Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

TẠP CHÍ " NON NƯỚC CAO BẰNG" BỊ ĐÌNH BẢN DO PHÓ BAN TUYÊN GIÁO KIÊM TBT LÀM THẤT THOÁT 1,35 TỶ VNĐ

Kết quả hình ảnh cho Tạp chí Non nước Cao bằng

VÌ SAO TẠP CHÍ NON NƯỚC CAO BẰNG BỊ ĐÌNH BẢN?

Vũ Huy Cường
Thứ ba ngày 11 tháng 7 năm 2017 6:49 PM

Tạp chí Non Nước Cao Bằng (năm 1985 là Văn nghệ Cao Bằng 1995 là tạp chí Phja Bjooc đến đại hội Hội Văn học nghệ thuật năm 2004 được đổi tên thành tạp chí Non Nước Cao Bằng) đã tồn tại trên 30 năm nay bằng cả tâm huyết và sự dày công vun đắp của các thế hệ văn nghệ sĩ Cao Bằng, thời kì đầu xuất bản tạp chí in 3 tháng/ kỳ; năm 2004 tăng 2 tháng/ kỳ cho đến năm 2012 tạp chí Non Nước Cao Bằng được Cục Báo chí cấp phép 1 tháng/ kỳ nhưng mãi đến năm 2017 mới được tỉnh cấp kinh phí cho tạp chí xuất bản 1 tháng/ kỳ.
Theo chúng tôi đã đọc và được biết thì tạp chí Non Nước Cao Bằng đã có công lao đóng góp rất lớn của các nhà văn, nhà thơ tỉnh Cao Bằng như: Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao), nhà văn Hoàng Triều Ân (dân tộc Tày) nhà thơ Y Phương, nhà văn Cao Duy Sơn (dân tộc Tày), nhà thơ Trần Hùng (dân tộc Kinh) cùng các thế hệ nhà thơ, nhà văn và văn nghệ sĩ ở các lĩnh vực văn học nghệ thuật khác của tỉnh nhà. 
Bỗng nhiên tháng 5/ 2017 tạp chí Non Nước Cao Bằng bị đình bản vô thời hạn! “Yêu cầu Tạp chí Non Nước Cao Bằng tạm ngừng xuất bản tạp chí kể từ ngày công bố Kết luận kiểm tra để tiến hành củng cố, kiện toàn Tổng biên tập, ban biên tập theo qui định về hoạt động của báo in và khắc phục những tồn tại nêu trên”
(Kết luận số 45/KL-STTT ngày 04/5/2017 Về việc kiểm tra, xuất bản, in và phát hành đối với Tạp chí Non Nước Cao Bằng thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng).
Sau khi tìm hiểu ngọn nguồn tờ tạp chí văn nghệ của tỉnh bị đình bản cho thấy: Ông Trịnh Phương hiện giữ chức Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Bằng được Đại hội Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khóa V nhiệm kỳ 2013 – 2018 bầu vào Ban Chấp hành và được Ban chấp hành tín nhiệm bầu ông Trịnh Phương giữ chức Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (kiêm nhiệm)...
Sau Đại hội (tháng 4/2014) ông Đoàn Lư, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Chịu trách nhiệm xuất bản tạp chí Non Nước Cao Bằng được điều chuyển sang đơn vị khác công tác và ông Trịnh Phương tiếp nhận vị trí này.
Lẽ ra ông Phương phải có tờ trình hoặc văn bản về Cục Báo chí đề nghị cấp lại Giấy phép Xuất bản tạp chí và tên người đứng đầu cơ quan báo chí theo qui định của Luật Báo chí “Người đứng đầu cơ quan chủ quản (Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng không kiêm nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí theo qui định tại Khoản 4 điều 15 Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05/4/2016” (Kết luận số 45/KL-STTT)...
Trong khi chưa có Tổng Biên tập và chưa được sự nhất trí của các cơ quan chủ quản ông Trịnh Phương đã tự ý ghi danh CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN tờ Tạp chí Non Nước Cao Bằng theo Giấy phép Xuất bản số 1769/GP-BTTTT cấp ngày 26/9/2012 từ năm 2014 cho đến nay và đã cho in ấn phát hành 25 kỳ tạp chí cho đến ngày bị thanh tra.
Từ việc tùy tiện ghi danh CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN và cho in ấn tờ Tạp chí Non Nước Cao Bằng này ông Trịnh Phương đã làm thất thoát 1,350 tỷ đồng tiền vốn Ngân sách Nhà nước trong khi ông chưa được cấp thẻ nhà báo và chưa được sự đồng ý của các cơ quan chủ quản báo chí.
Như vậy sân chơi của các văn nghệ sĩ Cao Bằng nói riêng và các văn nghệ sĩ cả nước nói chung (tạp chí phát hành đến 64 tỉnh, thành) đều phải ngậm ngùi nhìn tờ báo văn nghệ của họ “bị đắp chiếu” vô thời hạn? 
Việc làm tùy tiện coi thường pháp luật của ông Trịnh Phương đã kéo theo những hệ lụy về cả kinh tế cũng như sự thiệt thòi không được đăng tải tác phẩm của các văn nghệ Cao Bằng đã làm cho họ bức xúc dẫn đến đơn từ khiếu kiện làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội Văn học nghệ thuật và trực tiếp là Tạp chí Non Nước Cao Bằng. 
Trích thông báo số 101 của Tỉnh ủy Cao Bằng đã ghi Nhất trí cho đồng chí Trịnh Phương Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thôi giữ chức Chủ tịch Hội chỉ chuyên trách làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giao cho đồng chí Trần Sòi (Phó chủ tịch Hội mới bổ nhiệm) phụ trách Hội. 
Căn cứ văn bản này Ban chấp hành Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng đã họp ngày 12/6/2017 có sự chỉ đạo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ để bỏ phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.
Như vậy về mặt hành chính ông Trịnh Phương không còn liên quan đến việc lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật nhưng còn về việc ông mạo danh CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN tạp chí Non Nước Cao Bằng gây thất thoát tiền tỷ thì ai sẽ chịu trách nhiệm? dư luận rất mong được làm rõ./.

V.H.C
( Nguồn: Trannhuong.net)

NHỮNG TRẬN ĐÁNH Ở VỊ XUYÊN HÀ GIANG LIÊN QUAN GÌ TỚI CÁC PHE NHÓM TẠI BỘ QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 1980-1990 ? ( bài 1)

Phạm Viết Đào.
Chiến trường Quân khu 2, gồm 6 tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước luôn đóng một vai trò trọng yếu…
Trong các cuộc xâm lăng lớn từ phương bắc, quân Trung Quốc cất quân sang đánh Việt Nam chủ yếu 2 hướng: Đường bộ vào cửa ải Nam quan Lạng Sơn, đường thủy hướng Vân Đồn-Quảng Ninh-Hải Phòng; Chỉ một lần lịch sử chép lại đó triều nhà Minh cử tướng Mộng Thạnh từ Vân Nam vào mạnh Lào Cai để vào giải cứu cho Vương Thông bị nguy khốn ở Đông Đô…Đội quân này đã nhanh chóng rút về nước sau khi nhận được tin Liễu Thăng bị chém đầu ở ải Nam quan…
Trong khi đó thì lần xuất quân đầu tiên của đại quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Thái úy Lý Thường Kiệt đánh sang đất Trung Quốc, để bóp chết âm mưu xâm lược lại được xuất hành từ Lũng Cú Hà Giang…
Ngay bây giờ, đường sá đã được hiện đại mà đường lên Lũng Cú du khách nhiều đoạn không khỏi thót tim; Thế mà từ thế kỷ XI, với phương tiện đi bộ là chủ yếu thế mà quân của Thái úy Lý Thường Kiệt, với hàng ngàn tinh binh đã tràn sang Trung Quốc, đánh tan thành Ung Châu của quân Tống, sự kiện này cho thấy sự kiên cường trong chiến trận của quân dân Đại Việt…
Thực dân Pháp mở quốc lộ thứ 2 sau quốc lộ 1 xuyên Việt , đó là quốc lộ nối Hà Nội với Hà Giang. Con đường này tiến hành khởi công từ năm 1920; sau khi Cách mạng tháng 10 Nga nổ ra ở Liên Xô năm 1917…
Thực dân Pháp mở quốc lộ số 2 lên Hà Giang năm 1920 là để đưa ánh sáng văn minh lên vùng đất xa xôi hẻo lành này, đề phòng sự bạo loạn lật đổ của một lực lượng chính trị vừa nổi lên đó là CS…
Năm 1953 để cứu vãn chiến trường Đông Dương, Đại tướng Nava đã cho đổ quân lên Điện Biên Phủ; đây là sự chuyển quân chiến lược dẫn quân viễn chinh Pháp chuốc lấy thất bại thảm hại ở chiến trường này, buộc phải ký hiệp định Giơnevơ…công nhận nền độc lập của Việt Nam sau 80 năm đô hộ…
Đưa quân lên Điện Biên Phủ, chứng tỏ người Pháp cũng nhận thấy vai trò trọng yếu về quân sự, an ninh quốc phòng của vùng tây bắc Việt Nam liên quan tới toàn bán đảo Đông Dương…
Có một nguồn tư liệu nói rằng, chính tướng Nguyễn Sơn đã bày mưu cho Mao Trạch Đông: muốn nắm được Đông Dương phải nắm được vùng Tây Bắc của Việt Nam, chỉ khi ngồi được trên nóc nhà Đông Dương, đó là giải Trường Sơn, men theo sông Mê Kông thì có thể khống chế không chỉ bán đảo Đông Dương mà toàn bộ khu vực Đông Nam Á…
Do đó những trận đánh dòng dai ở khu vực Vị Xuyên, Hà Giang trong suốt 10 năm từ 1980-1990 do quân Trung Quốc phát động; Trung Quốc đã kéo về đây hơn nửa triệu quân của 5 đại quân khu kể cả Đại quân khu Bắc Kinh để “tập trận”, luyện quân, đánh thử để nhằm chuẩn bị cho quân Trung Quốc thực thi chiến lược tràn ngập lãnh thổ Đông Nam Á từ hướng Côn Minh-Tây bắc Việt Nam; chiếm nóc nhà Đông Dương…
Cũng có ý kiến cho rằng: Trung Quốc phát động những chiến dịch quân sự lớn ở mạn Vị Xuyên, Hà Giang là chuẩn bị thành lập một thủ phủ cho Chính phủ Hoàng Văn Hoan quay về; cùng với những người Hoa từ Việt Nam buộc phải về Trung Quốc trong vụ nạ kiều 1977-1978… Hà Giang là mảnh đất: tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ…
Cũng có ý kiến cho rằng: Trung Quốc mở chiến trận Hà Giang, hút lực lượng chủ lực của Việt Nam về đây để giải vây cho Khơ Me đỏ ở Cămpuchia; Chiến trận Vị Xuyên-Hà Giang, đột đòn giương tây kích đông…Trung Quốc hút quân lực Việt Nam về chiến trận này để rồi bất thình lĩnh cho quân đánh chiếm Gạc Ma ở Biển Đông chuẩn bị cho chiến lược bá chiếm Biển Đông…
Giai đoạn 1988 là giai đoạn hải quân Trung Quốc chưa mạnh, lúc đó nếu Việt Nam dấn lên có thể xua được quân Trung Quốc khỏi Gạc Ma vì Gạc Ma lúc đó chỉ là một bãi đá ngầm…Thế nhưng chắc Bộ Quốc phòng Việt Nam bấy lâu nay đã mệt mỏi với chiến trường Hà Giang, lại bị căng ra với chiến trường Cămpuchia; Trong nước thì nền kinh tế kiệt quệ tụt xuống tận đáy vì cái cơ chế tập trung quan liêu. Nhiều vùng người dân đứng trước nguy cơ chết đói hàng loạt… Trong khi đó lại bị Mỹ cấm vận ngặt nghèo, Liên Xô thì chuẩn bị tan rã. Do bị đẩy vào tình thế “ tứ cố vô thân”, tứ bề thọ địch” thành ra cũng khó lòng chê trách các nhà lãnh đạo, các vị tướng cầm quân của của quân đội Việt Nam lúc đó…
Đánh và đẩy lùi được quân Trung Quốc như vậy cũng là tài giỏi lắm rồi; Có lẽ công lao lớn nhất đáng biểu dương nhất đó là tinh thần chiến đấu quật cường của những người lính bình thường…Đại tá Bùi Như Lạc nguyên Quyền Sư trưởng F 313 kể với người viết bài này: Trước và sau những trận đánh lớn, bản thân ông phải cắp cặp chạy tứ tung để đi xin gạo, xin trâu, xin bò…xin gà xin vịt ở các tình lân cận để về cho quân ăn…
Còn nhớ, đầu năm 1984 khi đưa chú em tôi là chuẩn úy Phạm Hữu Tạo ra ga Hàng Cỏ để trở lại đơn vị là Sư đoàn 356, thời điểm đó đóng ở Hoàng Liên Sơn; Tạo nói với tôi: Em ra trận lần này, nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực; Lên đơn vị mấy tháng sau nhận được tin Tạo hy sinh…
Tất cả những nhận định đó đều có cơ sở và chắc được Trung Quốc lập trình cặn kẽ nhưng họ đã không đạt được cái đích mong muốn…Song “trăm bó đuốc họ cũng đã bắt được vài con ếch”…Trung Quốc đã tập trung về chiến trường này hàng vạn khẩu pháo, mở những trận đánh lớn mà báo chi Ấn Độ, Nhật đánh giá là lớn nhất sau thế chiến thứ 2 ở khu vực châu Á…
Theo những thông tin mới nhất do Tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh quân khu 2công bố: “Hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh, hơn 9.000 cán bộ chiến sĩ bị thương"; Còn theo nguồn tin riêng của chủ blog thì con số hy sinh của Quân khu 2 gần 5000 chiến si, cán bộ…
Còn phía Trung Quốc, họ bị tổn thất gấp 3 lần, phía Trung Quốc mất trên 15000 quân tại chiến trường Vị Xuyên Hà Giang trong 10 năm đấu súng…với quân đội Việt Nam, Vào mạng thấy nghĩa trang Malpo ở bên kia biên giới lớn hơn rất nhiều nghĩa trang Đạo Đức, Vị Xuyên, Hà Giang…
Điều băn khoăn nhất mà người viết bây lâu nay trăn trở, suy tư đó là: Cuộc chiến 10 năm ở Vị Xuyên, mặc dù Quân khu 2 lúc cao điểm chỉ tập trung 4-5 sư đoàn chủ lực nhưng đã đánh bại, đẩy lùi được dã tâm xâm lược bạo tàn của các tướng lĩnh diều hâu Trung cộng…
Đạt được những chiến tích anh hung đó, trước hết phải đến công lao của những người lính bình thường trên chiến hào Vị Xuyên, họ đã chiến đấu vô cũng dũng cảm, ngoan cường..Chính sau này nhiều CCB Trung Quốc từng tham gia các trận đánh này lên tiêng ca ngợi, khâm phục bộ đội Việt Nam…
Sự bạo tàn của quân Trung Quốc không làm tan vỡ được chiến tuyến Vị Xuyên-Hà Giang; Chiến tuyến Vị Xuyên-Hà Giang đã được giữ vững bằng xương máu của hàng vạn chiến sĩ bình thường, sự đồng lòng của nhân dân cả nước…
Điều mà người viết bài này đang muốn lật giở lại qua cuộc chiến này: Đó là sự rạn vỡ của các phe nhóm tướng lĩnh cao cấp trong thành Hoàng Diệu; sự phân tâm ở bộ phận tham mưu tối cao…khi cuộc chiến nổ ra…
Hệ lụy của sự phân tâm của các nhóm tướng lĩnh cao cấp ở giai đoạn 1980-1990, mặc dù không làm đảo lộn được cục diễn cuộc chiến chiến trường Vị Xuyên-Hà Giang, nhưng đã làm tốn, tổn hao thêm nhiều xương máu của nhân dân và chiến sĩ…

P.V.Đ.

( Còn nữa…)

Hà Lan chỉ có 17 triệu dân, diện tích nhỏ, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn nhưng XK nông sản lại gấp 3 Việt Nam?

Tại sao Hà Lan chỉ có 17 triệu dân, diện tích nhỏ, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn nhưng XK nông sản lại gấp 3 Việt Nam?

82

Đó là câu hỏi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra trong chuyến thăm Đại học Wageningen và Trung tâm Nghiên cứu (WUR), Hà Lan. Hiện giá trị xuất khẩu nông sản của Hà Lan đạt mức 94 tỷ USD trong khi VIệt Nam là 33 tỷ USD.

Tại sao Hà Lan chỉ có 17 triệu dân, diện tích nhỏ, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn nhưng XK nông sản lại gấp 3 Việt Nam?
Câu trả lời được Thủ tướng đưa ra là thành tựu Hà Lan đạt được bắt nguồn từ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Và những trường đại học, nghiên cứu như WUR đóng vai trò rất quan trọng.
Theo tổ chức Xếp hạng Thượng Hải, WUR nằm trong danh sách 150 đại học tốt nhất thế giới và đứng thứ 36 thế giới trong ngành khoa học đời sống và nông nghiệp năm 2016. Xét trong phạm vi quốc gia, WUR là đại học tốt nhất Hà Lan trong vòng 11 năm liên tục (Tổ chức Keuzegids); là đại học bền vững nhất Hà Lan năm 2015 (Tổ chức Morgen).
Trường đại học này hiện có khoảng 6.500 cán bộ, nhân viên với lượng 10.000 sinh viên từ hơn 100 quốc gia, là thành viên của mạng lưới Đại học Khoa học Đời sống Euroleague. WRU là đại học Hà Lan đầu tiên được phép áp dụng tiêu chuẩn ECTS (tiêu chuẩn của Ủy ban châu Âu về chương trình giảng dạy chất lượng). Khi đạt tiêu chuẩn này, các sinh viên được chuyển tiếp việc học trong nội bộ châu Âu. Năm 2005 có 56 trường nộp đơn nhưng chỉ có 3 trường được cấp chứng nhận này.
WUR hiện đào tạo các ngành như công nghệ nông nghiệp, khoa học động vật, sinh học, công nghệ sinh học, kinh doanh và tiêu dùng, khoa học môi trường, công nghệ thực phẩm, quản lý nguồn đất và nước,…
Gặp gỡ các sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại đây, Thủ tướng mong các sinh viên nỗ lực học tập, nghiên cứu để có kiến thức về xây dựng đất nước bởi Việt Nam đang chịu tác động của biến đổi khí hậu và ngành nông nghiệp đang trên đường tái cấu trúc.
"Chúng ta phải đi từ khoa học công nghệ, ứng dụng vào đời sống từ quản lý, sản xuất... Những đề tài các sinh viên nghiên cứu rất thiết thực, mong các em sẽ tiếp tục nỗ lực trở về đóng góp cho đất nước", Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với lãnh đạo Đại học Wageningen. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với lãnh đạo Đại học Wageningen. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Chia sẻ với Ban Giám hiệu Đại học Wageningen, Thủ tướng cho biết Việt Nam rất cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, an toàn cho người dân đồng thời tán thành với quan điểm của lãnh đạo trường về phương hướng hợp tác với Việt Nam.
Trên đặc điểm có nhiều điều kiện tự nhiên giống nhau, Việt Nam cần học tập Hà Lan phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Thủ tướng cho biết Việt Nam trân trọng những đóng góp của phía Hà Lan trong những năm qua.
Thủ tướng cũng đề nghị WUR cùng các trường đại học Việt Nam thành lập một số trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là chăn nuôi, rau quả. Hỗ trợ Việt Nam phát triển chuỗi chăn nuôi gia súc, gia cầm, kiểm soát dịch bệnh, chế biến thức ăn, giết mổ, xử lý chất thải...
Hiện WUR hợp tác với các đối tác Việt Nam trên 2 mảng là hàn lâm và ứng dụng (hợp đồng/dự án); hợp tác nhiều năm với Đại học Cần Thơ, Học viện Nông nghiệp Hà Nội, Huế và một số trường, viện khác.
Trước mắt, WUR đang triển khai một số dự án mới liên quan đến nhân giống và gene trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, và một dự án nông nghiệp canh tác thông minh, độ chính xác cao.
Thảo Nguyên
Theo Trí Thức Trẻ/VG

Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược


Print Friendly
Nguồn: Joseph S. Nye, “Xi Jinping’s Marco Polo Strategy,” Project Syndicate, 12/06/2017.
Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược

Print Friendly
Nguồn: Joseph S. Nye, “Xi Jinping’s Marco Polo Strategy,” Project Syndicate, 12/06/2017.
Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì diễn đàn “Vành đai và Con đường” được dàn dựng kỹ lưỡng tại Bắc Kinh. Sự kiện kéo dài hai ngày đã thu hút 29 nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, và 1.200 đại biểu từ hơn 100 nước. Ông Tập gọi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là “dự án thế kỷ.” 65 nước có liên quan trong sáng kiến này chiếm hai phần ba diện tích đất liền thế giới và có số dân khoảng 4,5 tỷ người.
Bắt đầu được thông báo vào năm 2013, kế hoạch của ông Tập nhằm kết nối lục địa Á-Âu thông qua việc đầu tư hàng nghìn tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng trải dài từ Trung Quốc đến châu Âu, mở rộng sang cả Đông Nam Á và Đông Phi, đã được gọi là Kế hoạch Marshall mới của Trung Quốc, cũng như là một nỗ lực nhằm đạt được một đại chiến lược của nước này. Một số nhà quan sát còn nhìn nhận diễn đàn này là một phần nỗ lực của ông Tập nhằm lấp đầy khoảng trống sau khi Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Barack Obama.
Sáng kiến đầy tham vọng của Trung Quốc sẽ cung cấp đường cao tốc, đường sắt, đường ống, cảng biển, và các nhà máy năng lượng vốn vô cùng cần thiết ở các nước nghèo. Nó cũng khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống cảng biển và đường sắt của châu Âu. “Vành đai” sẽ bao gồm một mạng lưới khổng lồ các tuyến đường cao tốc và đường sắt qua Trung Á, còn “Con đường” là một chuỗi các tuyến đường biển và cảng biển giữa châu Á và châu Âu.
Marco Polo hẳn sẽ rất tự hào.[1] Và nếu Trung Quốc quyết định sử dụng nguồn dự trữ tài chính thặng dư của mình để xây dựng cơ sở hạ tầng giúp đỡ các nước nghèo và thúc đẩy thương mại toàn cầu thì nước này sẽ cung cấp cái có thể được xem là hàng hóa công toàn cầu.
Tất nhiên, động cơ của Trung Quốc không đơn thuần là từ thiện. Việc tái phân bổ số dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc từ trái phiếu kho bạc Mỹ lợi nhuận thấp sang đầu tư cơ sở hạ tầng màu mỡ hơn là điều dễ hiểu, và tạo nên các thị trường thay thế cho hàng hóa Trung Quốc. Với việc các doanh nghiệp thép và xi măng Trung Quốc đang khổ sở vì thừa năng suất, các doanh nghiệp xây dựng nước này sẽ được hưởng lợi từ sự đầu tư mới. Và khi các ngành chế tạo của Trung Quốc chuyển đến các tỉnh khó tiếp cận hơn, các mối liên kết cơ sở hạ tầng được cải thiện với các thị trường quốc tế sẽ phù hợp với các nhu cầu phát triển của Trung Quốc.
Nhưng BRI có hiệu quả về mặt đầu tư như nó được quảng cáo? Theo tờ Financial Times, đầu tư vào sáng kiến của ông Tập đã giảm vào năm ngoái, làm dấy lên nghi ngại về mức độ cam kết của các doanh nghiệp thương mại so với chính phủ. Mỗi tuần có năm đoàn tàu hỏa chở đầy hàng xuất phát từ Trùng Khánh tới Đức, nhưng chỉ có một đoàn tàu chở đầy hàng quay trở lại.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ từ Trung Quốc tới châu Âu vẫn đắt gấp đôi so với vận tải bằng đường biển. Như Financial Times đã viết, BRI “không may là giống một tầm nhìn chính trị rộng lớn hơn là một kế hoạch đầu tư thực tế.” Hơn nữa còn có mối nguy hiểm từ các khoản nợ và cho vay chưa được trả từ các dự án hóa ra chỉ là những “con voi trắng” (gây lãng phí – NBT) và các cuộc xung đột an ninh có thể ảnh hưởng xấu đến các dự án trải dài qua quá nhiều đường biên giới chủ quyền. Ấn Độ không mấy vui vẻ khi phải chứng kiến sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iran cũng có chương trình nghị sự của riêng mình ở Trung Á.
Tầm nhìn của ông Tập thật ấn tượng, nhưng liệu nó có thành công với tư cách một đại chiến lược hay không? Trung Quốc đang đánh cược vào một quan điểm địa chính trị cũ. Một thế kỷ trước, nhà lý luận địa chính trị người Anh Halford Mackinder đã lập luận rằng bất cứ ai nắm quyền kiểm soát lục địa Á-Âu sẽ kiểm soát được cả thế giới. Trái lại, chiến lược của Mỹ từ lâu vẫn luôn coi trọng những hiểu biết địa chính trị của đô đốc hải quân thế kỷ 19 Alfred Mahan, người nhấn mạnh quyền lực trên biển và các vùng vành đai ven biển (rimlands).
Cuối Thế chiến II, George F. Kennan đã áp dụng cách tiếp cận của Mahan để xây dựng chiến lược kiềm chế Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh của mình, lập luận rằng nếu liên minh với các đảo quốc Anh và Nhật và bán đảo Tây Âu ở hai đầu lục địa Á-Âu thì Mỹ sẽ tạo được thế cân bằng quyền lực toàn cầu có lợi cho Mỹ. Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn được tổ chức theo dòng quan điểm này, với ít sự chú ý dành cho Trung Á.
Nhiều điều đã thay đổi trong thời đại Internet, nhưng địa lý vẫn quan trọng, bất chấp “cái chết của khoảng cách địa lý.” Trong thế kỷ 19, phần lớn sự đối đầu địa chính trị xoay quanh “Vấn đề phương Đông” là ai sẽ kiểm soát khu vực nằm dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman đang suy tàn. Các dự án cơ sở hạ tầng như tuyến đường sắt từ Berlin đến Baghdad đã kích động căng thẳng giữa các siêu cường. Liệu các cuộc đấu tranh địa chính trị ấy có bị thay thế bởi “Vấn đề Á-Âu”?
Với BRI, Trung Quốc đang đặt cược vào Mackinder và Marco Polo. Nhưng tuyến đường bộ qua Trung Á sẽ làm hồi sinh “Ván cờ Lớn” giành ảnh hưởng trong thế kỷ 19 của Anh và Nga, cũng như các đế chế trước đây như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Đồng thời, “con đường” trên biển xuyên qua Ấn Độ Dương cũng sẽ làm trầm trọng thêm sự đối đầu vốn đã khốc liệt của Trung Quốc với Ấn Độ, với những căng thẳng về các cảng biển và tuyến đường của Trung Quốc qua Pakistan.
Mỹ đang đặt cược nhiều hơn vào Mahan và Kennan. Châu Á có cán cân quyền lực của riêng mình, và Ấn Độ, Nhật Bản, và Việt Nam đều không muốn Trung Quốc thống trị. Họ xem Mỹ là một phần giải pháp. Chính sách của Mỹ không phải là kiềm chế Trung Quốc – nhìn dòng trao đổi thương mại và sinh viên giữa hai nước là thấy. Nhưng khi Trung Quốc, bị mê hoặc bởi một tầm nhìn về sự vĩ đại quốc gia, dính líu vào những tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trên biển, nó có khuynh hướng đẩy các nước này vào vòng tay Mỹ.
Quả thật, vấn đề thực sự của Trung Quốc là “tự kiềm chế.” Ngay cả trong thời đại Internet và truyền thông xã hội, chủ nghĩa dân tộc vẫn là thế lực quyền lực nhất.
Nhìn chung, Mỹ nên hoan nghênh BRI của Trung Quốc. Như Robert Zoellick, cựu Đại diện Thương mại Mỹ và chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đã lập luận, nếu một Trung Quốc đang trỗi dậy có thể góp phần cung cấp hàng hóa công cho thế giới thì Mỹ nên khuyến khích Trung Quốc trở thành một “cổ đông có trách nhiệm.” Hơn nữa, các công ty Mỹ cũng có cơ hội được hưởng lợi từ đầu tư của BRI.
Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được nhiều lợi ích từ việc hợp tác trong một loạt các vấn đề xuyên quốc gia như ổn định tiền tệ, biến đổi khí hậu, quản trị mạng, và chống khủng bố. Và dù BRI sẽ mang đến những được mất về địa chính trị cho Trung Quốc, nó ít có khả năng trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi trong đại chiến lược như một số nhà phân tích vẫn tin. Một câu hỏi khó hơn là liệu Mỹ có hoàn thành tốt phần nhiệm vụ của mình hay không.
Joseph S. Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông là tác giả cuốn Is the American Century Over?
Copyright: Project Syndicate 2017 – Xi Jinping’s Marco Polo Strategy
————-
[1] Marco Polo là một thương nhân người Ý từng du hành bằng đường bộ tới châu Á và Trung Hoa hồi thế kỷ 13. Ông được coi là người đầu tiên ghi chép lại một cuộc hành tình từ châu Âu tới Trung Hoa như vậy (NBT).
T).

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Thân tín của ông Tập Cận Bình đã và đang “chiếm hữu” Đại hội 19

Đại hội 19 của ĐCSTQ sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay, tính đến thời điểm hiện tại, trong số các Ủy viên Bộ Chính trị thì chỉ còn có 2 người là chưa công bố tư cách đại biểu Đại hội 19.

đại hội 19, Trung Quốc, Tap Can Binh,
Ông Tập Cận Bình đang bố trí nhân sự của mình vào những vị trí trọng yếu. (Ảnh: AFP)
Theo kênh phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì vào ngày 28/06, hội nghị đại biểu đảng của các cơ quan trực thuộc Trung ương đã xác định 109 cái tên dự họp Đại hội 19, danh sách đại biểu được công bố, bao gồm các Ủy viên Bộ chính trị, “tổng quản đại nội” của ông Tập Cận Bình – Lật Chiến Thư, những cấp dưới cũ của Vương Kỳ Sơn, Lưu Hạc, Đinh Tiết Tường, Vương Tiểu Hồng, Lý Thư Lỗi, Tống Đào, Hầu Khải, Từ Linh Nghĩa, v.v.
Đến thời điểm hiện tại, trong 25 Ủy viên Bộ chính trị ĐCSTQ, chỉ vẻn vẹn có Phó Chủ tịch quân ủy Phạm Trường Long, Hứa Kỳ Lượng không được công bố về khu vực tham gia tuyển cử, 23 người còn lại tham gia tuyển cử và đã trở thành đại biểu Đại hội 19.
Tổng số đại biểu Đại hội 19 ĐCSTQ là 2.300 người, được bầu chọn trên 40 đơn vị bầu cử khác nhau, các đơn vị bầu cử này bao gồm 31 tỉnh (khu vực, thành phố trực thuộc trung ương), các cơ quan và phòng ban trực thuộc Trung ương.
Trong Đại hội lần này, sẽ thành lập ra Ủy ban Trung ương và Ủy ban luật Trung ương khóa mới, theo đó trong Ủy ban Trung ương sẽ là những Ủy viên Bộ Chính trị khóa mới, Thường ủy Bộ chính trị khóa mới, Ủy ban Quân sự mới.
Dựa theo quy tắc ngầm về tuổi tác “7 lên 8 xuống” (tức lãnh đạo từ 68 tuổi trở lên sẽ không tiếp tục được bổ nhiệm cho nhiệm mới, từ 67 tuổi trở xuống tiếp tục được bổ nhiệm), thì Tập Cận Bình năm nay 64 tuổi, Lý Khắc Cường 62 tuổi, sẽ tiếp tục cương vị của mình, trong khi 5 Thường ủy Bộ chính trị còn lại đều đã từ 68 tuổi trở lên, vì thế họ sẽ phải nghỉ hưu, trong đó có cả 3 Thường ủy của phe Giang là Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ. Nhưng có rất nhiều tin tức cho rằng, Tập Cận Bình có thể sẽ phá quy tắc tiền lệ để giữ lại đồng minh “đả hổ” Vương Kỳ Sơn.
Năm nay cũng là năm ông Tập Cận Bình khai cuộc Đại hội 19, bố cục nhân sự cấp cao sẽ liên quan đến việc những chính sách của ông Tập có được áp dụng thuận lợi hay không.
Trong bầu cử đảng ủy khóa mới tại các địa phương lần này, ông Tập Cận Bình cũng đã đề bạt rất nhiều thân tín của mình vào các vị trí quan trọng, như là cấp dưới cũ Thái Kỳ, Trần Mẫn Nhĩ, Lưu Tứ Quý, Lý Hy, Lý Cường, v.v, lần lượt đảm nhận các vị trí Bí thư Tỉnh ủy (Thành ủy) tại Bắc Kinh, Quý Châu, Hải Nam, Liêu Ninh, Giang Tô, v.v; và rất nhiều cấp dưới cũ của ông Tập đảm nhiệm Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch thành phố, như Lưu Kỳ làm Chủ tịch tỉnh Giang Tây, Ưng Dung làm Chủ tịch thành phố Thượng Hải, Thạch Thái Phong là Chủ tịch tỉnh Giang Tô…
Dựa theo tiền lệ cũ, những lãnh đạo nắm giữ chức vụ lớn ở các địa phương đều trở thành những Ủy viên trung ương của khóa sau. Đồng thời, ông Tập Cận Bình cũng đề bạt rất nhiều thân tín của mình vào trong các cơ quan trực thuộc Trung ương, cơ quan nhà nước, quân đội.
Nhật báo Wall Street Journal trước đây có đưa tin dự đoán, khi Đại hội 19 diễn ra vào cuối năm nay, thì trong số 376 Ủy viên Trương ương hiện tại sẽ có hơn 60% sẽ bị thay thế, và ông Tập Cận Bình sẽ bố trí thân tín của mình vào những ghế này.
Lê Hiếu biên dịc

Hé lộ lịch sử của người khổng lồ tại đường hầm bí ẩn ở Romania

Vào năm 1976, tại một khu khai thác mỏ ở Romania, các nhà khảo cổ đã có một trong những phát hiện thú vị nhất trong nhiều năm qua. Họ đã tìm thấy một bộ xương người khổng lồ dài đến 10m trong đường hầm của người Hyperborea.

