Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

NHỮNG TRẬN ĐÁNH Ở VỊ XUYÊN HÀ GIANG LIÊN QUAN GÌ TỚI CÁC PHE NHÓM TẠI BỘ QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 1980-1990 ? ( bài 1)

Phạm Viết Đào.
Chiến trường Quân khu 2, gồm 6 tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước luôn đóng một vai trò trọng yếu…
Trong các cuộc xâm lăng lớn từ phương bắc, quân Trung Quốc cất quân sang đánh Việt Nam chủ yếu 2 hướng: Đường bộ vào cửa ải Nam quan Lạng Sơn, đường thủy hướng Vân Đồn-Quảng Ninh-Hải Phòng; Chỉ một lần lịch sử chép lại đó triều nhà Minh cử tướng Mộng Thạnh từ Vân Nam vào mạnh Lào Cai để vào giải cứu cho Vương Thông bị nguy khốn ở Đông Đô…Đội quân này đã nhanh chóng rút về nước sau khi nhận được tin Liễu Thăng bị chém đầu ở ải Nam quan…
Trong khi đó thì lần xuất quân đầu tiên của đại quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Thái úy Lý Thường Kiệt đánh sang đất Trung Quốc, để bóp chết âm mưu xâm lược lại được xuất hành từ Lũng Cú Hà Giang…
Ngay bây giờ, đường sá đã được hiện đại mà đường lên Lũng Cú du khách nhiều đoạn không khỏi thót tim; Thế mà từ thế kỷ XI, với phương tiện đi bộ là chủ yếu thế mà quân của Thái úy Lý Thường Kiệt, với hàng ngàn tinh binh đã tràn sang Trung Quốc, đánh tan thành Ung Châu của quân Tống, sự kiện này cho thấy sự kiên cường trong chiến trận của quân dân Đại Việt…
Thực dân Pháp mở quốc lộ thứ 2 sau quốc lộ 1 xuyên Việt , đó là quốc lộ nối Hà Nội với Hà Giang. Con đường này tiến hành khởi công từ năm 1920; sau khi Cách mạng tháng 10 Nga nổ ra ở Liên Xô năm 1917…
Thực dân Pháp mở quốc lộ số 2 lên Hà Giang năm 1920 là để đưa ánh sáng văn minh lên vùng đất xa xôi hẻo lành này, đề phòng sự bạo loạn lật đổ của một lực lượng chính trị vừa nổi lên đó là CS…
Năm 1953 để cứu vãn chiến trường Đông Dương, Đại tướng Nava đã cho đổ quân lên Điện Biên Phủ; đây là sự chuyển quân chiến lược dẫn quân viễn chinh Pháp chuốc lấy thất bại thảm hại ở chiến trường này, buộc phải ký hiệp định Giơnevơ…công nhận nền độc lập của Việt Nam sau 80 năm đô hộ…
Đưa quân lên Điện Biên Phủ, chứng tỏ người Pháp cũng nhận thấy vai trò trọng yếu về quân sự, an ninh quốc phòng của vùng tây bắc Việt Nam liên quan tới toàn bán đảo Đông Dương…
Có một nguồn tư liệu nói rằng, chính tướng Nguyễn Sơn đã bày mưu cho Mao Trạch Đông: muốn nắm được Đông Dương phải nắm được vùng Tây Bắc của Việt Nam, chỉ khi ngồi được trên nóc nhà Đông Dương, đó là giải Trường Sơn, men theo sông Mê Kông thì có thể khống chế không chỉ bán đảo Đông Dương mà toàn bộ khu vực Đông Nam Á…
Do đó những trận đánh dòng dai ở khu vực Vị Xuyên, Hà Giang trong suốt 10 năm từ 1980-1990 do quân Trung Quốc phát động; Trung Quốc đã kéo về đây hơn nửa triệu quân của 5 đại quân khu kể cả Đại quân khu Bắc Kinh để “tập trận”, luyện quân, đánh thử để nhằm chuẩn bị cho quân Trung Quốc thực thi chiến lược tràn ngập lãnh thổ Đông Nam Á từ hướng Côn Minh-Tây bắc Việt Nam; chiếm nóc nhà Đông Dương…
Cũng có ý kiến cho rằng: Trung Quốc phát động những chiến dịch quân sự lớn ở mạn Vị Xuyên, Hà Giang là chuẩn bị thành lập một thủ phủ cho Chính phủ Hoàng Văn Hoan quay về; cùng với những người Hoa từ Việt Nam buộc phải về Trung Quốc trong vụ nạ kiều 1977-1978… Hà Giang là mảnh đất: tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ…
Cũng có ý kiến cho rằng: Trung Quốc mở chiến trận Hà Giang, hút lực lượng chủ lực của Việt Nam về đây để giải vây cho Khơ Me đỏ ở Cămpuchia; Chiến trận Vị Xuyên-Hà Giang, đột đòn giương tây kích đông…Trung Quốc hút quân lực Việt Nam về chiến trận này để rồi bất thình lĩnh cho quân đánh chiếm Gạc Ma ở Biển Đông chuẩn bị cho chiến lược bá chiếm Biển Đông…
Giai đoạn 1988 là giai đoạn hải quân Trung Quốc chưa mạnh, lúc đó nếu Việt Nam dấn lên có thể xua được quân Trung Quốc khỏi Gạc Ma vì Gạc Ma lúc đó chỉ là một bãi đá ngầm…Thế nhưng chắc Bộ Quốc phòng Việt Nam bấy lâu nay đã mệt mỏi với chiến trường Hà Giang, lại bị căng ra với chiến trường Cămpuchia; Trong nước thì nền kinh tế kiệt quệ tụt xuống tận đáy vì cái cơ chế tập trung quan liêu. Nhiều vùng người dân đứng trước nguy cơ chết đói hàng loạt… Trong khi đó lại bị Mỹ cấm vận ngặt nghèo, Liên Xô thì chuẩn bị tan rã. Do bị đẩy vào tình thế “ tứ cố vô thân”, tứ bề thọ địch” thành ra cũng khó lòng chê trách các nhà lãnh đạo, các vị tướng cầm quân của của quân đội Việt Nam lúc đó…
Đánh và đẩy lùi được quân Trung Quốc như vậy cũng là tài giỏi lắm rồi; Có lẽ công lao lớn nhất đáng biểu dương nhất đó là tinh thần chiến đấu quật cường của những người lính bình thường…Đại tá Bùi Như Lạc nguyên Quyền Sư trưởng F 313 kể với người viết bài này: Trước và sau những trận đánh lớn, bản thân ông phải cắp cặp chạy tứ tung để đi xin gạo, xin trâu, xin bò…xin gà xin vịt ở các tình lân cận để về cho quân ăn…
Còn nhớ, đầu năm 1984 khi đưa chú em tôi là chuẩn úy Phạm Hữu Tạo ra ga Hàng Cỏ để trở lại đơn vị là Sư đoàn 356, thời điểm đó đóng ở Hoàng Liên Sơn; Tạo nói với tôi: Em ra trận lần này, nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực; Lên đơn vị mấy tháng sau nhận được tin Tạo hy sinh…
Tất cả những nhận định đó đều có cơ sở và chắc được Trung Quốc lập trình cặn kẽ nhưng họ đã không đạt được cái đích mong muốn…Song “trăm bó đuốc họ cũng đã bắt được vài con ếch”…Trung Quốc đã tập trung về chiến trường này hàng vạn khẩu pháo, mở những trận đánh lớn mà báo chi Ấn Độ, Nhật đánh giá là lớn nhất sau thế chiến thứ 2 ở khu vực châu Á…
Theo những thông tin mới nhất do Tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh quân khu 2công bố: “Hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh, hơn 9.000 cán bộ chiến sĩ bị thương"; Còn theo nguồn tin riêng của chủ blog thì con số hy sinh của Quân khu 2 gần 5000 chiến si, cán bộ…
Còn phía Trung Quốc, họ bị tổn thất gấp 3 lần, phía Trung Quốc mất trên 15000 quân tại chiến trường Vị Xuyên Hà Giang trong 10 năm đấu súng…với quân đội Việt Nam, Vào mạng thấy nghĩa trang Malpo ở bên kia biên giới lớn hơn rất nhiều nghĩa trang Đạo Đức, Vị Xuyên, Hà Giang…
Điều băn khoăn nhất mà người viết bây lâu nay trăn trở, suy tư đó là: Cuộc chiến 10 năm ở Vị Xuyên, mặc dù Quân khu 2 lúc cao điểm chỉ tập trung 4-5 sư đoàn chủ lực nhưng đã đánh bại, đẩy lùi được dã tâm xâm lược bạo tàn của các tướng lĩnh diều hâu Trung cộng…
Đạt được những chiến tích anh hung đó, trước hết phải đến công lao của những người lính bình thường trên chiến hào Vị Xuyên, họ đã chiến đấu vô cũng dũng cảm, ngoan cường..Chính sau này nhiều CCB Trung Quốc từng tham gia các trận đánh này lên tiêng ca ngợi, khâm phục bộ đội Việt Nam…
Sự bạo tàn của quân Trung Quốc không làm tan vỡ được chiến tuyến Vị Xuyên-Hà Giang; Chiến tuyến Vị Xuyên-Hà Giang đã được giữ vững bằng xương máu của hàng vạn chiến sĩ bình thường, sự đồng lòng của nhân dân cả nước…
Điều mà người viết bài này đang muốn lật giở lại qua cuộc chiến này: Đó là sự rạn vỡ của các phe nhóm tướng lĩnh cao cấp trong thành Hoàng Diệu; sự phân tâm ở bộ phận tham mưu tối cao…khi cuộc chiến nổ ra…
Hệ lụy của sự phân tâm của các nhóm tướng lĩnh cao cấp ở giai đoạn 1980-1990, mặc dù không làm đảo lộn được cục diễn cuộc chiến chiến trường Vị Xuyên-Hà Giang, nhưng đã làm tốn, tổn hao thêm nhiều xương máu của nhân dân và chiến sĩ…

P.V.Đ.

( Còn nữa…)

Không có nhận xét nào: