Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Phá nát Fansipan, xới tung Đà Nẵng, lấn biển Quảng Ninh, Sun Group tiếp tục “xẻ thịt” Phú Quốc; SOS: Vịnh Hạ Long đang bị khai thác đá với quy mô lớn

Hiện nay rất nhiều đại gia bất động sản vì lợi ích trước mắt và ma lực của đồng tiền đang ra sức bào mòn, phá hoại tài nguyên quốc gia bất chấp những hệ quả mà người dân phải gánh chịu. Nổi bật trong đám đại gia ấy chính là Tập đoàn Sun Group của ông Lê Viết Lâm. “Sun Group đi tới đâu sơn thần thổ địa ở đó hiện ra quỳ lạy rối rít” chính là câu nói miêu tả chính xác cách phá hoại môi trường của tập đoàn này trên khắp cả nước. Sau khi phá nát đỉnh Fansipan, xới tung Đà Nẵng, lấn biển Quảng Ninh, hiện Sun Group đang ngày đêm “xẻ thịt” hàng chục ha rừng phòng hộ tại Phú Quốc để phục vụ cho mục tiêu thu lợi khủng.
Dư luận từng xôn xao, báo chí từng rùm beng về việc Sun Group ngang nhiên tàn phá sinh cảnh Vườn Quốc gia Hoàng Liên, chiếm nơi ăn chốn ở của biết bao người dân để phục vụ cho “Quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạnFansipan Sa Pa”, được khởi công xây dựng từ tháng 11/2013. Với dự án cáp treo hơn 50ha cần phải trình Quốc hội trước khi khởi công, Sun Group bị hoài nghi đã cố tình lách luật không trình ra Quốc hội mà ngang nhiên phá nát vườn quốc gia Hoàng Liên.
Núi đã bị san để làm khu nghỉ dưỡng (Hình ảnh ghi lại tháng 10/2015 trước thời điểm cáp Fansipan treo đi vào vận hành)
Tại đây, Sun Group ngày đêm dùng mìn nổ đá, chặt hạ cây rừng, đe dọa sinh mạng và hủy hoại môi trường sống của hàng trăm loài động vật quý hiếm trong rừng quốc gia. Tuy nhiên, bằng cách rót mật vào tai chính quyền sở tại bằng cụm từ “ hệ thống cáp treo hiện đại nhất”, cùng với những bì thư dày cộm tiền, Sun Group đã biến mọi nỗ lực phản đối của dư luận đều trở thành “đá ném ao bèo”. Từ khi hoàn thành tới nay, tiền của kẻ giàu cứ thế rót vào túi của Sun Group, đổi lại một thảm rừng bị tàn phá, những hộ dân sống dựa vào dãy Hoàng Liên Sơn rơi vào cảnh mất kế sinh nhai.
Sau Sapa, tháng 9/2014, Sun Group tiếp tục khởi công dự án Công viên Đại Dương Hạ Long tại thành phố Hạ Long, địa danh hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Để phục vụ dự án, hàng trăm ha mặt biển thuộc vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vốn bị cấm xâm phạm theo hồ sơ di sản cũng như quy định của UNESCO, đã bị san lấp một cách vô tội vạ, bất chấp sự phản đối của dư luận. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian Sun Group thi công dự án đã làm nghẽn đường ống thoát nước tại Phường Bãi Cháy, khiến người dân nơi đây rơi vào tình trạng ngập úng cục bộ kéo dài mỗi khi mùa mưa bão về.
Để xây dựng trụ cáp treo tại độ cao hơn 3.000m, đơn vị thi công đã dùng mìn nổ đá
Cây trúc ở độ cao 2.600 – 3.100m bị đơn vị thi công chặt hạ để phục vụ cho quá trình xây dựng cáp treo và đường điện lên Fansipan.
Từ khi có dự án Công viên Đại Dương Hạ Long tình trạng cứ mưa là ngập úng xảy ra thường xuyên
Cũng là dự án Công viên Đại Dương nhưng được khởi công tại Sơn Trà (Đà Nẵng) vào tháng 01/2017, Sun Group tiếp tục san lấp 100ha mặt biển ngay khúc làng chài Thọ Quang, dưới chân bán đảo Sơn Trà. Việc lấn biển không những xâm hại quần thể san hô cần được bảo vệ của Sơn Trà, mà còn nhẫn tâm đẩy hàng trăm hộ dân sống bằng nghề bám biển của làng chài Thọ Quang rơi vào cảnh cùng quẫn vì mất “cần nuôi cơm”. Đáng chú ý, việc Sun Group xây dựng hệ thống cáp treo đưa du khách đi thẳng từ bến du thuyền lên đỉnh Bàn Cờ đã bị các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về việc đe dọa trực tiếp đến môi trường sống của loài voọc chà vá chân nâu, loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao chỉ có tại Sơn Trà.
Không hiểu vì sao, vụ việc tại Sơn Trà từng bị báo chí phanh phui sẽ hủy hoại quần thể sinh học, nhưng ngay sao đó hàng loạt tờ báo chính thống đều hạ bài mà không có một thông báo cụ thể nào. Dư luận khi đó đặt câu hỏi: “Sun Group đã dùng tiền để bịt miệng truyền thông?”.
Chưa hết, tại Phú Quốc mới đây Sun Group vừa cho ra mắt dự án biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao Sun Premier Village Kem Beack Resort tại Bãi Kem được đánh giá sẽ giúp Sun Group “sinh lời rất lớn” và còn nhiều dự án khác như biệt thự tại mũi Ông Đội, cáp treo Hòn Thơm, sân golf Bãi Khem,…
Các dự án Sun Group triển khai đã khiến hàng trăm hộ dân địa phương bị ép phải giải tỏa sang các khu vực khác sinh sống, mất nơi chôn nhau cắt rốn và cả kế sinh nhai. Chưa kể khoảng  nhanh chóng bàn giao cho tập đoàn. Nhờ vậy mà chỉ trong thời gian ngắn hàng loạt các dự án của Sun Group lần lượt mở cửa. Không biết với những vết xe đổ của mình đã để lại dấu ấn trên khắp nước, liệu ở Phú Quốc, Sun Group có tiếp tục thực hiện các hành vi lách luật, phớt lờ đánh giá tác động môi trường, khẩn trương triển khai các dự án để “hốt bạc” bỏ qua những tác hại môi trường có thể dẫn tới?
Hàng loạt vạt rừng phi lao đang bị Sun Group cày trắng
Được biết, ở mỗi dự án bất động sản của mình, Sun Group sẵn sàng dùng máy ủi san lấp cả đình, chùa, nhà thờ họ tộc của dân, mà giá đền bù chỉ vỏn vẹn vài chục ngàn VNĐ/m2, sau đó rao bán lên gấp 1.000 lần. Liệu có phải chính nguồn siêu lợi nhuận thu được từ việc cưỡng chế thu hồi đất, đã tạo “đòn bẩy” cho một số vị lãnh đạo địa phương dễ dàng dung túng cho phép Sun Group san đất, lấp biển bất chấp hiểm họa môi trường? Với hàng loạt vạt rừng phi lao bị cày trắng như vậy, người dân ven biển ở khắp nước ngày đêm sống trong thấp thỏm lo sợ những rủi ro từ xói lở, gió bão, lũ lụt khi hàng chục ha rừng phòng hộ bị phá bỏ.
Đáng buồn thay, Sun Group chỉ là một trong số những kiểu làm giàu siêu tốc, bất chấp lợi ích quốc gia và quyền lợi chính đáng của người dân, tại Việt Nam hãy còn rất nhiều mafia kinh tế khác: Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết sẵn sàng cướp đất của dân nghèo, đẩy dân vào cùng quẫn để làm giàu từ các dự án bất động sản; hay vụ việc nóng hổi gần đây là Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh chiếm toàn bộ đất trong sân bay để xây sân golf Tân Sơn Nhất, bỏ qua sự phát triển của ngành hàng không và tính mạng của hàng triệu người dân thành phố,…
Tự hỏi, với những sai phạm tiêu cực, những hành vi lách luật, gây hệ quả cho người dân mà các Tập đoàn kể trên vẫn chưa bị xử lý, thì liệu niềm tin về một Chính phủ kiến tạo “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng người dân” có bị xói mòn hay không?
Nguồn: Facebook Thiên Trang


