Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Đặc khu kinh tế, ván bài ‘được ăn cả, ngã về không’ của nhiều nước

(Kinh tế) - Đặc khu kinh tế là một mô hình thu hút đầu tư rất phổ biến trên thế giới, từng tạo ra những phép màu về phát triển kinh tế nhưng không ít cũng trở thành nỗi hổ thẹn.

Dac khu kinh te, van bai 'duoc an ca, nga ve khong' cua nhieu nuoc hinh anh 2
Đặc khu kinh tế (SEZ) là con dao hai lưỡi đòi hỏi sự khéo léo để sử dụng. Ảnh: Thedailystar.
Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone – SEZ) là vùng có diện tích địa lý nhất định và có quy định và luật lệ liên quan đến kinh doanh và thương mại khác biệt với các vùng khác trong một quốc gia. Do đó, các đơn vị hoạt động trong vùng sẽ được hưởng những đặc quyền, ưu đãi riêng.
SEZ tạo ra nhiều lợi ích
Dac khu kinh te, van bai 'duoc an ca, nga ve khong' cua nhieu nuoc hinh anh 1
Theo giáo sư Selim Raihan, giảng viên kinh tế của Đại học Dhaka (Bangladesh), SEZ có thể tạo ra đồng thời những lợi ích động và tĩnh.
Lợi ích tĩnh bao gồm tạo ra việc làm, tăng trưởng xuất khẩu, tăng thu ngân sách cho chính phủ sở tại.
Lợi ích động bao gồm đa dạng hóa nền kinh tế, đổi mới và chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và nâng cao kỹ năng, tay nghề lao động.
Khi mô hình đặc khu thương mại tự do hiện đại đầu tiên được thiết lập tại sân bay Shannon (Ireland) năm 1959, không mấy ai ngoài lãnh thổ Ireland quan tâm tới mô hình này. Nhưng giờ đây, tất cả đều thích thú với các SEZ, những đặc khu có sự kết hợp giữa ưu đãi thuế, thủ tục hành chính được tối giản và các quy định được nới lỏng.
3/4 các nước trên thế giới đều có ít nhất một SEZ
Thế giới hiện có khoảng 4.300 SEZ và số SEZ này ngày càng nhiều lên qua thời gian. Myanmar và Qatar vừa ra mắt nhiều SEZ mới. Chính quyền Ấn Độ gọi tham vọng SEZ của họ là “mang tính cách mạng”. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng khẳng định các SEZ chiến lược sẽ nằm trong lộ trình cải tổ kinh tế của ông.
Những người yêu thích SEZ có thể chỉ ra một vài ví dụ thành công của mô hình này. Lớn nhất có thể kể đến SEZ gần Hong Kong của Trung Quốc, được thiết lập vào năm 1980 và sau này được gọi với cái tên “Phép màu Thâm Quyến”. Đây là nơi các lãnh đạo Trung Quốc đã thử nghiệm các chính sách cải tổ kinh tế một cách thận trọng trước khi áp dụng đại trà trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
SEZ tại Thâm Quyến đã thu hút hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài và các chính sách áp dụng tại đây đã được nhân rộng đi nhiều thành phố khác của Trung Quốc.
SEZ là cơ hội nhưng cũng là thách thức
Tuy nhiên, sự hào hứng thái quá đã khiến nhiều chính phủ tin rằng SEZ là giải pháp vừa dễ làm, vừa dễ thành công. Thông báo rộng rãi, vạch riêng một khoảng đất, cung cấp ưu đãi thuế và một cách thần kỳ các khu vực hoặc các ngành công nghiệp đang gặp khó khăn đột nhiên phát triển mạnh mẽ, có lẽ đây là điều mà chính phủ tin SEZ có thể mang lại.
Với sự phổ biến của mình, SEZ không phải lúc nào cũng mang màu hồng. Các SEZ ở châu Phi tràn ngập phân voi nhưng vắng bóng nhà đầu tư. Ấn Độ có hàng trăm SEZ thất bại, trong đó riêng tại bang Maharashtra đã có tới 60 SEZ bết bát chỉ trong vòng vài năm.
Hơn nữa, những nỗ lực phát triển SEZ không hề miễn phí. Các ưu đãi rộng rãi về thuế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài đống nghĩa với việc thất thu thuế (ít nhất trong ngắn hạn).
Các SEZ cũng tạo ra sự méo mó trong nền kinh tế, đó là lý do vì sao các giải pháp đồng bộ trên toàn lãnh thổ bao giờ cũng tốt hơn những nỗ lực chắp vá tại một đặc khu.
Rửa tiền tại các SEZ cũng là một xu hướng ngày càng phổ biến, ví dụ như thông qua lập khống hóa đơn xuất khẩu. Để những chi phí này bù đắp được bởi lượng việc làm tạo ra và các khoản đầu tư, các chính phủ cần học hỏi từ những sai lầm.
Với SEZ, làm thế nào để thành công?
Chỉ đưa ra những ưu đãi về tài chính có thể giúp một đặc khu phát triển mạnh hơn so với các vùng xung quanh. Tuy nhiên, giải pháp này không bền vững.
Những SEZ thành công nhất là những đặc khu gắn liền hoạt động với kinh tế nội địa. Lấy ví dụ như tại Hàn Quốc, nước này đã có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong SEZ và các nhà cung cấp trong nước.
Các SEZ cần được kết nối với thị trường quốc tế. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho mục đích này có hiệu quả lớn hơn nhiều so với ưu đãi về thuế. Công tác này thường đòi hỏi nguồn vốn nhà nước để nâng cấp đường, ray xe lửa và cảng biển để chuyên chở hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển.
Thiếu sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng là nguyên nhân khiến rất nhiều SEZ tại châu Phi thất bại. Tương tự, những SEZ có nguồn điện năng thiếu ổn định hoặc quá xa cảng biển cũng sẽ nắm chắc phần thua.
Dac khu kinh te, van bai 'duoc an ca, nga ve khong' cua nhieu nuoc hinh anh 3
Sự cân bằng giữa giám sát từ chính quyền và sự nới lỏng quản lý bên trong SEZ cũng là điều cần thiết. Quá nhiều sự can thiệp từ chính quyền trung ương sẽ cản trở cơ hội thử nghiệm. Có lý do chính đáng để lo ngại rằng các SEZ mới của Nhật Bản sẽ đi vào ngõ cụt vì các quan chức trung ương loại bỏ các ý tưởng nới lỏng quy định vì lo sợ sẽ ảnh hưởng tới các quyền lợi sát sườn.
Đấu thầu cho các nhà phát triển SEZ tư nhân có thể giúp giải quyết nút thắt này và đã từng được áp dụng hiệu quả tại Philippines. Tuy nhiên, ý tưởng tham vọng về những “thành phố đặc khu” – những khu vực ngoại ô các thành phố mới với khả năng tự đưa ra luật lệ riêng, có thể trở nên quá nhạy cảm.
Giới hạn của mô hình SEZ
Mô hình SEZ cũng có những giới hạn. Các đặc khu tập trung vào xuất khẩu chỉ hiệu quả nhất khi sản xuất gia công hàng hóa có hàm lượng giá trị gia tăng thấp và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi hàng rào thuế quan tăng đột biến, lấy ví dụ như các SEZ về dệt may tại Bangladesh.
SEZ mới của Trung Quốc tại Thượng Hải, tập trung vào dịch vụ tài chính, đang làm nhưng không tới do việc bãi bỏ các quy định về các hoạt động như giao dịch ngoại hối là điều rất khó khăn và có thể gây mất ổn định kinh tế.
Nếu khuyến khích tính thử nghiệm trong một môi trường kinh tế đang phần cứng nhắc, SEZ có thể là lời giải. Những cái giá phải trả có thể rất xứng đáng nếu SEZ đó thành công được như mô hình tại Thâm Quyến năm 1980.
Tuy nhiên, việc phát triển các SEZ đòi hỏi kiên nhẫn và quá trình lên kế hoạch tỉ mỉ và chắc chắn sẽ không thể bằng được các cuộc cải cách toàn diện trên phạm vi quốc gia ngằm cắt giảm các rào cản thương mại và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
(Theo Zing News)

Không có nhận xét nào: