mà cả thế giới đã có truyền thống dân chủ cởi mở hơn… Bởi nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin, chính kiến, cảm xúc là một nhu cầu không có điểm dừng đối với thế giới văn minh; xã hội càng phát triển, nhu cầu này càng phát triển theo cấp lũy thừa…
Theo một cuộc khảo sát công bố hôm tạp chí NEON của Đức được AFP đưa tin gần đây, bằng hình thức phỏng vấn thanh niên Đức trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi; Cuộc khảo sát đã cho kết quả: 18% người Đức trả lời họ thích thú sử dụng Internet hơn là quan hệ tình dục; một số người còn cho biết họ nghiện inernet hơn thuốc lá; trong khi người Đức là một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều thuốc lá, có ý kiến còn đề xuất dùng internet để cai nghiện thuốc lá, cai tình dục…
Theo khảo sát, 70% thanh thiếu niên Đức nói rằng họ xem thường xuyên truy cập 10 trang web  mỗi ngày, trong khi chỉ có 12% cho rằng theo dõi thường xuyên hơn 25 trang web trực tuyến. Cuộc khảo sát này được thực hiện do Viện Forsa, bắt đầu từ một mẫu đại diện của 1016 người, mỗi người có một kết nối internet.
Qua những dữ liệu trên cho thấy đang tồn tại sự cách bức giữa nhu cầu của công chúng với các phương tiện thông tin truyền thống ngay cả với cả những quốc gia cởi mở như Đức; sức hấp dẫn vượt trội của Internet trong đó các trang mạng xã hội là một trong những yếu tố cấu thành sinh thể Internet, xã hội internet hay còn được gọi là cộng đồng mạng.
Trước hết chúng ta hãy phân định về sự khác biệt giữa báo chí, phương tiện thông tin đại chúng với các trang mạng xã hội; một cộng đồng tự sản, tự tiêu sản phẩm của mình…Về nguyên lý: báo chí là cơ quan đầu mối thu thập và tán phát thông tin, kinh doanh thông tin; báo chí vừa có quyền năng, phương tiện và cơ sở vật chất nhất để thu thập thông tin, sàng lọc thông tin, tổng hợp thông tin như một loại hình doanh nghiệp đặc thù thế mà tại sao lại không đáp ứng xuể nhu cầu của người tiêu thụ để các trang mạng xã hội chen chân vào…
Trong khi đó các trang mạng xã hội phần lớn do các cá nhân dựng lên nhằm mục đích chủ yếu là để thỏa mãn cái nhu cầu trình bày, chia sẻ những suy nghĩ thật, những cảm nghĩ thật và những điều mắt thấy, tai nghe của chủ trang mạng với cộng đồng mạng.
Thông tin từ các trang mạng xã hội ( blog, trang Web cá nhân ) chỉ là những nguồn tin cá lẻ, cá nhân và mang tính khu biệt , tùy hứng, ngẫu hứng thế nhưng không ít trang lại cạnh tranh nghiêng ngửa với các tờ báo điện tử chính thống có cả ban biên tập và cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dồi dào…
Đứng về vấn đề thu thập, sàng lọc thông tin thì báo chí mới là cơ quan đầu mối, có điều kiện hơn nhiều so với các trang mạng xã hội; Còn như đặt vấn đề thu thập, sàng lọc thông tin từ các trang mạng xã hội thì chỉ cận bộ phận biên tập của các tòa soạn báo có kinh nghiệm, tinh nhạy, mẫn cảm là có thể lôi kéo, tập hợp xung quanh mình một đội ngũ thông tín viên cung cấp nguồn tin cho bản báo…
Theo tôi: điều quan trọng nhất, điều mà báo chí cần phải thường xuyên tiếp nhận, bổ sung nguồn dưỡng chất, sinh khí cho tờ báo của mình từ nguồn các trang mạng xã hội không phải là nguồn tin, số lượng và sự đa dạng, đa chiều của thông tin mà ở vấn đề mà báo chí cần phải nghe nghe ngóng, thu thập từ các trang mạng xã hội: loại vấn đề gì đang nổi lên được người đọc quan tâm, được các trang mạng xã hội lao vào bàn tán, giao đãi, đưa tin nhiều. Đây chính là các thế mạnh, sở trường đích thực của các trang mạng xã hội. Bởi vì hơn các tòa soạn báo các trang mạng xã hội thường viết lên những cảm nghĩ, xúc cảm đích thực tươi mới không thể không viết ra và không thể không đưa lên mạng để chia sẻ với cộng đồng của từng cá nhân…Nói cách khác: chúng ta phải tìm cơ chế, giải pháp để các nhà báo khi viết tin bài được bộc lộ chính kiến của mình, cảm xúc của mình như các blogger, có như thế báo chí mới gần với độc giả, mới truyền tải, cập nhật được hơi thở gấp gáp của đời sống xã hội?
Một biên tập viên, một nhà báo có nghề và có kinh nghiệm là người phải biết dò đoán, “đánh hơi” dư luận xã hội thông qua các trang mạng xã hội, thông qua các “ đặc tình “ trong lĩnh vực thông tin để trên cơ sở đó mà tham mưu, hoạch định chiến thuật, chiến lược thu thập, khai thác thông tin và bình luận định hướng dư luận xã hội cho bản báo. Một trang mạng xã hội dù nhạy bén đến đâu cũng không thể thu thập được nguồn tin phong phú bằng các ban biên tập; thế nhưng mặc dù nhiều khi họ chỉ ăn theo thông tin của các tờ báo để rồi họ, các trang mạng xã hội đã vượt lên các tờ báo nhờ vào khả năng đoán định chiều hướng thông tin, bình luận, phân tích, mổ xẻ thông tin…là những điều mà độc giả cần, mong đợi…
Hiện nay, các trang mạng xã hội Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt với các tờ báo trong đó có báo điện tử về hướng này; trong rất nhiều trường hợp giống như việc phát minh và khai thác chiếc máy tính điện tử: Liên Xô mới là quốc gia đầu tiên phát minh ra máy tính nhưng đưa vào ứng dụng rộng rãi, cải tiến nó và thu lời, làm giàu từ phát minh này lại là người Mỹ…Hiện nay một số trang mạng xã hội có chỗ đứng sâu trong lòng cộng đồng mạng, chiếm được tình cảm là do khả năng cải biến, xử lý, “ tái chế”, phóng đại  thông tin chứ không phải ở cái khả năng săn tin?
