Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Vụ thuốc ung thư giả: Vì sao cấp visa thuốc quá nhanh?; VN Pharma chi hoa hồng bác sĩ cả trăm tỷ chứ không chỉ 7,5 tỷ;





Họ đã trả cho bác sĩ hàng trăm tỷ đồng, sau đó móc lại từ người bệnh.
Họ đã trả cho bác sĩ hàng trăm tỷ đồng, sau đó móc lại từ người bệnh.
VN Pharma nâng khống giá thuốc, chuyển tiền ra nước ngoài, sau đó chuyển lại về nước, và lấy đó chi hoa hồng cho bác sĩ. Số tiền lên đến cả trăm tỷ. Sau đó họ móc lại số tiền này từ người bệnh.
Thông tin tại phiên xét xử hôm nay 23/8 cho biết, cơ quan điều tra VN Pharma không chỉ chi hoa hồng cho các bác sỹ trong vụ án này mà trước đó, ở rất nhiều phi vụ khác, VN Pharma còn dùng hàng trăm tỷ đồng để chi hoa hồng cho các bác sỹ để từ đó đưa thuốc vào các bệnh viện.
Theo cáo trạng, số tiền VN Pharma chi hoa hồng cho các bác sỹ gần 7,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này không là gì so với việc VN Pharma đã dùng cả trăm tỷ đồng để chi hoa hồng trong các phi vụ trước đó.
Tại tòa, bị cáo Lê Thị Vũ Phương (nguyên kế toán trưởng VN Pharma) cũng thừa nhận là muốn bán được thuốc tại các bệnh viện phải chi hoa hồng cho bác sĩ. “Ngoài lô thuốc H-Capita 500mg, các loại thuốc khác chúng tôi đều phải chi hoa hồng”, bị cáo Phương nói.
Do việc chi hoa hồng không có chứng từ, VN Pharma đã nâng khống giá thuốc trong các hợp đồng nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, rồi chuyển tiền ra nước ngoài, sau đó rút về chuyển qua chi hoa hồng.
Theo Cơ quan điều tra, số tiền này là tiền của VN Pharma, sử dụng chi phí hoa hồng cho các bệnh viện. Cơ quan điều tra nhận định hành vi trên có dấu hiệu trốn thuế.
Đại diện VKS cáo buộc, trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Minh Hùng là chủ mưu. “Bị cáo Hùng biết biết rõ nguồn gốc, xuất xứ…nhưng do nhu cầu trong nước nên bị cáo nhập về Việt Nam”, kết luận nêu trong cáo trạng của VKS.
Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM, bảo vệ cho bị cáo Võ Mạnh Cường) đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra làm rõ trách nhiệm của các công chức Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) liên quan trong vụ án.
Danh Lưu


Vụ thuốc ung thư giả: Vì sao cấp visa thuốc quá nhanh?


Phương Thuý

Theo PGS Phong Lan nếu ai đã từng làm trong ngành dược kể cả sản xuất trong nước hay nước ngoài đều thấy để xin được 1 số đăng ký loại thuốc nào đó vô cùng khó khăn vậy mà trong việc cấp visa nhập khẩu thuốc cho 9000 hộp thuốc H - Capita lại rất nhanh.

Thuốc giả là vấn nạn của toàn cầu, không riêng gì Việt Nam
Từ năm 2014, PGS. Phạm Khánh Phong Lan -  Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, ĐBQH thuộc đoàn TP.HCM khoá XIII, XIV đã có nhiều tiếng nói trong vụ việc Tổng giám đốc VN Pharma bị bắt. Bà  Lan cho rằng trong việc cấp visa thuốc còn nhiều kẽ hở và từ đó sẽ nảy sinh các câu hỏi mà dư luận có thể đặt ra.
Với thông tin toà án nhân dân TP.HCM xét xử vụ án thuốc ung thư giả vào Việt Nam, báo Infonet đã có cuộc trao đổi với PGS Phong Lan.
Thưa bà, câu chuyện thuốc chữa ung thư giả của Công ty VN Pharma đang gây bức xúc trong dư luận, đặc biệt các đối tượng bị xét xử vào tội phạm tội “buôn lậu” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Quan điểm cá nhân bà thế nào?
PGS. Phạm Khánh Phong Lan: Từ trước tới nay, các vụ việc thuốc giả ở Việt Nam bị xử lý rất ít. Với vụ việc của công ty VN Pharam mức phạt với kinh doanh thuốc giả quá nhẹ. Luật quy định mức án có thể lên tử hình. Và vụ việc này các bị cáo lại bị phạt sang tội buôn lậu” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” là không thoả đáng.
Nếu trong cáo trạng thuốc giả phải tính toán thiệt hại nếu người ta đã sử dụng nhưng trong trường hợp này chỉ xử sai phạm làm giả hồ sơ và giấy tờ nên quá nhẹ.
Không thể nào nói thuốc này chưa đưa ra thị trường được vì nếu chưa đưa ra thị trường thì tại sao lại phải hoa hồng cho bác sĩ lên tới 7,5 tỷ đồng. Câu hỏi này ai cũng có thể nhìn ra được.
Đây là vụ việc thuốc giả đầu tiên ở nước ta gây hoang mang dư luận nhất là thuốc lại dành cho bệnh nhân ung thư. Trước đó, Bộ Y tế đã chỉ ra nhiều vụ việc thuốc giả được phát hiện nhưng chưa ai bị xử lý. Liệu có phải ở Việt Nam thuốc giả có quá nhiều cơ hội tồn tại thưa bà?
PGS Phạm Khánh Phong Lan: Cho tới giờ này chưa có nghiên cứu chính thức tình hình thuốc giả ở Việt Nam. Nếu chỉ căn cứ trên tình hình thuốc giả hàng năm qua việc đi kiểm tra và mang các thuốc lưu hành trên thị trường đi xét nghiệm thì thuốc giả ở Việt Nam đang giảm dần. Nhưng liệu giảm dần này nói lên thực tế không? Không chỉ riêng ở nước ta mà thuốc giả là vấn nạn toàn cầu vì thuốc là siêu lợi nhuận, và nó rất là thất đức, ác nhân nhưng vẫn làm.
PGS Phạm Khánh Phong Lan
Nếu nhìn vào thuốc giả ở Việt Nam giảm mà đánh giá thị trường thuốc ở Việt Nam đang tốt là cũng chưa chắc đúng. Bộ Y tế chỉ dựa vào con số này rồi cho rằng đang kiểm soát tốt chất lượng thuốc là không đúng. Mình còn phải làm nhiều hơn nữa vì thuốc giả diễn biến phức tạp.
Tôi lấy dẫn chứng, ngày xưa đâu dễ mua các loại máy móc sản xuất thuốc còn bây giờ việc mua bán các thiết bị sản xuất thuốc quá dễ dàng. Vì thế, mới có những loại thực phẩm chức năng giả. Điều kiện hiện nay họ tiếp cận dễ hơn, kiểm soát lại khó hơn nên thuốc giả vẫn có cơ hội tồn tại ở nước ta.
Nhưng rõ ràng chúng ta có thuốc giả nhưng chỉ qua kiểm tra và xét nghiệm còn với vụ việc của Công ty VN Pharma thì giả từ hồ sơ luôn.
Vậy theo bà trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp visa cho hơn 9.000 hộp thuốc giả này đến đâu?
Bà Phạm Khánh Phong Lan: Trong trường hợp của Công ty VN Pharma nhập khẩu hơn 9000 hộp thuốc giả, làm giả từ hồ sơ, tên công ty ma mà Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vẫn cấp phép để nhập khẩu thuốc này là Cục đã sai. Có thể nhân viên thẩm định hồ sơ chưa đủ trình độ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm.
Theo tôi cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức cá nhân là cố tình hay vô ý, trách nhiệm đến mức độ nào để xử lý. Rõ ràng trách nhiệm này không đổ cho ai được.
Vụ việc VN Pharma nếu các đối tượng trước tòa họ khai đúng thì bức tranh các công ty dược cứ nhập ở nơi tào lao về, thuê người viết hồ sơ rồi đi xin visa cho thuốc thì quá dễ dàng.
Vì vậy cần xem lại cấp số hồ sơ đăng ký thuốc ở nước ta. Nếu chỉ cấp phép qua hồ sơ đăng ký như vậy thì trình độ của người thẩm định như nào để lọt lưới vụ việc lớn như thế.
Bình thường bất cứ ai từng làm ở các công ty dược từ sản xuất trong nước đến nhập khẩu nước ngoài về đều biết để có thể xin một visa cho loại thuốc là rất khó khăn, gian nan vô cùng dù đủ hồ sơ rồi nhưng trường hợp của công ty VN Pharma thì lại nhanh quá. Qua đây, người ta lại thấy lạ vì sao việc cấp số đăng ký thuốc lại dễ dàng như vậy mới xảy ra vụ việc. Chúng ta cần xem xét lại cả hệ thống cấp phép dược xem sai ở quy trình nào.
Xin cảm ơn bà!

Trinh Phúc

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU HỒ NGỌC THẮNG BỎ VỀ VIỆT NAM VÀ CẢNH SÁT ĐỨC PHÁT LỆNH TRUY NÃ HNT ?; Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức điều tra thêm hai người Việt

La Quán Cơm.

