Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

E HÈM... CÁC BÍ THƯ BẮT ĐẦU MÓ VIỆC: BT HÀ TĨNH TRUY NGÀNH NÔNG NGHIỆP; BT THANH HÓA TRUY NGÀNH GIAO THÔNG

Mất mùa lịch sử: Truy vấn gay gắt của Bí thư Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn truy trách nhiệm của ngành Nông nghiệp khi mất mùa rồi đổ lỗi cho thời tiết và nông dân.
Bị động, đùn đẩy
Tại phiên chất vấn của HĐND tỉnh hôm qua, sau khi nghe phần trả lời của Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh đặt câu hỏi, ngành nông nghiệp đã nhận trách nhiệm tương đối rõ nhưng đã thật sự sâu sắc chưa?
mất mùa,Hà Tĩnh,Bí thư Hà Tĩnh,Lê Đình Sơn
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn 
Ông Sơn cho hay, tháng 2/2015 giống Thiên ưu 8 được công nhận là giống quốc gia, tháng 7/2015 bắt đầu cho phép thương mại hóa. Giống Thiên ưu 8 được bắt đầu sử dụng trong các vụ Xuân, Hè thu 2016 và Xuân 2017.
Trong số liệu phân tích thấy rằng tiến độ sử dụng giống Thiên ưu 8 tăng nhanh. Mặc dù mới đưa vào sản xuất ở nhưng giống này đã chiếm gần 40% tổng diện tích gieo trồng vụ Xuân 2017 ở Hà Tĩnh.
“Có lẽ chưa có giống nào cơ cấu lớn như thế này. Câu hỏi vì sao cơ cấu lớn như vậy vẫn chưa được trả lời một cách nghiêm túc”- ông Sơn nói.
Liên quan đến việc quảng cáo giống Thiên ưu 8, ông Lê Đình Sơn, người từng làm Giám đốc Sở NN&PTNT, nêu câu hỏi trong hồ sơ gốc giống Thiên ưu 8 kháng trung bình bệnh đạo ôn thì tại sao không công bố thông tin.
“Biết đây là giống kháng trung bình trong trong hồ sơ thì dứt khoát không đưa vào Hà Tĩnh, vì thời tiết Hà Tĩnh có những đặc thù và chúng ta biết chuyện này đã hàng chục năm nay” – ông Sơn khẳng định.
Hồ sơ giống Thiên ưu 8 ghi kháng bệnh trung bình, trong tờ rơi phát ra thì ghi kháng mức khá, vậy mà trên bao bì sản phẩm lại ghi “đặc biệt kháng bệnh đạo ôn”.
Bí thư Hà Tĩnh đặt câu hỏi, khi để mất mùa lớn, phải chăng ngành nông nghiệp đã thiếu sâu sát cơ sở.
Trong nguyên nhân khách quan có nêu do công việc của cả hệ thống chính trị dồn vào sau sự cố môi trường biển. Câu đó không sai nhưng liệu Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ (huyện trung du, miền núi - PV) có bị cuốn hút vào việc này hết không?, ông Sơn nêu.
"Chúng ta thiếu sâu sát cơ sở, thiếu tận tụy trong công việc hàng ngày mà đầu tiên phải nói là xuất phát từ ngành. Đó là việc vận hành bộ máy, dự tính dự báo sơ sài, thiếu chỉ đạo, đôn đốc từ lãnh đạo ngành nông nghiệp.
Khi sự cố mất mùa xảy ra, tôi cùng đồng chí Khánh (Chủ tịch UBND tỉnh) chia thành 2 đoàn đi kiểm tra về có văn bản chỉ đạo làm rõ ngay, nhưng thấy các đồng chí ngành nông nghiệp bị động, lúng túng, thậm chí đùn đẩy", Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh chỉ rõ.
Đừng đổ lỗi cho dân
Ông Sơn nhắc tới chuyện ngành nông nghiệp cho rằng có nguyên nhân từ thời tiết khi xảy ra mất mùa.
Ông nói: “Tôi không bác bỏ thời tiết, sản xuất ngoài trời đương nhiên có thời tiết, đặc biệt bệnh đạo ôn rất nhạy cảm với thời tiết, nhưng nếu chúng ta xâu chuỗi từ đầu đến cuối thì đổ lỗi cho thời tiết thế nào được.
“Từ tháng 12 anh đã kiểm tra giống, kiểm tra đề án rồi, hay là đề án kiểm tra cho vui? Có thời tiết nhưng đừng đổ lỗi cho thời tiết cả, mà nếu anh đổ lỗi cho thời tiết là chính thì chưa đúng, tất nhiên phải có kết luận của Hội đồng khoa học mới rõ” - ông Sơn thẳng thắn.
Lãnh đạo tỉnh cũng khẳng định không nên đổ lỗi cho người dân: "Tại sao hai ruộng gần nhau, cùng thời vụ, cùng phân bón, cùng cách chăm sóc, bên kia không bị nhưng bên này bị thì nói tập quán chỗ nào? Nông dân chủ quan có, tùy tiện có, nhưng dân bầu chúng ta làm thì chúng ta phải phục vụ nhân dân, đó là trách nhiệm của chúng ta".
'Hồ hởi bán giống, gặp sự cố không thấy cán bộ đâu'

'Hồ hởi bán giống, gặp sự cố không thấy cán bộ đâu'

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh nêu bất cập khi các đại biểu truy vấn trách nhiệm để xảy ra mất mùa lịch sử tại kỳ họp HĐND tỉnh sáng nay.
Hà Tĩnh chi 34 tỷ đồng cứu mất mùa lịch sử

Hà Tĩnh chi 34 tỷ đồng cứu mất mùa lịch sử

Hà Tĩnh chi gần 34 tỷ đồng để ứng cứu nông dân thiệt hại trong vụ xuân 2017, đồng thời đang làm rõ trách nhiệm của công ty phân giống.
Hà Tĩnh: 'Mất mùa không phải do giống lúa Thiên Ưu'

Hà Tĩnh: 'Mất mùa không phải do giống lúa Thiên Ưu'

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh khẳng định giống lúa Thiên Ưu 8 sử dụng trong vụ xuân 2017 rất tốt, mất mùa không liên quan giống.
Bí thư Hà Tĩnh: Mất mùa lịch sử, đừng đổ cho thời tiết

Bí thư Hà Tĩnh: Mất mùa lịch sử, đừng đổ cho thời tiết

Vụ mất mùa vừa qua có nhiều nguyên nhân, bệnh đạo ôn có biến chủng. Không thể đổ lỗi hoàn toàn do thời tiết, Bí thư Hà Tĩnh Lê Đình Sơn nói.
Hà Tĩnh mất mùa lớn

Hà Tĩnh mất mùa lớn

Mất mùa chưa từng có trong lịch sử. Dân nghi do giống lúa, còn ngành nông nghiệp thì cho rằng do thời tiết và thói quen người dân.
Lê Minh

Bí thư Thanh Hóa: “Giao tiền như thế thì... chết!”

Dân trí "Tôi chỉ hỏi anh lý do vì sao tiền giao gần 600 tỷ, anh lại không chuyển cho thành phố để thực hiện bồi thường GPMB, mà lại giao cho nhà thầu thi công? Giao cho nhà thầu thi công không có mặt bằng thi công kiểu gì?', Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến truy Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh này trong phiên chất vấn tại HĐND.

Sáng ngày 12/7, tại phiên chất vấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa - ông Trịnh Văn Chiến đã “truy” gay gắt Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) về một số dự án chậm tiến độ và công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).
Giám đốc Sở GTVT bị “truy” dự án chậm tiến độ
Sáng ngày 12/7, kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục diễn ra ngày làm việc thứ 3. Ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, chủ trì.
Trong buổi họp sáng nay, HĐND tỉnh Thanh Hóa tập trung chất vấn các Giám đốc Sở NN&PTNT, Sở Tài chính và Sở GTVT về những vấn đề nóng mà cử tri quan tâm trong thời gian qua.
Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021
Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021
Đặc biệt, trong phiên chất vấn Giám đốc Sở GTVT, ông Trịnh Văn Chiến đã “truy” gay gắt nhiều vấn đề liên quan đến các dự án làm đường chậm tiến độ, ảnh hưởng chung đến dự án và đời sống của người dân.
Theo báo cáo của Sở GTVT, trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Sở này được giao làm Chủ đầu 31 dự án vói Tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng. Hiện nay, còn 6 dự án đang thi công chậm tiến độ.
Ông Trịnh Văn Chiến đã chất vấn Giám đốc Sở GTVT xoay quanh 2 dự án chậm tiến độ là đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa và đường Na Tao - Pù Nhi, huyện Mường Lát.
Sau báo cáo của ông Trần Văn Hải - Giám đốc Sở GTVT, ông Chiến xin ý kiến của các đại biểu nhưng sau nhiều lần ông nêu vấn đề mà vẫn không có đại biểu nào có ý kiến. "Bình thường thì nhiều ý kiến lắm mà, không ai có ý kiến thì để tôi chất vất", ông Chiến nói.
Đối với ý kiến của ông Hải về dự án đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa khi còn 2 hộ chưa giải phóng mặt bằng (GPMB), nhưng sắp phải cưỡng chế, ông Chiến hỏi: “Đã giải quyết thấu tình đạt lý chưa, chứ bây giờ người ta đang nêu vấn đề này, vấn đề nọ, mình chưa giải quyết được, làm thông được thì cưỡng chế làm sao?”.
Ông Hải giải thích về nguồn vốn đầu tư công trình này: “Đoạn này từ km0 đến...”, ông Chiến cắt lời: “Chả có đoạn nào, toàn bộ tuyến vành đai phía Tây thành phố là 1.800 tỷ, Bộ GTVT 1.000, ta bỏ ra 800 tỷ”.
“Trong hơn 500 tỷ đấy, tại sao không ghi cho thành phố đủ tiền GPMB, anh lại đem ghi cho nhà thầu thi công, ghi cho xây lắp? Anh nói cho HĐND nghe cái đó nào?", ông Chiến đặt câu hỏi.
Ông Trần Văn Hải - Giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa trả lời chất vấn
Ông Trần Văn Hải - Giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa trả lời chất vấn
Ông Hải giải thích: “Bây giờ vốn ta còn thiếu 143,28 tỷ, trong đó xây lắp thiếu gần 100 tỷ”. Ngay lập tức, ông Chiến nhắc nhở: “Tôi hỏi anh chưa trả lời câu hỏi của tôi”.
Ông Hải lại giải thích: “Quá trình triển khai thì hiện tại khối lượng thi công đã hoàn thành”.
Ông Chiến tiếp tục truy: “Khối lượng mấy tôi chưa cần quan tâm. Tôi chỉ hỏi anh lý do vì sao tiền giao gần 600 tỷ, anh lại không chuyển cho thành phố để thực hiện bồi thường GPMB, mà lại giao cho nhà thầu thi công? Giao cho nhà thầu thi công không có mặt bằng thi công kiểu gì? GPMB phải ưu tiên số một, cách bố trí vốn như thế có hợp lý không, như thế thì chết”.
“Tôi hỏi anh Hải khi nào anh có tiền trả cho thành phố để bồi thường GPMB, hay là chờ HĐND quyết nghị cho năm tài chính 2018?", ông Chiến lại đặt câu hỏi.
Ông Hải giải trình: “Khi triển khai thi công, tiền của mình là 798 tỷ, được giao trong từng giai đoạn một. Trong quá trình thi công có phân ra cho tiền xây lắp, tiền cho GPMB. Giai đoạn cuối, GPMB ở xã Quảng Thịnh thêm phần xây dựng khu tái định cư, tiền mà thiếu cho thành phố hơn 40 tỷ".
Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa truy Giám đốc Sở GTVT nhiều vấn đề
Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa "truy" Giám đốc Sở GTVT nhiều vấn đề
Ngay lập tức, ông Chiến thắc mắc: “Anh nói làm sao, phát sinh thêm khu tái định cư là không phải. Tái định cư đấy là thành phố và các huyện phải chủ động làm khu tái định cư, lấy nguồn vốn đâu là việc của anh, tỉnh không ghi tiền GPMB của dự án này cho tái định cư của những hộ bị ảnh hưởng ra đấy ở. Còn tiền mình bồi thường cho dân về đất, tài sản, vật kiến trúc trên đất được bao nhiêu thì dân phải trả tiền mà đến vị trí mới. Làm gì có chuyện ghi vốn cho tái định cư. Tóm lại là giao quá cho nhà thầu rồi, cách giao đấy thưa các đồng chí là chết rồi”.
“Chất vấn một số cái để làm rõ những dự án khác trên địa bàn tỉnh. Nếu không sâu sát, không nghiên cứu kỹ, không bao giờ trôi cả”, ông Chiến nói.
“Cứ chung chung thế thôi, cứ ngời ngời thế thôi!”
Tiếp tục giải đáp những vấn đề tồn tại liên quan đến dự án đường vành đai phía Tây, khi ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, vừa mở lời: “Đường vành đai phía Tây có hai dự án, dự án BOT từ km...”, ngay lập tức ông Chiến cắt lời: “Không không, mấy cái đó tủn mủn, bây giờ anh nói vướng mắc đó như thế nào và cách giải quyết ra sao. Ai là chủ dự án, rồi tổng vốn đầu tư...?Anh nói bây giờ làm sao để giải quyết khó khăn, vướng mắc dự án này?”.
Sau những giải trình của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Chiến khẳng định: “Bây giờ kinh phí đấy là Hội đồng không có. Bây giờ anh làm thế nào thì làm, anh hứa với Hội đồng 30/8 xong, tôi cũng run, thấy không xong được”.
Ông Chiến cho rằng: “Làm thế bây giờ lấy đâu tiền trả cho thành phố cái hiện nay còn thiếu. Cho nên tôi nói, kể cả chỉ đạo của mình, thành phố cũng thế, ngành giao thông cũng thế là không có sâu sát gì cả. Cứ chung chung thế thôi, cứ ngời ngời thế thôi”.
Nhiều dự án của Sở GTVT Thanh Hóa làm chủ đầu tư chậm tiến độ
Nhiều dự án của Sở GTVT Thanh Hóa làm chủ đầu tư chậm tiến độ
Ông Chiến nói rõ, không chỉ dự án này mà bất cứ dự án nào, khi đụng đến đất công trình công cộng và người dân, đều phải quan tâm đầy đủ đến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng, phải xem xét kỹ càng, thấu đáo và phải giải quyết sớm.
Duy Tuyên


Cử tri tiếc vì nhiều vấn đề "nóng" tại Thanh Hóa không được trực tiếp chất vấn

QUỐC TOẢN

(GDVN) - Nhiều vấn đề nóng, thời sự (bổ nhiệm cán bộ, thừa cấp phó...) đã không được các đại biểu nhắc đến trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn. Đó là điều đáng tiếc!

"Truy" gắt trách nhiệm của lãnh đạo sở, ngành
Trước Kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021, một số cử tri kỳ vọng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn vào ngày cuối kỳ họp sẽ diễn ra sôi nổi, bởi trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh xảy ra không ít những vụ việc được cử tri cả nước quan tâm.
Kỳ vọng đó càng có cơ sở khi mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 12/7, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Trịnh Văn Chiến đã "mở lối" cho các đại biểu phát huy quyền giám sát của mình.
"Tinh thần chất vấn là, đại biểu chất vấn giám đốc sở nào thì chất vấn làm rõ việc đó đến nơi đến chốn, chứ không chất vấn qua qua", ông Chiến đề nghị.
Vị Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh cũng yêu cầu người trả lời chất vấn không trả lời lan man, kể lể thành tích mà tập trung trả lời vào câu hỏi chất vấn.
"Phải nói thẳng vào những vấn đề yếu kém, làm rõ trách

Bí Thư Thanh Hóa: "Phải mấy ông Chủ tịch tỉnh chứ một ông không thể làm nổi!"

nhiệm của ngành nào? cấp nào? của tổ chức cá nhân nào? đồng thời đề xuất phương án, giải pháp xử lý.
Nếu báo cáo thành tích thì chủ tọa điều hành phiên họp sẽ cắt ngay lập tức.
Các đại biểu mỗi người một lĩnh vực công tác, mỗi người một nhiệm vụ, nếu thấy những vấn đề liên quan, cần trao đổi, cần chất vấn thì đề nghị các đại biểu cứ thẳng thắn chất vấn để chúng ta hoàn thành trọng trách trước cử tri, nhân dân trong tỉnh.
Trong quá trình chất vấn cần phải có đối chất với nhau, tranh luận với nhau.
Không nên đặt câu hỏi, vì sao đại biểu lại đi tranh luận vấn đề như thế? hay vì chắc không thích nhau cái gì?
Kể cả các đại biểu khách mời cũng có quyền chất vấn", ông Chiến khái quát vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn hôm 12/7.
Không khí chất vấn bắt đầu được "hâm nóng" khi Chủ tọa đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp báo cáo giải trình và trả lời chất vấn về công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh...
Vị chủ tọa cho rằng, một số vấn đề trong quản lý vật tư nông nghiệp còn nắm lơ mơ. Báo cáo giải trình của Giám đốc Sở Nông nghiệp rất khó để Hội đồng nhân tỉnh và cử tri tin được. 
Ông Trịnh Văn Chiến cũng đề nghị đại biểu hội đồng nhân dân giám sát chặt chẽ những vấn đề vật tư nông nghiệp kém chất lượng đặc biệt là thông tin phản ánh doanh nghiệp sản xuất phân bón giả làm ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân....
Yêu cầu Sở Nông nghiệp Thanh Hóa kiểm tra lại để có giải pháp chấn chỉnh tình trạng quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn.
Phần chất vấn và trả lời chất vấn được cho là quyết liệt và gắt gao nhất là cuộc đối chất trực tiếp giữa chủ tọa và Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa về những dự án chậm tiến độ.
Màn chất vấn được đẩy lên cao trào khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa truy trách nhiệm một số dự án chậm tiến độ...
Vị chủ tọa kỳ họp đề nghị các đơn vị có liên quan nghiêm túc kiểm điểm, đồng thời cần thiết phải xử lý kỷ luật cá nhân, tập thể đơn vị có trách nhiệm để xảy ra tình trạng chậm tiến độ dự án. Kiên quyết loại bỏ, thay thế nhà thầu có năng lực kém.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn kết thúc vào cuối ngày.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn hôm 12/7. Ảnh: XUÂN QUANG. 
Cử tri còn cảm thấy... tiếc! 
Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, không ít cử tri cảm thấy tiếc nuối vì nhiều vấn đề nóng, thời sự (sai phạm trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm xảy ra tại một số sở, ngành; vấn đề hư hỏng tàu vỏ thép, lạm phát cấp phó, vấn đề biên chế, hợp đồng lao động...) đã không được đại biểu nêu ra trong phiên chất vấn.
Ngay sau khi phiên chất vấn, trả lời chất vấn kết thúc, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã cố gắng liên lạc với nhiều vị đại biểu hội đồng (xin không nên tên) để giúp cử tri, độc giả giải đáp nhưng băn khoăn trên, nhưng đều bị từ chối trả lời do vấn đề "nhạy cảm" hoặc "không tiện nói/hỏi".
Trả lời câu hỏi về việc, liệu có sự e ngại, nể nang khi chất vấn những vấn đề "nóng" nói trên?, ông Lại Thế Nguyên, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh nhận định:
Đại biểu, cử tri có quyền hỏi tất cả những vấn đề mà họ quan tâm, không giới hạn phạm vi chất vấn.
Nhưng vì thời gian chất vấn và trả lời chất vấn ít, nên chưa giải quyết hết được các câu hỏi mà đại biểu, cử tri quan tâm. 
Các nhóm vấn đề khác mà cử tri quan tâm sẽ được tổng hợp và có văn bản trả lời.
Tôi nghĩ không có sự e ngại gì ở đây hết", ông Nguyên cho biết và đánh giá rằng, những kỳ họp gần đây, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn thường diễn ra hết sức sôi nổi, quyết liệt, truy vấn đến cùng trách nhiệm của các lãnh đạo sở, ngành.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm khi còn thiếu tiêu chuẩn; kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực. Ảnh đăng trên Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam.
Cũng với câu hỏi trên, ông Phạm Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho rằng:
"Việc chất vấn là quyền của đại biểu theo quy định của luật hoạt động, giám sát.
Đại biểu có quyền chất vấn những vấn đề mà họ quan tâm. Nếu đại biểu không đặt câu hỏi thì Thường trực hội đồng cũng không thể "lái" (can thiệp) được".
Ông Sơn không đưa ra bình luận gì về các vấn đề nóng, thời sự (bổ nhiệm cán bộ, thừa cấp phó...) không được các đại biểu hội đồng chất vấn.
"Tôi là người trong cuộc nên không bình luận", ông Sơn nói và cho biết, những góp ý của cử tri sẽ được hội đồng xem xét, hoặc rút kinh nghiệm cho những kỳ họp sau.

QUỐC TOẢN

LỜI KÊU GỌI CỦA BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO VỀ GIẤY PHÉP 1517 CỦA BỘ TN-MT CHO PHÉP ĐỔ CHẤT THẢI XUỐNG BIỂN BÌNH THUẬN ; Phải dừng việc 'nhận chìm' 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển

LỜI KÊU GỌI CỦA BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO:
Kết quả hình ảnh cho bãi cát mũi né

ĐỔ CHẤT THẢI XUỐNG BIỂN BÌNH THUẬN SẼ ĐE DỌA LÀM BẨN BÃI CÁT MŨI NÉ, MỘT THẮNG CẢNH ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ CỦA VIỆT NAM; MÌNH ĐÃ ĐẾN MŨI NÉ RỒI, ĐÂY LÀ NƠI ĐƯỢC DÙNG LÀM BỐI CẢNH ĐỂ QUAY BỘ PHIM" VỀ NƠI GIÓ CÁT" CỦA ĐẠO DIỄN HUY THÀNH...
MỌI NGƯỜI HÃY LÊN TIẾNG BẢO VỆ MŨI NÉ: YÊU CẦU BỘ TN-MT TRƯỜNG HỦY GIẤY PHÉP SỐ 1517 ! 

AI CHƯA ĐẾN MŨI NÉ NÊN ĐẾN ĐÂY MỘT LẦN ĐỂ CHIÊM NGƯỠNG MÀU VÀNG CHÁY CỦA BÃI CÁT MŨI NÉ...
KHÔNG MỘT BÃI CÁT NÀO CỦA VIỆT NAM CÓ LOẠI CÁT VÀNG CHÁY NÀY !
Sự độc đáo của bãi cát Mũi Né là hình thù của nó luôn thay đổi trong ngày theo gió. Chính vì vậy, Đồi cát Mũi Né trở thành một bức tranh cát thiên tạo vô cùng sống động...

Du khách đến thăm bãi cát Mũi Né sẽ luôn được chiêm ngưỡng bức tranh của tạo hóa này luôn biến đổi theo tháng, theo ngày, theo giờ...Mỗi giờ Mũi Né sẽ có một hình dáng, diện mạo khác...
Kết quả hình ảnh cho bãi cát mũi né
Bãi cát vàng Mũi Né-Bình Thuận

"ĐẦU CUA TAI NHEO" CỦA GIẤY PHÉP 1517 CHO PHÉP ĐỔ CHẤT THẢI XUỐNG BIỂN BÌNH THUẬN ĐE DỌA VẤY BẨN BÃI CÁT VÀNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ CỦA VIỆT NAM ?

 \

Kết quả hình ảnh cho bãi cát mũi né
Bãi cát Mũi Né có cát Vàng độc đáo đẹp nhất Việt Nam

Phản đối xả bùn nạo vét xuống biển Bình Thuận 



Đây là toàn văn Giấy phép số 1517/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường do ông Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc ký ngày 23/6/2017 cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xả thải xuống biển Bình Thuận 918,533 m3 (chín trăm mười tám ngàn năm trăm ba mươi ba mét khối) chất thải nạo vét thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1.



Mời quý vị đọc thật kỹ 9 trang văn bản và cùng thảo luận với chúng tôi ở các chủ đề kế tiếp về nội dung giấy phép này.



Mục tiêu của chúng tôi: Tờ giấy phép này phải bị hủy bỏ. Không có bất cứ một cá nhân tổ chức nào được phép làm ô nhiễm môi trường biển dù núp dưới bất cứ danh nghĩa nào. Không đánh đổi môi trường lấy phát triển với bất cứ giá nào. Hãy để lại biển bạc cho con cháu chúng ta.



 Kết quả hình ảnh cho bãi cát mũi né
Hình ảnh có liên quan
Kết quả hình ảnh cho bãi cát mũi né

Kết quả hình ảnh cho bãi cát mũi né
Kết quả hình ảnh cho bãi cát mũi né



Kết quả hình ảnh cho bãi cát mũi né


Kết quả hình ảnh cho bãi cát mũi né
(Nguồn: Tễu blog )

Phải dừng việc 'nhận chìm' 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển

15/07/2017 22:03 GMT+7
TTO - Theo các chuyên gia, Bộ Tài nguyên và môi trường phải có trách nhiệm kiểm tra việc cho "nhận chìm" chất nạo vét của Điện lực Vĩnh Tân 1 đã lấy ý kiến người dân đúng quy định hay không rồi mới cấp phép.
Phải dừng việc 'nhận chìm' 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển
Cụm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG
Chiều 15-7 tại Nha Trang, Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC - thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) đã tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tuyến giữa đại diện Tổng cục Biển và hải đảo - Bộ Tài nguyên và môi trường cùng các chuyên gia của tổng cục với các nhà quản lý, luật sư, nhà báo về việc cấp phép cho “nhận chìm” gần 1 triệu m3 “vật chất” nạo vét biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xuống vùng biển ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Là chất được phép "nhận chìm" xuống biển?
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Thanh Tùng - vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, đại diện Tổng cục Biển và hải đảo - Bộ Tài nguyên và môi trường thông tin rằng “vật chất” nạo vét cảng biển của Điện lực Vĩnh Tân 1 được Bộ cấp phép cho “nhận chìm” xuống vùng biển Tuy Phong khác với bùn thải.
Theo ông Tùng, đó là một trong tám nhóm vật chất được phép “nhận chìm” xuống biển theo quy định của luật pháp Việt Nam và cả các nghị định thư, công ước quốc tế về hàng hải và bảo vệ môi trường biển.
Về cách cho “nhận chìm” gần 1 triệu m3 vật chất nạo vét kể trên, theo ông Tùng,  sà lan chở các chất nạo vét để “nhận chìm” có đáy cách mặt nước biển khoảng 5m.
Khi sà lan chở các chất nạo vét đến vùng biển được phép “nhận chìm” (rộng khoảng 30ha cách khu Bảo tồn biển quốc gia Hòn Cau chừng 8km và cách các khu làng nuôi tôm, làm muối chừng hơn 10km) thì sẽ mở đáy sà lan để xả các chất nạo vét (bùn, cát) đó xuống biển.
Đối với lo ngại về việc gây ô nhiễm môi trường, ông Tùng cho biết Viện Hải dương học (tại Nha Trang) đã được chọn là cơ quan giám sát độc lập của dự án cho “nhận chìm” các chất nạo vét kể trên.
Hiện nay, Viện Hải dương học đã tiến hành quan trắc 13 địa điểm ở vùng biển Tuy Phong để kiểm tra, giám sát, đánh giá tác động môi trường trong suốt quá trình trước, trong và sau khi “nhận chìm” các chất nạo vét.
“Trường hợp có bất kỳ một thông số nào vượt ngưỡng cho phép thì sẽ dừng lại ngay việc nhận chìm đó” - ông Tùng nói.
Việc “nhận chìm” vật chất nạo vét xuống biển Tuy Phong, theo ông Tùng, là một dự án có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt, cấp phép đúng quy định pháp luật.
Quy trình ngược: cấp phép "nhận chìm" rồi mới hỏi dân
Tuy nhiên, tranh luận về vấn đề này, luật sư Nguyễn Toàn Thiện (chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận, đại biểu HĐND tỉnh) cho rằng việc cho phép "nhận chìm" chất nạo vét hoàn toàn không hỏi ý kiến của người dân chịu tác động, ảnh hưởng bởi việc này là không đúng quy định của pháp luật.
Ông Tùng và các chuyên gia thuộc Tổng cục Biển và hải đảo đều giải thích, trong hồ sơ dự án khi trình cho Bộ TNMT xem xét cấp phép đều có ý kiến của các cơ quan, ban ngành liên quan của, tỉnh huyện, xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN (MTTQVN) xã.
Ông Tùng giải thích: “Việc hỏi ý kiến trực tiếp của người dân trong vùng chịu ảnh hưởng thì không thể thực hiện được. Ủy ban MTTQVN xã là cơ quan đại diện được dân bầu ra theo quy định pháp luật. Chủ dự án không thể đi hỏi ý kiến từng người dân mà chỉ hỏi Ủy ban MTTQVN xã.
Còn việc các cơ quan đại diện ở địa phương có hỏi ý kiến của người dân hay không là thuộc trách nhiệm của các cơ quan đó”.
Tuy nhiên, luật sư Thiện tranh luận lại rằng việc cấp phép cho Điện lực Vĩnh Tân 1 xả 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển Tuy Phong là thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và môi trường.
UBND tỉnh Bình Thuận chỉ có thẩm quyền đề nghị bộ và các cơ quan chức năng của bộ phải có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện lấy ý kiến người dân có đúng quy định pháp luật hay không rồi mới cấp phép.
Việc Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy phép cho doanh nghiệp “nhận chìm” rồi mới đi hỏi ý kiến của người dân trong vùng chịu ảnh hưởng là làm theo “quy trình ngược”.
Theo luật sư Thiện, việc cấp phép khi không tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng là trái quy định pháp luật.
Vì vậy, luật sư Thiện hỏi Bộ Tài nguyên và môi trường có xem xét kiến nghị của 13 tổ chức dân sự đã đề nghị tạm dừng thực hiện việc cho “nhận chìm” 1 triệu m3 vật chất nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong hay không?
Ông Tùng trả lời: “Việc này nằm ngoài chức năng, nhiệm vụ của chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ xem xét để tham mưu cho cấp trên trình cho Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét. Còn hiện tại, vì thời gian có hạn nên chưa thể trả lời như thế nào”.
Tham gia buổi tọa đàm, ông Phạm Văn Chi - nguyên chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa cho rằng: Luật pháp đã quy định đầy đủ. Các quan có ý kiến phải căn cứ theo ý kiến của người dân chịu tác động của dự án, quy hoạch.
Ông Chi nói: “Theo tôi, cái gì dân người ta không đồng ý thì phải xem xét lại, tránh tình trạng chính quyền, nhà nước làm sai, ép dân vào thế phải phản đối rồi chính quyền quay lại xử lý dân.
Người dân cần có môi trường đảm bảo để họ làm ăn sinh sống, chứ không cần đồng tiền bồi thường khi xảy ra hậu quả, sự cố môi trường”.
Ông Chi còn chất vấn: Tại sao cứ phải cho xả các chất nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong mà không chọn một khu vực khác, cách xa thêm khu Bảo tồn biển Hòn Cau và các vùng nuôi tôm, cá, làm muối của dân thêm hàng chục km nữa cho an toàn?
Vì vậy, ông Chi tán đồng với các kiến nghị tạm dừng việc cho phép “nhận chìm” để chọn một khu vực biển khác phù hợp, an toàn hơn để cho “nhận chìm” 1 triệu m3 vật chất nạo vét đã nêu. 
PHAN SÔNG NGÂN
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhxGtVm5i5Qqc72YFDeZtTVkA19M8AlJ0oot6nzb64F4LkEQT4nZ5Dr6HLZIXKXqCms3kG3jT0HPwBfWlbMsqiaSkKAIki1SqiUAK7NHxCU3JScB611mEDl28RRXAde0DKdAtG5yIUYmn9B/s1600/10.png


"Săn" loài cá kỳ lạ nhất hành tinh: Vừa biết lặn vừa biết leo cây

Được mệnh danh là một trong những loài cá kỳ lạ nhất hành tinh, khi vừa biết lặn, chạy trên mặt nước, trên cạn, vừa biết leo cây, cá thòi lòi được biết đến như một loại cá đặc sản hiếm có của vùng nước ngập mặn tỉnh Cà Mau.

Được biết, nghề “săn” cá thòi lòi đã có từ rất lâu, từ nhiều bậc cao niên ở vùng này truyền lại cho con cháu sau này. Mấy chục năm trước, cá thòi lòi có rất nhiều và cũng không có nhiều người ưa chuộng như bây giờ, nên chủ yếu người dân bắt cá để ăn trong gia đình.
Anh Ngô Tường Lợi (chủ quán đặc sản Phố Biển, ngụ ấp Xưởng Tiện, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển), chia sẻ: Bây giờ, khi ngày càng có nhiều người biết đến loài cá đặc sản này, ở đây bắt đầu có nhiều “thợ săn” đi “săn” loài cá này để bán kiếm thêm thu nhập. Cá thòi lòi chế biến được nhiều món ăn rất ngon, như nướng muối ớt, kho tiêu, nầu mẻ,…

Cá thòi lòi là một đặc sản của Cà Mau (Ảnh: Chúc Ly)
Cá thòi lòi là một đặc sản của Cà Mau (Ảnh: Chúc Ly)
Cũng theo anh Lợi, cá thòi lòi là loài chỉ sống được trong tự nhiên, không thể nuôi nên thịt cá rất ngon, thơm và săn chắc. Chính vì vậy, lượng cá tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn càng tăng. Hiện nay, giá cá thòi lòi thu mua trong dân từ 70-100.000 đồng.kg, tùy thời điểm; còn tại các quán ăn thì giá tăng lên rất cao, trung bình tại các quán lớn cũng từ 400-500.000 đồng/kg.
Theo em Ngô Hoàng Vĩnh (17, tuổi, ngụ xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển), người dẫn chúng tôi đi “săn” cá thòi lòi, cho biết: Cá thòi lòi sống được ở nhiều nơi ở vùng ngập mặn, trong rừng đước hay vuông tôm đều có. Muốn bắt được cá thì có nhiều cách, có thể đặt xà di (một dụng cụ tự chế), soi cá ban đêm, hoặc câu cá.

Một con cá thòi lòi dính trong xà di (Ảnh: Chúc Ly)
Một con cá thòi lòi dính trong xà di (Ảnh: Chúc Ly)
“Để bắt được cá thòi lòi trong vuông, trước tiên phải xả nước ra, sao cho lòi bãi bồi để xác định hang cá. Hang cá thường có hình tròn, trước miệng hang có cá thì nước xung quanh sẽ bị đục, màu đục của sìn non. Muốn bắt được cá phải móc bớt sìn non xung quanh miệng hang, rồi dùng xà di đặt vào cho vừa với hang, không để bị lỏng nếu không cá sẽ chạy ra. Cá thòi lòi có thể lặn dưới hang khoảng 15 phút, khi đặt xà di vào con cá bị ngợp ngoi lên mặt nước sẽ chui vào xà di và không thể chui ra được” - em Vĩnh chia sẻ.

Sau khoảng 15 phút đặt xà di, con cá thòi lòi sẽ chui lên (Ảnh: Chúc Ly)
Sau khoảng 15 phút đặt xà di, con cá thòi lòi sẽ chui lên (Ảnh: Chúc Ly)

Thòi lòi là một loài cá kỳ lạ, vừa có thể lặn dưới nước, chạy trên mặt nước, trên cạn, vừa biết leo cây (Ảnh: Chúc Ly)
Thòi lòi là một loài cá kỳ lạ, vừa có thể lặn dưới nước, chạy trên mặt nước, trên cạn, vừa biết leo cây (Ảnh: Chúc Ly)

Thành quả của một buổi đi bắt cá thòi lòi (Ảnh: Chúc Ly)
Thành quả của một buổi đi bắt cá thòi lòi (Ảnh: Chúc Ly)
Cá thòi lòi nướng muối ớt (Ảnh: Chúc Ly)
Cá thòi lòi nướng muối ớt (Ảnh: Chúc Ly)
Cũng theo em Vĩnh, cứ sau khoảng 15 phút đặt xà di sẽ đi thăm một lần. Mỗi ngày Vĩnh thường đặt khoảng 50 cái xà xi, trung bình kiếm được khoảng hơn 40 con, bình quân mỗi ký từ 7-8 con, mỗi ngày kiếm được khoảng 250-300.000 đồng.
Theo Chúc Ly
Dân Việt

Nguyễn Trọng Tạo - Lưu manh kẻ chợ

Bọn lưu manh chính trị không cần biết anh là thù hay là bạn, anh là ngu hay là thông… miễn là “chính” tao “trị” mày nếu mày không giống tao. Đó là bọn ăn cắp tài năng, ăn cắp nhân cách, ăn cắp cái gì mày làm ra mà tao có thể ăn được, cho mày trắng tay, mày èo uột, mày chết đi thì tao mới tồn tại. 



Chợ. Người kẻ chợ. Nói chợ và người kẻ chợ như một văn minh của vùng, của xứ. Chợ là trung tâm giao lưu buôn bán. Chợ văn minh. Chợ buôn gian bán lận. Và cứ thế phát triển thành trung tâm “buôn gian bán lận”… văn minh.

Khi nhỏ tôi ở làng, đi chợ chỉ thấy vui. Vui với sản vật lạ, sản vật quen. Vui với người lạ, người quen. Và mặc cả để khỏi bị lừa. Nhưng dù mặc cả vẫn bị lừa. Vì người quê dù có khôn mấy cũng thua cái khôn của người kẻ chợ. 

Thực ra, chợ không phải là nơi làm chính trị. Nhưng khi nó phát triển, kẻ chợ lại chính là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa.

Nguyễn Tuân đi thực tế thường lấy chợ làm tâm điểm. Nhưng ông cũng bị chính trị chốn kẻ chợ làm cho hoảng loạn, đến mức phải bức tử tác phẩm của mình, viết bài tự kiểm thảo tựa đề “Nhìn rõ sai lầm”, để “nhận tội” và chối bỏ Vang bóng một thời, ông “thú tội” bị ma dẫn lối, quỷ đưa đường, nên đã viết phần giữa, Chùa đàn, tức tâm sự của nước độc, trước 1945 theo mạch yêu (ma) ngôn… (TK).

Văn Cao về thủ đô làm cách mạng, viết ra Tiến quân ca (sau thành Quốc ca) cũng bị chính trị “giam lỏng” 30 năm, cho đến lúc Đổi mới, mới in ra tập thơ Lá.

Ai đã làm nên những việc ấy chốn kẻ chợ? Đó chính là lực lượng “lưu manh chính trị”.

Bọn lưu manh chính trị không cần biết anh là thù hay là bạn, anh là ngu hay là thông… miễn là “chính” tao “trị” mày nếu mày không giống tao. Đó là bọn ăn cắp tài năng, ăn cắp nhân cách, ăn cắp cái gì mày làm ra mà tao có thể ăn được, cho mày trắng tay, mày èo uột, mày chết đi thì tao mới tồn tại.

Hôm kia, ngồi với một vị cố vấn, anh bảo tôi nên ủng hộ cho ông z. Tôi bảo ông z. cũng hay, cũng gian hùng như Tào Tháo. Tôi hỏi lại anh bạn, hay là nước ta đang cần một Tào Tháo? Anh bạn cười, bảo cần người hơn cả Tào Tháo. Ôi, gian hùng hơn cả Tào Tháo thì nước mình làm gì có?

Lại thấy một lũ súc sinh mấy tuần nay dạng mồm thành loa tố cáo đồng nghiệp với bọn lưu manh. Bọn này mong bọn lưu manh lưu ý đến để có thể kết nạp vào hội lưu manh, nhưng anh cố vấn nói với tôi, cái bọn súc sinh ấy quá giàu trí tửơng bở. Vì bọn súc sinh chưa biết chính trị là gì.

Chính trị phải biết nói năng lịch sự, cao siêu, nói 1 hiểu 10, nói mười lấy 1. Cái bọn súc sinh thì nói nghìn cũng chỉ mong có xíu, một xíu xíu xoa đầu: Chú được đấy. Nhưng sau “được đấy” là gì? Là cứ bật loa cho nó sủa.
Tự dưng quay ngả nào cũng thấy chó sủa. Cổng ngõ nào của nhà người tử tế cũng khóa cả, sao chó cứ sủa. Thì ra không phải chó nhà sủa, mà, chó ngoài cổng sủa.

Cả cái chợ đầy tiếng chó sủa. Mà không phải sủa trăng. Đêm nay tối mịt.

Thì ra chốn kẻ chợ quá nhiều bọn lưu manh tự sủa mình.

Chiều buồn buồn, 

NGUYỄN TRỌNG TẠO  



(Chiếu Làng)

Nhà máy bia ngang nhiên đặt “bom nổ chậm” giữa thủ đô, chính quyền bất lực; Nghịch lý: Than nhà tồn kho vẫn nhập thêm 6,4 triệu tấn than ngoại giá đắt

LĐO PHẠM DUNG - NGUYỄN HÀ
Hơn 200 hộ gia đình tại tổ dân phố số 4E, 4G thuộc địa bàn dân cư số 4, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đang ngày đêm phải chung sống với tiếng ồn, bụi bặm, khí thải độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống do Nhà máy bia Đông Nam Á gây ra.
    "Bom nổ chậm" đặt giữa thủ đô
    Ông Trần Trọng Nguyên, tổ trưởng tổ dân phố 4E, cho biết, nhà máy bia Đông Nam Á đặt ngay tại khu dân cư đông đúc, âm thanh vận hành của lò hơi ngày đêm hệt như máy đập đá tảng, khiến người già mất ngủ, trẻ nhỏ quấy khóc. Theo ông, từ năm 2001, nhà máy bắt đầu gia tăng hoạt động, kèm theo đó là khói thải, bụi bẩn, khí độc bao trùm không gian sống của người dân, ám bụi lên quần áo, trang thiết bị trong các gia đình...
    “2 lần vào sáng sớm và chiều tối, những cột khói đen, khói trắng, khí thải độc hại của nhà máy lại cuộn thành khối đặc quánh thải ra từ lò nung bốc mùi rất khó chịu”, ông Nguyên cho biết.
    Nhà máy bia ngang nhiên đặt “bom nổ chậm” giữa thủ đô, chính quyền bất lực ảnh 1
    Cột khói đen kịt bốc lên từ nhà máy bia Đông Nam Á.
    Sống gần nhà máy bia Đông Nam Á, chị Trần Bảo Hằng (số nhà 77, ngách 81, phường Minh Khai) kể: “1h sáng, khi chúng tôi đang ngủ thì khí amoniac bất ngờ tràn vào nhà như sương mù. Chồng tôi phải bế con 3 tuổi tháo chạy ra ngoài vì không thở được”.
    Đó không phải lần duy nhất, đến nay, đã rất nhiều lần khí thải độc hại của nhà máy tràn ra, bao phủ các hộ dân sống xung quanh, thậm chí nhiều người đã choáng váng, ngất xỉu do ngửi phải khí độc quá nhiều. Nhiều gia đình phải lắp nhiều lớp cửa kính, màn chắn bụi nhưng vẫn không thể nào ngăn được khí độc và tiếng ồn.
    Nhà máy bia ngang nhiên đặt “bom nổ chậm” giữa thủ đô, chính quyền bất lực ảnh 2
    Người dân khổ sở khi "sống chung" với bụi.
    Không dừng tại đó, cuối năm 2016, nhà máy này lại bất ngờ đặt 1 lò hơi chỉ cách hộ dân bên cạnh một bức tường khoảng 20cm. Lò hơi này sử dụng mùn cưa, không chỉ gây ô nhiễm nặng nề mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ vô cùng lớn.
    Sống ngay sát lò hơi của nhà máy bia, bà Thái Thị Lan (số nhà 75, ngách 81, phường Minh Khai) bức xúc: “Những hôm thời tiết nắng nóng 39-40 độ cộng thêm nhiệt độ của lò hơi thì trong nhà nóng kinh khủng, có bật điều hòa 18 độ thì cũng không thể nào mát được”.
    Thế nhưng, điều mà nhiều người dân ở đây lo lắng là chiếc lò này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. “Đây đúng là một quả bom nổ chậm giữa khu dân cư, bất chợt một ngày, gặp sự cố mà lò này nổ thì chúng tôi sẽ ra sao”, ông Trần Đình Triệu (82 tuổi, trú tại tổ 4G, phường Minh Khai) bức xúc. 
    Vượt quá thẩm quyền, chính quyền địa phương "bất lực" 
    Trước tình trạng này, người dân tại đây đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương cũng như làm việc với Nhà máy bia Đông Nam Á. Nhà máy này cũng đã có cam kết khắc phục, đảm bảo môi trường sống cho người dân, thế nhưng hàng ngày các cột khói đen ngòm vẫn cuộn từng khối “tấn công” dân cư và lò hơi nguy hiểm có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào.
    Trao đổi với PV báo Lao Động, ông Trịnh Thế Đức, Chủ tịch UBND phường Minh Khai thừa nhận, “đây là một điểm đen về môi trường”, phường đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên quận, lên Sở Tài nguyên Môi trường để tìm hướng giải quyết.
    Sau nhiều lần phối hợp kiểm tra, ngày 7.12.2016, UBND quận Hai Bà Trưng đã có văn bản số 1453/UBND - TN&MT gửi Sở Tài nguyên Môi trường đề nghị tiếp tục kiểm tra đột xuất hoạt động của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tại Hà Nội, đồng thời yêu cầu công ty phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý chất thải.
    Ngày 29.12.2016, Phòng Kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc Sở TN&MT chủ trì phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng, UBND phường Minh Khai và đại diện cấp ủy chi bộ số 3, 4 phường Minh Khai tổ chức kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam. Buổi kiểm tra đã ghi nhận lò hơi hoạt động bằng mùn cưa và chưa có trong đề án Đánh giá tác động môi trường của công ty.
    Bằng trực quan nhìn thấy lò hơi được thiết kế ở vị trí sát nhà dân xung quanh và liên tục có tiềng ồn, có nhiệt độ cao khi hoạt động. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu công ty này giải trình và khắc phục để đảm bảo tính mạng của người dân.
    Lãnh đạo phường cũng cho biết, tiếp nhận ý kiến của người dân về việc di dời nhà máy ra khỏi nội thành, UBND phường cũng đã có văn bản báo cáo với UBND quận và Sở TNMT song việc di dời cần phải có lộ trình, không thể một sớm một chiều.
    “Điều khó ở đây là Chi nhánh TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tại Hà Nội là liên doanh 100% vốn nước ngoài, theo thời hạn liên doanh đến năm 2022 mới hết thời hạn. Phường chỉ có thể kiến nghị, còn việc di dời là vượt quá thẩm quyền của chúng tôi”, ông Trịnh Thế Đức, Chủ tịch UBND phường Minh Khai chia sẻ.
    Ông Hồ Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Minh Khai cũng thông tin thêm, Nhà máy bia Carlsberg (hay còn gọi là Nhà máy bia Đông Nam Á), nay đổi tên thành Chi nhánh TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tại Hà Nội đã đi vào hoạt động từ lâu, hàng năm Sở TN&MT vẫn định kỳ kiểm tra, và trong những lần kiểm tra thì các tiêu chuẩn vẫn ở trong mức cho phép theo đúng quy chuẩn của Việt Nam.
    Trước đó, lò đốt cấp hơi của Nhà máy bia Đông Nam Á đặt tại cụm 10, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của 550 hộ dân tại đây. UBND phường Minh Khai và UBND quận Hai Bà Trưng đã tiến hành kiểm tra, tại thời điểm kiểm tra, lò hơi không đảm bảo, UBND quận đã ra quyết định xử phạt 105 triệu đồng và yêu cầu phải di dời.
    [QC] Đăng tin tuyển dụng, tìm việc làm nhanh, uy tín tại trang Việc Làm Báo Lao Động.

    Nghịch lý: Than nhà tồn kho vẫn nhập thêm 6,4 triệu tấn than ngoại giá đắt

    Dân trí Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu hơn 6 triệu tấn than, trong khi đó ngành khai thác than trong nước dư thừa tính đến nay là khoảng 9 triệu tấn, lượng xuất khẩu mới đạt hơn 1 triệu tấn.
     >> Nhập khẩu than “vỡ kế hoạch”, vượt lên 9,7 triệu tấn
     >> Nhập khẩu than sẽ tăng liên tục trong tương lai
     >> Nguy cơ thiếu điện, Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016

    Nghịch lý này khiến trong nước thừa than nhưng Việt Nam vẫn phải nhập. Cụ thể hoạt động nhập khẩu 6 tháng đầu năm Việt Nam nhập hơn 6,4 triệu tấn than, kim ngạch hơn 650 triệu USD, giảm 9% về lượng nhưng tăng gần 50% về giá so với cùng kỳ năm trước.
    Bình quân, giá than nhập về Việt Nam vào khoảng 2,3 triệu đồng/tấn, tăng hơn 800.000 đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.
    Nhập khẩu than tăng mạnh, giá đắt hơn so với giá trung bình của năm trước (ảnh minh hoạ)
    Nhập khẩu than tăng mạnh, giá đắt hơn so với giá trung bình của năm trước (ảnh minh hoạ)
    Về thị trường, hiện Việt Nam nhập than nhiều nhất của 3 nước, trong đó Indonesia 2,4 triệu tấn, giá nhập trung bình 1,5 triệu đồng/tấn; than nhập từ Nga đạt 1 triệu tấn, giá 2,4 triệu đồng/tấn; than nhập Trung Quốc đạt hơn 430.000 tấn, giá đạt 4,5 triệu đồng/tấn.
    Về xuất khẩu mặt hàng than, 6 tháng cả nước chỉ xuất được 1 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 150 triệu USD, giá 3,4 triệu đồng/tấn.
    Trong khi đó, mới đây Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, toàn ngành than hiện đang tồn khoảng 9 triệu tấn than do không xuất khẩu được và không bán được ra thị trường trong nước.
    Theo Bộ Công Thương và TKV, số than tồn hơn 9 triệu tấn trong 6 tháng qua chủ yếu là than phẩm cấp thấp, than khai thác ở độ sâu lớn nên giá thành cao, khó xuất khẩu.
    Trong khi đó, lượng than nhập về chủ yếu cho các dự án nhiệt điện nhỏ và vừa, các dự án sản xuất gang thép hoặc các lò hơi của các khu công nghiệp, khu chế xuất chuyên biệt. Đáng nói, đa phần các dự án này có liên doanh với nước ngoài, được cấp cơ chế mua bán than độc lập, theo giá thị trường.
    Hiện theo Tổng sơ đồ điện 6 và 7, Việt Nam tiếp tục phát triển thêm nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than cỡ nhỏ và vừa tại Duyên hải Nam Trung bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
    Việc mở rộng nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá chỉ giải quyết nhu cầu điện trong thời gian ngắn, trong khi đó lại làm tăng giá bán điện do chi phí vận hành cao và giá than đang tăng.
    Hiện Indonesia, Nga và Trung Quốc cũng đánh thuế rất cao vào mặt hàng than xuất khẩu để tránh xuất khẩu dạng tài nguyên này trong bối cảnh giá than trên thế giới rẻ đi.
    Hiện, ngoài một số nhà máy nhiệt điện than thuộc EVN có thương thảo mua bán than của TKV, nhiều liên doanh đầu tư nhà máy nhiệt điện thuộc EVN, PVN không đàm phán với TKV để nhập than phục vụ sản xuất, các đối tác này thường đàm phán với nhà nhập khẩu thứ 2 hoặc qua liên doanh để nhập khẩu than từ các nước rẻ hơn như Indonesia, Nga và Đông Âu.
    Chính vì thế, xuất hiện nghịch lý dù than tồn trong nước vẫn cao nhưng tiêu thụ than trong nước vẫn khó khăn, xuất khẩu nhỏ giọt và chủ yếu ở loại than chất lượng cao.
    Nguyễn Tuyền