 

Nguyễn Văn Hải
NHƯ ĐÃ THÔNG BÁO TÔI TIẾP TỤC CẬP NHẬT HÌNH ẢNH MỚI NHẤT TỪ HẠ LONG.
HÌNH ẢNH ĐƯỢC CHỤP BẰNG FLYCAM.
Tôi mới nhận được từ các bạn ở Quảng Ninh gửi ra những bằng chứng khai thác đá ở Vịnh Hạ Long với quy mô lớn vô cùng nghiêm trọng. Ba quả núi đã bị khai thác gần hết. Đây là lần thứ hai tôi nhận được hình ảnh do các bạn trong nước gửi ra.
Họ còn lập cảng trái phép để tàu lớn vào chuyên chở.
Ai cho phép khai thác đá trong Di sản Thiên nhiên thế giới để bán?
Ai cho phép lập cảng trong Di sản Thiên nhiên thế giới?
Chủ tịch TP Hạ Long có trách nhiệm trả lời trước công luận về việc có cấp phép hay bảo kê cho việc phá hoại Di sản Thiên nhiên thế giới, bởi quy mô phá đá và lập cảng chuyên chở không hề nhỏ mà không ai biết.
Các lực lượng bảo vệ Di sản, bảo vệ môi trường, ngư trường, công an, hải quân, công chức tại địa phương nơi xảy ra vụ phá di sản bị bịt mắt hết rồi sao?
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm các bằng chứng mới nhất về quy mô phá núi của các công ty sân sau của quan chức TP Hạ Long.
Mong cộng đồng chia sẻ rộng rãi thông tin này và bổ sung thông tin mà các bạn có được.
Hãy chung tay bảo vệ Vịnh Hạ Long.
19400547_1817518915230363_4515276170165152831_o.jpg
19237933_1817518935230361_3555605379891426013_o.jpg
19400655_1817518748563713_3845663940233771004_o.jpg
19238035_1817518681897053_3531124348381071860_o.jpg
19225627_1817474768568111_704255535243693676_n.jpg
19225543_1817474808568107_1600290259314234195_n.jpg
19275058_1817474761901445_2706532421159130203_n.jpg
19275131_1817474838568104_5054142713434175775_n.jpg
19275189_1817474798568108_4488642393899693406_n.jpg
__________________
"Ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mĩ, theo tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về bảo vệ tự nhiên và văn hóa thế giới. Ngày 2/12/2000, tại Hội nghị lần thứ 24 tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh."
Phá nát đỉnh Fansipan xong, Sungroup lại tiếp tục tàn phá bãi biển Đà Nẵng bằng dự án Công viên Đại Dương

Phá nát đỉnh Fansipan xong, Sungroup lại tiếp tục tàn phá bãi biển Đà Nẵng bằng dự án Công viên Đại Dương

Để xây dựng công trình thế kỷ cáp treo Fansipan Sungruop không những tàn phá sinh...
Hé lộ quan hệ mờ ám giữa Tập đoàn Sun Group và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ

Hé lộ quan hệ mờ ám giữa Tập đoàn Sun Group và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ

Một thực tế không thể phủ nhận rằng hiện nay Tập đoàn Sun Group đang phát triển lớn mạnh...

Y thư cổ Hoàng Đế Nội Kinh nói gì về quy luật sinh mệnh mỗi người nam và nữ?

Nữ thất, nam bát (nữ 7, nam 8) chính là tóm gọn của định luật sinh mệnh. Ai có thể nắm được quy luật này, người ấy có thể tùy cơ ứng biến tốt nhất cho sức khỏe và những dự định cuộc đời của mình.
Nữ thất nam bát định luật sinh mệnh nam nữ Hoàng Đế Nội Kinh định luật sinh mệnh “Hoàng Đế Nội Kinh”.
Trong “Thượng cổ thiên chân luận” đề cập đến một định luật rất quan trọng, gọi là “nữ thất nam bát”. Ý nghĩa của nữ thất nam bát là định luật sinh mệnh của nữ giới có quan hệ với số 7, mà định luật sinh mệnh của nam giới có quan hệ với số 8.
Nữ giới cứ mỗi 7 năm về phương diện sinh lý có thể phát sinh một lần cải biến rất rõ ràng; Mà nam giới là mỗi 8 năm có thể xuất hiện một lần biến hóa về sinh lý. Con người có thể căn cứ theo biến hóa của cơ thể theo độ tuổi mà điều chỉnh dinh dưỡng, dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe, làm cho cơ thể theo quy luật tự nhiên, biến hóa sinh trưởng cách tốt hơn.
Định luật sinh mệnh của nữ giới
Vòng đời (Ảnh minh họa)
Theo “Hoàng Đế Nội Kinh” ghi chép, 7 tuổi, 14 tuổi, 21 tuổi, 28 tuổi, 35 tuổi, 42 tuổi, 49 tuổi, 56 tuổi, 63 tuổi là mấy độ tuổi chu kỳ lớn của biến hóa sinh trưởng của nữ giới.
Cụ thể mà nói, nữ giới khi nhất thất – 7 tuổi, bắt đầu thận khí vượng thịnh, thay răng, tóc mọc dài nhanh;
Khi nhị thất, nhâm mạch thông, đại xung mạch thịnh, bắt đầu có kinh nguyệt, có thể có bầu sinh con;
Khi tam thất, thận khí cân bằng, bình ổn rồi, phát triển cơ bản đã hoàn thành;
Khi tứ thất, gân cốt khỏe mạnh nhất, tóc dài tới cực điểm, cơ thể đạt tới đỉnh điểm.
Khi ngũ thất, dung nhan bắt đầu tiều tụy, tóc bắt đầu rụng;
Khi lục thất, tam dương mạch bắt đầu suy yếu, sắc mặt hốc hác, tóc trắng rồi;
Khi thất thất, nhâm mạch hư, thái xung mạch suy giảm, tiến nhập thời kỳ mãn kinh.
Từ chu kỳ sinh mệnh này có thể thấy, nữ giới khi 28 tuổi về phương diện sinh lý đạt đến trạng thái tốt nhất, cơ thể khỏe mạnh nhất. Sau 28 tuổi thì bắt đầu xuống dốc, đặc biệt là đến 35 tuổi, lão hóa biểu hiện ra rõ rệt trên khuôn mặt. Do đó, bắt đầu từ 28 tuổi, nữ giới nên chú ý giữ gìn rồi.
Trung y cho rằng, nữ giới dưỡng sinh cần chú trọng dưỡng huyết, hoạt huyết, do đó có thể ăn nhiều các thứ như đại táo, a giao, chú ý ăn uống dinh dưỡng điều độ.
Định luật sinh mệnh của nam giới
Human
Nam giới là một chu kỳ 8 năm, 8 tuổi, 16 tuổi, 24 tuổi, 32 tuổi, 40 tuổi, 48 tuổi, 56 tuổi, 64 tuổi, là các mốc tuổi sinh trưởng biến hóa của nam giới.
Theo Nội Kinh giải thích, nam giới khi lên 8, thận khí bắt đầu sung túc, tóc rậm, răng thay;
Khi nhị bát,thận khí thịnh, thiên quí (nam – tinh dịch, nữ – kinh nguyệt) đến, có khả năng sinh sản;
Khi tam bát, thận khí bình hòa, cân bằng, chiều cao cơ thể cũng đạt tới cực hạn;
Khi tứ bát, gân cốt mạnh, cơ bắp săn chắc, sức sống đạt đến cực điểm;
Khi ngũ bát, thận khí bắt đầu suy giảm, tóc rụng;
Khi lục bát, khí tam dương kinh của vùng đầu mặt suy yếu, sắc mặt tàn tạ, ,tóc chuyển hoa râm;
Khi thất bát, can khí suy yếu, cân mạch chậm chạp, đi đứng không nhanh nhẹn, tinh khí không đầy đủ;
Khi bát bát, răng, tóc đều rụng, không còn khả năng sinh sản nữa.
Có thể thấy, nam giới cơ thể khỏe mạnh nhất là tuổi 32, sau 40 tuổi thì phải chú ý dưỡng sinh rồi. Đặc biệt phải chú trọng bổ thận dưỡng dương. Đã hiểu được đạo lý nữ thất nam bát, thì chúng ta đã hiểu rõ định luật của sinh mệnh, thì có thể tùy cơ ứng biến.
Ấy vậy nhưng thực tế ngày nay xuất hiện nhiều điều không còn theo quy luật nữa, ví như trẻ dậy thì sớm thậm chí là siêu sớm, 2-3 tuổi cũng có, cha mẹ phải tính đến việc tiêm hormone để hãm lại. Rất nhiều người tóc nhuốm bạc dù tuổi chưa quá 35. Vấn đề do đâu?
Một số chuyên gia cho rằng, đồ ăn thức uống và lối sống cực kỳ quan trọng để cơ thể đi theo đúng chu kỳ sinh lý. Thực phẩm ngày nay chứa nhiều dư lượng hóa chất có khả năng là rối loạn hoạt động của tuyến nội tiết, đảo lộn các chu kỳ sinh lý, đặc biệt là các loại hormone hoặc giả hormone được xử lý trên cây trồng vật nuôi để kích thích sản lượng thực phẩm, đến khi vào cơ thể người vẫn tiếp tục phản ứng. Một số chất ô nhiễm có tác dụng giống hormone như bis-phenol A… đều ảnh hưởng đến chu kỳ sinh lý. Thêm vào đó là thói quen sinh hoạt, đêm ngày đảo lộn, ngủ muộn dậy muộn, làm việc nhiều với sóng điện từ, xa rời môi trường tự nhiên… khiến cho chu kỳ sinh lý dần lệch lạc, lâu dần còn xuất hiện bệnh trên cơ thể.
Liên Hoa
Xem thêm:

Hoa Kỳ hợp tác dầu khí với Việt Nam trong khu vực ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây, doanh nghiệp hai nước đã ký nhiều hợp đồng kinh tế trị giá hàng chục tỷ USD trong nhiều lĩnh vực, nhưng không đề cập tới hợp tác về dầu khí. Thực tế là, Tập đoàn đầu khí Mỹ Exxon Mobil và PetroVietnam đã ký kết thỏa thuận liên doanh để phát triển dự án phát điện chạy bằng khí đốt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, trị giá tới 10 tỷ USD từ đầu tháng 1/2017, trước khi Tổng thống Donald Trump chính thức nhậm chức tại Washington.

Dự án liên doanh nêu trên được biết đến với tên gọi “Blue Whale” (Cá Voi Xanh) được phía Exxon Mobil và PetroVietnam ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng John Kerry, nhưng công đầu trong việc xúc tiến dự án này thuộc về Ngoại trưởng  Hoa Kỳ đương nhiệm Rex Tillerson. Ông Tillerson là Giám đốc điều hành của Exxon Mobil trước khi được ông Trump bổ nhiệm giữ cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ.

Exxon Mobil đang hợp tác chặt chẽ với PetroVietnam để khai thác tài nguyên trên biển Đông
Dự án này dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2023 và được xây dựng trên mỏ khí tự nhiên mà Việt Nam gọi là Cá Voi Xanh nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông, cách trung tâm tỉnh Quảng Nam 88 km. Mỏ khí tự nhiên này ước tính có trữ lượng khoảng 150 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, gấp ba lần so với dự án khí đốt lớn nhất hiện nay của Việt Nam, liên doanh với Gazprom của Nga ở mỏ Côn Sơn.

Exxon Mobil sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đường ống dẫn khí dài 88 km từ mỏ Cá Voi Xanh vào đất liền, trong khi Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEC) Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy xử lý khí đốt và bốn nhà máy điện với tổng công suất là 3 gigawatts. Giai đoạn mở rộng theo kế hoạch sẽ tạo ra đủ khí cho 5.750 megawatts điện và sản xuất hóa dầu. PetroVietnam ước tính dự án sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước Việt Nam khoảng 20 tỷ USD trong thời gian chưa được xác định.

Dự án của ExxonMobil tại Việt Nam được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của ông Rex Tillerson, khi đó vẫn đang là CEO của Tập đoàn dầu khí hàng đầu nước Mỹ và đang chuẩn bị được Thượng viện Mỹ phê duyệt giữ chức Ngoại trưởng theo đề nghị của Tổng thống Trump. Hai ngày trước khi ông John Kerry gặp lãnh đạo Việt Nam, ông Tillerson đã phát biểu trong một cuộc điều trần tại Thượng viện rằng chính quyền Trump sẽ gửi tới Bắc Kinh một “tín hiệu rõ ràng” và “chặn” việc Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà họ đã xây dựng trong vùng biển tranh chấp.

Mặc dù  khu vực Exxon Mobil cùng PetroVietnam khai thác khí đốt nằm  trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), nhưng mỏ Cá Voi Xanh này cũng nằm trong khu vực mà phía Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên bản đồ 9 đoạn với việc kiểm soát tới 90% biển Đông. Trong năm 2011, Trung Quốc đã cảnh báo Exxon Mobil một cách gián tiếp ngay sau khi công ty này công bố thăm dò được một trữ lượng lớn khí đốt ở Lô 118, nằm trong khu dự án Cá Voi Xanh. Chính quyền Bắc Kinh nói rằng các công ty nước ngoài không được thăm dò ở khu vực tranh chấp. Exxon Mobil vẫn kiên trì cùng đối tác Việt Nam bám trụ tại đây,  trong khi các công ty năng lượng đa quốc gia khác dường như bị áp lực của Trung Quốc nên phần nhiều đã từ bỏ hoạt động hợp tác thăm dò dầu khí cùng Việt Nam trên biển Đông.

Trung Quốc cũng đã thăm dò trong cùng một khu vực như Việt Nam. Vào giữa năm 2014, Công ty dầu mỏ ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đặt giàn khoan thăm dò HD-981  ở khu vực tranh chấp, gây ra  các cuộc đụng độ trên biển và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam và nhiều sự vụ liên quan khác.

Theo Reuters, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin và CEO Exxon Mobil Rex Tillerson đã có cuộc gặp tại Bắc Kinh vào 14/5/2014. Hai nhà điều hành thảo luận về “hợp tác hơn nữa” giữa hai công ty mà không đưa ra các chi tiết cụ thể.  Sau những cuộc đàm phán kín đó, cả hai bên đều tuyên bố không triển khai bất kỳ kế hoạch sản xuất nào trong khu vực cho đến khi thỏa thuận giữa Exxon Mobil-PetroVietnam được công bố vào tháng 1/2017 vừa qua. Theo thỏa thuận ký với PetroVietnam, Exxon Mobil cũng có quyền thăm dò đối với các Lô khác ở các khu vực lân cận, cũng đang bị tranh chấp.

Chuyên gia về Việt Nam, giáo sư Carlyle Thayer hôm 16/1 đã cho rằng ông Tillerson “đã có kinh nghiệm đối phó với sự đe dọa của phía Trung Quốc đối với việc Exxon Mobil đầu tư vào Việt Nam từ hồi 2007-2008” và vị doanh nhân này “sẽ không chấp nhận sự phản đối của Trung Quốc về thương vụ giữa Exxon Mobil và PetroVietnam”.  Ông Thayer nói rằng giới chức Trung Quốc trước đây đã từng cảnh báo các công ty dầu mỏ phương Tây rằng lợi ích của họ tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu họ hỗ trợ tham vọng thăm dò dầu khí trên biển Đông của Việt Nam.

Reuters cho biết Trung Quốc đã không đưa ra bình luận cụ thể về thỏa thuận Cá Voi Xanh trị giá nhiều tỷ USD giữa Exxon Mobil và PetroVietnam. Tuy vậy, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc khi đó cũng đã có phản hồi về tuyên bố của ông Tillerson về biển Đông. Tờ China Daily trong một bài báo hôm 13/1 nói rằng những lời nhận xét của ông Tillerson là “một sự hèn nhát, ngây ngô, thành kiến và ảo tưởng, không thực tế về chính trị”.  Tờ báo này cũng thêm rằng: “Nếu ông có hành động với họ [Trung Quốc] trong thế giới thực, điều đó sẽ là thảm khốc”.

Thời điểm Exxon Mobil-PetroVietnam công bố liên doanh hợp tác dự án Cá Voi Xanh cũng khá đặc biệt. Trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Hà Nội để phát đi thông tin về sự hợp tác Mỹ – Việt quan trọng này, Tổng bí thư ĐCS Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng lại đang ở Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nơi hai nhà lãnh đạo ký một thông cáo chung về hợp tác và hòa bình.

Theo đánh giá của Reuters, việc Trung Quốc đe dọa các hoạt động thăm dò, khai tác tài nguyên tại biển Đông ngoài mục tiêu địa chính trị, thì cũng do khu vực này có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) ước tính vào năm 2013 rằng biển Đông có 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, bao gồm cả trữ lượng đã được chứng minh và trữ lượng tiềm năng. Ước tính của Trung Quốc đối với vùng biển này còn cao hơn. CNOOC dự kiến tại biển Đông có 125 tỷ thùng dầu và 500 nghìn tỷ feet khối khí đốt.

Theo Giáo sư Thayer nhận định, giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng đang rất cần năng lượng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Hợp tác của Exxon Mobil được cho là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn của giới chức Việt Nam nhằm lồng ghép nền kinh tế ven biển với các nguồn tài nguyên tự nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế.

Tân Bình



(Trí Thức)

Tướng Trung Quốc ‘bất ngờ rời Việt Nam’?; Bộ Quốc phòng TQ nói về lý do hủy giao lưu biên giới Trung – Việt

21/06/2017
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.