Hồ Ngọc Thắng trên tàu ra Trường Sa
Đây là 1 tình huống pháp lý hy hữu, thú vị này rất có thể sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới; do vậy blog Phạm Viết Đào xin đưa tình huống giả định này để cư dân mạng cùng tham gia bàn luận xem cái kết cục của tình huống giả định này sẽ tiếp diễn theo hướng nào ?
Hồ Ngọc Thắng theo những nguồn tin chính thức: Làm việc tại Cục Di trú của CHLB Đức; HNT bị các cơ quan chức năng Đức nghi có can liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về Việt Nam nên đã cho nghỉ việc để phục vụ cho công tác điều tra...
Theo các nguồn tin trên mạng:”Hôm nay Thứ tư 23.08.2017 Hãng Thông tấn DPA và các báo Đức vừa mới đưa tin, nghi can Nguyễn Hải Long sắp bị dẫn độ từ CH Séc về nước Đức. Tòa án ở Praha đã chuẩn thuận việc dẫn độ nghi can này về CHLB Đức căn cứ theo lệnh truy nã toàn châu Âu. Việc dẫn độ sẽ được thực hiện ngay trong ngày hôm nay.

Như Thoibao.de đã đưa tin, hôm 12.8.2017 Nghi can Nguyễn Hải Long đã bị bắt giữ ở Praha, thủ đô CH Séc để điều tra. Nghi can Nguyễn Hải Long, là một chủ văn phòng chuyển tiền MoneyGram tại chợ Sapa CH Séc.

Được biết, chính ông Long đã chủ động thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) - biển số 2AB-3140 hôm 20.7 cho những người từ Việt Nam sang, điều lạ là trong thời gian chiếc xe được thuê nhiều nhân chứng vẫn thấy ông Long làm việc tại cửa hàng, ông Bùi Quang Hiếu chủ cho thuê xe cũng xác nhận điều này. Khi chiếc xe được đem trả lại hôm 24.7 công ty cho thuê ghi nhận hành trình đã chạy trên 800 km, khớp đúng với quãng đường đi và về từ Prag ( CH Séc ) đến Berlin ( Đức). Nhiều khả năng chiếc xe này đã được họ sử dụng vào việc bắt cóc ông Trịnh Xuân thanh tại Đức hôm 23.7..”
Với diễn biến như trên, rất có thể, trong những ngày sắp tới, Hồ Ngọc Thắng cũng sẽ bị cảnh sát Đức bắt, nếu họ tìm ra bằng chứng H.N.T có liên quan tới việc Trịnh Xuân Thanh bị buộc phải về Việt Nam đầu thú?
Và nếu đúng như thế thì một cái án tù dành cho H.N.T là điều khó tránh ?
H.N.T chắc cũng sẽ trù liệu được chuyện này và biết đâu trong “ tam thập lục kế” thì “ chuồn” về Việt Nam lúc này là thượng sách vì:
-HN.T tuy có quốc tịch Đức nhưng chắc chắn H.N.T chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam do vậy việc H.N.T trở về Việt Nam lúc này không là chuyện khó khăn;
-H.N.T là cộng tác viên ruột của báo Nhân Dân, được cấp chứng chỉ và bằng khen; H.N.T từng được tham gia đoàn việt kiều ra thăm đảo Trường Sa; H.N.T từng là dũng sĩ diệt Mỹ tại chiến trường Quảng Trị thì việc tái hòa nhập cộng đồng tại Việt Nam không là vấn đề gì to tát;

-Với bao năm làm việc tại CHLB Đức chắc H.N.T cũng đã ky cóp được 1 khoản tiền đủ để về Việt Nam sinh sống đàng hoàng
Do vậy “ đánh bài chuồn” về Việt Nam lúc này là phương án tối ưu nếu H.N.T tự nhận thấy mình có tham gia vào vụ Trịnh Xuân Thanh...
Nếu vậy thì tình huống pháp lý hy hữu sẽ xảy ra khi cảnh sát Đức phát lệnh truy nã H.N.T, vi phạm luật pháp Đức, hiện đang bỏ trốn về Việt Nam...
Vụ này 2 nhà nước Việt-Đức sẽ ứng xử với nhau như thế nào đây khi mà Việt Nam đang muốn tìm giải pháp hòa với Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh ?
Liệu Việt Nam có trả H.N.T cho cảnh sát Đức để cầu hòa vụ Trịnh Xuân Thanh ?
Mời quý vị xa gần cùng tham gia bàn luận, đoán định cái tình huống pháp lý oái oăm này ?!


L.Q.C.


Nhà chức trách Đức đang điều tra thêm hai đối tượng liên quan đến nghi vấn bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tháng trước từ Berlin.

Trịnh Xuân Thanh
Đức điều tra thêm hai đối tượng người Việt liên quan đến nghi vấn bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi tháng trước
Một đối tượng là một công dân Việt ở Cộng hòa Czech, được nghi là một trong những kẻ bắt cóc, sẽ bị dẫn độ về Đức, AFP đưa tin.