Ở đây do báo chí Việt có một số hạn chế do điều kiện khách quan: Việt Nam không có báo tư nhân, mỗi tờ báo kể cả báo điện tử đều là tiếng nói của một cơ quan cấp Bộ và Hội đoàn thế có vai vế; tiếng nói, tôn chỉ mục đích đã được mặc định kể cả báo Nhân Dân có đề thêm vào Tiếng nói của nhân dân cũng chỉ là đề mang tính xã giao, hình thức, đãi bôi…Do nét đặc thù này của đời sống báo chí Việt Nam như vậy nên dẫn tới tình cảnh người dân Việt phải cam chịu cái sự đói khát, khô hạn dài dài về về nhu cầu chia sẻ thông tin, chính kiến, xúc cảm cá nhân…Chưa kể có lúc những ý kiến trái chiều với một cơ quan chưng năng nhà nước, chức năng nào đó của Đảng bị xem như là một thứ hành vi vi phạm Luật hình sự và bị kỵ húy thậm chí còn bị truy cứu…Do vậy, khi internet ra đời, tạo điều kiện cho cư dân mạng Việt Nam có một mảnh đất mới, một khu đất phần trăm tùy ý sử dụng để góp phần tăng gia thêm khẩu phần thông tin và chia sẻ chính kiến. Do đó nên đã xuất hiện rất nhiều cây viết, chủ nhân của các cư dân mạng nổi tiếng hơn cả nghề tay phải của mình, họ là nhà báo nhưng người đọc biết nhiều về họ hơn nhờ viết blog chứ không phải viết báo; có nhà báo bỏ cả nghề báo để viết blog; có ông chẳng liên quan gì đến nghề báo tự dưng nhảy ra làm trang mạng có sức lôi cuốn người đọc, thách thức các tổng biên tập báo chính thống khiến cho Huy Đức một nhà báo kiêm một blogger có tiếng đã phải thốt lên: Báo chính thống nói chuyện Basam; Còn Basam lại đưa chuyện chính thống…Rất nhiều các hãng thông tin nước ngoài khi một tìm hiểu dư luận xã hội về một vấn đề nào đó lạ thường tìm đến các blogger hơn là tìm đến những nhà báo, nhà quan sát chính trường có nhãn mác, bằng cấp và giấy phép hành nghề…
Sở sĩ xảy ra tình trạng trên là do các trang mạng cá nhân có điều kiện cho phép chủ nhân được giãi bày những suy ngẫm, những quan ngại, những xúc cảm cá nhân; nếu một nhà báo khi đặt bút viết về một vấn đề nào đó thì điều mà anh quan tâm đó không phải là độc giả đầu tiên chắc phải là hàng thứ 2, số 1 đó là liệu cái tin bài mình viết ra có được TBT đăng cho không? Nhiều phóng viên đã phải làm cái việc trước khi quyết định bắt tay vào lấy tin, viết bài thì đã phái trao đổi trước với lãnh đạo báo trước…Như vậy, độ nóng, độ tươi mới cập nhật và dấu ấn cá nhân của sự phát hiện của tin bài đã bị gián đoạn, cách bức so với một một blogger hay một ông chủ một trang Web cá nhân. Mỗi khi chủ của các trang mạng xã hội thấy vấn đề tác động vào họ buộc họ phải đặt bút viết là lập tức họ bắt tay vào ngay; trước bàn phím của họ là cá nhân của họ được vui sướng giãi bày cảm xúc của mình qua con chữ và độc gia quen thuộc đang chờ họ…
Do vậy nếu báo chí muốn sàng lọc thông tin, nhất là loại thông tin về các vấn đề mà xã hội độc giả quan tâm thì không đâu bằng cập nhật những trang mạng các nhân có lượng độc giả đông, ổn định…Thực ra, không chỉ báo chí mà theo người viết bài này được biết: một số cơ quan chức năng như công an, tuyên giáo, các cơ quan hành chính cũng đã trở thành độc giả của nhiều trang mạng cá nhân có tên tuổi; họ vào các trang mạng này không phải vì tò mò, cũng không phải vì đói thông tin vì thông tin trên các trang mạng xã hội thường là những thông tin cần phải kiểm chứng, sàng lọc; Qua các thông tin trên các trang mạng xã hội, chắc các cơ quan chức năng muốn đo kiểm xem phản ứng, những diễn biến, xu thế chính kiến xã hội đang quan tâm, đổ xô vào các vấn đề gì, thậm chí các trang mạng xã hội còn là nơi do lường, kiểm chứng lòng dân trước các chính sách, chủ trương mới ban hành của nhà nước, của các đoàn thể xã hội…Và ở khía cạnh này các trang mạng xã hội có độ tin cậy cũng như độ nóng của sự tươi mới cao hơn các cơ quan ngôn luận báo chí…
Một tờ báo muốn tạo cho mình chỗ đứng bền vững trong lòng độc giả thì phải đón đầu cho được những chiều hướng thông tin mà độc giả quan tâm, những vấn đề xã hội đang gây bức xúc độc giả và khi báo chí xông vào với sức mạng về tay nghề, phương tiện sẽ lôi kéo, định hướng được độc giả…
Ở Nhật tại những xí nghiệp lớn đông công nhân làm việc, nhiều ông chủ cho xây những phòng giải trí, ở trong đó có nhiều bức tượng bằng cao su có dáng hình và kích cỡ giống, đúng như các yếu nhân đang quản lý nhà máy…Nhà giải stress này nhằm mục đích tạo điều kiện cho công nhân của nhà máy, nếu họ có điều gì đó bất bình với ông chủ hoặc ai đó có liên quan tới công việc hàng ngày; họ có thể vào đấy đấm đá thỏa thích người mà họ cho là đang ức hiếp họ…Các phòng xả stress này đều có hệ thống ghi âm, ghi hình để các ông chủ theo dõi không nhằm mục đích trả thù, đối phó với người phản ứng mình mà để điều chỉnh các giải pháp, phương cách quản lý…
Quản lý một xã hội cũng giống như một xý nghiệp, một nhà máy, một gia đình…cho dù thiết kế ra được một guồng máy quản trị, hoàn hảo đến đâu cũng khó lòng làm thỏa mãn hết thảy, làm cho mọi thành viên có nhu cầu, sở thích, sở trường khác nhau đều vui vẻ cả; Do vậy, các phương tiện thông tin đại chúng là cái kênh có nhiệm vụ thông tin giúp các tầng lớp trong xã hội có điều kiện để hiểu nhau, giao lưu, giao cảm với nhau để trên cở sở này mà tìm ra những cây cầu ngõ hầu tìm ra được tiếng nói chung, tránh cho xã hội những sự dồn toa, giật cục dẫn tới đổ vỡ trong các mối quan hệ…
Nắm bắt các luồng thông tin, dư luận xã hội để trên cơ sở này mà hoạch định các chính sách xã hội là điều mà bất kể một thể chế quản trị văn minh, tiến bộ nào; Điều này thực ra kể cả Việt Nam chúng ta từng đã thiết lập có điều hiệu quả và chất lượng của nó tới đâu thì đó là điều mà chúng ta cần suy tính cân nhắc…
Hiện nay chúng ta có hệ thống hơn 800 tờ báo và Đài truyền hình trung ương đã được đầu tư từ nhiều nguồn trong đó có ngân sách nhà nước về trang thiết bị kỹ thuật để làm việc đưa tin, thông tin, bình luận, phân tích, kiến giải thông tin để định hướng dư luận xã hội; Thế nhưng có thể do những nét đặc thù của cơ chế quản lý, quản trị của hoạt động này nên chất lượng của công tác thông tin giúp cho khâu quản trị xã hội của nhà nước hiệu quả không cao, tác động vào dự luận xã hội còn hời hợt…Đang có một khoảng cách, một bức vách ngăn giữa cơ quan thông tin, những người làm nghề thông tin ( các nhà báo ) với xã hội…
Xin lấy vị dụ nạn nợ xấu do quá nguồn tiền ngân hàng đổ vào thị trường bất động sản phát triển cung vượt cầu quá lớn? Đây không phải là lần đầu Việt Nam và thế giới đã rơi vào thảm cảnh này; chúng ta không thiếu những cơ quan chuyên nghiên cứu, dự báo thị trường trong đó có thị trường bất động sản…Chúng ta có hàng trăm tờ báo chuyên ngành về kinh tế, hàng trăm tờ báo không chuyên về thị trường nhưng hàng ngày vẫn dành các chuyên trang cho vấn đề kinh tế-thị trường; thế tại sao lại không có được một phản biện, dự báo nào can ngăn các nhà đầu tư để tình hình bất động sản lao vào thảm họa như hiện nay? Chỉ qua vụ thị trường bất động sản thôi đã thấy cái cơ chế thu thập, sàng lọc, tổng hợp và xử lý thông tin của chúng ta có vấn đề; Điều này không chí đối với báo chí mà cả các cơ quan hoạch định chính sách tầm vĩ mô lẫn vi mô…
Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ hai con người với nhau thôi, nếu không có sự giãi bài, bộc bạch với nhau những chỗ uẩn khúc, những khúc mắc, tức nói nôm na không sống thật lòng với nhau thì họ khó lòng có được tình bạn lâu bền, họ sẽ không có được những hành động chân thành, thiết thực, chia sẻ, động viên, an ủi nhau trong những lúc khó khăn…Hiện nay các cơ quan thông tin đại chúng không làm tròn phận sự vì chưa sống thật lòng, chia sẽ thành thật với độc gia thông qua việc đưa tin và thông tin, bình luận, định hướng thông tin với độc giả…Đó chính là lý do khiến cho các mạng xã hội ra đời…Các trang mạng xã hội đang gánh vác cái nhiệm vụ nặng nề đó là việc bù đắp những phần thiếu hụt, phần què quặt của cộng đồng thông tin chính thống…Thử vào các đài truyền hình và các phương tiện chính thống mà xem: thấy xã hội chúng ta hoàn thiện êm đẹp một cách giả tạo…
Rất may trong hàng chục năm gần đây do sự bùng nổ của phương tiện internet đã tạo điều kiện có rất nhiều cá nhân, blogger đã nghiễm nhiên biến thành những nhà báo có đông người tìm đến giống như những tờ báo những tờ báo có nhãn mác và có giấy phép hoạt động nghề do Bộ Thông tin-Truyền thông cấp…Hiện nay một số trang mạng xã hội riêng về các chủ đề thông tin gần với các tờ báo chuyên ngành về kinh tế-xã hội hàng ngày đã thu hút tới dăm ba vạn lượt truy cập; số trang mạng này ở Việt Nam cũng đã lên tới hàng chục trang mặc dù hoạt động tự phát, chưa chuyên nghiệp về mặt kỹ thuật…Các blogger đã nơi khỏa lấp phần nào cái thiếu hụt này của các cơ quan thông tin chính thống đã gây ra cho xã hội thông tin Việt Nam…Thử hình dung nếu không có các trang mạng xã hội mặc dù bị chèn ép đủ đường thì làm sao người dân và kể cả các cơ quan chức năng biết được thực chất về cái mặt trái của vũ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, Văn Giang ở Hưng Yên và nhiều vụ khác…Các cơ quan chức năng vào cuộc giải vụ này theo tôi thực chất là do sức ép của các trang mạng xã hội chứ khó tin là do các bộ phận tham mưu giúp việc đi xe sang, hưởng lương cao tham mưu, đề xuất…
Bản thân tôi là người ham viết blog, mới nghỉ hưu từ 1/6/2012, trang của tôi bị đánh sập 3 lần và không biết ai phá; rất nhiều lần trực tiếp được mời lên yêu cầu giải trình các nội dung, quan điểm cũng như trách nhiệm hành chính ( vì tôi là công chức ) và trách nhiệm trước luật pháp về những thông tin tôi nêu về những vấn đề tôi viết ra…Tôi đã giải thích, tranh luận sòng phẳng, minh bạch rằng: những điều tôi viết ra không vi phạm 19 điều đảng viên không được làm vì tôi là đảng viên; Tôi không vi phạm luật pháp thông tin (Luật Báo chí và các văn bản có liên quan)…Tôi là hội viên Hội Nhà văn VN, hội viên Hội Nhà báo VN, thiên chức của tôi cũng giống như anh nông dân, phải có cày và ruộng cho chúng tôi cày cấy; Khi nhà nước thừa nhận cho phép bằng luật pháp hoạt động của những hội này thì nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo hộ công việc của chúng tôi, những cư dân hoạt động có thẻ khi chúng tôi không làm gì vi phạm luật pháp…Có ý kiến bác lại: Sao không đưa các ý kiến đó cho các báo mà lại đưa lên mạng; tôi trả lời: nếu đưa tới báo thì báo không đăng; còn gửi cho những người có trách nhiệm, cơ quan có trách nhiệm có liên quan thì tôi không muốn mang tiếng là người đi khiếu kiện, xin-cho…Tôi đề xuất: Hay các ông lập ra một trang mạng tạo cơ chế cho một diện hẹp nào đó được đọc, các ông quản lý để chúng tôi viết trình bày chính kiến của mình: Điều nào sai các ông phản bác, điều nào đúng để những người có trách nhiệm tiếp thu; chúng tôi cũng chỉ mong có thế, vì không có nơi vui vẻ tiếp nhận nên chúng tôi phải tung lên mạng, lên trời…
Tóm lại, cho rằng hiện nay so với báo chí chính thống thì các trang mạng xã hội có điều kiện bộc lộ chính kiến của người viết hơn; vấn đề mà tôi đề câp, kết lại: làm sao để các nhà báo được sống hết mình với tin bài của mình như các trang mạng xã hội, có như thế báo chí mới góp phần hữu ích vào đời sống xã hội…Vấn đề này nó vượt ra ngoài phạm vi cuộc hội thảo này vì nó vướng vào cơ chế, chính sách; Cuộc hội thảo này chỉ bàn tới một vấn đề thuộc phạm vi nghề nghiệp thông tin của báo chí. Tôi muốn bàn tới cái gốc của vấn đề đó là cơ chế-chính sách quản lý thông tin báo chí thuộc trách nhiệm của Bộ Thông tin-Truyền thông; Để phát biểu điều này phải là cuộc hội thảo do Bộ Thông tin-Truyền thông tổ chức và chủ trì…Cách đây không lâu, tôi có đọc văn bản soạn thảo về Nghị định Internet sửa đổi, tôi thấy vô lý vì trong đó có một dòng ghi đại ý: thông tin báo chí mới là chính thống, hợp pháp còn thông tin trên mạng xã hội là không chính thống…Bộ TT-TT cứ quy định còn người đọc người ta cứ vào các trang mạng xã hội để đọc, các hãng thông tấn nước ngoài có uy tín vẫn tiếp cận các blogger để lấy tin vậy thì cái chính thống mà Bộ Thông tin Truyền thông quy định đó ai nghe, ai theo, ai tin và tin ai ?
Nếu không bàn tới cơ chế chính sách giải phóng sức sản xuất cho các nhà báo được hành nghề, bộc lộ chính kiến của mình như các blogger thì nếu có tờ báo nào đó mời tôi viết bài tôi cũng lại viết như các nhà báo, nếu muốn được đăng…Và tham gia cuộc hội thảo này, tôi cũng đã phải đắn đo, viết tham luận cẩn thận, rà đi soát lại để không bị kiểm duyệt, biên tập khiến cho ý kiến của mình không được phát. Còn lên trang của tôi thì khi viết xong chỉ một cú nhấn chuột là bài sẽ lên mạng…