Giới quan sát nhận định rằng việc một quan chức quốc phòng Trung Quốc “bất ngờ rời Việt Nam” sau khi có tuyên bố cứng rắn khi tới Hà Nội cho thấy dường như “sóng gió đang nổi lên” trong quan hệ giữa hai nước láng giềng.
Báo chí trong nước đưa tin, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long thăm Việt Nam từ ngày 18 rồi dự kiến cùng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch “đồng chủ trì các hoạt động giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6”. Tuy nhiên, theo giới quan sát, ông Phạm “đã cắt ngắn chuyến thăm và rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6”.
VOA Việt Ngữ đã tìm hiểu trên báo chí Việt Nam thì thấy rằng trong ngày 18/6, quan chức quốc phòng Trung Quốc này có một loạt các cuộc gặp cấp cao với ba quan chức trong “tứ trụ” của Việt Nam gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phạm cũng hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân lịch. Sau đó, truyền thông trong nước không thấy đăng tải về hoạt động tiếp theo của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc theo như dự kiến.
Một thông báo ngắn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết rằng Bộ này đã hủy sự kiện dự kiến diễn ra trên biên giới "vì các lý do liên quan tới sắp xếp lịch làm việc".
Quan chức hai nước gặp mặt khi xảy ra vụ giàn khoan 981 năm 2014.
Quan chức hai nước gặp mặt khi xảy ra vụ giàn khoan 981 năm 2014.
​Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore gọi việc ông Phạm rời Việt Nam sớm là “quyết định bất ngờ”, và rằng đó có thể là “chỉ dấu cho thấy sóng gió dường như đang tích tụ trong quan hệ Việt – Trung”.
Nhà nghiên cứu này cho rằng “từ sau khủng hoảng giàn khoan năm 2014, quan hệ Việt – Trung đã có những bước cải thiện đáng kể”, và Hà Nội “cũng tăng cường quan hệ với các đối thủ chiến lược của nước này, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản”.
“Quan trọng hơn, các sáng kiến hợp tác quốc phòng chi tiết giữa Việt Nam và hai cường quốc cũng đã được nêu bật trong các tuyên bố chung của hai chuyến thăm. Các tuyên bố này cũng nhấn mạnh lập trường chung của Việt Nam với hai cường quốc về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, Washington và Tokyo cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tàu Cảnh sát Biển và xuồng tuần tra nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải”, tiến sĩ Hiệp viết trên trang ISEAS.
Nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế này cho rằng những diễn tiến trên “chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu” và “có thể đóng một vai trò nào đó” trong vụ về nước sớm của tướng Phạm.
Tiến sĩ Hiệp cho rằng việc Việt Nam củng cố quan hệ với Nhật và Mỹ “chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu”.
Tiến sĩ Hiệp cho rằng việc Việt Nam củng cố quan hệ với Nhật và Mỹ “chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu”.
​“Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương. Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới”, tiến sĩ Hiệp nhận định.
Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương. Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới.
Trong bài tường thuật về chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tân Hoa Xã nêu một chi tiết đáng chú ý, đó là việc ông Phạm tuyên bố trong cuộc gặp cấp cao với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng “Nam Hải [Biển Đông] là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”. Đây là lần đầu tiên truyền thông đưa tin về tuyên bố như vậy của quan chức Trung Quốc với Việt Nam.
Hôm 21/6, VOA Việt Ngữ đã gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỏi xem có đúng là ông Phạm tuyên bố như vậy với ông Lịch hay không, và nếu đúng, thì phản ứng của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ra sao, nhưng tới tối cùng ngày vẫn chưa nhận được hồi đáp.
Hồi năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố như vậy khi trả lời tờ the Wall Street Journal. Đáp lại, trả lời VOA tiếng Việt, Chủ tịch Việt Nam khi ấy, ông Trương Tấn Sang, nói rằng rằng Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang năm 2015 từng đáp trả tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Binh khi tới Mỹ.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang năm 2015 từng đáp trả tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Binh khi tới Mỹ.
Nguyên thủ Việt Nam nói tiếp: “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt".
Ông Sang nói thêm: "Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.
đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Việt Nam cần phải ve vãn các nước khác ngoài khu vực nhằm khống chế Trung Quốc ở Biển Đông và bảo vệ các quyền lợi của mình.
Đúng ngày ông Phạm Trường Long hội đàm với các quan chức hàng đầu của Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo có tư tưởng dân tộc của Trung Quốc đăng một bài xã luận trong đó nhắc tới chuyến thăm Mỹ và Nhật của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Bài báo có đoạn: “Các chuyến thăm liên tiếp tới Mỹ và Nhật Bản cho thấy sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực”.
Hoàn cầu Thời báo viết tiếp rằng “đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Việt Nam cần phải ve vãn các nước khác ngoài khu vực nhằm khống chế Trung Quốc ở Biển Đông và bảo vệ các quyền lợi của mình”.
Giàn khoan 981 sẽ lại gây sóng gió trong quan hệ Việt - Trung?
Giàn khoan 981 sẽ lại gây sóng gió trong quan hệ Việt - Trung?
Bài bình luận có đoạn viết tiếp: “Tuy nhiên, cần phải chỉ ra rằng các chuyến thăm chính thức của ông Phúc sẽ không thay đổi các thực tế chính trị vì đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc với các chuyến thăm của tổng bí thư, chủ tịch và thủ tướng [Việt Nam]”.
... cần phải chỉ ra rằng các chuyến thăm chính thức của ông Phúc sẽ không thay đổi các thực tế chính trị vì đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc với các chuyến thăm của tổng bí thư, chủ tịch và thủ tướng [Việt Nam].
Trong một diễn biến liên quan khác, hôm 20/6, báo Thanh Niên của Việt Nam đã rút một bản tin ngắn, trong đó nói rằng giàn khoan của Trung Quốc “đang hoạt động phi pháp” tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định, nhưng không đính chính việc gỡ bỏ bài viết này.
Cục hải sự Trung Quốc hôm 16/6 thông báo rằng giàn khoan mà Việt Nam gọi là Hải dương 981 “sẽ hoạt động ngay gần cửa vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng, từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 năm nay”.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Vay đến 9,7 tỉ USD, EVN trở thành quán quân nợ ( chắc vay TQ?)

21/06/2017 16:46 GMT+7

TTO - Giữ vị trí quán quân vay nợ với 9,7 tỉ USD Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại tiếp tục than chi phí đầu vào tăng khi được yêu cầu tăng hiệu quả đầu tư, giảm chi phí.
Vay đến 9,7 tỉ USD, EVN trở thành quán quân nợ 
Tổ công tác Chính phủ làm việc với Tập đoàn Điện lực VN chiều ngày 21-6 - Ảnh: N.AN
Việc tăng giá bán than của TKV cho sản xuất điện là một trong các nguyên nhân khiến tổng chi chi sản xuất kinh doanh tăng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng thêm 7.230 tỷ đồng so với kế hoạch.
Thông tin được ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc EVN, đưa ra tại buổi làm việc của Tổ công tác của Chính phủ kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho EVN diễn ra chiều ngày 21-6.
Quán quân vay nợ với 9,7 tỉ USD
Rất nhiều vấn đề từ bảo đảm cung ứng điện, thúc đẩy đầu tư các dự án một cách hiệu quả đến quá trình tái cơ cấu EVN được ông Nguyễn Cao Lục, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ phó Tổ công tác của Chính phủ, chủ trì hội nghị nêu ra. 
Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất đến năm 2015, EVN giữ “quán quân” về nợ vay so với các tập đoàn, tổng công ty khác, đặc biệt khi phần lớn nợ của EVN là do Chính phủ bảo lãnh.

Cụ thể, trong năm 2015, tập đoàn này vay thêm 2 tỷ USD, nâng tổng mức bảo lãnh nợ vay của Chính phủ lên con số 9,7 tỉ USD.
Nhắc đến con số này, ông Lục truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu EVN phải giảm chi phí gián tiếp, trực tiếp để tăng hiệu quả đầu tư, giảm chi phí.
Theo đó, ông Lục yêu cầu EVN đưa ra các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 11,5%, đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, trong đó cần giải pháp về nguồn cung điện, không để ảnh hưởng tới lạm phát.
“Thủ tướng yêu cầu, hiện nay một số trường hợp quá tải lưới điện cục bộ ở địa phương gây mất an toàn hệ thống. Có đến 12.632 cuộc gọi trong 4 ngày nóng vừa qua liên quan tới sự cố. Vậy EVN có kế hoạch gì để đảm bảo cung ứng điện, không để tái diễn tình trạng này?”, ông Lục nói.
Về đầu tư dự án, hiện nay một số dự án trong quy hoạch điện VII đang chậm tiến độ do gặp khó khăn trong thu xếp vốn.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu EVN phải có các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, để ra kế hoạch nhằm đảm bảo cung ứng điện cho nền kinh tế. Cụ thể, EVN phải có giải pháp để thúc đẩy phát triển nguồn, lưới điện để đảm bảo tăng trưởng, đồng thời báo cáo kết quả tái cơ cấu của EVN. 
EVN: Giá than tăng, chi phí đội thêm hơn 7.000 tỉ đồng
Báo cáo về tình hình hoạt động, ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc EVN cho biết 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 95,7 tỷ kWh, tăng 7,9% cùng kỳ năm trước.
Theo ông An, tháng 6 vừa qua cả nước trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, tập đoàn đã cung ứng đủ điện dù rất khó khăn, đặc biệt là khu vực miền Bắc.
Để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện và thị trường điện đáp ứng nhu cầu điện cả nước. EVN đảm bảo cung cấp điện nếu nhu cầu tăng 11,5% và chuẩn bị sẵn sàng cho phương án cao hơn. Tuy nhiên, tập đoàn cho rằng tốc độ tăng trưởng điện phụ thuộc vào nhu cầu của phụ tải.
Đối với hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn, EVN đang đẩy mạnh đặc biệt là cổ phần hoá các tổng công ty phát điện.
Cụ thể, tại Tổng công ty phát điện 3 (Genco 3), ông An cho biết kiểm toán Nhà nước đang thực hiện thẩm định kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tư vấn, dự kiến hoàn thành trong tháng 6-2017. Đối với Tổng công ty phát điện 1, đã lựa chọn được đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN hiện nay, ông An cho rằng đang chịu nhiều áp lực của các yếu tố đầu vào.
Ông An cho biết việc tăng giá bán than trong nước cho sản xuất điện và cập nhật thong số đầu vào (giá than nhập khẩu, giá dầu, khí, tỷ giá…) so với các thông số đã tính toán kế hoạch đầu năm, tổng chi chi sản xuất kinh doanh tăng thêm 7.230 tỷ đồng.
Nhằm triệt để tiết kiệm nhằm giảm chi phí trong sản xuất, kinh doanh, ông An cho biết EVN sẽ phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống 7,47%, giảm thêm 0,13% so với kế hoạch, sẽ giảm chi phí mua điện khoảng 363 tỷ đồng.
Ngoài ra, do tình hình thủy văn tốt nên kế hoạch huy động 1,9 tỉ kWh điện chạy dầu chưa phải tính đến, nên chi phí mua điện của tập đoàn giảm 2.170 tỷ đồng.
Đầu năm 2017, tập đoàn giao kế hoạch cho các đơn vị thực hiện tiết kiệm 5% chi phí, tương đương 844 tỷ.
Tuy nhiên, thực hiện kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, EVN đã yêu cầu các đơn vị tăng tỷ lệ tiết kiệm chi phí lên 7,5%, tổng cộng tiết kiệm 1.266 tỷ đồng, tăng 422 tỷ so với kế hoạch đầu năm 2017.
Với động thái cắt giảm 12% chi phí hội nghị, tiếp khách, khánh tiết, kinh phí nghiên cứu khảo sát nước ngoài… EVN đã tiết kiệm thêm được 35 tỷ đồng.
Tổng cộng, các giải pháp cắt giảm chi phí của EVN đã tiết kiệm cho mình dự kiến được 2.990 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm.
Ông Lục nhắc đến công tác vận hành nhiệt điện, thủy điện vừa qua để xảy ra một số sự cố như công trình sông Bung 2, học sinh Phú Yên đuối nước ở sông Ba Hạ do nhà máy xả lũ, sự cố nổ nhiệt điện Phả Lại 6-6-2017.
"Không được để xả lũ làm ngâp hạ du, không thể để xảy ra xong rồi trả lời “xả đúng quy trình”. Vậy quy trình đó sai gì? EVN có giải pháp gì vận hành an toàn không để tái diễn sự cố?", ông Lục truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
NGỌC AN