đường hầm Hyperborea, ngườii khổng lồ,
Bộ xương của người khổng lồ tìm thấy ở Romania. (Ảnh: turnulluibabel.files.wordpress.com)
Khoảng 5.500 năm trước, một đường hầm ngầm đã được xây dựng trong khu vực bởi người Agathyrsi. Tháng 2/2012, một nhóm các nhà địa chất đã lần theo mạch vàng ở cùng địa điểm. Họ tiếp tục đào cho đến khi tiếp cận được tầng hầm của đường hầm. Trước sự kinh ngạc tột độ, họ đã phát hiện thấy một tấm bia mộ, chắc chắn không được chế tạo từ loại đá thông thường.
Các nhà địa chất học đã lấy mẫu phân tích, và kết quả từ phòng thí nghiệm đã tiết lộ rằng tấm bia mộ này được cấu thành từ 55% bụi vàng karat, 15% bụi granit và 30% vôn-fram. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy loại đá hỗn hợp này đã được chế tạo bằng một loại công nghệ chưa được biết đến ngày nay.
Đường hầm của người Hyperborea
Được biết đến với cái tên “Đường hầm của người Hyperborea” hay “Đường hầm số 13”, địa điểm nơi xuất hiện khám phá đáng kinh ngạc này nằm bên dưới làng Cornea. Từng có một số phát hiện khác tại khu vực này vào năm 1976. Tuy nhiên, dưới danh nghĩa “an ninh”, các phát hiện nhân loại học và khảo cổ học này đã được nhìn nhận là quá đỗi dị thường và đáng kinh ngạc vào khoảng thời gian đó, nên đường hầm này đã bị đóng cửa vô thời hạn.
Bia mộ không phải là di vật dị thường duy nhất được tìm thấy bên trong đường hầm. Ở trong đó, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được bộ xương của một người khổng lồ cao 10 m. Rõ ràng là, người khổng lồ này đã bị chôn cất ở đó sau khi chết, với hai chân xếp dồn vào một bên.
Thiếu thốn các thiết bị cần thiết để tiến hành phân tích một phát hiện như vậy, nên bộ xương đã được gửi tới Moscow, Nga. Thật không may, bộ xương người khổng lồ này đã biến mất kể từ đó.
đường hầm Hyperborea, ngườii khổng lồ,
Phát hiện được một bộ xương có chiều dài lên đến 10m. (Ảnh: Oculto Revalado A Verdade)
Về phần bia mộ, một loạt các nghiên cứu mới nhằm phân tích nó đã được lên kế hoạch vào năm 2012. Di vật này đã được khai quật một lần nữa và các số đo kích thước của nó là rộng 6m, dài 12m và cao 3m. Tấm bia mộ này nặng gần 1.700 tấn và chứa khoảng 900 tấn vàng bên trong.
Số vàng này tương đương với hơn 20 năm khai mỏ. Điều cuối cùng được biết đến về tấm bia mộ này là nó đã bị cắt thành 80 mảnh nhỏ để tiện cho việc vận chuyển. Còn về việc hiện nay nó đã được vận chuyển đến đâu, thì không ai biết.
Một trong những nhà khảo cổ học làm việc tại Đường hầm 13 đã chụp một bộ ảnh tấm bia mộ này và gửi chúng cho một nhà ngôn ngữ học tiền sử. Nhà ngôn ngữ học này nhận thấy toàn bộ bề mặt di vật được bao phủ bởi một loại ký tự phù điêu màu xanh của ngọc lục bảo. Nội dung ký tự được chia thành ba hàng song song với nhau, bắt đầu từ trên cùng bên trái.
Ở đó, dòng ký tự hạ thấp xuống theo đường chéo, giống như một con rắn, và hình thành một vòng xoắn ốc bao xung quanh một cái đầu sói. Cuối cùng, dòng ký tự kết thúc ở góc dưới cùng bên phải. Nhà ngôn ngữ học này phỏng đoán dạng ký tự chưa được biết đến này có thể thuộc về người Pelasgian, và các chỗ đánh dấu và ký tự này rõ ràng thể hiện các giá trị văn hóa, lịch sử to lớn.
Tuy nhiên, tấm bia mộ này đã bị cắt nhỏ và nấu chảy. Nhà nước thu giữ 19 miếng, tức 31%, như được quy định trong hợp đồng khai thác vàng địa phương. Trong quá trình khai quật, tấm bia mộ khi đươc nhấc lên đã để lộ lối vào một căn hầm. Căn hầm có đường kính 4m này có một cầu thang xoắn ốc đi xuống và một luồng ánh sáng tím sữa tỏa ra từ bên trong. Khi quan sát kỹ chỗ cầu thang, người ta nhận thấy các bức tường hầm như thể đã bị cắt bằng một tia la-ze. Tuy nhiên, đối với tia sáng màu tím, không ai có thể xác định được nguồn gốc của nó.
Tò mò muốn tìm được nguồn phát sáng và tìm hiểu xem có gì bên trong, nhà cổ sinh vật học đã đi xuống bên dưới căn hầm, nhưng không ai khác đủ dũng cảm để theo chân ông. Màn đêm trôi qua và người đàn ông đã không bao giờ quay trở lại từ căn hầm.
Cuối cùng, quân đội đã bịt kín lối vào căn hầm cũng như toàn bộ Đường hầm 13 bằng xi măng. Những người có mặt ở đó không bao giờ đề cập đến các phát hiện đó nữa, vì họ đã bị buộc phải ký giấy cam kết giữ bí mật, do đó thứ nằm bên dưới cầu thang căn hầm vẫn còn là một điều bí ẩn.
Truyền thuyết về người khổng lồ Romania
Tùy vào khu vực bắt nguồn các truyền thuyết ở Romania, sẽ có các tên gọi khác nhau cho người khổng lồ. Lấy ví dụ, ở khu vực Boziorul, người khổng lồ được biết đến với cái tên “tartars” (“tartari”). Một số những bộ xương cao lớn khác thường đã được khai quật ở Scaieni, trong dãy núi Buzaului. Chẳng hạn như, khi những người dân địa phương cố gắng trồng cây táo trên một ngọn đồi, họ đã vô tình phát hiện được được các bộ xương người dài hơn 2,4 m nằm bên cạnh các mảnh gốm vỡ.
đường hầm Hyperborea, ngườii khổng lồ,
Đường chân trời tạo ra bởi dãy núi Buzaului. (Ảnh: Wikimedia)
Biết được các truyền thuyết địa phương, người dân trong khu vực đã ngay lập tức liên tưởng đến những người khổng lồ tartars. Một trong những truyền thuyết này thậm chí còn nói rằng ngọn núi được biết đến với cái tên “Những cột trụ của Tainita” (“Stalpii Tainitei”) thực ra đã được xây dựng bởi những người khổng lồ cổ đại. Trong quá khứ, người khổng lồ cũng được cho là tác giả của hai dãy hành lang ngầm dưới mặt đất nằm đâu đó bên dưới dãy núi này.
Một tạo hình kỳ lạ có thể được nhìn thấy trên dãy núi Tainita, vốn trông giống những chiếc ghế đá. Vì chúng được phát hiện trên vĩ độ cao và ở một khu vực rất khó tiếp cận, những người dân địa phương đã tuyên bố rằng những người khổng lồ tartars đã xây dựng những chiếc ghế để ngồi lên khi họ muốn họp hội đồng.
Một truyền thuyết khác từ thị trấn Hateg (“Tara Hategului”), kể về câu chuyện của hai nữ khổng lồ đã kiến tạo hai thành phố: một ở Deva và một ở trên đỉnh Núi Chẻ đôi (“Muntele Retezat”). Đến cuối quá trình xây dựng, khi nữ khổng lồ từ Deva chiêm ngưỡng thành phố đối thủ của cô và trông thấy nó đẹp hơn, cô đã trở nên ghen ghét, đố kỵ. Trong một phút phẫn nộ, cô đã ném một cái cày về phía thành trì trên núi, phá hủy nó và chẻ đôi phần đỉnh núi. Từ đó đã được gọi bằng cái tên Núi Chẻ đôi (Severed Mountain).
đường hầm Hyperborea, ngườii khổng lồ,
Tranh minh họa một người khổng lồ Romania. (Ảnh: The Incredibly Long Journey)
Các phát hiện người khổng lồ ở Romania
Vào những năm 1940 – 1950, các nhà khảo cổ học đã khai quật được 80 bộ xương thuộc về người khổng lồ. Các bộ xương này có chiều dài từ 4 đến 5m. Đến năm 1989, 20 bộ xương khổng lồ cũng đã được khai quật ở khu vực Pantelimon – Lebada.
Các phát hiện tương tự đã được khai quật tại Polovragi, hay bên dưới tu viện Negru Voda, và trong dãy núi Bucegi – nơi sự tồn tại của một hệ thống thông đạo ngầm đã làm rất nhiều công nhân làm việc ở đó kinh ngạc. Ngoài ra, hàng loạt khu vực khác của Romania cũng phát hiện xương của người khổng lồ.
Tuy nhiên, hầu hết các bộ xương này đã đột nhiên bị “mất tích” sau khi được phát hiện. Mặc dù vậy, người ta vẫn liên tục phát hiện ra những bộ xương của người khổng lồ tại đất nước này.
Theo Ancient Origins/Đại Kỷ Nguyên

“Tài sản nhà nước bị thất thoát kinh khủng”

Dân trí Qua thanh tra, phát hiện những sai phạm mà theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh đánh giá “tài sản nhà nước bị thất thoát kinh khủng”, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, thoái vốn trong doanh nghiệp nhà nước,…

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh phát biểu tại hội nghị.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của ngành thanh tra chiều qua (10/7), Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh đánh giá, hiện ngành thanh tra chưa có quyền năng để làm tốt những vấn đề liên quan đến tham nhũng.
“Khi phát hiện ra những dấu hiệu bất minh, thấy có tham nhũng nhưng không ai cho làm vì không có quyết định thì không làm được”- ông Hạnh nêu rõ.
Ngành thanh tra mới chỉ làm được vấn đề liên quan đến các biện pháp phòng ngừa và kê khai tài sản nhưng thực tế những vấn đề này còn nhiều bất cập.
"Muốn làm tốt công tác phòng ngừa tham nhũng ngay từ đầu thì cần phải công khai minh bạch các mặt kinh tế - xã hội ở địa phương cho người dân nắm được. Nhưng thực tế hiện nay có nơi còn dấu diếm, không bao giờ công khai cho dân biết để kiểm tra thì sao tốt được”- ông Hạnh nhấn mạnh.
Theo Thanh tra Chính phủ, bên cạnh những việc đã làm được, công tác thanh tra còn những hạn chế, một số cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch. Một số cuộc thanh tra còn kéo dài, nhất là thời gian xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra, trong đó có những cuộc thanh tra đột xuất đòi hỏi tiến độ nhanh để phục vụ yêu cầu quản lý…
Ông Hạnh nêu ví dụ về việc Thủ tướng chỉ đạo thanh tra quản lý đất đai tại 5 địa phương nhưng đến nay Thanh tra Chính phủ mới tiến hành thanh tra được một vài địa phương. Tuy nhiên qua những sai phạm đã được phát hiện, xử lý, ông Nguyễn Đức Hạnh đánh giá: “Tài sản nhà nước bị thất thoát kinh khủng”. Trong đó thất thoát tài sản nổi bật ở lĩnh vực đất đai, thoái vốn trong doanh nghiệp nhà nước…
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành thanh tra trong 6 tháng đầu năm 2017.
Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng tình hình khiếu nại, tố cáo, tiêu cực, tham nhũng còn chưa được đẩy lùi, vi phạm lãng phí vẫn còn phổ biến.
“Nhìn nhận khách quan, chúng ta vẫn còn mặt chưa thực sự đáp ứng của Chính phủ và kỳ vọng của người dân. Tiến độ thực hiện thanh tra còn chậm, chất lượng thanh tra hạn chế, số việc chuyển cơ quan điều tra còn ít”- Phó Thủ tưởng khẳng định.
Đánh giá tình hình vi phạm pháp luật diễn ra nhiều ngành nhiều cấp, vi phạm tham nhũng còn nghiêm trọng, Phó Thủ tướng khẳng định việc đó đòi hỏi có sự nỗ lực quyết tâm cao hơn nữa của ngành thanh tra.
Phó Thủ tướng chỉ đạo trong thời gian tới, ngành thanh tra cần phải bám sát vấn đề dư luận quan tâm và bức xúc. Đặc biệt, thanh tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài chính,ngân hàng, đầu tư và các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
“Xử lý trách nhiệm người có thẩm quyền không thực hiện đúng pháp luật tiếp công dân, để dư luận khiếu kiện keo dài. Thanh tra phải làm rõ các nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp giải quyết triệt để, về tình hình khiếu nại bức xúc”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát hiện sai phạm hơn 29.500 tỷ đồng
6 tháng đầu năm 2017, toàn ngành thanh tra đã triển khai gần 3.850 cuộc thanh tra hành chính và 136.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, lực lượng chức năng phát hiện vi phạm hơn 29.500 tỷ đồng, gần 5.000 ha đất, kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính với 724 tập thể, 22 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 49 vụ, 113 đối tượng.
Về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, số người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai. Nhiều bộ, ngành, địa phương có số người đã kê khai đạt tỷ lệ 100%. Có 77 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập.
Một trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, xử lý kỷ luật 4 người do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó, 3 người vi phạm phát hiện từ kỳ trước.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian trên, ngành thanh tra đã phát hiện 47 vụ, 66 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.
Thế Kha