Chiều 15/8, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tổ chức trao Quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ quý 2 năm 2017. Thiếu tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu chủ trì hội nghị.
Cùng dự có Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu, Thủ trưởng bốn cơ quan Quân khu, các đơn vị có cán bộ được điều động, bổ nhiệm đợt này.
Thực hiện Quyết nghị của Thường vụ Đảng ủy Quân khu tại phiên họp ngày 31/7/2017; thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu đã Quyết định điều động, bổ nhiệm 5 cán bộ gồm:
Đại tá Nguyễn Duy Toàn, Chính ủy Lữ đoàn 82 giữ chức Phó Chính ủy Đoàn kinh tế- Quốc phòng 379;
Thượng tá Cao Xuân Thành, Phó Chính ủy Lữ đoàn 82 giữ chức Chính ủy Lữ đoàn 82;
Thượng tá Nguyễn Đương Chừng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 543 giữ chức Phó trưởng phòng Công binh, Bộ Tham mưu Quân khu;
Trung tá Ngô Mạnh Cường, Phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn 543 giữ chức Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 543;
Trung tá Nguyễn Văn Tuân, Phó tham mưu trưởng Lữ đoàn 604 giữ chức Phó Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 604.
Phát biểu chúc mừng, động viên cán bộ nhận quyết định, đồng chí Chính ủy Quân khu đánh giá cao những lỗ lực, cố gắng, tinh thần trách nhiệm của các đồng chí được điều động, bổ nhiệm.
Chính ủy Quân khu yêu cầu trong thời gian tới, trên cương vị công tác mới mỗi cán bộ cần tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực chỉ huy, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Ngày 15/8 tại Nha Trang, Tòa án Quân sự Quân khu 5 tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Tòa án Quân sự Khu vực 2 Quân khu 5, nhiệm kỳ 5 năm từ 2017 – 2022.
Được sự ủy quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hạnh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương đã trao quyết định bổ nhiệm các Thượng tá Bùi Huy Trung giữ chức Chánh án Tòa án Quân sự Khu vực 2 Quân khu 5; Trung tá Trần Tuấn Anh giữa chức Phó Chánh án Tòa án Quân sự Khu vực 2 Quân khu 5.
Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hạnh chúc mừng và tin tưởng rằng, trên cương vị mới, các cán bộ được bổ nhiệm tiếp tục rèn luyện, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
* Chiều 14/8, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang đã tổ chức trao Quyết định điều động, bổ nhiệm chức vụ cán bộ năm 2017.
Thừa ủy quyền của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Đại tá Nguyễn Sơn Hà – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang trao quyết định điều động, bổ nhiệm chức vụ đối với 14 cán bộ giữ các trọng trách chỉ huy các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời trao quyết định thôi giữ chức vụ chỉ huy quản lý, nghỉ chữa bệnh đối với 2 đồng chí.
(Kinh tế) - Đặc khu kinh tế là một mô hình thu hút đầu tư rất phổ biến trên thế giới, từng tạo ra những phép màu về phát triển kinh tế nhưng không ít cũng trở thành nỗi hổ thẹn.
Đặc khu kinh tế (SEZ) là con dao hai lưỡi đòi hỏi sự khéo léo để sử dụng. Ảnh: Thedailystar.
Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone – SEZ) là vùng có diện tích địa lý nhất định và có quy định và luật lệ liên quan đến kinh doanh và thương mại khác biệt với các vùng khác trong một quốc gia. Do đó, các đơn vị hoạt động trong vùng sẽ được hưởng những đặc quyền, ưu đãi riêng.
SEZ tạo ra nhiều lợi ích
Theo giáo sư Selim Raihan, giảng viên kinh tế của Đại học Dhaka (Bangladesh), SEZ có thể tạo ra đồng thời những lợi ích động và tĩnh.
Lợi ích tĩnh bao gồm tạo ra việc làm, tăng trưởng xuất khẩu, tăng thu ngân sách cho chính phủ sở tại.
Lợi ích động bao gồm đa dạng hóa nền kinh tế, đổi mới và chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và nâng cao kỹ năng, tay nghề lao động.
Khi mô hình đặc khu thương mại tự do hiện đại đầu tiên được thiết lập tại sân bay Shannon (Ireland) năm 1959, không mấy ai ngoài lãnh thổ Ireland quan tâm tới mô hình này. Nhưng giờ đây, tất cả đều thích thú với các SEZ, những đặc khu có sự kết hợp giữa ưu đãi thuế, thủ tục hành chính được tối giản và các quy định được nới lỏng.
3/4 các nước trên thế giới đều có ít nhất một SEZ
Thế giới hiện có khoảng 4.300 SEZ và số SEZ này ngày càng nhiều lên qua thời gian. Myanmar và Qatar vừa ra mắt nhiều SEZ mới. Chính quyền Ấn Độ gọi tham vọng SEZ của họ là “mang tính cách mạng”. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng khẳng định các SEZ chiến lược sẽ nằm trong lộ trình cải tổ kinh tế của ông.
Những người yêu thích SEZ có thể chỉ ra một vài ví dụ thành công của mô hình này. Lớn nhất có thể kể đến SEZ gần Hong Kong của Trung Quốc, được thiết lập vào năm 1980 và sau này được gọi với cái tên “Phép màu Thâm Quyến”. Đây là nơi các lãnh đạo Trung Quốc đã thử nghiệm các chính sách cải tổ kinh tế một cách thận trọng trước khi áp dụng đại trà trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
SEZ tại Thâm Quyến đã thu hút hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài và các chính sách áp dụng tại đây đã được nhân rộng đi nhiều thành phố khác của Trung Quốc.
SEZ là cơ hội nhưng cũng là thách thức
Tuy nhiên, sự hào hứng thái quá đã khiến nhiều chính phủ tin rằng SEZ là giải pháp vừa dễ làm, vừa dễ thành công. Thông báo rộng rãi, vạch riêng một khoảng đất, cung cấp ưu đãi thuế và một cách thần kỳ các khu vực hoặc các ngành công nghiệp đang gặp khó khăn đột nhiên phát triển mạnh mẽ, có lẽ đây là điều mà chính phủ tin SEZ có thể mang lại.
Với sự phổ biến của mình, SEZ không phải lúc nào cũng mang màu hồng. Các SEZ ở châu Phi tràn ngập phân voi nhưng vắng bóng nhà đầu tư. Ấn Độ có hàng trăm SEZ thất bại, trong đó riêng tại bang Maharashtra đã có tới 60 SEZ bết bát chỉ trong vòng vài năm.
Hơn nữa, những nỗ lực phát triển SEZ không hề miễn phí. Các ưu đãi rộng rãi về thuế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài đống nghĩa với việc thất thu thuế (ít nhất trong ngắn hạn).
Các SEZ cũng tạo ra sự méo mó trong nền kinh tế, đó là lý do vì sao các giải pháp đồng bộ trên toàn lãnh thổ bao giờ cũng tốt hơn những nỗ lực chắp vá tại một đặc khu.
Rửa tiền tại các SEZ cũng là một xu hướng ngày càng phổ biến, ví dụ như thông qua lập khống hóa đơn xuất khẩu. Để những chi phí này bù đắp được bởi lượng việc làm tạo ra và các khoản đầu tư, các chính phủ cần học hỏi từ những sai lầm.
Với SEZ, làm thế nào để thành công?
Chỉ đưa ra những ưu đãi về tài chính có thể giúp một đặc khu phát triển mạnh hơn so với các vùng xung quanh. Tuy nhiên, giải pháp này không bền vững.
Những SEZ thành công nhất là những đặc khu gắn liền hoạt động với kinh tế nội địa. Lấy ví dụ như tại Hàn Quốc, nước này đã có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong SEZ và các nhà cung cấp trong nước.
Các SEZ cần được kết nối với thị trường quốc tế. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho mục đích này có hiệu quả lớn hơn nhiều so với ưu đãi về thuế. Công tác này thường đòi hỏi nguồn vốn nhà nước để nâng cấp đường, ray xe lửa và cảng biển để chuyên chở hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển.
Thiếu sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng là nguyên nhân khiến rất nhiều SEZ tại châu Phi thất bại. Tương tự, những SEZ có nguồn điện năng thiếu ổn định hoặc quá xa cảng biển cũng sẽ nắm chắc phần thua.
Sự cân bằng giữa giám sát từ chính quyền và sự nới lỏng quản lý bên trong SEZ cũng là điều cần thiết. Quá nhiều sự can thiệp từ chính quyền trung ương sẽ cản trở cơ hội thử nghiệm. Có lý do chính đáng để lo ngại rằng các SEZ mới của Nhật Bản sẽ đi vào ngõ cụt vì các quan chức trung ương loại bỏ các ý tưởng nới lỏng quy định vì lo sợ sẽ ảnh hưởng tới các quyền lợi sát sườn.
Đấu thầu cho các nhà phát triển SEZ tư nhân có thể giúp giải quyết nút thắt này và đã từng được áp dụng hiệu quả tại Philippines. Tuy nhiên, ý tưởng tham vọng về những “thành phố đặc khu” – những khu vực ngoại ô các thành phố mới với khả năng tự đưa ra luật lệ riêng, có thể trở nên quá nhạy cảm.
Giới hạn của mô hình SEZ
Mô hình SEZ cũng có những giới hạn. Các đặc khu tập trung vào xuất khẩu chỉ hiệu quả nhất khi sản xuất gia công hàng hóa có hàm lượng giá trị gia tăng thấp và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi hàng rào thuế quan tăng đột biến, lấy ví dụ như các SEZ về dệt may tại Bangladesh.
SEZ mới của Trung Quốc tại Thượng Hải, tập trung vào dịch vụ tài chính, đang làm nhưng không tới do việc bãi bỏ các quy định về các hoạt động như giao dịch ngoại hối là điều rất khó khăn và có thể gây mất ổn định kinh tế.
Nếu khuyến khích tính thử nghiệm trong một môi trường kinh tế đang phần cứng nhắc, SEZ có thể là lời giải. Những cái giá phải trả có thể rất xứng đáng nếu SEZ đó thành công được như mô hình tại Thâm Quyến năm 1980.
Tuy nhiên, việc phát triển các SEZ đòi hỏi kiên nhẫn và quá trình lên kế hoạch tỉ mỉ và chắc chắn sẽ không thể bằng được các cuộc cải cách toàn diện trên phạm vi quốc gia ngằm cắt giảm các rào cản thương mại và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Việt Nam hiện có 48 cơ sở trên 27 đảo, bãi đá và bãi ngầm ở khu vực Quần đảo Trường Sa, theo Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), một tổ chức chuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích và trao đổi chính sách về các vấn đề an ninh hàng hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS).
Con số này không bao gồm hai cơ sở xây cất trên Đá Núi Le (tên tiếng Anh là Cornwallis South Reef) vốn bị bão gây hư hại hồi cuối năm 2015 và hiện không rõ bị bỏ hoang hay là không, bài viết đăng đầu tháng Tám 2017 của AMTI nói.
Sự quan tâm quốc tế nổi lên sau các tường thuật được đưa ra trong thời gian cuối tháng Bảy theo đó nói Việt Nam buộc phải ngưng các hoạt động dầu khí ở Lô 136-3 ở Bãi Tư Chính (tên tiếng Anh là Vanguard Bank) do sức ép từ Trung Quốc.
Việt Nam đã tiến hành xây cất, cơi nới, bồi đắp trên 10 trong số các đảo, bãi đá mà Hà Nội nắm quyền kiểm soát ở Quần đảo Trường Sa, và tính đến nay, Việt Nam đã bồi đắp được thêm 120acre diện tích tại các địa điểm này, theo AMTI.
Tuy nhiên, đáng chú ý là đa phần cơ sở mà Việt Nam xây cất tại Quần đảo Trường Sa không nằm trên các hòn đảo mà chủ yếu được dựng nổi trên các bãi ngầm, các rặng đá, AMTI nói, bởi vậy, các 'tiền đồn' này cực kỳ dễ bị tấn công trong lúc khả năng phòng ngự hoặc giao nhận đồ tiếp tế lại khá hạn chế.
Ý thức được điểm bất lợi, kể từ 2014, khi quan hệ Việt - Trung xấu đi trầm trọng sau vụ Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Hà Nội tuyên bố là của mình, Việt Nam đã mở rộng các cơ sở trên biển. Tuy nhiên, mức độ tăng cường mới chỉ được thực hiện ở quy mô khiêm tốn.
Phóng viên BBC Bill Hayton trong bài tường thuật hôm 24/7 dẫn nguồn trong ngành dầu khí Á châu theo đó nói rằng giới lãnh đạo của Repsol, nhà thầu dầu khí ký hợp đồng thăm dò khai thác ở Lô 136-3 với Việt Nam "được chính phủ tại Hà Nội thông báo rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò".
Tuy nhiên, Bill Hayton cũng nói với BBC Tiếng Việt rằng nguồn tin của ông không cho biết thêm chi tiết về mối đe dọa này, cũng như các căn cứ nào của Việt Nam có thể là đối tượng bị tấn công.
Các địa điểm Việt Nam kiểm soát ở Quần đảo Trường Sa
Dựa trên các thu thập và phân tích dữ liệu qua vệ tinh, AMTI nói rằng tại nhiều địa điểm, Việt Nam đã xây phức hợp nhiều cơ sở trên cùng một bãi ngầm hoặc rặng đá, khiến người ta khó có thể xác định được chính xác là Hà Nội thực sự đang chiếm giữ bao nhiêu đảo, bãi đá, bãi ngầm.
Trong một bài viết đăng hồi giữa năm ngoái, trang Diplomat dẫn nguồn báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, số ra ngày 22/4/1988 nói rằng Việt Nam kể từ sau cuộc đụng độ đẫm máu với Trung Quốc hôm 14/3/1988 trong trận hải chiến Gạc Ma, chiếm giữ tổng số 21 đảo, bãi đá, bãi ngầm lớn nhỏ ở Trường Sa.
Trong số 21 thực thể này, có 9 là các đảo nổi, và 12 là đảo chìm mà Việt Nam có các công trình được xây trên đó.
Việt Nam nói họ duy trì 33 điểm đóng quân tại Trường Sa, trong lúc giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam lâu năm dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói Việt Nam có 48 cơ sở tại đây.
AMTI cũng xác định Việt Nam hiện đã xây dựng được 48 'tiền đồn', nhưng là trên 27 thay vì chỉ 21 thực thể trên biển.
Các cơ sở mà AMTI gọi là 'tiền đồn' này được chia làm ba nhóm, gồm các cơ sở xây với quy mô to như một đảo nhỏ (được đánh dấu là 'islet' trong bản đồ của AMTI), các khối xây dựng bằng bê tông đặt trên các bãi đá (các 'pillbox'), và các căn cứ đơn lẻ được xây cất phía trên các bãi cạn, mà Việt Nam gọi là các nhà giàn, chuyên về dịch vụ kinh tế, khoa học, kỹ thuật vì mục đích dân sự, viết tắt là DK.
Hệ thống các nhà giàn DK1
Sự khác biệt giữa các con số mà phía Việt Nam và Hoa Kỳ đưa ra nhiều khả năng là do Việt Nam không coi các cụm nhà giàn DK1 nằm ở Quần đảo Trường Sa.
Việt Nam tuyên bố các nhà giàn thuộc DK1 được đặt trên thềm lục địa của Việt Nam, các đất liền khoảng 250-350 dặm, thuộc quyền quản lý của Hải quân Vùng 2, không thuộc Quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Trung Quốc và Đài Loan thì coi là có.
Hệ thống các cụm nhà giàn thuộc DK1 được xây cất trong thời gian từ cuối thập niên 1980 đến thập niên 1990 nhằm ứng phó với việc Trung Quốc chiếm đóng sáu bãi đá ở Trường Sa và tuyên bố các lô khai thác dầu khí chồng lấn lên các lô của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, AMTI nói.
Theo AMTI, Việt Nam hiện có 14 cụm nhà giàn thuộc DK1, là các điểm được xây dựng một hoặc hai tầng nhà bằng thép, chứa được một lượng lính nhỏ. Một số có mái là bãi đáp trực thăng, và tại một vài nơi có đặt thêm hải đăng.
Kể từ 2014, có tám trong số các cụm nhà giàn này được bổ sung thêm khối cấu trúc đa tầng thứ hai, với bãi đáp trực thăng lớn hơn và có cầu nối với cấu trúc cũ.
Nhóm 24 tiền đồn được xây cất bằng bê tông trên các bãi đá cũng khá dễ bị tấn công nếu so với các cụm nhà giàn DK1. Mỗi tiền đồn này gồm từ một đến bốn cấu trúc bê tông riêng rẽ, được nối với nhau bằng các cầu nối và có cầu cảng nhỏ cho tàu thuyền cỡ nhỏ neo đậu.
Nhiều căn cứ chỉ có thể tiếp cận được bằng tàu đáy nông chạy vòng quanh rìa bãi đá, khiến chúng trở nên bị cô lập ngay cả khi người ta đứng từ cùng thực thể trên biển có thể nhìn thấy những gì diễn ra trên đó.
Tin tức nói gần đây Việt Nam đã nạo vét các lối đi nối giữa nhiều bãi ngầm này để tàu thuyền cỡ lớn hơn có thể tiếp cận được các tiền đồn.
Hiện không rõ số quân nhân trên các điểm mà Việt Nam kiểm soát là bao nhiêu, nhưng người ta ước tính có thể trong khoảng từ vài trăm tới 1000 lính, theo giáo sư Thayer.
AMTI cũng so mức độ bồi đắp của Việt Nam với Trung Quốc và cho rằng diện tích cơi nới của Việt Nam chỉ đạt chưa bằng 4% so với Bắc Kinh, trong lúc cách cơi nới của Hà Nội cũng không gây tác hại tới môi trường nhiều như của Trung Quốc.
Theo dữ liệu của AMTI, các điểm do Việt Nam xây cất, bồi đắp và cơi nới ở Quần đảo Trường Sa gồm:
Đá Tây (tên tiếng Anh là West Reef, Trung Quốc gọi là Tây Tiêu)
Đảo Trường Sa (Spratly Island, Đảo Nam Uy)
Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay, Nam Tử Tiêu)
Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island, Đảo Cảnh Hoành)
Đảo Sơn Ca (Sand Cay, Bãi Đôn Khiêm Sa)
Đảo Phan Vinh (Pearson Reef, Tất Sanh Tiêu)
Đá Len Đao (Lansdowne Reef, Quỳnh Tiêu)
Đảo Sinh Tồn Đông (Grierson Reef, hoặc còn gọi là Sin Cowe East Island, Bãi Nhiễm Thanh Sa)
Đá Núi Le (Cornwallis South Reef, Nam Hoa Tiêu), và
Đảo Trường Sa Đông (Central Reef, Trung Tiêu)
Ngoài 10 điểm trên, các vị trí khác ở Quần đảo rường Sa Việt Nam hiện nắm giữ, theo Diplomat, gồm: