10/07/2017 03:04 GMT+7
- Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt cho rằng, tài sản 10 tỷ mà bảo đi nuôi lợn, nuôi gà là cách giải thích cho xong, không ai chấp nhận nổi.
Nói về cách giải thích của nhiều quan chức về khối tài sản kếch xù có được nhờ nuôi lợn, chăn gà, bán chổi đót… Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt nhấn mạnh: “Giải thích về nguồn gốc tài sản bất cứ trường hợp nào cũng phải hợp lý”.
Theo ông, quy định mỗi khi tài sản tăng giảm bất thường mới yêu cầu người kê khai phải giải trình nguồn gốc. Ví dụ tăng từ 50 triệu trở lên thì người kê khai phải giải thích.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt. Ảnh: Phạm Hải
|
“Tài sản của cán bộ công chức tăng lên có thể do kinh doanh hoặc làm việc này việc khác, cũng có thể do bán nhà đất, do bố mẹ để lại…
Dù vì lý do gì thì cũng phải giải trình rõ ràng để có căn cứ xem xét như thế thì có hợp lý không”, Cục trưởng phân tích.
“Anh có 10 tỷ mà bảo đi nuôi lợn, nuôi gà, lấy đâu ra mà lắm thế. Giải thích cho xong mà không hợp lý thì không ai chấp nhận nổi”, ông nhấn mạnh.
Nuôi lợn, gà mà giàu lên phải nhân điển hình
Ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội của QH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cách giải thích của nhiều quan chức cho rằng tài sản khủng có được nhờ nuôi gà, nuôi lợn, bán chổi đót có 2 khía cạnh.
Một là có khả năng họ nói đúng. “Nếu người nào đó giàu lên từ nuôi lợn, nuôi gà thì phải xác nhận cho họ, thậm chí nhân rộng điển hình, đưa gương người tốt việc tốt. Ai lại để họ tồn tại ở góc khuất như vậy”, ĐB Nhưỡng nói, tuy nhiên ông lại cho rằng, khả năng này ít lắm, may ra được 0,1%.
Còn lại 99,9% dư luận không đặt lòng tin vào những kiểu thổ lộ như vậy.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng |
“Giải trình như thế không thuyết phục, dư luận rất không đồng tình. Người ta nói giải thích như thế càng thể hiện sự không trung thực. Lần thứ nhất không trung thực về kê khai, lần thứ 2 không trung thực khi giải trình, như vậy là không trung thực kép”, ông Nhưỡng lưu ý.
Theo ông, những việc như nuôi lợn, nuôi gà… người dân làm nhiều lắm, ai cũng làm được.
“Thậm chí có người dân còn làm nhiều hơn thế, và có khi còn bị nghèo đi. Như cử tri của tôi ở Bến Tre vừa qua có những nhà nuôi lợn lỗ mất đôi trăm triệu”, ông kể.
Kê khai đến đâu chỉ biết đến đó
ĐB Nhưỡng cũng nêu thực tế, dư luận luôn đặt ra và rất dị nghị, là việc kê khai tài sản còn rất hình thức.
Người kê khai tài sản khai không đủ, không chính xác, thậm chí còn giấu giếm. Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đó lại không xác minh. Người đứng đầu không chịu trách nhiệm, bô phận tham mưu cũng không, tóm lại là hòa cả làng.
Chính vì thế mới dẫn đến sự lảng tránh, làm ngơ theo kiểu tôi không động đến anh, anh không động đến tôi. Từ đó hình thành nên những liên minh ngầm bảo vệ, che chắn cho nhau.
“Đảng xác định, kê khai tài sản vô cùng quan trọng vì tham nhũng thường gắn liền với vấn đề tài sản. Nhưng thực tế hiện nay người ta khá yên tâm với việc kê khai tài sản, vì họ khai đến đâu cũng chỉ biết đến đó”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Ông cũng lưu ý việc công khai bản kê khai tài sản và mức độ công khai tài sản đến đâu cần phải được xem xét. Bởi theo ông, việc công khai tài sản hiện nay còn hạn chế dẫn đến hiệu quả, hiệu lực chưa cao.