(http://red.org.vn/vi/tham-luan-cua-nha-van-Pham-Viet-Dao)



Posted by basamvietnam on 25/12/2012

Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”
Do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) và Sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp tổ chức
Sáng hôm qua, thứ Hai, 24-12-2012, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội.

Dưới đây xin đăng lại phần âm thanh, video toàn bộ cuộc hội thảo, bản tham luận “Đặc khu Thông tin” của Ba Sàm, các bài lược thuật trên Quân đội nhân dânVNEconomyVietnamNetTuổi trẻCông an nhân dânSài Gòn Tiếp thị.

PGS-TS Đoàn Thế Hanh, Ủy viên BBT Tạp chí Cộng sản: Mối quan hệ hai chiều giữa Truyền thông xã hội và Báo chí
Đọc: Tham luận của ông Đoàn Thế Hanh. (Có thể tham khảo thêm một bài viết khác trên Tạp chí Cộng sản cách đây hơn 1 năm của Đoàn Phạm Hà Trang: Mạng xã hội và báo chí. Hai bài này có rất nhiều đoạn giống nhau như đúc. Ban tổ chức hội thảo cho biết đó là bài của chính diễn giả, nhưng lấy bút danh đó).

Ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý báo chí TW: Tác động của Truyền thông xã hội tới Báo chí ở VN hiện nay – thực trạng và giải pháp

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Cty VPI: “Đặc khu Thông tin”

Nhà báo Lê Ngọc Sơn, Ban thư ký, Báo Hoa học trò: Phóng viên khai thác thông tin từ Truyền thông xã hội

Nhà văn Phạm Viết Đào: Chính kiến của nhà báo và cơ chế truyền thông

Nhà báo Đào Tuấn, Báo Lao động: Trách nhiệm của nhà báo khi đưa tin, bình luận trên Truyền thông xã hội (bị thiếu đoạn đầu)

Nhà báo Mạnh Quân, Báo Sài Gòn Tiếp thị: Truyền thông xã hội với nhà báo – Không chỉ là tác nghiệp



Thiền Lâm - Đại tá an ninh Nguyễn Như Phong đóng vai trò gì trong vụ khởi tố Đồng Tâm?

Nhân vật Nguyễn Như Phong, Đại tá an ninh, người đã mất chức tổng biên tập báo Petrotimes vào tháng 10/2016, sau một thời gian vắng bóng như cái cách của trang Chân Dung Quyền Lực từ đầu năm 2015 đến nay, đang “tái xuất giang hồ” một cách đầy dị biệt.

Nguyễn Như Phong không chỉ nổi tiếng với triết lý “làm nhà báo phải như con chó ấy”...
Ít ngày sau khi Công an Hà Nội phát lệnh khởi tố vụ Đồng Tâm, ông Nguyễn Như Phong đã có một bài viết với tựa đề “Vì sao lại khởi tố vụ Đồng Tâm?” trên báo Dân Việt.

Gần tương tự với quan điểm của nhân vật đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đã ký tên làm chứng trong bản “cam kết giả” tại Đồng Tâm vào tháng 4/2017 (Biết rõ nhưng vẫn im lặng trước ‘cam kết giả’ ở Đồng Tâm: Nhân cách nào cho ông Dương Trung Quốc?, http://www.ijavn.org/2017/06/vntb-biet-ro-nhung-van-im-lang-truoc.html), ông Nguyễn Như Phong lý giải việc khởi tố là để " Điều tra tìm cho ra nguyên nhân, động cơ gây án; Trách nhiệm của từng cá nhân là cầm đầu, chủ mưu như thế nào? Rồi tìm cho ra sự thật là: Tại sao lại xảy ra vụ này; Dân sai tới đâu; Chính quyền sai tới đâu; Các cơ quan tố tụng sai tới đâu, từ đó có kết luận thỏa đáng, đúng lý, hợp tình…"…

Trong khi hoàn toàn không đả động gì đến vụ cụ Lê Đình Kình của thôn Hoành đã bị các nhân viên công an đạp gãy xương đùi và bắt cóc sau đó, Ông Phong lại “gợi ý”: “cách hành xử khôn ngoan nhất của người dân Đồng Tâm lúc này như lời nhắn của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với cụ Lê Đình Kình là bình tĩnh, hợp tác tốt với cơ quan điều tra, cung cấp những chứng cứ cần thiết, và mỗi người phải tự là một luật sư, tự biện luận cho hành vi của mình”.

Nhưng chi tiết đáng mổ xẻ nhất trong bài viết trên của ông Nguyễn Như Phong là một xảo luận: “Trong vụ Đồng Tâm, việc Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký vào bản cam kết“Không truy cứu trách nhiệm hình sự với nhân dân xã Đồng Tâm” thì điều đó không có nghĩa là “không khởi tố””.

Nội dung trên lại có tính tương đồng cao với một nội dung xảo biện của dư luận viên vào chiều muộn ngày 13/6/2017, hầu như ngay sau khi báo chí nhà nước chính thức đưa tin về quyết định khởi tố trên của Công an Hà Nội:

“Ông Chung có hứa "sẽ không truy cứu trách nhiệm đối với toàn thể dân Đồng Tâm". Và xem chừng 02 tội danh (“Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo điều 123 BLHS) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 BLHS) được cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội thực hiện sẽ không bao hàm tất cả người dân Đồng Tâm mà nó đã được cá thể hóa. Theo đó, cơ quan điều tra sẽ tính toán khởi tố bị can, tập trung điều tra làm rõ đối với một số cá nhân đóng vai trò cầm đầu, tổ chức và có hành vi quá khích.... Vì thế, xét dưới khía cạnh logic hình thức thì lời hứa của ông Chung hoàn toàn không dẫm đạp lên động thái mới này!”.