Một đối tượng khác là ông Ho. N. T., người gốc Việt làm việc tại cơ quan nhập cư và tỵ nạn của Đức, và đã bị đình chỉ để điều tra vì nghi ngờ cung cấp thông tin cho an ninh Việt Nam.

Báo Đức cũng nói theo nguồn tin của họ nhóm an ninh sang Đức "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" có bảy người.

Trả lời BBC, Bộ Ngoại giao Đức xác nhận qua lời một người phát ngôn rằng hôm 17/8, cuộc họp cao cấp đầu tiên giữa chính phủ Đức và chính phủ Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh đã diễn ra tại Berlin .

Về phía Việt Nam, các báo chí vẫn tiếp tục yên lặng về cuộc khủng hoảng này.

Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (BAMF) của Đức hiện đang điều tra liệu một nhân viên người Việt của họ có tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không, hãng truyền thông DW của Đức đưa tin hôm 22/8.

Theo hãng tin này, một nhân viên gốc Việt tên Ho N. T., đã bị đình chỉ công tác trong thời gian điều tra vụ bắt cóc và có thể phải đối mặt với vấn đề pháp lý.

Công dân người Việt này bị nghi ngờ là đã cung cấp "thông tin" cho nhóm an ninh Việt Nam, gồm bảy người, đã đến Berlin vào tháng 7 để bắt giữ và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, tờ Süddeutsche Zeitung của Đức đưa tin.

Trong một bản tuyên bố được gửi tới DW, BAMF cho biết, Ho N. T. đã "được triệu tập ngay lập tức đến một cuộc họp nhân sự và cho thôi nhiệm vụ" khi các cáo buộc được công bố trên các phương tiện truyền thông ở Đức.

Bộ Ngoại giao Đức
Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố hôm 2/8 về vụ ông Trịnh Xuân Thanh 'bị bắt cóc' và yêu cầu một nhân viên Đại sứ quán VN tại Berlin phải rời đi trong vòng 48 giờ
Nhưng cơ quan này cũng nói thêm rằng "theo thông tin hiện tại, không có mối liên hệ trực tiếp giữa nhân viên và nghi can bắt cóc."

Cơ quan này cũng cẩn thận nhấn mạnh rằng trong suốt sự 26 năm làm việc tại BAMF, ông Ho N. T không được giao nhiệm vụ đánh giá hồ sơ tị nạn của người Việt Nam, và tất cả nhân viên của BAMF đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trung thành và trung lập.

Nhưng BAMF cũng nói rằng công ty đã không được nhận thức về hoạt động "ngoài giờ" của Ho N. T.

Trang báo Đức Der Spiegel thì viết rõ hơn họ tên của người này là Ho Ngoc T.

Còn tờ thoibao.de bằng tiếng Việt ra ở Đức thì viết cho rằng Ho. N.T. là ông Hồ Ngọc Thắng, người thường có các bài bình luận khác nhau trên trang Facebook cá nhân về quan hệ Đức - Việt.

Czech dẫn độ nghi can bắt cóc người Việt về Đức

Chính quyền Czech đã đồng ý dẫn độ công dân Việt Nam về Đức liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng trước, cơ quan báo chí AFP đưa tin.

Tòa án Prague đã lệnh dẫn độ một nghi can là kẻ bắt cóc, chỉ được xác định là một công dân Việt Nam 46 tuổi, hãng tin CH Czech đưa tin hôm 23/8.

"Chúng tôi đã đưa ra quyết định (dẫn độ) trên cơ sở một lệnh bắt giữ châu Âu," phát ngôn viên của tòa án Marketa Puci nói với AFP, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết về danh tính của nghi phạm.

Trước đó, ông Lê Trung Khoa của thoibao.de nói với BBC rằng một người Việt, ông Nguyễn Hải Long là chủ doanh nghiệp chuyển tiền tại Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech, đã bị cảnh sát xét hỏi và tạm giữ .

Multivan VW
Chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 do ông Nguyễn Hải Long thuê từ ngày 20-24/7 bị nghi là đã được sử dụng trong vụ Trịnh Xuân thanh 'bị bắt cóc. Ảnh chụp xe đỗ trước cửa văn phòng Hieu Bui Travel ở Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech
Ông Long đứng tên chủ doanh nghiệp Money Gram và là người thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 từ ngày 20-24/7.

Hiện chiếc xe đang bị cảnh sát nghi là phương tiện được phía Việt Nam sử dụng trong vụ 'bắt cóc' ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Lê Trung Khoa nói.

Hãng AFP nhận định vụ bắt cóc này đã gây ra một vết rạn nứt ngoại giao giữa Đức và Việt Nam, với Berlin triệu hồi đại sứ của Việt Nam và trục xuất một cán bộ an ninh tình báo Việt Nam đầu tháng này. 


(BBC)

Cựu thủ tướng Nhật 90 tuổi vẫn ngày ngày đạp xe đi chợ giúp vợ suốt 17 năm

Suốt 17 năm qua, những người dân ở vùng đất Oita này đã trở nên quen thuộc với hình ảnh vị cựu Thủ tướng già của họ hằng ngày đạp xe trên con đường làng để… đi chợ cho vợ.
Cuộc đời vị cựu Thủ tướng đáng kính
Ông Tomiichi Murayama (sinh năm 1924) là thủ tướng nhiệm kỳ thứ 81 của Nhật Bản. Ông đã đảm nhiệm vị trí cao nhất của Chính phủ Nhật Bản trong 2 năm, từ năm 1994 đến năm 1996 và rút khỏi chính trường hoàn toàn vào năm 2000.
Khi còn tại vị, ông Murayama nổi tiếng vì đã công khai xin lỗi về những tội ác và thẳng thắn nhìn nhận sai lầm mà Đế quốc Nhật Bản gây ra trong Thế chiến Thứ II. Ông cũng là thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản thay mặt Chính phủ xin lỗi về chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản.
Ông Tomiichi Murayama (sinh năm 1924) là Thủ tướng nhiệm kỳ thứ 81 của Nhật Bản
Cuộc đời ông Murayama có sự gắn bó sâu sắc với quê hương Oita. Sinh ra trong một gia đình làm nghề đánh cá. Là người con thứ 6 trong gia đình có tới 11 anh chị em, ông Murayama từng kể về tuổi thơ của mình: “Gia đình tôi nghèo lắm, cha tôi làm ngư dân, có quá đông con để có thể chăm chút kỹ. Cha mẹ tôi để các con tự lo là chính, chỉ mong mỏi các con đủ ăn, không chết đói bên đường là may”.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, ông Murayama được một người họ hàng đưa lên Tokyo để làm việc trong nhà máy in. Ban ngày, ông cặm cụi làm việc, ban đêm tranh thủ đọc sách và đi học. Sau đó, ông đã được chấp nhận vào học tại Đại học Chính trị và kinh tế.
Trong thời gian đi học, ông được điều động nhập ngũ và sau đó cất nhắc lên vị trí trung sĩ. Khi trận chiến nổ ra, Nhật thất thủ, Tokyo bị tàn phá, ông Murayama buộc phải quay trở về quê nhà Oita của mình. Cũng chính tại đây, ông đã bắt đầu sự nghiệp của một chính khách.
Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng ông Murayama vẫn là một nhân vật nổi bật trong chính trường của Nhật Bản. Ông thường được mời đi diễn thuyết tại các trường Đại học danh tiếng và thường xuyên có các chuyến công du nước ngoài. Tuy nhiên, cuộc sống của vị cựu Thủ tướng lại vô cùng giản dị. Ngôi nhà của ông cũng giống như bao ngôi nhà nông thôn bình thường khác ở Nhật.
Nguyên thủ quốc gia cũng sống bình thường như bao người khác
Đối với nguyên thủ về hưu, Chính phủ Nhật không có một khoản trợ cấp nào đặc biệt; trợ cấp về nơi ở, sách báo, đi lại đều không có. Họ được nhận một khoản lương hưu như công chức thông thường, và được bảo hiểm sức khỏe ở mức 70% chi phí khám chữa bệnh.
Nếu chỉ vô tình đi qua ngôi nhà nhiều cây xanh này, khó ai biết được đó là nhà của một cựu nguyên thủ quốc gia
Ở một đất nước mà chi phí sinh hoạt đắt đỏ như Nhật Bản, những người về hưu như ông Murayama sẽ phải sống rất cần kiệm. Vợ chồng cựu Thủ tướng ở trong một ngôi nhà cổ đã 130 năm tuổi ở làng quê Oita. Ngôi nhà nhỏ bé, không có gì cách biệt với những người dân nghèo xung quanh. Nếu chỉ vô tình đi qua ngôi nhà nhiều cây xanh này, khó ai biết được đó là nhà của một cựu nguyên thủ quốc gia. Gia đình cựu thủ tướng Nhật cũng không có người giúp việc, bảo vệ hoặc lái xe riêng. Vị ‘Đệ Nhất Phu nhân’ ngoài 90 tuổi quán xuyến toàn bộ việc nhà như một bà nội trợ Nhật bình thường khác.
Có một hạnh phúc mang tên “bình dị”
Ông Murayama chia sẻ, sau khi về hưu, hằng ngày, ông dậy từ 5h sáng rồi đi bộ đến công viên tập thể dục và trò chuyện với những người bạn già. Mỗi ngày ông dành 2 tiếng cho việc rèn luyện sức khỏe của mình. Cứ đều đặn như vậy, ông duy trì sức khỏe tuyệt vời ở độ tuổi 93.
Ngày ngày, ông Murayama vẫn đạp xe đi chợ cho vợ vì vợ ông bị đau lưng
Vì vợ bị đau lưng nên mỗi ngày ông Murayama đều đạp xe đi chợ giúp bà. Suốt 17 năm qua, người dân Oita đã trở nên quen thuộc với hình ảnh một ông cụ ngày nào cũng đạp chiếc xe đạp nhỏ trên con đường làng.
Vị cựu Thủ tướng cúi chào tiễn khách
Một người bình thường khó lòng tưởng tượng được cuộc sống của vị cựu nguyên thủ quốc gia lại bình dị đến như vậy. Không hề sống trong một dinh thự được canh phòng cẩn mật như mọi người vẫn tưởng tượng. Ngôi nhà của ông chẳng có bảo vệ canh gác, cũng không gắn các thiết bị an ninh; trong nhà cũng không hề có người giúp việc mà chỉ có đôi vợ chồng già hơn 90 tuổi ra vào nhìn nhau. Thế nhưng, vị Thủ tướng không hề cô đơn vì người dân sống quanh đây vẫn thường xuyên qua lại thăm hỏi hai cụ.
Thực ra, đối với cựu Thủ tướng Murayama, những thứ ưu đãi dành cho các chính khách sau khi nghỉ hưu cũng chẳng quan trọng, bởi chỉ cần bước chân ra khỏi nhà, bất kể là đi đến đâu ông cũng đều được người dân Oita chào đón. Từ anh tài xế taxi cho đến chủ cửa hàng sushi, họ biết rõ từng thói quen, món ăn ưa thích của cựu Thủ tướng. Họ coi ông là niềm tự hào của vùng đất này và trìu mến gọi ông là “người con của Oita”.
Người dân Oita luôn kính trọng và coi ông là niềm tự hào của vùng đất này.
Ông Murayama chẳng cần đến vệ sỹ. Tình yêu thương và kính trọng của hàng xóm láng giềng và người dân Oita chính là sự bảo vệ tốt nhất đối với ông rồi.
Người ta thường cho rằng các chính khách về hưu thường có những tòa biệt thự triệu đô, bất động sản đắt giá, nhưng ông Murayama không thuộc mẫu hình đó. Ông sống một cuộc sống đơn giản cùng những vật dụng không đắt tiền. Ngôi nhà nhỏ của ông Murayama thật sự là một biểu tượng cho tính cách giản dị, khiêm nhường đặc trưng của Nhật Bản. Trái tim, con người ông hòa cùng với vẻ đẹp tự nhiên và mộc mạc của tạo hóa – điều mà sâu thẳm mỗi con người trên thế gian khao khát muốn tìm về.
Linh An
Xem thêm:

THÙ MUÔN ĐỜI MUÔN KIẾP KHÔNG TAN!

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

"Trung Quốc, chuẩn bị đi ! Tàu sân bay Mỹ đang trực chỉ Việt Nam"

Mai Vân

mediaẢnh minh họa : Máy bay Carrier Air Win 5, Carrier Air Wing 9 và tàu sân bay USS John C. Stennis tập trận trong vùng biển Philippines, ngày 18/06/2016.REUTERS/Courtesy Steve Smith/U.S. Navy
Quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ tiến triển rõ nét tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới phân tích. Trong bài viết mang tựa đề rất hóm hỉnh « Trung Quốc, chuẩn bị đi ! Tàu sân bay Mỹ đang trực chỉ Việt Nam - Get Ready, China: U.S. Navy Aircraft Carriers are Headed to Vietnam » đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest ngày 20/08/2017, nhà báo Zachary Keck đã phân tích thêm về ý nghĩa của sự kiện một  tàu sân bay Mỹ sẽ ghé thăm Việt Nam vào năm tới 2018.
Nhà báo Mỹ trước hết ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên mà một hàng không mẫu hạm Mỹ ghé cảng Việt Nam, từ ngày chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Đối với giới quan sát, sự kiện này là một dấu hiệu cho thấy quan hệ hai bên thắt chặt thêm, và cùng nhắm vào một đối tượng là Trung Quốc. Và dĩ nhiên là Bắc Kinh không hài lòng chút nào.
Cách đây hai tuần, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch công du nước Mỹ và tiếp xúc với đồng nhiệm James Mattis. Theo bộ Quốc Phòng Mỹ, hai bên đã thảo luận về những bước tăng cường hợp tác song phương cũng như về an ninh khu vực, và đồng ý mở rông hợp tác hải quân và chỉa sẻ thông tin.
Nhân dịp này, hai bên đã bàn về chuyến ghé cảng Việt Nam của tàu sân bay Mỹ khi điều kiện kỹ thuật cho phép. Tên chiếc tàu sẽ ghé Việt Nam chưa được cho biết, cũng như cảng mà chiếc tàu sẽ ghé thăm. Bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ cho biết là vào năm tới.
Tuy thế, các nhà quan sát cho là tàu sân bay sẽ ghé Cam Ranh, vì như nhà báo của tạp chí Nhật Bản The Diplomat, Prashanth Parameswaran ghi nhận vào năm ngoái, cầu tầu của cầu cảng Cam Ranh đã được tu sửa để có thể đón hàng không mẫu hạm.
Quan hệ thắt chặt nhanh chóng
Dẫu sao thì chuyến ghé cảng Việt Nam của tàu sân bay Mỹ là dấu hiệu mới nhất phản ánh đà nhanh chóng thắt chặt thêm quan hệ giữa hai nước, để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc, cho dù sự nghi kỵ Mỹ-Việt bắt nguồn từ cuộc chiến trước đây vẫn còn.
Từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, phải chờ đến năm 1995 hai bên mới tái lập bang giao, với quan hệ ấm dần với các cuộc viếng thăm của các tổng thống Mỹ khởi đầu là Bill Clinton năm 2000, George W. Bush năm 2006. Nhưng phải chờ đến thời Obama thì quan hệ song phương mới thật sự được củng cố, với chính sách « xoay trục » bắt đầu từ cuối năm 2011.
Tháng 7/2013, tổng thống Obama và chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang thông báo hai nước nâng cấp quan hệ lên hàng Đối Tác Chiến Lược. Qua năm 2014, Mỹ giảm cấm vận vũ khí một phần, trước khi hoàn toàn bãi bỏ hai năm sau.
Sau đó không lâu, vào tháng 10/2016, hai tàu chiến Mỹ : tàu hâu cần tàu ngầm USS Frank Cable, và khu trục hạm USS John S. McCain ghé cảng Cam Ranh. Đó là lần đầu tiên từ sau chiến tranh mà chiến hạm Mỹ cập bến Cam Ranh. Tàu Mỹ trước đó cũng đã ghé cảng này, nhưng không phải là tàu chiến. Khu trục hạm USS John S. McCain, đặt căn cứ ở Nhật Bản, cũng đã viếng thăm các cảng khác ở Việt Nam trước khi ghé Cam Ranh. Mới tháng Sáu vừa qua, chiếc John S. McCain cũng đã trở lại Cam Ranh.
Tuy nhiên, Zachary Keck cũng công nhận rằng quan hệ Việt Mỹ thời Donald Trump, khởi đầu vất vả khi mà quyết định đầu tiên của ông là rút khỏi hiệp định thương mại TPP. Nhưng rồi quan hệ lại tiếp tục trên con đường của chính quyền Obama trước đây.
Vào tháng 5, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gặp tổng thống Trump ở Nhà Trắng, ông Trump cũng có kế hoạch viếng thăm Việt Nam nhân thượng đỉnh APEC vào tháng 11/2017. Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam một tuần dương hạm lớp Hamilton vào tháng 5 và một tháng sau thì một tàu chiến hiện đại LCS được bảo trì ở Cam Ranh. Và tháng 7 vừa qua Hải Quân Việt Nam và Mỹ tiến hành  diễn tập thường niên (NEA).
Trung Quốc trong tầm nhắm
Theo nhận định của Zachary Keck, tuy hai bên không thừa nhận, nhưng động lực thắt chặt quan hệ này là Trung Quốc, một mặt do sức mạnh quân sự ngày vươn lên và thái độ ngày quyết đoán hơn, nhất là ở Biển Đông, một mặt khác là do ảnh hưởng Trung Quốc ngày quan trọng hơn.
Từ khi lên nắm quyền năm 2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã xích hẳn lại gần Trung Quốc khiến Việt Nam trong thế cô lập hơn trong các quốc gia Đông Nam Á trong việc đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Zachary Keck nhắc lại nhận định của Gregory Poling, giám đốc trung tâm Minh Bạch Hàng Hải Châu Á của CSIS (Center for Strategic and International Studies' Asia Maritime Transparency Initiative) trên đài CNN tuần qua : « Khi nói đến tranh chấp ở Biển Đông, lãnh đạo Việt Nam có lẽ cảm thấy rất lẻ loi những ngày này.”
Việt Nam cũng trong tình thế bị Trung Quốc liên tiếp hù dọa trong năm nay.
Tháng Sáu vừa qua, Việt Nam đã cho phép một chi nhánh của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol khoan dò dầu khí ở Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc cũng tranh giành.Bắc Kinh đã phản đối ngay qua các kênh ngoại giao. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã triệu mời đại sứ Việt Nam, dọa sử dụng sức mạnh nếu Việt Nam không bỏ việc khoan thăm dò và hứa không khoan lại ở vùng biển này.
Mặc dù bất đồng quan điểm trong tầng lớp lãnh đạo, nhưng Việt Nam đã phải chấp nhận yêu sách của Trung Quốc. Theo một số nguồn tin, một phần do Hà Nội không tin tưởng là có thể dựa vào chính quyền Trump đến giúp đỡ.
Một sự cố khác là trong tháng này, là ngoại trưởng Trung Quốc đã hủy bỏ cuộc gặp ngoại trưởng Việt Nam vì Hà Nội đưa vấn đề Biển Đông trong thông cáo cuối cùng của các ngoại trưởng ASEAN.
Nhà báo Zachary Keck nhìn thấy thực tế là tổng thống Philippines ‘xoay trục’ sang Trung Quốc và Thái Lan, một đồng minh khác của Mỹ, cũng ve vãn Bắc Kinh từ sau cuộc đảo chính 2014, khiến Washington ngày tin tưởng hơn vào Việt Nam trong hồ sơ Biển Đông. Động thái biểu tượng như tàu sân bay là bước khởi đầu, nhưng rõ ràng là chưa thể đủ để đối phó với Trung Quốc.

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Trung Quốc cản trở tàu chiến Mỹ vận chuyển “lô hàng bí mật” đến Việt Nam

(Thế giới) - Lẽ ra tàu USS John McCain theo lộ trình sẽ nhận lô hàng bí mật tại Singapore trước khi cập cảng Sài Gòn, thế nhưng lộ trình này đã không thể thực hiện được bởi một sự cố hết sức bất ngờ.
Quân đội Việt Nam tiếp nhận vũ khí tại cảng Sài Gòn.
Quân đội Việt Nam tiếp nhận vũ khí tại cảng Sài Gòn.
Sáng nay, tuần báo “Tokyo Shimbun” đã có thông tin bất ngờ về lộ trình chính thức của tàu USS John McCain. Đô đốc John Richardson, tham mưu trưởng hải quân Mỹ cho biết tàu USS John McCain lẽ ra sẽ cập cảng Singapore tiếp nhiên liệu, đồng thời nhận lô hàng bí mật trước khi đến thăm Việt Nam, dự kiến sẽ cập cảng Sài Gòn. Được biết, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS John McCain, thuộc biên chế Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đồn trú tại căn cứ Hải quân Yokosuka, Nhật Bản vừa trở về Singapore sau chuyến tuần tra trên Biển Đông.
Tàu USS John McCain bị đâm thủng mạn trái.
Tàu USS John McCain bị đâm thủng mạn trái.
Con tàu mang cờ Liberia đâm trúng tàu khu trục Mỹ là tàu chở dầu Alnic MC, xuất phát từ Đài Loan. Tàu Alnic MC thuộc công ty vận tải Hy Lạp, tuy nhiên chủ sở hữu thực sự lại là tập đoàn COSCO, thuộc sở hữu của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa, có trụ sở đặt tại Tây Thành, Bắc Kinh. Sau vụ va chạm, tàu USS John McCain hư hại nặng ở phần đuôi tàu, gây thiệt hại lớn cho Hải quân Mỹ. Trong khi tàu Alnic MC lại hoàn toàn không hư hại gì cả về người lẫn vật chất.
Tàu Alnic MC treo cờ Liberia, nhưng thuộc sỡ hữu tập đoàn COSCO Trung Quốc.
Tàu Alnic MC treo cờ Liberia, nhưng thuộc sỡ hữu tập đoàn COSCO Trung Quốc.
Tuần báo “Tokyo Shimbun” cũng nhận định thêm, Trung Quốc gần đây liên tiếp sử dụng tàu dân sự vào mục đích quấy phá tàu Hải quân các nước trên vùng biển quốc tế. Gần đây nhất, tàu cá Trung Quốc ngang nhiên đâm tàu hải quân Nhật tại vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Đô đốc John Richardson, tham mưu trưởng hải quân Mỹ.
Đô đốc John Richardson, tham mưu trưởng hải quân Mỹ.
Trước đây, tàu khu trục USS John McCain cũng đã nhiều lần ghé thăm Việt Nam vào các năm 2010, 2014 và lần gần đây nhất là tháng 6 năm 2017 khi cập cảng quốc tế Cam Ranh. Chuyến thăm còn có sự góp mặt của thượng nghị sĩ John McCain.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain trong một lần ghé thăm Việt Nam.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain trong một lần ghé thăm Việt Nam.
Tàu khu trục USS John S. McCain của hải quân Mỹ sáng sớm 21/8 chạm với tàu chở dầu Alnic MC mang quốc tịch Liberia ngoài khơi Singapore, gần eo biển Malacca.
Theo báo cáo ban đầu, USS John S. McCain bị hư hại ở phần mạn trái đuôi. Hình ảnh hiện trường cho thấy thân tàu bị thủng một lỗ lớn ở ngang mực nước biển, ngay dưới cụm ống phóng lôi Mk 32 và bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon. Lỗ thủng lớn đến mức có thể nhìn rõ các thiết bị bên trong khoang tàu. Một phần rào chắn trên boong tàu cũng bị đứt gãy sau cú va chạm.
(Theo Tokyo Shimbun)