“Ai là người giám sát? Lấy gì để giám sát? Chính vì thế người ta mới gọi là “giám sát mò”. Nghĩa là, ông A có cái nhà ở chỗ này, nhưng hình như ông ấy còn mấy nghìn m2 đất ở chỗ kia. Hình như vợ ông này còn có công ty nọ, hình như con gái ông kia có cái xe rất đẹp…
Chúng ta thường nói, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng dân không biết thì lấy gì mà bàn?”, ĐB Nhưỡng băn khoăn.
Kê khai không trung thực sẽ không được đề bạt
Theo Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, theo quy định, khi kê khai có dấu hiệu bất hợp lý, tài sản tăng bất thường mới có căn cứ để xem xét.
Hoặc khi có đơn tố cáo về tài sản, có vấn đề trong việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ mà cần xác minh, thẩm định để đánh giá cán bộ thì mới có căn cứ để kiểm tra.
Còn hầu hết việc kê khai tài sản đều do tự nguyện, tự giác nên không thể kiểm tra hết được.
“Vì vậy tới đây sửa luật Phòng chống tham nhũng, chúng tôi cũng đề nghị diện cán bộ trước khi được bổ nhiệm thì bắt buộc phải xác minh tài sản. Nếu không kê khai trung thực thì không đủ điều kiện để bổ nhiệm, đề bạt”, ông Đạt nói.
Nhiều cán bộ giải trình nguồn gốc tài sản từ nuôi lợn, gà
Qua kiểm tra thấy kê khai tài sản lớn chưa quy định về truy nguồn gốc, không giải đáp được lấy từ đâu, nên có chuyện cán bộ giải trình từ nuôi lợn, nuôi gà.
Phó Ban Nội chính tỉnh xây biệt thự bị cưỡng chế, vợ đòi tự tử
Ông Nguyễn Sĩ Kỷ cho rằng, quyết định cưỡng chế nhà xây dựng trên đất nông nghiệp của vợ chồng ông là chưa công bằng...
Tài sản Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái kê khai gồm những gì?
Tài sản ông Phạm Sỹ Quý kê khai gồm nhà, đất ở TP Yên Bái, căn hộ chung cư Mandarin Garden ở HN, ô tô Camry...
Đà Nẵng kiểm tra lý do hồ sơ kê khai tài sản lãnh đạo lọt ra ngoài
Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã có chỉ đạo kiểm tra, rà soát để tìm lý do hồ sơ kê khai tài sản của lãnh đạo TP bị lọt ra ngoài.
Vi phạm của Thứ trưởng Kim Thoa là nghiêm trọng, xem xét kỷ luật
UB Kiểm tra TƯ kết luận những vi phạm, khuyết điểm của Thứ trưởng Bộ Công thương là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.
Thu Hằng
Theo ông Đạt, lâu nay, quy định yêu cầu mỗi khi tài sản tăng, giảm bất thường mới yêu cầu người kê khai phải giải trình nguồn gốc. Ví dụ như tài sản biến động tăng từ 50 triệu trở lên thì người kê khai phải giải thích.
Theo ông Đạt, lâu nay, quy định yêu cầu mỗi khi tài sản tăng, giảm bất thường mới yêu cầu người kê khai phải giải trình nguồn gốc. Ví dụ như tài sản biến động tăng từ 50 triệu trở lên thì người kê khai phải giải thích.
‘Mừng chảy nước mắt’ khi Việt Nam chỉ có một người tham nhũng
9-7-2017
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có “một trường hợp người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.” Kết quả này tiếp tục hài hóa các tuyên bố, hứa hẹn của giới lãnh đạo Việt Nam.