Trước đây, nhiều dư luận đã ví Petrotimes như một “dư luận viên cao cấp của đảng”, hoặc cũng được xem là “cơ quan ngôn luận của Bộ Công an”, với vai trò đặc biệt của Đại tá Nguyễn Như Phong.

Trong suốt quá trình hành nghề của mình, Nguyễn Như Phong không chỉ nổi tiếng với triết lý “làm nhà báo phải như con chó ấy”, mà còn là tác giả của không ít bài báo công kích, kể cả xúc phạm nhân phẩm giới đấu tranh dân chủ nhân quyền. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế - một trong những nhà đấu tranh dân chủ có bề dày ở Việt Nam - kể lại rằng vào năm 1991 khi bác sĩ còn trong tù, chính nhà báo Nguyễn Như Phong đã vào tận trại giam để chụp hình và viết bài công kích ông.


Còn giờ đây trong vụ khởi tố Đồng Tâm, khó mà hiểu khác hơn: ông Nguyễn Như Phong đang thể hiện đúng vai trò xuất thân của ông - một dư luận viên “cao cấp” của chế độ công an trị. 

Thiền Lâm

(VNTB) 

Báo Nhân Dân: RFA trả tiền để họ thực hiện... “quyền tự do ngôn luận”! ( Hồng Quang viết bài này chắc không lấy nhuận bút; Nếu lấy thì Nhân Dân khác chi RFA mà ngoạc mồm chửi?!)

Thứ Ba, 20/09/2016, 03:51:00
 Font Size:     |        Print
Mấy năm qua, trang tiếng Việt của RFA, VOA,… xuất hiện một số blog mà các trang mạng này dành cho một số người Việt trong hoặc ngoài nước công bố các bài viết với mục đích duy nhất là vu khống Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời truyền bá, cổ xúy các luận điệu sai trái. Tuy nhiên, theo tiết lộ của người đã từng cộng tác với RFA, thực chất đây là việc làm nhân danh tự do ngôn luận nhưng lại có hợp đồng và được RFA trả tiền!
Ngày 30-8-2015, Lê Diễn Đức - một cây bút nổi tiếng chống cộng trước đây sinh sống ở Ba Lan sau đó định cư tại Mỹ, đã viết trên facebook cá nhân dòng trạng thái (status): “Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái-lan dựng “chiến khu” với mục đích Đông tiến, phục quốc chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ anh hùng cái nỗi gì. Đây đích thực là một cuộc làm chiến khu giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém! Niềm tin vào những anh hùng vị quốc vong thân ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng”. Ngay lập tức, Lê Diễn Đức đã nhận được vô số lời phê phán, chửi rủa của mấy kẻ vẫn tôn sùng “thây ma Việt Nam cộng hòa” và tổ chức khủng bố của Hoàng Cơ Minh. Cũng ngay lập tức, theo bản tin trên BBC ngày 5-9-2015 thì RFA đã “hủy hợp đồng” với Lê Diễn Đức. Trả lời phỏng vấn BBC, Lê Diễn Đức cho biết quyết định của RFA là do “bị áp lực dư luận rất nặng nề… Họ thông báo ngưng hợp đồng với tôi hôm nay và gỡ mục báo xuống”. Ngày 7-9-2015, BBC thông báo tiếp: “quản trị viên trang Facebook của RFA tiếng Việt giải thích quan điểm cá nhân của nhà báo Lê Diễn Đức không phù hợp với những tiêu chí, mục đích và nguyên tắc của hãng nên họ đã chấm dứt hợp đồng”. Về sự kiện này, trong bài "Người ngoài cuộc" nói về vụ RFA cắt hợp đồng blogger Lê Diễn Đức đã đăng trên VOA ngày 8-9-2015, có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó một blogger cho biết để có blog riêng trên RFA phải ký hợp đồng, và ý kiến của một người tên là Dominic Pham được VOA dẫn lại có lẽ hợp lý hơn cả: “Hãy coi RFA là chủ một nhà hàng; anh Lê Diễn Đức là bồi bàn cho nhà hàng; khách hàng không hài lòng với lối phục vụ, ăn nói của người bồi bàn Lê Diễn Đức; nhà hàng bị mất khách dần đi. Nếu bạn là chủ nhà hàng, thì bạn phải làm gì?”!
Chuyện tưởng đã quên lãng thì mới đây, một năm sau khi bị RFA “hủy hợp đồng”, dỡ bỏ blog, ngày 2-9-2016 Lê Diễn Đức tiếp tục viết trên Facebook cá nhân cho biết trước đó, sau khi ký hợp đồng với RFA, mỗi năm Lê Diễn Đức “được trả khoảng 5 ngàn đôla tiền nhuận bút” và ông ta đã “kéo Tưởng Năng Tiến, Kami, Trần Đông Đức vào viết blog luôn cho RFA”. Lê Diễn Đức nhận định: “Sau thời gian tôi nghỉ viết, những điều tôi viết càng sáng tỏ tính chân thực của nó và chính vì sự chân thực ấy mà tôi phải ngưng viết cho RFA. Phải chăng, RFA sợ mếch lòng cộng đồng người Việt tại Mỹ mà không dám nhìn nhận sự thật? Bộ phim Terror in Little Saigon của Propublica trình chiếu vào đầu năm 2016, là dịp có nhiều người, nhiều nhân chứng đang sống (ngay tại Mỹ) công khai tố cáo sự lừa gạt, gian lận của Mặt trận Hoàng Cơ Minh”. Đồng thời, Lê Diễn Đức coi những kẻ đã “ném đá” ông ta là “chửi bới thô thiển, chụp mũ bừa bãi, công kích cá nhân rẻ tiền là chứng tỏ yếu kém về trình độ nhận thức, thiếu văn hóa, bất lực và cùng quẫn”!
Lướt qua danh sách những người được RFA ưu ái lập blog và dành riêng một góc trên trang mạng của RFA để đăng tải bài vở, có thể thấy từ các tên ảo đến tên tuổi thật, như Tưởng Năng Tiến, Kami, Viết từ Sài Gòn, Võ Thị Hảo, Nguyễn Vũ Bình, Tuấn Khanh, Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Song Chi, Cánh cò, Nguyễn Anh Tuấn,… Trên VOA thì có thể thấy Lê Anh Hùng, Phạm Chí Dũng, Cao Huy Huân, Trong lòng Hà Nội - Hoàng Giang,… Đó là mấy người mà từ góc nhìn và ngòi bút đen của họ, nhiều sự kiện, vấn đề ở Việt Nam được đưa ra bình luận chỉ để xuyên tạc, hay dựa vào đó bình luận theo xu hướng vu cáo, vu khống, hoặc đưa ra giả thuyết theo thuyết âm mưu nhằm gieo rắc vào người đọc nào còn thiếu tỉnh táo, tiếp nhận mơ hồ rồi hoang mang, sa sút niềm tin từ đó bức xúc, bất bình và a dua theo họ. Và chỉ cần nhìn vào danh sách blogger của RFA có thể thấy rõ sự thật là RFA đã và đang tạo địa chỉ tập hợp một số người có hành tung xấu như thế nào. Thí dụ: sau khi Nguyễn Vũ Bình - người chịu bản án 7 năm tù về tội danh “gián điệp”, được trả tự do thì RFA nhanh nhảu phỏng vấn và về sau dung nạp Nguyễn Vũ Bình bằng cách lập cho một blog trên RFA để người này đăng bài vở; Nguyễn Đình Ngọc - tức blogger Nguyễn Ngọc Già trên blog RFA, bị Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự và tuyên phạt bốn năm tù giam, ba năm quản chế, trong tài liệu cấu thành tội danh của Nguyễn Đình Ngọc có một số bài đã đăng trên RFA; Nguyễn Văn Đài - tức blogger Nguyễn Văn Đài trên blog RFA, cũng là trường hợp tương tự, gần đây Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an Việt Nam, đã khởi tố bị can và tạm giam Nguyễn Văn Đài vì đã có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam… Tóm lại, bất kỳ điều gì mấy người này công bố đều nhằm đạt mục đích bôi đen xã hội Việt Nam, xuyên tạc đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam; bịa đặt, đổi trắng thay đen, dựng chuyện, kết hợp với la lối, cầu cứu một số chính phủ, tổ chức quốc tế giúp đỡ, hỗ trợ… Những gì họ viết và được RFA, VOA đăng tải trên hệ thống blog của các trang mạng này thật sự đã trở thành một nguồn cung cấp bài vở cho các diễn đàn, trang mạng, blog, Facebook của các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam. Đồng thời trở thành “cơ sở” để một số chính phủ, tổ chức quốc tế khai thác, dựa vào đó để đưa ra một số đánh giá tùy tiện, hoặc đưa ra yêu cầu, đòi hỏi phi lý đối với Việt Nam…
Để tô vẽ cho mình, trang tiếng Việt của RFA đăng tải cái gọi là “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp” do RFA đặt ra, trong đó khẳng định chủ trương “phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích, không tuyên truyền, không bè phái, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào”. Song bài vở chính thức của RFA và bài vở trên các blog RFA dành riêng cho một số người Việt ở trong hoặc ngoài nước chưa bao giờ có một tin tức, bài vở tỏ ra thiện chí với Việt Nam, chí ít là chưa bao giờ đề cập chính xác, trung thực về những thành tựu Việt Nam đã đạt được, và dư luận thế giới đã công nhận, ca ngợi. Xưng xưng đưa ra chủ trương “không tuyên truyền, không bè phái, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào”, nhưng việc làm của RFA hoàn toàn trái ngược, nói cách khác, RFA có “chủ trương ngầm” đối lập với điều họ đã rêu rao. Đó là nguyên nhân lý giải tại sao khi Lê Diễn Đức đưa ra ý kiến “không phù hợp với những tiêu chí, mục đích và nguyên tắc” của RFA là lập tức bị đối xử thô bạo như hủy hợp đồng, dỡ bỏ blog. Qua sự kiện liên quan Lê Diễn Đức, RFA đã tự cho thấy đối với cơ quan truyền thông này, tự do ngôn luận chỉ là một chiêu bài để RFA nấp sau đó làm việc xằng bậy.
Năm 2012, khi vụ án xét xử Tạ Phong Tần với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự được tiến hành, lời khai của người này rằng “Tính đến tháng 5-2009, tôi đã viết 864 bài trên blog Công lý - Sự thật. Viết và trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả tôi 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài như vừa kể...” đã xác nhận một sự thật: tiền mới là mục đích chủ yếu của mấy kẻ tự nhận hoặc được đồng bọn gọi là “nhà dân chủ”, “nhà báo tự do”. Họ càng chửi càng nhận được nhiều tiền, như Tạ Phong Tần chẳng hạn, sau khi được đình chỉ thi hành án và đến sinh sống tại Mỹ, người này đã tự thú trên trang Facebook cá nhân: “Công nhận hồi trước mình chửi hăng máu thiệt. Bi giờ đọc lại mắc cười quá”! Với mấy người viết lách lăng nhăng trên blog, Facebook, bừa bãi trả lời phỏng vấn của BBC, RFI, RFA thì như vậy, còn với mấy người được RFA, VOA dưới danh nghĩa “tự do ngôn luận” tạo cơ hội để họ viết lách trên chính trang mạng của các cơ quan truyền thông này thì sao? Đó là câu hỏi dư luận đặt ra từ lâu và điều Lê Diễn Đức đã thừa nhận mỗi năm được RFA “trả khoảng 5 ngàn đôla tiền nhuận bút” dẫu có thể chỉ liên quan ông ta thì cũng có cơ sở để đặt câu hỏi về một số người khác rằng, chẳng lẽ họ viết lách từ nhu cầu tự thân và họ sống bằng… không khí!?
Theo Lê Diễn Đức, vì sống tại Mỹ nên số tiền 5.000 USD chỉ đủ để ông ta uống cà-phê một năm (ý tứ ngầm ẩn để RFA hiểu rằng 5.000 USD là bèo bọt?), song so số tiền này với thu nhập bình quân theo đầu người khoảng 2.300 USD một năm ở Việt Nam lại cao gấp hơn hai lần, vì thế trở thành miếng mồi hấp dẫn để một số người không công ăn việc làm nhưng tâm địa xấu xa lại lười lao động nên đã sẵn sàng bán rẻ danh dự bản thân, danh dự đất nước, để lên mấy trang mạng như RFA chửi bới kiếm sống. Rồi khi vì họ vi phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng của Việt Nam điều tra, khởi tố vụ án thì RFA, VOA, BBC,… vội la lối vu cáo Việt Nam “vi phạm tự do ngôn luận”! Xét đến cùng họ chỉ là quân tốt thí trong ván bài mà các trang cơ quan truyền thông như RFA bày ra là: trả tiền để họ nhân danh tự do ngôn luận mà chửi bới, tới khi họ bị xét xử thì RFA lấy đó là cớ để vu cáo Việt Nam. Rốt cuộc tất cả chỉ là mưu đồ đen tối, bày trò hề giúp mấy người nhận tiền để viết lách tùy tiện lại được ca ngợi là “dấn thân vì dân chủ, đấu tranh vì tự do ngôn luận”! Vì thế, từ sự thật trước đây Bùi Kim Thành, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cày), Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ,… hung hăng như thế nào, rồi sau khi đạt được mục đích định cư ở Mỹ thì hầu như vô tăm tích, liệu đã có thể nhận diện bản chất của những người đã và đang được RFA, VOA,… o bế, dung túng?
HỒNG QUANG
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/30744502-rfa-tra-tien-de-ho-thuc-hien-%E2%80%9Cquyen-tu-do-ngon-luan%E2%80%9D.html
HỒNG QUANG

Giai thoại về phong thuỷ đặt mộ phát tích của vương triều nhà Trần

Nhà Trần là một trong những vương triều có cơ nghiệp lẫy lừng nhất lịch sử Việt Nam. Sự hình thành của nhà Trần cũng gắn liền với nhiều giai thoại kỳ bí, đặc biệt là ngôi huyệt phát tích gây nhiều tranh cãi.

phong thủy, nhà trần, huyệt mộ phát tích,
Ba ngôi mộ lớn được cho là phần mộ của vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông tại Thái Bình ngày nay (Ảnh tư liệu).
Hiện nay, tư liệu còn lưu lại hai thuyết chính nói về ngôi huyệt phát tích nhà Trần. Một thuyết nói rằng, ngôi huyệt phát kết là do thầy phong thủy Tàu đặt đất. Thuyết nữa thì nói rằng ngôi huyệt do thầy phong thủy bí ẩn người Việt tìm thấy. Vậy thầy phong thủy nào trong số hai người trên mới đích thực là “chân nhân”, góp phần tạo nên một trong những vương triều lẫy lừng bậc nhất trong lịch sử? 
Từ thân thế của thầy phong thủy Việt bí ẩn
Vùng đất phát tích nhà Trần thuộc lưu vực sông Phổ Đà (tức sông Luộc) và nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay). Tương truyền lúc bấy giờ, hai dòng họ nổi tiếng nhất sinh sống ở đây là họ Lý và họ Tô. Họ Trần mãi sau này mơi đến định cư và kết giao được với họ Tô thông qua đám cưới giữa Trần Lý với người con gái họ Tô.
Giai thoại dân gian kể rằng, Trần Lý có một người bạn vốn là một thầy địa lý rất giỏi, được dân chúng gọi là thầy Phùng. Vốn là một người sành sỏi trong nghề, lại thường xuyên đi khắp nơi tìm đất đặt mộ nên thầy Phùng biết ở thôn Lưu Gia này có ngôi huyệt quý.
Địa thế phong thủy này được tác giả Đinh Công Vĩ ghi lại trong cuốn Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Namnhư sau: “Tổ sơn bắt nguồn từ đoạn giao giữa ba ngọn núi chồng lên nhau, lấy Tam Đảo làm gốc rồi cùng với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị chụm lại. Long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng (hiện chưa rõ địa điểm này ở đâu) mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác. Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường (xã Thái Đường, huyện Hưng Hà, Thái Bình ngày nay) và kết lại ở gò Sao.
Phía trước gò ấy có 3 gò lớn là Tam thai, phía sau có 7 gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.
Là người thức thời lại am hiểu lý dịch, thầy Phùng biết vận nhà Trần sắp tới nên nói với Trần Lý biết chuyện này và khuyên Trần Lý nên dời mả tổ về chôn tại đây. Vào một ngày lập thu, Trần Lý dời mộ tổ từ Tức Mặc (Nam Định) về táng tại gò Sao, công việc hoàn tất đúng chính giờ Hợi (tức 22h đêm). Xong xuôi, trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết.
Những người tham gia cải táng đêm hôm đó tất cả là người họ Trần. Người ngoại tộc duy nhất có mặt đêm đó là thầy Phùng nên chỉ mình thầy biết chuyện. Tương truyền, thầy Phùng khi biết vận nhà Trần sắp tới bèn kể câu chuyện với con trai mình tên là Phùng Tá Chu để biết liệu thời thế. Quả nhiên sau này, Phùng Tá Chu đã giúp sức đưa Trần Cảnh (cháu nội Trần Lý) lên ngôi và lập nên nhà Trần từ đó.
Phùng Tá Chu vốn là một nhân vật lịch sử có thật, quê ở Phụng Thiên (nay là làng Quảng Bá, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ông là quan Thái phó vào cuối đời Lý. Sau ông giúp nhà Trần lấy được ngôi (chuyện này được Đại Việt sử ký toàn thư chép lại), và được nhà Trần trọng dụng phong làm Hưng Nhân vương và được liệt vào các đệ nhất công thần lập quốc.
Được biết, cha Phùng Tá Chu là một vị cư sĩ nổi tiếng tên Phùng Tá Thang, gốc người Lý Nhân (Hà Nam ngày nay) sau dời sang làng Mỹ Xá (nay thuộc xã Phú Sơn, huyện Hưng Hà, Thái Bình). Đối chiếu giữa giai thoại và cứ liệu lịch sử thì thầy Phùng nổi tiếng nói trên rất có thể tên là Phùng Tá Thang. Tuy nhiên, sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ chép rằng, Phùng Tá Thang được nhà Trần phong chức Tả Nhai, là phẩm cao nhất của những người theo đạo Phật lúc bấy giờ chứ không thấy đề cập tới những sự kiện được giai thoại dân gian kể lại.
phong thủy, nhà trần, huyệt mộ phát tích,
Đền thờ các vua Trần tại Thái Bình ngày nay. (Ảnh: binhantravel)
Đến câu chuyện thầy Tàu đặt đất
Bên cạnh truyền thuyết về thầy phong thủy Việt tìm được ngôi huyệt phát kết, trong dân gian còn lưu truyền một thuyết khác về thầy địa lý Tàu. Câu chuyện này được chép khá rõ trong sách Công dư tiệp ký tiền biên của cụ Vũ Phương Đề.
Chuyện kể rằng, ông tổ họ Trần là Trần Kinh đến hương Tức Mặc (Nam Định ngày nay) rất thạo sông nước, sống bằng nghề chài lưới. Sau cụ lấy người con gái ở hương ấy, sinh ra Trần Hấp. Bấy giờ có một thầy địa lý Trung Quốc sang nước ta xem đất. Cứ xét theo long mạch thì thấy hướng long mạch chạy từ núi Tam Đảo đi xuống, qua Thăng Long rồi qua các xã Kệ Châu và Cao Xá (thuộc huyện Kim Động, Hưng Yên) thì thấy có nhiều đống đất hoàn tụ.
Thầy Tàu bèn cười nói rằng: “Đây là chỗ đóng quân và nấu cơm, huyệt phát kết chắc cũng ở gần đây”. Nói rồi tiếp tục đi theo tiếp đến gần huyện Ngự Thiên (nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình) thì không thấy vết tích đâu nữa. Ngắm nghía hồi lâu, thầy Tàu nói: “Nước sông chảy mạnh, không lẽ huyệt lại ẩn tàng dưới đáy sông”.
Nói xong bèn vượt qua sông, tìm đến chỗ phát tích tại xã Nhật Cảo và chỗ kết cục tại xã Thái Đường mới hạ la bàn để xem xét và cứ say mê quanh quẩn mãi ở đấy không đi được. Chợt có Nguyễn Cố – người xã bên đi đến đấy, thấy người lạ tay cầm la bàn cứ quanh quẩn không đi bèn hỏi nguyên do.
Thấy vậy, thầy Tàu bèn than thở: “Không ngờ ở nơi bình địa mà lại có đất đế vương. Đáng chê các thầy địa lý thời nay không có nhãn lực”.
Nghe vậy thì Nguyễn Cố liền năn nỉ: “Nếu quả là đất quý như vậy thì xin thầy cho tôi. Thầy muốn được tạ lễ bao nhiêu, tôi cũng xin nộp đủ”. Thầy Tàu ra giá 100 quan tiền và đòi chia nửa nước nếu Nguyễn Cố lấy được. Hai bên cùng thỏa thuận rồi đem mộ tổ táng vào huyệt tốt mà người thầy Tàu đã mách.
Thế nhưng, dù đã hứa hẹn như vậy nhưng thầy Tàu lại sợ Nguyễn Cố phản trắc nên dặn: “Táng xong tất có điềm lành. Nhưng trong hạn trăm ngày, thỉnh thoảng phải đến thăm nom. Nếu sau cơn mưa gió, sấm sét, thấy có sự lạ, thì lành ít dữ nhiều, phải táng đi chỗ khác ngay”.
Sau khi táng xong mấy ngày, một đêm nọ bỗng có một tiếng sét rất to, làm kinh động nhân dân và súc vật ở vùng ấy. Sáng hôm sau đi xem thì thấy ở các xã Tây Vệ và Thái Đường có nhiều hòn đá nhô lên, gọi là đá tai mèo, mọc khắp vườn tược ao chuôm, nơi nào cũng có.
Nguyễn Cố biết là được đất rồi, rất lấy làm mừng rỡ. Thế nhưng, vợ Cố lại bảo rằng: “Ngôi đất ấy dầu cho là phát phúc, nhưng nay làm thế nào lo được 100 quan tiền”.Hai vợ chồng định bụng không tạ lễ cho thầy Tàu nữa nên hẹn người này đến nhà rồi bắt trói lại. Đêm hôm đó, đem vứt thầy Tàu xuống sông cho chết.
May thay, nơi vứt thầy Tàu đó vốn là một bãi phù sa, khi thủy triều rút xuống thì trơ lại một bãi đất khô. Lúc đó, chợt có một chiếc thuyền đánh cá của họ Trần đi ngang qua đấy, nghe có tiếng người hô hoán, vội tới cứu đem lên thuyền, rồi hỏi duyên cớ.
Thầy Tàu bèn đem đầu đuôi sự việc này thuật lại cho họ Trần nghe và nói thêm rằng: “Nhờ có ông mà tôi được sống lại. Tôi xin đem ngôi đất quý ấy biếu ông để tạ ơn cứu mạng của ông. Tôi biết vận nhà ông sắp tới, nếu sau này có thành công thì xin đừng quên tôi”.
Sau đó, người họ Trần thực hiện kế hoạch của thầy Tàu để chiếm lại ngôi huyệt đế vương đó và thành công. Sau khi táng mả được mấy chục năm, họ Trần quả nhiên lấy được nước và mở ra một vương triều rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.
 TinhHoa tổng hợp

Huy Đức - Vụ PVN & Đinh La Thăng, các bước tố tụng vẫn đang được tiến hành.

Huy Đức (Fb) PVN & #

Sau thông báo (chưa được đăng trên báo chí) kỷ luật các đời lãnh đạo ngành dầu khí: Phùng Đình Thực, Đỗ Văn Hậu, Nguyễn Quốc Khánh... tới tin, cuối tuần qua, C46 tiếp quản hồ sơ vụ Junin II (Venezuela) và tin này (dù rất chậm), thấy, sau kỷ luật đảng, các bước tố tụng vẫn đang được tiến hành.

................

Khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến sai phạm tại Dự án xơ sợi Polyester Đình Vũ

Sai phạm tại Dự án xơ sợi Polyester Đình Vũ: Bộ Công an khởi tố 5 bị can
Vũ Đình Duy, nguyên Tổng Giám đốc PVTEX.
Ngày 19/6/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định số 32/C46 khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 165 Bộ luật hình sự) xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) và các đơn vị liên quan.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã ra các Quyết định khởi tố 05 bị can, ra Lệnh bắt tạm giam 04 bị can và Lệnh khám xét đối với 05 bị can, gồm:

1. Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX.

2. Vũ Đình Duy, nguyên Tổng Giám đốc PVTEX.

3. Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX.

4. Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX.

5. Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC.KBC.

Về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự (riêng Bị can Đỗ Văn Hồng đã bị bắt tạm giam trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty PVC và PVC.KBC).

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương tiến hành điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.

(An Ninh Thủ Đô)

SOS: Vịnh Hạ Long đang bị khai thác đá với quy mô lớn

Nguyễn Văn Hải
NHƯ ĐÃ THÔNG BÁO TÔI TIẾP TỤC CẬP NHẬT HÌNH ẢNH MỚI NHẤT TỪ HẠ LONG.
HÌNH ẢNH ĐƯỢC CHỤP BẰNG FLYCAM.
Tôi mới nhận được từ các bạn ở Quảng Ninh gửi ra những bằng chứng khai thác đá ở Vịnh Hạ Long với quy mô lớn vô cùng nghiêm trọng. Ba quả núi đã bị khai thác gần hết. Đây là lần thứ hai tôi nhận được hình ảnh do các bạn trong nước gửi ra.
Họ còn lập cảng trái phép để tàu lớn vào chuyên chở.
Ai cho phép khai thác đá trong Di sản Thiên nhiên thế giới để bán?
Ai cho phép lập cảng trong Di sản Thiên nhiên thế giới?
Chủ tịch TP Hạ Long có trách nhiệm trả lời trước công luận về việc có cấp phép hay bảo kê cho việc phá hoại Di sản Thiên nhiên thế giới, bởi quy mô phá đá và lập cảng chuyên chở không hề nhỏ mà không ai biết.
Các lực lượng bảo vệ Di sản, bảo vệ môi trường, ngư trường, công an, hải quân, công chức tại địa phương nơi xảy ra vụ phá di sản bị bịt mắt hết rồi sao?
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm các bằng chứng mới nhất về quy mô phá núi của các công ty sân sau của quan chức TP Hạ Long.
Mong cộng đồng chia sẻ rộng rãi thông tin này và bổ sung thông tin mà các bạn có được.
Hãy chung tay bảo vệ Vịnh Hạ Long.
19400547_1817518915230363_4515276170165152831_o.jpg
19237933_1817518935230361_3555605379891426013_o.jpg
19400655_1817518748563713_3845663940233771004_o.jpg
19238035_1817518681897053_3531124348381071860_o.jpg
19225627_1817474768568111_704255535243693676_n.jpg
19225543_1817474808568107_1600290259314234195_n.jpg
19275058_1817474761901445_2706532421159130203_n.jpg
19275131_1817474838568104_5054142713434175775_n.jpg
19275189_1817474798568108_4488642393899693406_n.jpg
__________________
"Ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mĩ, theo tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về bảo vệ tự nhiên và văn hóa thế giới. Ngày 2/12/2000, tại Hội nghị lần thứ 24 tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh."