Khoảng 23h ngày 22/6, nhà kho ở cảng Sài Gòn (quận 4) bốc cháy dữ dội, cột khói bốc lên cao hàng trăm mét khiến cả một khu vực rộng lớn rực sáng.
Khoảng 23h khuya 22/6, một vụ cháy lớn xảy ra trong nhà kho ở cảng Sài Gòn, khu vực giao lộ Hoàng Diệu – Nguyễn Tất Thành (quận 4, TP.HCM). Vụ cháy lan tỏa rộng, cột khói bốc lên cao hàng trăm mét khiến cả một khu vực rộng lớn rực sáng.
Đến 1h50 ngày 23/6, ngọn lửa vẫn đang bùng cháy dữ dội. Trước đó, vài tiếng nổ vừa phát ra từ trong đám cháy khiến nhiều người giật mình.
Hàng chục xe cứu hỏa và hàng trăm nhân viên PCCC ở các quận 1, 4, 6, 7, 8, Nhà Bè đã được điều động đến hiện trường.
Khu vực xảy ra hỏa hoạn được xác định là nhà kho chứa hóa chất, nguyên liệu. Các nhà kho này nằm liên kề và thông với nhau nên khi xảy ra hỏa hoạn, ngọn lửa lan nhanh.
Lực lượng cứu hỏa đã nổ lực tiếp cận bên trong nhà kho và dập tắt đám cháy. Nhiều lính cứu hỏa bị ngạt khói khi tham gia chữa cháy.
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM, cho hay lực lượng chữa cháy đã phát hiện được nguồn lửa và đang chống cháy lan. Các lối vào hiện trường vụ cháy đã được phong tỏa.
Sau hơn 3 giờ, vụ cháy đã được khống chế. 4 nhà kho có diện tích khoảng 5.000 m2 bị thiêu rụi. Các vật dụng bị cháy chủ yếu là vật liệu xây dựng, tường thạch cao, tấm bạt, quạt…
Điều tra ban đầu xác định nơi phát sinh cháy là ở kho số 1, sau đó lan sang các kho khác (hệ thống này gồm 5 kho) thuộc kho Bến Súc thuộc Công Ty Cổ phần kho vận miền Nam.
Hiện nguyên nhân vụ cháy hiện vẫn chưa xác định. Các hộ dân sống chung quanh đám cháy di tản tài sản vì sợ vụ hỏa hoạn lan rộng.
Đến khoảng 3 giờ ngày 23.6, Cảnh sát PCCC TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị liên quan vẫn tiếp tục triển khai công tác cứu hộ, không để đám cháy ở kho hàng nằm trong khu vực cảng Sài Gòn (Q.4, TP.HCM) bùng phát trở lại.
Lửa bùng phát và lan nhanh uy hiếp hàng chục hộ dân xung quanhẢNH: ĐỨC TIẾN
Trao đổi với Thanh Niên, đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM cho biết, đơn vị này nhận tin cháy lúc 22 giờ 35 ngày 22.6 và nhanh chóng triển khai lực lượng đến hiện trường.
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM, trực tiếp chỉ đạo tại hiện trườngẢNH: ĐỨC TIẾN
Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc nên Cảnh sát PCCC TP.HCM đã điều động 29 xe, 1 tàu chữa cháy, 2 ca nô, 10 máy bơm chữa cháy cùng 180 cán bộ chiến sĩ, và gần 200 người thuộc các đơn vị liên quan hỗ trợ chữa cháy.
Đến khoảng 1 giờ ngày 23.6, Cảnh sát khống chế được ngọn lửa, không để cháy lanẢNH: ĐỨC TIẾN
Ngày 23/6, đại tá Vũ Viết Thoại, trưởng Công an TP Yên Bái (Yên Bái) cho biết đã bắt giữ đối tượng Lê Duy Phong (SN 1985, ở Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, thường trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) để điều tra hành vi chiếm đoạt tài sản.
Lê Duy Phong bị bắt cùng tang vật.
Cụ thể, ngày 22/6, Lê Duy Phong đi ô tô mang BKS 30E – 35481 tới một nhà hàng ở tổ 66, phường Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái). Tại đây, anh Phong đã có hành vi nhận tiền của 1 doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Yên Bái.
Nhà hàng nơi xảy ra sự việc.
Tới khoảng 12h45 cùng ngày, khi hai bên đang giao dịch, tiền được để trên mặt bàn thì bị Cơ quan CSĐT Công an TP Yên Bái bắt quả tang. Được biết Lê Duy Phong là Trưởng Ban Bạn đọc của Báo Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn) và đã được cấp thẻ nhà báo. Khi bị bắt, anh này đang đi cùng 1 cô gái là sinh viên 1 trường đại học tại Hà Nội.Hiện cơ quan công an đang hoàn tất các thủ tục tố tụng ban đầu và tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc.
Làng Kim Đôi của Bắc Ninh từng được phong là Làng tiến sĩ, bởi nơi đây xuất sinh ra rất nhiều anh tài. Thế nhưng, quan lộ của dòng họ nổi tiếng nhất ở đây bỗng dưng chấm dứt, nhiều người cho rằng đó là do long mạch của làng đã bị phá hủy.
Ngôi mộ tổ họ Nguyễn làng Kim Đôi bên cạnh con mương thoát nước. (Ảnh: ĐSPL)
Chuyện long mạch của làng bị phá, hay chỉ là giai thoại
Làng tiến sĩ Kim Đôi từ trước tới nay có hai dòng họ rất phát về đường khoa cử là họ Nguyễn và họ Phạm. Dòng họ Nguyễn nối nhau làm quan trong triều được 13 đời, kể từ đó không còn ai đỗ đạt cao và làm quan to nữa. Họ Phạm cũng gặp phải trường hợp gần giống như vậy. Người dân ở đây vẫn lưu truyền câu chuyện về làng bị cắt đứt long mạch nên vượng khí bị mất.
Tương truyền rằng ở làng Gội (nay thuộc xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) trước kia có một người từng đỗ tiến sĩ và được gọi với tên là Trạng Gội. Trạng Gội khi vinh quy về làng có tổ chức một lễ mừng tạ trời đất, tổ tiên và có mời các vị cao đạo của dòng họ Nguyễn đến dự.
Để cho mối quan hệ giữa hai dòng họ thêm bền chặt, các cụ nhà họ Nguyễn đã đúc một con chạch bằng vàng làm quà biếu. Nhưng không hiểu sao Trạng Gội khi đó đã hiểu rằng, món quà là sự khích bác, khinh miệt.
Khi họ Nguyễn có người đỗ đạt liền sai người sang mời Trạng Gội tới chia vui. Trạng Gội không quên hiềm khích khi xưa liền đúc một quả cau xanh bằng vàng đem sang tặng. Họ Nguyễn cho rằng như thế là không phải và từ đó mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Hai dòng họ bắt đầu có lời qua, tiếng lại với nhau và mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.
Đến bây giờ, các nghiên cứu nhà sử học, người cao tuổi nhiều đời của làng Kim Đôi vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân tại sao long mạch của làng bị triệt. Người thì cho rằng từ khi vua ban cho tám chữ vàng là “Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều” trong triều vốn đầy thị phi đã xuất hiện nhiều đố kị, ganh ghét.
Người lại cho rằng do mâu thuẫn giữa Trạng Gội với làng. Cũng vì ngầm ý muốn triệt long mạch đất Dủi Quan (tên tục làng Kim Đôi) mà Trạng Gội đã lấy việc công để làm việc tư, dâng tấu biểu đề nghị nhà vua cho xẻ thân đê làm cống đúng ở vị trí long mạch của làng với lý do tiêu thoát lũ ra sông Cầu.
Biết được thâm ý, nhưng vì theo lệnh quan trên, người làng Dủi đành ngậm ngùi nhìn long mạch bị đứt. Tương truyền, con mương khi đào lên, ba tháng sau vẫn rỉ nước màu đỏ. Người dân làng Kim Đôi khi đó kháo nhau rằng thứ nước đỏ kia chính là máu của long mạch bị đứt. Cũng từ đó, người Kim Đôi dù có học rộng, hiểu sâu đến mấy cũng khó đỗ đạt cao và không còn được vinh hiển như tổ tiên mình nữa.
Từ đường họ Nguyễn, làng Kim Đôi, nơi thờ 18 vị tiến sỹ. (Ảnh: Danviet)
Ông Nguyễn Văn Bảo, trưởng ban đại diện dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi lại có cách lí giải khác về câu chuyện này. Ông cho biết: “Đứt long mạch vốn là một câu chuyện rất khó xác định bằng khoa học. Nếu xét trên thực tế, khu đất đó là đất son đỏ nên khi nước chảy qua sẽ tạo màu như thế. Hơn nữa, việc này lại xảy ra quá lâu, thế hệ chúng tôi cũng chỉ nghe các cụ truyền lại nên thực hư không rõ thế nào”.
Khi mà nhiều năm không có người đỗ đạt, người dân Kim Đôi bàn nhau lấp con mương để mong có thể “hàn” được long mạch. Nhưng có vẻ chuyện này cũng không đem lại hiệu quả.
Ông Bảo cho biết thêm: “Việc hàn long mạch là chuyện rất khó vì chúng tôi bây giờ cũng không biết hàn kiểu gì vì nó chỉ là dải đất bị cắt ngang mà thôi”.
Thậm chí theo lời kể của ông Bảo thì khu vực được cho là bị triệt long mạch đó bây giờ đã bị san lấp khó có thể nhận ra được. Trước đây nó vốn là một cái cống thoát nước, nhưng nay người ta cho xây dựng một trạm bơm khác và chỗ đó đã được lấp đi. Chuyện hàn long mạch lại càng trở nên khó khăn và thiếu tính khả thi.
Thực hư về một lời “sấm truyền”
Dân gian kể lại rằng, đường khoa cử của người làng Kim Đôi rộng mở, trải mấy trăm năm rồi cũng dần khép lại như lời sấm: “Bạch nhạn sinh mao anh hào tận”, ý rằng nếu bãi cát vùng Bạch nhạn còn sinh sôi thì đường hoạn lộ còn hanh thông. Tuy nhiên bãi cát đã mất, vật đổi sao dời, nên ứng vào lời “sấm truyền” xem ra có ý đáng chiêm nghiệm. Thời gian dâu bể, bãi Bạch nhạn xưa không còn xác định được chính xác địa điểm. Nhưng có điều chắc rằng, bãi cát đó đã dần thành làng mạc và khu dân cư đông đúc.
Chuyện làng Kim Đôi bị phá phong thủy, hầu như ai cũng biết và hậu quả của nó thế nào thì suốt hơn 300 năm qua người dân làng Kim Đôi tự kiểm chứng. Dòng họ Nguyễn kể từ đó không còn người đỗ đạt và làm quan to nữa. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là trong thời hiện đại cần phải có cái nhìn khác.
Theo tâm sự của ông Bảo, ngoài chuyện long mạch làng bị cắt đứt, ngôi “huyệt kết” của dòng họ cũng không còn được nguyên vẹn như xưa. Ngôi mộ này vốn do cụ Nguyễn Lung lừa thầy địa lý Tàu mà lấy được, sau đem táng hài cốt cha mẹ, ông bà tại đó và con cháu về sau nối nhau làm quan. Sau khi cụ mất thì cũng được táng tại đó.
Ngôi huyệt này trước đây vốn nằm sát một con ngòi mà sau này người ta cho đào thành con mương dẫn thoát nước ra sông Cầu. Như vậy theo tâm linh thì ngôi mộ đã bị đào bới và động chạm tới khí mạch. Trong quá trình đào con mương, người ta đã đào được hai tấm bia cổ đặt úp vào nhau dưới đáy ngòi. Tuy nhiên, họ không hề đào được bộ hài cốt nào cả.
Lý giải điều này ông Bảo cho hay: “Trong gia phả có ghi rất rõ là huyệt mộ đều được chôn rất sâu, nằm dưới hẳn con ngòi nên dù đào mương cũng khó có thể tìm thấy được. Từ trước tới nay người ta thường tránh việc động chạm tới mồ mả nhưng do là công trình quốc gia nên chúng tôi đành phải chấp nhận”.
Hiện nay con cháu họ Nguyễn đã có nhiều người là tiến sĩ, thạc sĩ … Hàng năm, dòng họ đều tiến hành tuyên dương, khen thưởng, vinh danh những người đỗ đạt cao để khuyến khích con cháu học hành. Tuy nhiên kì tích của tổ tiên có lẽ khó lòng lặp lại. Và, câu chuyện phá phong thủy như một sự ám ảnh đối với mỗi người.
Trên đây là thông tin được Thượng tướng Lê Chiêm – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng công bố trong buổi làm việc tại TP.HCM sáng ngày 23/6. Buổi làm việc này có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ ngành và UBND TP.HCM.
Thượng tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tại buổi làm việc về tình hình KTXH - an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm của TP.HCM, khi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ định phát biểu, Thượng tướng Lê Chiêm lập tức đề cập đến sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Theo ông đây “là vấn đề nổi cộm”.
“Chấp hành ý kiến của Chính phủ, hiện Bộ Quốc phòng đã ra lệnh dừng tất cả các dự án tại đây. Ngày mai sẽ họp toàn bộ Bộ Quốc phòng để chuẩn bị văn bản báo cáo Thủ tướng. Chúng tôi sẽ chấp hành nghiêm theo quy hoạch của Chính phủ”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng với lãnh đạo TP.HCM rằng: “Các đồng chí yên tâm”.
“Dự án này từ năm 2007 được 8 bộ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cái này là do lịch sử để lại, vấn đề là chúng ta giải quyết như thế nào. Quan điểm của Bộ Quốc phòng là ưu tiên phát triển hàng không dân dụng” – Thượng tướng Chiêm cho hay.
Cũng theo ông hiện quỹ đất quốc phòng tại TP.HCM rất lớn, tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, do đó tới đây Bộ sẽ thanh tra toàn bộ.
“Để xác định chỗ nào cần sử dụng, chỗ nào không cần thì sẵn sàng bàn giao cho TP để phát triển kinh tế” – ông nói và khẳng định “Đây là quan điểm của Thường vụ, Quân ủy Trung ương”.
Cũng tại đây ông còn đề cập đến một chủ trương mới đặc biệt quan trọng mà Bộ Quốc phòng đang xem xét, đó là các đơn vị quân đội sẽ chấm dứt làm kinh tế.
“Quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân. Tất cả các doanh nghiệp quân đội phải cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển ra ngoài hết, còn cái nào là phục vụ quốc phòng chứ không để làm kinh tế” – Thượng tướng Chiêm cho biết.
Nguyễn Cường
Thượng tướng Lê Chiêm: 'Thanh tra toàn bộ đất Quốc phòng ở TP HCM'
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm khẳng định quân đội không làm kinh tế mà phải tập trung xây dựng quân đội tinh nhuệ, hiện đại.
Phát biểu tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TP HCM sáng 23/6, Thượng tướng Lê Chiêm (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) cho biết Bộ đã chấp hành nghiêm, ra lệnh dừng tất cả các hạng mục xây dựng ở sân golf trong Tân Sơn Nhất để kiểm tra. Ngày mai Bộ Quốc phòng sẽ họp và báo cáo kết quả lên Thủ tướng.
Thượng tướng Chiêm nói rằng, dự án sân golf có từ năm 2007, từng được 8 Bộ và Thủ tướng phê duyệt. "Nhưng việc giải toả áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất đang khẩn thiết, quan điểm của Bộ Quốc phòng là ưu tiên phát triển hàng không dân dụng", ông Chiêm khẳng định.
Cũng theo tướng Chiêm, đất quốc phòng tại TP HCM rất lớn, lịch sử để lại cũng có nhiều vấn đề. Sau chỉ thị của Thủ tướng, Bộ sẽ thanh tra tất cả, cần sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng thì giữ lại, phần nào không cần sẽ giao cho thành phố để phát triển kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: H.C.
"Đây là quan điểm thống nhất từ trước đến nay của Quân ủy Trung ương, không có gì phải lăn tăn. Quân đội không làm kinh tế, mà phải tập trung xây dựng quân đội tinh nhuệ, hiện đại. Chúng tôi cương quyết làm đúng chủ trương của Thủ tướng", thượng tướng Chiêm nói.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cũng đề nghị TP HCM thực hiện nghiêm nghị quyết về phát triển kinh tế kết hợp Quốc phòng, vì đây là trung tâm chính trị, địa bàn cực kỳ quan trọng.
Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, quyết tâm làm sân bay quốc tế Long Thành nhưng Tân Sơn Nhất sẽ vẫn tồn tại vì nhu cầu lớn. Đến năm 2025-2027 mới xong sân bay Long Thành, giờ nếu không giải quyết điểm nghẽn ở Tân Sơn Nhất "thì rất gay go".
"Để đảm bảo tính khách quan, chúng ta sẽ thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu, tìm ra phương án tốt nhất cho sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là nguyện vọng của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM và cử tri quận Tân Bình", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Video: Xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất có những gì?
Vấn đề thu hồi sân golf rộng 157 ha để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất ra phía Bắc được đại biểu đoàn TP HCM liên tục đặt ra trong những phiên thảo luận tổ, kỳ họp Quốc hội đầu tháng 6.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó yêu cầu dừng hoạt động xây dựng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf Tân Sơn Nhất; giao Bộ Giao thông chủ trì, thuê tư vấn nước ngoài làm việc độc lập để nghiên cứu, khảo sát theo hướng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với tinh thần khách quan, trung thực nhất về hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đất...; báo cáo kết quả cho Thường trực Chính phủ vào cuối năm nay.
Ngày 18- 6 Thượng tướng Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc đã sang thăm chính thức Việt Nam. Trong chương trình, Phạm Trường Long sẽ tham dự sự kiện Giao lưu Quốc phòng cấp cao biên giới Việt - Trung lần thứ 4 tổ chức tại Lai Châu và Vân Nam vào ngày 20-6. Cuộc giao lưu dự kiến được quân đội hai nước chuẩn bị ròng rã suốt 6 tháng đã đột ngột bị hủy bỏ khi khách, bất ngờ đạp lên mọi quy tắc ngoại giao và sự tôn trọng tối thiểu với chủ nhà, đùng đùng dẫn đoàn về Trung Quốc vào chiều tối 18/6, hủy ngang toàn bộ chuyến thăm và làm việc.
HD 981 đang di chuyển trên biển Đông.
Cùng thời điểm, con quái vật HD – 981 cũng bắt đầu lừ lừ “thả trôi” vào biển Đông vượt qua khu vực chồng lấn Vịnh Bắc Bộ. Đến thời điểm hiện tại (trưa ngày 22-6), giàn khoan HD 981 đã ở vào vị trí chỉ còn cách cách bờ biển Đà Nẵng 207 km, cách trung tuyến ranh giới phân chia Vịnh Bắc bộ 27 km và chưa dừng lại. Nếu cứ tiếp tục tiến thêm một đoạn ngắn trên biển về hướng Tây và Tây Nam, HD 981 sẽ xâm phạm vào vùng thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.
Lẽ tất nhiên mối chúa đi đâu thì cả đoàn mối thợ sẽ kéo theo - hoặc kéo đến trước để chuẩn bị - ở đó. Cách đây một ngày (từ 21-6), Trung Quốc đã kéo 40 tàu hải giám và máy bay Y8 xuống thềm lục địa phía Nam, gần lô dầu khí 136. Đây chính là nơi tàu Bình Minh của Việt Nam bị hai tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp ngày 26-5-2011. Nửa tháng sau, ngày 9-6-2011, tàu Viking II của Việt Nam lại bị tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226 có sư yểm trợ của hai tàu ngư chính, số hiệu 311 và 303 cắt cáp, gây thiệt hại nghiêm trọng. Và từ đây chiến thuật ruợt đuổi, cúp - lê, chặn đầu, va đâm nhằm xua đuổi lẫn nhau giữa tàu hải giám Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Việt Nam đã chính thức bắt đầu.
Bản đồ bãi Từ Chính với tàu hải giám Trung Quốc (chấm màu đỏ) bu đầy. Các chấm xanh là tàu Việt Nam đang lao ra.
Hiện tại, số tàu hải giám này của Trung Quốc đã rải rộng khắp, thọc rất sâu về phía Đông Nam của Biển Đông. Tập trung nhiều nhất là khu vực quanh bãi Tư Chính (Vanguard Bank) thuộc quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 230 hải lý về phía Đông Nam.
Lẽ tất nhiên tàu hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam đã sẵn sàng để ngăn cản và đẩy đuổi nhưng kẻ quấy rối. Một kịch bản căng thẳng như tại Hoàng Sa tháng 5-2014 đang sắp được diễn lại, nhưng không thay diễn viên chính: vẫn là quái vật giàn khoan HD 981.
Tình hình đang nóng lên từng giờ. Không khéo, dăm ba ngày nữa anh em báo chí lại phải vất vả đi thuê điện thoại vệ tinh, tìm tàu và kéo nhau ra biển…
Thật quá mệt mỏi, tốn công, tốn sức với thằng hàng xóm to xác, tham lam và côn đồ vẫn thường được gọi là bạn láng giềng 16 chữ!
Wang Chong, phóng viên đầu tiên của Trung Quốc đã phỏng vấn cựu Tổng thống Barack Obama năm 2004, có bài viết trên blog cá nhân phản ánh về tình trạng trẻ em Trung Quốc được dạy nói dối. Đây cũng là một thực trạng nhức nhối trong học đường của trẻ em người Việt chúng ta.
Theo bài viết của Wang Chong, trong một cuộc khảo sát vài năm trước đây, khi người tham gia được hỏi liệu họ có sẵn sàng chiến đấu cho đất nước mình trong thời chiến tranh hay không? Chỉ có 11% người Nhật trả lời là “có”, trong khi 71% người Trung Quốc nói “có”. Điều này có phải cho thấy người Trung Quốc có lòng yêu nước hơn người Nhật, hay người Trung Quốc không trung thực như người Nhật? Liệu có nhiều người thực sự chiến đấu cho đất nước nếu thật sự có chiến tranh xảy ra?
Ngày 8/4/2010, Viện Nghiên cứu Thanh niên Nhật Bản đã công bố một cuộc khảo sát, được thực hiện với các học sinh trung học phổ thông từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy có đến 45% học sinh trung học Nhật Bản ngủ lơ mơ trong lớp học, cao nhất trong số 4 quốc gia, trong khi tỷ lệ này chỉ là 4,7% cho học sinh Trung Quốc.
Nếu có 50 học sinh trong một lớp học, thì có 22 học sinh Nhật Bản ngủ lơ mơ, trong khi Trung Quốc chỉ có 2 học sinh. Như vậy thật dễ dàng để rút ra kết luận rằng học sinh trung học Trung Quốc thích học tập và đây là cuộc khảo sát phản ánh thái độ tiêu cực của học sinh Nhật đối với việc học tập, trong khi hành vi học tập của sinh viên Trung Quốc dường như là tích cực nhất.
“Tuy nhiên, kết luận này là khác hẳn với thực tế mà tất cả chúng ta, những người Trung Quốc, đều biết,” tác giả viết. “Tất cả những ai đã học hết trung học phổ thông, đều nhớ rất rõ rằng một lớp học chỉ có 2 hoặc 3 học sinh ngủ lơ mơ, là rất hiếm có, cho dù đó là lớp học thông thường hay lớp năng khiếu.”
“Có hai lý do cho tỷ lệ “ngủ gật” cực kỳ thấp này. Một là lấy mẫu khảo sát không khoa học, tức là phần lớn các học sinh tham gia cuộc khảo sát là những học sinh xuất sắc, những người không ngủ gật trong lớp.Hoặc các học sinh viên Trung Quốc đã nói dối trong cuộc khảo sát.”
“Ở Trung Quốc, mỗi học sinh đều có một câu trả lời “chuẩn” (câu trả lời được mong đợi) và một câu trả lời “thành thực” khi trả lời một cuộc khảo sát.“Chăm chú lắng nghe trong lớp học” là câu trả lời chuẩn, và “ngủ chợp mắt” có thể là câu trả lời thành thực.Trẻ em Trung Quốc thường hay chọn câu trả lời chuẩn.Nhưng tại sao trẻ em Nhật lại trả lời thành thực?Nó có liên quan đến các giá trị xã hội và văn hoá, được phản ánh trong môi trường gia đình và hệ thống giáo dục.
Còn tại Việt Nam, kết quả điều tra về hành vi lệch chuẩn ở 532 học sinh của một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội năm 2012 cho kết quả, hành vi nói dối là lỗi mà nhiều học sinh mắc phải nhất, có tới 82,3% số trẻ em được hỏi thừa nhận, trong khi đó, con số này của cuộc điều tra trước đó là 79,5%.
Nói về thực trạng dạy nói dối trong môi trường giáo dục tại Việt Nam, báo chí trong nước đã tốn rất nhiều “bút mực”. Mặc dù trong mỗi lớp học, nhà trường đã “cẩn thận” treo bảng “5 điều bác Hồ dạy”, trong đó có “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Thế nhưng thực tế đau lòng rằng trẻ con lại bị chính thầy cô giáo dạy cho nói dối. Có thể liệt kê một số trường hợp phổ biến như: Nhiều phụ huynh “tá hỏa” khi nghe con kể rằng cô giáo dặn “nếu sao đỏ hỏi có ăn quà vặt không, các con phải trả lời là không”. “Nếu có ai hỏi lớp mình có ai đi học thêm không thì các con phải trả lời là không” mặc dù cô giáo có dạy thêm ở nhà. Không dừng lại ở việc dạy trẻ con nói dối, nhà trường còn dạy luôn cả phụ huynh “nếu bên thanh tra sở có hỏi về tiền đóng góp mua máy chiếu, nhờ quý phụ huynh trả lời là do tự nguyện”. Bên cạnh đó, tiết dự giờ thay vì để đánh giá thực tế khả năng dạy của giáo viên và khả năng tiếp thu của học sinh, lại không giống một lớp học mà giống như một vở diễn thì đúng hơn. Vì trước đó, thầy trò đã cùng nhau diễn tập nhiều lần rồi và dĩ nhiên, tỷ lệ học sinh giơ tay phát biểu vì biết trước câu hỏi là rất nhiều, và hầu hết đều trả lời đúng. Để chạy theo thành tích thi đua các trường đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100%, trước đó nhà trường và giáo viên đã phải đi vận động, thậm chí khủng bố tinh thần khiến học sinh nào yếu kém có khả năng nếu đi thi thì sẽ rớt xin nghỉ học, học lại và chờ năm khác hẳn thi để không ảnh hưởng đến kết quả thi đua và danh tiếng của trường. Đó là còn chưa đề cập đến thực trạng việc dạy và học văn mẫu mà xã hội đã phản ánh quá nhiều. Không ít những bài văn “chết cười” của học sinh được chia sẻ trên mạng xã hội về việc ông em, bà em, bố mẹ em, cô giáo em cho đến con mèo, con heo nhà em này giống hệt nhà em kia vì học theo văn mẫu.
Anh Nguyễn Văn H, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh đã kể trên soha.vn rằng: “Hôm nọ cô giáo của con tôi ra bài tập làm văn tả về ông nội, cháu nó hý hoáy làm. Trái với thực tế sống động trước mắt, cháu bị cô bắt phải tả một người ông “râu tóc bạc phơ, ánh mắt hiền từ”. Mà hiện tại, ông nội của cháu mới hơn 50 tuổi thì sao mà mang được những đặc điểm “khuôn mẫu người già” như cô giáo yêu cầu. Khi tôi bảo, con cứ viết đúng như sự thật con thấy ông thế nào thì viết ra như thế nhưng cháu lại nói cô giáo bảo phải viết giống văn mẫu. Tôi khuyên thế nào cháu cũng không chịu, vậy là ngoài chuyện chỉnh sửa câu cú, đoạn văn sao cho đúng ngữ pháp, đúng chính tả thì tôi không thiết tha đọc bài văn ấy”.
Trẻ em Trung Quốc cũng gặp phải trường hợp tương tự. Wang Chong kể: “Tuần báo Phương nam (Southern Weekly) của Trung Quốc đã từng xuất bản một bài viết có tiêu đề “Bài luận nói dối”, phản ánh cách mà học sinh Trung Quốc lần đầu được dạy nói dối khi viết bài luận văn.Bài viết trích dẫn lời của một giáo viên, nói rằng: “Tôi đã cho học sinh một bài tập để viết một bài luận văn có tựa đề “Cô giáo trong trái tim tôi”.Tất cả học sinh đều viết về một cô giáo tên là Ye.Họ liệt kê những chiến công anh hùng của cô giáo, thậm chí còn vượt trội hơn Khổng Tử.Tôi là đồng nghiệp của cô giáo Ye trong nhiều năm, sao tôi không bao giờ nghe nói về điều này?Các bài luận văn của họ ngày càng trở nên thái quá hơn, và tràn ngập những điều dối trá năm này qua năm khác, từ việc cô giáo bị ung thư cho đến việc cha mẹ cô qua đời “. “
Tại Việt Nam, rất nhiều học sinh khi được hỏi tỏ ra ngán ngẩm vì phải khen các tác phẩm có tính tuyên truyền trong sách giáo khoa, mặc dù các em không thực sự cảm thấy hay. Vậy nên cách tốt nhất là cứ theo văn mẫu khen thế nào thì chép ra thế nấy để lấy điểm. Trước đây có nhận xét của em Phi Thanh về đề thi “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc” đã được báo chí trong và ngoài nước đăng tải khá nhiều:
“Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học bao giờ cũng có ý kiến trái ngược khen–chê, hay-dở nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được “mới”? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.”
Giáo dục Đức hoàn toàn khác với giáo dục Việt Nam. Ở Đức, trẻ em có quyền nói tất cả những gì mà chúng nghĩ và không bị phê phán, chỉ trích. Chúng chỉ được dạy dỗ để làm một người lịch sự, có giáo dục, nhưng không ai bắt chúng phải lễ độ theo kiểu nói những gì thầy cô muốn được nghe.
Tại Mỹ, sinh viên không quay cóp bài, nếu không biết thì họ để giấy trắng. Nước Mỹ cũng có những phần tử lừa đảo và trái pháp luật đủ loại, nhưng nói chung, nước Mỹ là một đất nước rất coi trọng danh dự. Mọi người hầu hết tin tưởng lẫn nhau và cả xã hội được xây dựng trên cơ sở tín nhiệm, bởi vì trong con mắt của người dân Mỹ thì những hành vi lừa đảo, nói dối còn xấu xa và tồi tệ hơn cả trộm cắp. Bởi vì trộm cắp có thể là hành vi nhất thời nhưng lừa gạt, nói dối là bộc lộ rõ bản tính của một người. Một người một khi đã đánh mất lòng tin ở người khác thì sẽ rất khó khăn để xây dựng lại danh dự của mình.
Còn phụ huynh Nhật Bản thường rất coi trọng việc nuôi dưỡng tính trung thực của trẻ. Nếu một đứa trẻ 3 hoặc 4 tuổi vô tình làm vỡ một lọ hoa ở nhà, nó sẽ được khen ngợi nếu nói sự thật, thay vì bị trừng phạt. Nếu nó không nói sự thật, và đổ lỗi cho người khác, nó có thể bị trừng phạt nặng, và thậm chí buộc phải sử dụng tiền túi của mình để bù lại. Một hệ thống khen thưởng và trừng phạt rõ ràng giúp thiết lập sự lương thiện ngay từ khi còn nhỏ. Nếu một đứa trẻ Nhật nói rằng nó muốn trở thành một người làm bánh khi lớn lên, người lớn sẽ lắng nghe và gật đầu đồng ý. Trẻ em Việt Nam và Trung Quốc thường có khát vọng thiếu thực tế vì nếu không thì chúng sẽ bị người lớn chỉ trích. Theo thời gian, các câu trả lời “chuẩn” trở nên cắm rễ sâu vào tâm trí của trẻ. Ở Nhật, giáo dục về tính chính trực được thực hiện trong suốt cả cuộc đời. Ở nhà, bố mẹ bảo con mình không nói dối. Ở trường, trẻ em cũng học cách trung thực. Trong công việc, tính chính trực gần như được coi là một triết lý kinh doanh toàn cầu.
Wang Chong từng tham gia một cuộc hội thảo trao đổi giáo dục Trung-Nhật. Anh kể: “Nhà tổ chức yêu cầu cả hai bên liệt kê những thiếu sót của hệ thống giáo dục của mình. Các đại biểu Trung Quốc thảo luận về những vấn đề nào sẽ được đưa ra. Một số người đề cập đến bạo lực ở trường, sự thiếu tôn trọng giáo viên, v.v.. nhưng ngay lập tức bị bác bỏ vì hình ảnh của Trung Quốc trong các cuộc trao đổi quốc tế phải được bảo vệ, và mọi người không nên nói sự thật.”
Thực tế nói dối đã trở thành căn bệnh trầm kha của xã hội Trung Quốc lẫn Việt Nam. “Vì người ta đồng lòng nói dối, rủ nhau nói dối. Một cá nhân nói dối thì lương tâm còn nhúc nhích nhưng cả tập thể nói dối thì lại là sự đoàn kết nhất trí cao. Mọi giá trị bị đảo lộn, mọi khái niệm đều bị đánh tráo. Chúng ta không còn niềm tin vào bất cứ điều gì, bất cứ ai, kể cả chính bản thân mình. Trong một xã hội dối trá, người nói thật sẽ bị coi là kẻ phản bội.” Tuy nhiên những lời nói dối không trở thành sự thật ngay cả khi lặp đi lặp lại một nghìn lần. Tốt hơn là đừng nói dối hoặc chí ít thì nói dối ít hơn, ngay cả khi chúng có vẻ vô hại.
Duy Minh (T/H)
Nghịch lý Việt Nam bán than rồi lại nhập than càng nhiều
(Thị trường) - Trong khi TKV bị yêu cầu xử lý 9 triệu tấn than tồn kho thì theo Bộ Công thương, Việt Nam phải nhập than ngày càng nhiều.
Tại hội nghị cấp cao ra mắt Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam và Đối thoại chính sách ngày 21/6, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, từ một nước xuất khẩu than hàng đầu, nhưng đến nay Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này.
“Ban đầu nhập khẩu từ 5-7 triệu tấn than, nhưng sẽ tiếp tục tăng lên khoảng vài ba chục triệu tấn và nhiều hơn nữa trong những thập kỷ tới.
Đó là một thực tế vì sự hạn hẹp và sự giới hạn của nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có than đá”, Infonet dẫn lời Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết.
Việt Nam ngày càng phải nhập khẩu than nhiều
Đây là một nghịch lý bởi Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang bị tồn kho lượng than thương phẩm lên tới 9,3 triệu tấn.
Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ đã truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng về việc TKV phải quan tâm xử lý giải quyết sản phẩm tồn đọng bởi đây là trở ngại lớn nhất cho tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của TKV.
Vì thế, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu các giải pháp, đề xuất các cơ chế, chính sách để góp phần giảm giá thành sản phẩm than để có thể cạnh tranh với than nhập khẩu, giảm tồn kho.
Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia ngành năng lượng Nguyễn Thành Sơn chỉ rõ, việc nhập khẩu than là đương nhiên vì than tồn không phù hợp với tiêu chuẩn mà thị trường trong nước cần.
Đây là hậu quả của việc phát triển ngành than không có tầm nhìn cũng như việc chạy theo thành tích tăng sản lượng than để tăng GDP.
“Trùm phát xít Hitler” bước ra ánh sáng sau 72 năm?
Đăng Nguyễn - Sputnik
(Dân Việt) Một người đàn ông 128 tuổi sống ở Argentina tuyên bố ông chính là trùm phát xít Adolf Hitler và đã lẩn trốn suốt 72 năm qua.
Theo Sputnik, trả lời với truyền thông địa phương, người đàn ông nhập cư từ Đức nói ông đến Argentina năm 1945 với một tấm hộ chiếu có tên Herman Guntherberg, do mật vụ Đức quốc xã (Gestapo) làm giả.
Ông nói mình quyết định bước ra ánh sáng sau một thời gian dài lẩn trốn vì Mossad - cơ quan mật vụ Israel, đã chính thức ngừng chiến dịch truy lùng các tội phạm Đức quốc xã từ năm 2016.
Trong suốt hàng chục năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mossad đã bắt giữ nhiều nhân vật liên quan đến Đức quốc xã, lẩn trốn ở Nam Mỹ. Vụ bắt giữ Adolf Eichmann năm 1960, một trong những người giúp phát xít Đức chế tạo khí độc Zyklon-B, là ví dụ điển hình nhất.
Người đàn ông 128 tuổi dự định sẽ ra mắt cuốn tự truyện vào tháng 9 tới, để “khôi phục” lại hình ảnh bản thân. “Tôi đã bị cáo buộc nhiều tội lỗi mà mình không phạm phải. Tôi đã mất nửa cuộc đời để lẩn trốn”.
“Tôi bị phác họa là người xấu chỉ vì để thua trong cuộc chiến tranh. Khi mọi người nghe câu chuyện của tôi, họ sẽ thay đổi quan điểm”, Guntherberg/Hitler nói.
Các nhà sử học ngày nay đều cho rằng trùm phát xít Hitler đã tự sát vào ngày 30.4.1945, khi Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh tiến vào Berlin.
Chính quyền Argentina hiện chưa lên tiếng xác nhận danh tính của người đàn ông này. Nhưng điều đáng chú ý là có nhiều tin đồn về việc Hilter trốn sang Nam Mỹ sinh sống.
Năm ngoái, sử gia Anh Abel Basti xuất bản cuốn sách "Hitler sống lưu vong”, nói trùm phát xít đã trốn sang Argentina, trước khi đến sống ở Paraguay và qua đời năm 1971.
Rất ít người tin vào câu chuyện của ông Basti. Người vợ 55 tuổi, Angela Martinez nói đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của chồng mình. “Ông ấy không nói gì về Hitler hay Đức quốc xã cho đến năm 2015, thời điểm ông ấy bắt đầu có triệu chứng của bệnh Alzheimer
Điều đáng chú ý là chỉ vài ngày sau khi Guntherberg/Hitler lên tiếng về thân phận của mình. Cảnh sát Argentina đã tìm thấy kho tàng các hiện vật của Đức quốc xã tại một căn nhà ở Buenos Aires.
Bộ trưởng An ninh Argentina, Patricia Bullrich nói một số đồ vật còn có hình ảnh của Hitler, như để chứng minh rằng đây là tài sản của trùm phát xít, để thu hút các nhà sưu tập.
Ariel Cohen Sabban, chủ tịch hiệp hội người Do Thái ở Argentina nói đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Argentina là “thiên đường” của các tội phạm Đức quốc xã.