Theo báo điện tử Dân Trí, kết quả cuộc khảo sát chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2006 do Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) công bố cách nay khoảng hai tháng thì Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, đứng hạng 137/176 và vì vậy vẫn thuộc nhóm các quốc gia mà tham nhũng là “vấn nạn nghiêm trọng.”
Còn theo phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ, cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng tại Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm nay, chỉ có một cá nhân bị xác định là đã “thiếu trách nhiệm” khiến cơ quan công quyền do cá nhân này phụ trách xảy ra tham nhũng.
Cũng trong sáu tháng vừa qua, theo báo điện tử Dân Trí, hệ thống thanh tra trải rộng từ trung ương đến các địa phương đã kiểm tra 1,800 cơ quan và chỉ phát giác 22 cơ quan vi phạm các quy định về phòng chống tham nhũng. Tổng số vụ tham nhũng đã được phát giác trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có 47 vụ, liên quan đến 66 viên chức.
Phúc trình không đề cập đến việc kê khai tài sản, thu nhập của viên chức trong sáu tháng đầu năm 2017 mà chỉ công bố một số số liệu liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập của viên chức hồi năm ngoái. Theo đó đã có hơn một triệu viên chức kê khai tài sản, thu nhập, đạt tỉ lệ 99.8%.
Báo này cũng cho hay công việc xác minh tài sản, thu nhập chỉ thực hiện với 77 người trong tổng số trên một triệu người kê khai năm 2016. Và đây lại là 77 cá nhân bị báo chí, dân chúng tố cáo chứ không phải việc mà Thanh Tra Chính Phủ phải làm, nhưng cơ quan này vẫn không phát giác được trường hợp nào “thiếu trung thực!”
Cần lưu ý là trong vài năm gần đây, cả dân chúng lẫn báo giới liên tục công bố các thông tin, hình ảnh cho thấy vô số viên chức giàu có bất thường, sống hết sức xa hoa trong những tư gia trị giá nhiều tỷ đồng, chưa kể đang sở hữu, sử dụng những động sản (đồng hồ, điện thoại, xe hơi) mà tại các quốc gia khác, chỉ có triệu phú mới đủ khả năng sắm.
Bị chỉ trích dữ dội, một số viên chức đã lên tiếng phân bua. Ví dụ ông Trần Văn Truyền – cựu tổng Thanh Tra Chính Phủ, nhân vật giữ vai trò chỉ huy trưởng của hệ thống chống tham nhũng – từng khẳng định, khối tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng mà ông sở hữu là do “làm vườn đến thối cả móng tay.”
Ông Nguyễn Sỹ Kỷ, phó Ban Nội Chính Tỉnh Ủy Đắk Lắk, thì giải thích tư dinh có thủy tạ, hồ bơi và ba thửa đất với diện tích lên tới cả hécta ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột được tạo lập từ tiền chạy xe ôm mà ông đã dành dụm lúc còn trai trẻ.
Ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái, cũng khẳng định khối tải sản trị giá vài trăm tỷ đồng là tiền để dành từ thời trai trẻ do bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá…
Hệ thống công quyền Việt Nam chấp nhận tất cả những giải thích kiểu này và không làm gì thêm.
Trước sự phẫn nộ của công chúng, tại buổi công bố phúc trình về họat động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ trong sáu tháng đầu năm nay, một viên thiếu tướng công an là phó thanh tra Bộ Công An, tiếp tục phân bua.
Ông cho rằng hệ thống thanh tra các cấp cũng “trăn trở” trước tình trạng nhiều viên chức giải thích rằng nhờ “nuôi lợn, nuôi gà” mà họ có điều kiện tạo lập, thủ đắc khối tài sản khổng lồ như thiên hạ tận mắt mục kích.
Theo lời viên tướng này thì dù chính quyền Việt Nam buộc các viên chức phải kê khai tài sản, thu nhập nhưng không đặt định các quy định nhằm hỗ trợ “truy nguyên nguồn gốc” nên hệ thống thanh tra có muốn cũng không làm gì được. (G.Đ)