Hơn 200 hộ gia đình tại tổ dân phố số 4E, 4G thuộc địa bàn dân cư số 4, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đang ngày đêm phải chung sống với tiếng ồn, bụi bặm, khí thải độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống do Nhà máy bia Đông Nam Á gây ra.
"Bom nổ chậm" đặt giữa thủ đô
Ông Trần Trọng Nguyên, tổ trưởng tổ dân phố 4E, cho biết, nhà máy bia Đông Nam Á đặt ngay tại khu dân cư đông đúc, âm thanh vận hành của lò hơi ngày đêm hệt như máy đập đá tảng, khiến người già mất ngủ, trẻ nhỏ quấy khóc. Theo ông, từ năm 2001, nhà máy bắt đầu gia tăng hoạt động, kèm theo đó là khói thải, bụi bẩn, khí độc bao trùm không gian sống của người dân, ám bụi lên quần áo, trang thiết bị trong các gia đình...
“2 lần vào sáng sớm và chiều tối, những cột khói đen, khói trắng, khí thải độc hại của nhà máy lại cuộn thành khối đặc quánh thải ra từ lò nung bốc mùi rất khó chịu”, ông Nguyên cho biết.
Cột khói đen kịt bốc lên từ nhà máy bia Đông Nam Á. |
Sống gần nhà máy bia Đông Nam Á, chị Trần Bảo Hằng (số nhà 77, ngách 81, phường Minh Khai) kể: “1h sáng, khi chúng tôi đang ngủ thì khí amoniac bất ngờ tràn vào nhà như sương mù. Chồng tôi phải bế con 3 tuổi tháo chạy ra ngoài vì không thở được”.
Đó không phải lần duy nhất, đến nay, đã rất nhiều lần khí thải độc hại của nhà máy tràn ra, bao phủ các hộ dân sống xung quanh, thậm chí nhiều người đã choáng váng, ngất xỉu do ngửi phải khí độc quá nhiều. Nhiều gia đình phải lắp nhiều lớp cửa kính, màn chắn bụi nhưng vẫn không thể nào ngăn được khí độc và tiếng ồn.
Người dân khổ sở khi "sống chung" với bụi. |
Không dừng tại đó, cuối năm 2016, nhà máy này lại bất ngờ đặt 1 lò hơi chỉ cách hộ dân bên cạnh một bức tường khoảng 20cm. Lò hơi này sử dụng mùn cưa, không chỉ gây ô nhiễm nặng nề mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ vô cùng lớn.
Sống ngay sát lò hơi của nhà máy bia, bà Thái Thị Lan (số nhà 75, ngách 81, phường Minh Khai) bức xúc: “Những hôm thời tiết nắng nóng 39-40 độ cộng thêm nhiệt độ của lò hơi thì trong nhà nóng kinh khủng, có bật điều hòa 18 độ thì cũng không thể nào mát được”.
Thế nhưng, điều mà nhiều người dân ở đây lo lắng là chiếc lò này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. “Đây đúng là một quả bom nổ chậm giữa khu dân cư, bất chợt một ngày, gặp sự cố mà lò này nổ thì chúng tôi sẽ ra sao”, ông Trần Đình Triệu (82 tuổi, trú tại tổ 4G, phường Minh Khai) bức xúc.
Vượt quá thẩm quyền, chính quyền địa phương "bất lực"
Trước tình trạng này, người dân tại đây đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương cũng như làm việc với Nhà máy bia Đông Nam Á. Nhà máy này cũng đã có cam kết khắc phục, đảm bảo môi trường sống cho người dân, thế nhưng hàng ngày các cột khói đen ngòm vẫn cuộn từng khối “tấn công” dân cư và lò hơi nguy hiểm có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào.
Trao đổi với PV báo Lao Động, ông Trịnh Thế Đức, Chủ tịch UBND phường Minh Khai thừa nhận, “đây là một điểm đen về môi trường”, phường đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên quận, lên Sở Tài nguyên Môi trường để tìm hướng giải quyết.
Sau nhiều lần phối hợp kiểm tra, ngày 7.12.2016, UBND quận Hai Bà Trưng đã có văn bản số 1453/UBND - TN&MT gửi Sở Tài nguyên Môi trường đề nghị tiếp tục kiểm tra đột xuất hoạt động của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tại Hà Nội, đồng thời yêu cầu công ty phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý chất thải.
Ngày 29.12.2016, Phòng Kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc Sở TN&MT chủ trì phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng, UBND phường Minh Khai và đại diện cấp ủy chi bộ số 3, 4 phường Minh Khai tổ chức kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam. Buổi kiểm tra đã ghi nhận lò hơi hoạt động bằng mùn cưa và chưa có trong đề án Đánh giá tác động môi trường của công ty.
Bằng trực quan nhìn thấy lò hơi được thiết kế ở vị trí sát nhà dân xung quanh và liên tục có tiềng ồn, có nhiệt độ cao khi hoạt động. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu công ty này giải trình và khắc phục để đảm bảo tính mạng của người dân.
Lãnh đạo phường cũng cho biết, tiếp nhận ý kiến của người dân về việc di dời nhà máy ra khỏi nội thành, UBND phường cũng đã có văn bản báo cáo với UBND quận và Sở TNMT song việc di dời cần phải có lộ trình, không thể một sớm một chiều.
“Điều khó ở đây là Chi nhánh TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tại Hà Nội là liên doanh 100% vốn nước ngoài, theo thời hạn liên doanh đến năm 2022 mới hết thời hạn. Phường chỉ có thể kiến nghị, còn việc di dời là vượt quá thẩm quyền của chúng tôi”, ông Trịnh Thế Đức, Chủ tịch UBND phường Minh Khai chia sẻ.
Ông Hồ Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Minh Khai cũng thông tin thêm, Nhà máy bia Carlsberg (hay còn gọi là Nhà máy bia Đông Nam Á), nay đổi tên thành Chi nhánh TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tại Hà Nội đã đi vào hoạt động từ lâu, hàng năm Sở TN&MT vẫn định kỳ kiểm tra, và trong những lần kiểm tra thì các tiêu chuẩn vẫn ở trong mức cho phép theo đúng quy chuẩn của Việt Nam.
Trước đó, lò đốt cấp hơi của Nhà máy bia Đông Nam Á đặt tại cụm 10, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của 550 hộ dân tại đây. UBND phường Minh Khai và UBND quận Hai Bà Trưng đã tiến hành kiểm tra, tại thời điểm kiểm tra, lò hơi không đảm bảo, UBND quận đã ra quyết định xử phạt 105 triệu đồng và yêu cầu phải di dời.
[QC] Đăng tin tuyển dụng, tìm việc làm nhanh, uy tín tại trang Việc Làm Báo Lao Động.
Dân trí Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu hơn 6 triệu tấn than, trong khi đó ngành khai thác than trong nước dư thừa tính đến nay là khoảng 9 triệu tấn, lượng xuất khẩu mới đạt hơn 1 triệu tấn.
Nghịch lý: Than nhà tồn kho vẫn nhập thêm 6,4 triệu tấn than ngoại giá đắt
Dân trí Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu hơn 6 triệu tấn than, trong khi đó ngành khai thác than trong nước dư thừa tính đến nay là khoảng 9 triệu tấn, lượng xuất khẩu mới đạt hơn 1 triệu tấn.
>> Nhập khẩu than “vỡ kế hoạch”, vượt lên 9,7 triệu tấn
>> Nhập khẩu than sẽ tăng liên tục trong tương lai
>> Nguy cơ thiếu điện, Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016
Nghịch lý này khiến trong nước thừa than nhưng Việt Nam vẫn phải nhập. Cụ thể hoạt động nhập khẩu 6 tháng đầu năm Việt Nam nhập hơn 6,4 triệu tấn than, kim ngạch hơn 650 triệu USD, giảm 9% về lượng nhưng tăng gần 50% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân, giá than nhập về Việt Nam vào khoảng 2,3 triệu đồng/tấn, tăng hơn 800.000 đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu than tăng mạnh, giá đắt hơn so với giá trung bình của năm trước (ảnh minh hoạ)
Về thị trường, hiện Việt Nam nhập than nhiều nhất của 3 nước, trong đó Indonesia 2,4 triệu tấn, giá nhập trung bình 1,5 triệu đồng/tấn; than nhập từ Nga đạt 1 triệu tấn, giá 2,4 triệu đồng/tấn; than nhập Trung Quốc đạt hơn 430.000 tấn, giá đạt 4,5 triệu đồng/tấn.
Về xuất khẩu mặt hàng than, 6 tháng cả nước chỉ xuất được 1 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 150 triệu USD, giá 3,4 triệu đồng/tấn.
Trong khi đó, mới đây Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, toàn ngành than hiện đang tồn khoảng 9 triệu tấn than do không xuất khẩu được và không bán được ra thị trường trong nước.
Theo Bộ Công Thương và TKV, số than tồn hơn 9 triệu tấn trong 6 tháng qua chủ yếu là than phẩm cấp thấp, than khai thác ở độ sâu lớn nên giá thành cao, khó xuất khẩu.
Trong khi đó, lượng than nhập về chủ yếu cho các dự án nhiệt điện nhỏ và vừa, các dự án sản xuất gang thép hoặc các lò hơi của các khu công nghiệp, khu chế xuất chuyên biệt. Đáng nói, đa phần các dự án này có liên doanh với nước ngoài, được cấp cơ chế mua bán than độc lập, theo giá thị trường.
Hiện theo Tổng sơ đồ điện 6 và 7, Việt Nam tiếp tục phát triển thêm nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than cỡ nhỏ và vừa tại Duyên hải Nam Trung bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Việc mở rộng nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá chỉ giải quyết nhu cầu điện trong thời gian ngắn, trong khi đó lại làm tăng giá bán điện do chi phí vận hành cao và giá than đang tăng.
Hiện Indonesia, Nga và Trung Quốc cũng đánh thuế rất cao vào mặt hàng than xuất khẩu để tránh xuất khẩu dạng tài nguyên này trong bối cảnh giá than trên thế giới rẻ đi.
Hiện, ngoài một số nhà máy nhiệt điện than thuộc EVN có thương thảo mua bán than của TKV, nhiều liên doanh đầu tư nhà máy nhiệt điện thuộc EVN, PVN không đàm phán với TKV để nhập than phục vụ sản xuất, các đối tác này thường đàm phán với nhà nhập khẩu thứ 2 hoặc qua liên doanh để nhập khẩu than từ các nước rẻ hơn như Indonesia, Nga và Đông Âu.
Chính vì thế, xuất hiện nghịch lý dù than tồn trong nước vẫn cao nhưng tiêu thụ than trong nước vẫn khó khăn, xuất khẩu nhỏ giọt và chủ yếu ở loại than chất lượng cao.
Nguyễn Tuyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét