Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

“Suy nghĩ không thể trốn tránh mãi”, Ninh Văn Quỳnh khai chuyện Nguyễn Xuân Sơn “biếu tiền”

VietTimes -- Đã có một diễn biến mới trong phiên xét xử sơ thẩm “đại án” Ocean Bank – Hà Văn Thắm ngày 07/09.

Xuân Thắng - /
Nguyên Kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh đã khai nhận chuyện nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn. (Ảnh: T.Th)Nguyên Kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh đã khai nhận chuyện nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn. (Ảnh: T.Th)
Đó là những khai nhận bước đầu về việc nhận tiền “chăm sóc” từ Ocean Bank (OJB) của nguyên Kế toán trưởng, nguyên P.TGĐ PVN Ninh Văn Quỳnh.
Trước đây,  khi được triệu tập đến Tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, ông Quỳnh đã nhiều lần phủ nhận thông tin mà Nguyễn Xuân Sơn khai rằng đã chuyển tiền cho ông.
Gần nhất, trong phiên xét xử sáng 30/08,  ông Quỳnh vẫn một mực khẳng định chưa từng nhận túi tiền nào như Sơn nêu. Đối chất lại thông tin này, Nguyễn Xuân Sơn đã nói: “Ông Ninh Văn Quỳnh không thừa nhận nhưng có đúng hay không thì HĐXX xem xét, còn bị cáo chỉ nói sự thật thôi”.
Một ngày sau, chiều 31/08, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam Quỳnh. Theo công bố, việc khởi tố này để phục vụ hoạt động điều tra đối với vụ việc góp vốn của PVN vào OJB trong giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, sự việc cũng được kỳ vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ đường đi của hàng trăm tỷ đồng “chăm sóc khách hàng” mà OJB đã chi qua kênh Nguyễn Xuân Sơn.
Đến sáng nay, khi được gọi vào Tòa từ phòng cách ly, với sự giám sát của lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp thì ông Quỳnh đã nói khác. Lý do, như trình bày của cựu lãnh đạo PVN này là bởi “suy nghĩ không thể trốn tránh mãi” và “được cán bộ điều tra giáo dục thuyết phục”.
“Tôi xin khai trước tòa như sau. Từ năm 2009-2010, tôi có một số lần nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn. Giữa năm 2009, anh Sơn có tới phòng tôi mang theo cái túi bên trong có chai rượu và nói “Em có chai rượu biếu tặng”. Khi ông Sơn về tôi kiểm tra túi thấy có 500 triệu đồng”, Ninh Văn Quỳnh khai.
Cũng theo ông Quỳnh, trong giai đoạn 2009 đến cuối 2010, có một số lần nữa, Nguyễn Xuân Sơn có đến phòng ông và đưa các túi, với tổng cộng 4-5 tỷ đồng. “Tôi nghĩ rằng quà ông Sơn lúc đó là Tổng Giám đốc tự nguyện cho”,  Kế toán trưởng một thời của PVN nói về việc nhận tiền của CEO OJB.
Theo ông Quỳnh, sau khi rời OJB về làm P.TGĐ PVN, Sơn vẫn chuyển tiền cho ông một số lần. Trong đó, có hai lần là Nguyễn Xuân Thắng xách đến tận phòng, mỗi lần 2 tỷ; Quỳnh đã nhận và sử dụng cá nhân.
Làm rõ tình tiết trên, HĐXX đã cho gọi bị cáo Thắng đối chứng. Thắng xác nhận có 2 lần trực tiếp xách hộ túi tiền xuống phòng Ninh Văn Quỳnh, mỗi lần 2 tỷ đồng.
“Ông Quỳnh có nghe bị cáo Thắng trình bày không? Là 5 tỷ chứ không phải 2 tỷ?”, HĐXX hỏi Ninh Văn Quỳnh.
Ông Quỳnh đáp: “Thưa, Không đúng. Bị cáo chắc chắn là 2 lần và đã kiểm tra mỗi lần 2 tỷ”.
Ninh Văn Quỳnh cho biết, trong giai đoạn từ năm 2009 đến cuối năm 2013, tổng số tiền ông đã nhận từ Nguyễn Xuân Sơn là khoảng 20 tỷ đồng.
Tuy vậy, Ninh Văn Quỳnh cũng phủ nhận một nội dung mà Nguyễn Xuân Sơn đã khai: Trong lời khai của ông Sơn đã nhận tiền và chuyển lại cho PVN và cá nhân tôi là người nhận để dùng cho việc chi đối ngoại, tiếp khách và các khoản không đúng quy định, tôi xin phép trình bày việc đó là hoàn toàn không có thật. Tại PVN, có quy chế lễ tân, đối ngoại riêng và thường xuyên cập nhật. Chúng tôi chỉ sử dụng nguồn tài chính hợp pháp, không chi phong bì đến vài trăm triệu đồng từ nguồn không chính đáng.
“Việc ông Nguyễn Xuân Sơn khai như vậy không đúng về tôi mà còn vu khống cho PVN. Trong thời gian dự phiên tòa, tôi cũng như cán bộ nhân viên và lãnh đạo PVN rất bức xúc”, ông Quỳnh nói.
Về việc chi dùng số tiền mà Nguyễn Xuân Sơn, thay mặt OJB, đã biếu, Ninh Văn Quỳnh khai rằng, đã dành khoảng 1,2 – 1,5 tỷ đồng để phục vụ cho đời sống Ban Tài chính Kế toán. “Số còn lại tôi mua căn hộ tại Tp.HCM 3 tỷ, ô tô 800 triệu, cổ phần và cổ phiếu 2 tỷ đồng. Còn lại dùng số tiền cho đi du học 4,5 tỷ đồng. Còn lại tiền mặt sổ tiết kiệm 9 tỷ đồng đã thu giữ. Tôi đã xin được khắc phục hậu quả để hưởng khoan hồng”, ông Quỳnh nói.
Tại sao phải biếu tiền Ninh Văn Quỳnh?
Trước đó, trả lời HĐXX, Nguyễn Xuân Sơn cho biết lý do biếu tiền Quỳnh: Bị cáo đã trình bày OJB được PVN hỗ trợ rất nhiều, ngân hàng lãi rất lớn, anh Thắm có một số món quà chuyển đến -  khi đối ngoại thì bị cáo cứ nói thế. Bị cáo thật lòng chứ không khai gì khác. Anh Quỳnh và PVN có hỗ trợ rất tốt nên trước đây bị cáo không khai nhưng giờ bị truy tố tội tham ô nên bị cáo muốn trình bày sự thật.
“Như bị cáo trình bày, số tiền đó là câu chuyện thực tế của doanh nghiệp, mình hoạt động hiệu quả

Hà Tĩnh: Khó tin cây bưởi Phúc Trạch đậu 500 quả

14:12 - 07/09/2017

Trương Hoa


Chứng kiến một cây bưởi gần 500 quả của một hộ dân tại (Hương Khê, Hà Tĩnh), nhiều người đã vô cùng bất ngờ.
Gốc bưởi Phúc Trạch gần 500 quả
Năm nay được xem là một năm được mùa bưởi Phúc Trạch. Nhiều gia đình thu về hàng trăm triệu đồng, có những cây bưởi năng suất tới hàng trăm quả. Như gia đình ông Nguyễn Văn Bình (thôn 6, Hương Thủy, Hương Khê) có cây cho gần 500 quả, tổng giá trị khoảng hơn 20 triệu đồng.
Theo như ông Bình chia sẻ, vườn bưởi gần 40 cây, năm nào cũng cho năng suất cao, riêng cây bưởi đặc biệt này hàng năm thường cho trên 200 quả. Năm 2016, cây bưởi này cũng đậu trên 500 quả, cho thu nhập hơn 25 triệu đồng
Ông gọi cây bưởi đó là “bưởi 500”, nghĩa là năm nào cũng ngấp nghé 500 quả. Nó như tài lộc của gia đình, nên ông để ý, chăm sóc như con. Có những gốc bưởi chỉ lẹt đẹt vài quả, nhưng nhờ cây “bưởi 500” này mà “kích cầu” nguồn vốn cho ông.
Người dân hồ hởi khi bưởi đạt năng suất cao
Gốc bưởi trên ông trồng vào năm 1995, do Sở NN&PTNT cấp biển cây giống đầu dòng năm 2013. Để đạt được năng suất cao, ngoài giống tốt thì cần khâu chăm sóc. Ông đã áp dụng các biện pháp canh tác kỹ thuật tiên tiến vào vườn bưởi gia đình.
“Do đây là cây bưởi cổ thụ, quả có chất lượng cao, được cơ quan có thẩm quyền xác định là cây giống đầu dòng nên nhiều khách hàng đã đặt mua từ khi quả còn nhỏ. Giá bưởi trên thị trường hiện nay chỉ đạt mức khoảng 30 đến 35 nghìn đồng/quả, nhưng cây bưởi này được giá 50 nghìn đồng/quả, ước thu về khoảng hơn 20 triệu đồng” – ông Bình cho biết.
Nói về việc từ đâu cây bưởi lại cho năng suất cao, ông Bình phân tích, “Vườn có vị trí khá gần với sông Ngàn Sâu, hằng năm được phù sa bồi đắp nên chất đất rất tốt. Ngoài ra, dù thời tiết trên địa bàn khắc nghiệt, hạn hán nhưng do vườn ở gần sông nên rất thuật lợi cho sự phát triển của cây. Còn về cách chăm sóc, gia đình chỉ thực hiện theo kỹ thuật canh tác đã được các đơn vị, cơ quan nhà nước tập huấn, hướng dẫn”.

Kết luận thanh tra các dự án BOT của Bộ GTVT: Phê duyệt sai hàng trăm tỷ

Trường Phong | 

Kết luận thanh tra các dự án BOT của Bộ GTVT: Phê duyệt sai hàng trăm tỷ
Tài xế trả tiền lẻ qua trạm thu phí BOT số 1 trên quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm - Hưng Yên). Ảnh: Như Ý.

Hàng loạt sai phạm được chỉ ra như trạm thu phí có khoảng cách gần, bất hợp lý, mức phí cao, tăng nhanh, thậm chí, người không sử dụng cũng bị đè ra thu phí.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT tại Bộ GTVT. 
Hàng loạt sai phạm được chỉ ra như trạm thu phí có khoảng cách gần, bất hợp lý, mức phí cao, tăng nhanh, thậm chí, người không sử dụng cũng bị đè ra thu phí.
Phê duyệt sai 451 tỷ đồng
Bên cạnh mặt tích cực, TTCP đã chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Thứ nhất, Bộ GTVT chưa thực hiện đúng quy định về xây dựng, công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư; việc công bố sau khi phê duyệt danh mục dự án, không đúng thời điểm tháng một hằng năm là thiếu chặt chẽ và ảnh hưởng không tốt đến kết quả lựa chọn nhà đầu tư, làm hạn chế số lượng nhà đầu tư tiềm năng tham gia, hoặc nhà đầu tư bị hạn chế thông tin và thời gian cần thiết cho việc tiếp cận, nghiên cứu các dự án.
Theo kết quả thanh tra, từ khi triển khai đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông đến nay, với hơn 70 dự án đã thực hiện đều không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu mà 100% là chỉ định thầu với lý do chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia.
Trong đó có cả nhà đầu tư được lựa chọn chưa đảm bảo năng lực dẫn đến nhiều bất cập, sai sót.
Bên cạnh đó, quyết định chủ trương đầu tư một số dự án còn bất hợp lý trong cân đối tổng thể và quy hoạch; một số nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư được phê duyệt chưa đúng quy định, còn một số khoản sai lệch.
Bộ GTVT coi nặng tiêu chí hoàn vốn dự án, thiếu nghiên cứu hợp lý khả năng nộp phí của đối tượng tham gia giao thông cũng như ảnh hưởng đến chi phí hoạt động vận tải; chi phí xã hội trước khi quyết định chủ trương đầu tư các dự án.
Việc này dẫn đến các dự án đã quyết định đầu tư bằng hình thức BT, BOT hầu hết thực hiện ở những khu vực giao thông trọng yếu, có mật độ người, phương tiện tham gia giao thông lớn, đặt một số trạm thu phí có khoảng cách gần nhau bất hợp lý, mức phí cao, tăng nhanh, gây khó khăn đối với người tham gia giao thông không có sự lựa chọn khác, điển hình như tại Hà Nội – Thái Bình – Nam Định – Hưng Yên – Hòa Bình….
Việc xác định doanh thu theo phương án tài chính một số dự án còn thiếu chuẩn xác, doanh thu thực tế của một số dự án chênh lệch cao so với phương án tài chính là gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao thông, vì thời gian thu phí kéo dài.
Theo TTCP, khi Bộ GTVT phê duyệt các dự án đầu tư đã ghép việc cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 với đầu tư xây dựng mới đường Hòa Lạc - Hòa Bình và ghép việc cải tạo, nâng cấp 7 km Quốc lộ 3 với đầu tư xây dựng đường mới đường Thái Nguyên - Chợ Mới thành 1 dự án rồi mỗi dự án đặt 2 trạm thu phí ở 2 nơi không hợp lý.
Phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ thành 2 giai đoạn thực hiện chưa đảm bảo kết nối tốt, đồng bộ các hạng mục hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật hiện có.
Dự án khôi phục, cải tạo QL20 Km123+105 đến Km 268 Bộ GTVT đã phê duyệt mục mua quyền khai thác trạm thu phí dự án khác không thuộc danh mục quy định trong tổng mức đầu tư; phê duyệt chi phí giải phóng mặt bằng không sát, sai lệch lớn với thực tế (459,8 tỷ đồng/32,7 tỷ đồng); phê duyệt tách dự án cải tạo QL 20 đoạn Km0+000 đến Km123+ 105,17 khỏi dự án tổng thể từ Km0+000 đến Km 268 thành dự án độc lập nhưng không thực hiện đầy đủ các quy định về thẩm định dự án để xác định các chi phí phù hợp với thời điểm phê duyệt.
Kết luận của TTCP chỉ rõ, qua kiểm tra một số nội dung về tổng mức đầu tư đối với 6 dự án, xác định giá trị phê duyệt sai tăng hơn 451,5 tỷ đồng. Trong đó, dự án Hầm đường bộ Phước Tượng, Hầm Phú Gia tăng 44,1 tỷ đồng; Dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng 18,7 tỷ đồng; Dự án đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình tăng 51,2 tỷ đồng; Dự án đường Thái Nguyên - Chợ Mới tăng 101 tỷ đồng; Dự án khôi phục, cải tạo QL 20 đoạn Km0+000 đến Km 123+105,7 tăng 225,1 tỷ đồng…
Kết luận thanh tra các dự án BOT của Bộ GTVT: Phê duyệt sai hàng trăm tỷ   - Ảnh 1.
Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội). Ảnh: Hồng Vĩnh.
Không đi cũng phải nộp phí
TTCP cũng kết luận, việc lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết và giám sát thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn thiếu chặt chẽ; nhà đầu tư đã lập, duyệt không đúng nhiều khối lượng, định mức, đơn giá trong dự toán công trình.
Theo TTCP, đoàn thanh tra, kiểm tra một số nội dung về dự toán và thanh toán đối với 7 dự án xác định các nhà đầu tư phê duyệt sai tăng về đơn giá định mức, chế độ tiền lương, phụ cấp, hoặc thiếu hồ sơ và căn cứ phê duyệt một số yếu tố phát sinh thực tế không hợp lý… với tổng giá trị 316,2 tỷ đồng.
Trong đó, Dự án hầm đường bộ Phước Tượng, hầm Phú Gia phát sinh 50,8 tỷ đồng; Dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ phát sinh 55,6 tỷ đồng; Dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình phát sinh 33,7 tỷ đồng; Dự án đường Thái Nguyên - Chợ Mới phát sinh 73,5 tỷ đồng...
TTCP cũng kết luận, việc thanh quyết toán xác định giá trị công trình dự án còn bất hợp lý, hầu hết các công trình, dự án hoàn thành giai đoạn xây dựng đã đưa vào khai thác, thu phí đều chậm và chưa quyết toán được theo đúng thời gian hợp đồng.
Cùng với đó, kết quả huy động vốn thực hiện các dự án BT, BOT không đạt được mục tiêu đa dạng các nguồn vốn, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; xác định phương án tài chính thiếu chính xác, nhất là phương án thu phí giao thông.
TTCP chỉ rõ, cơ chế thu phí hoàn vốn tại các dự án còn bất cập, giá thu phí cao, điều chỉnh không hợp lý; dự án chưa hoàn thành, giá trị đầu tư mới thực hiện 30% nhưng giá thu phí tương đương dự án đầu tư mới (dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ).
Cũng theo TTCP: Phương thức thu phí lạc hậu, gây ách tắc giao thông, đặc biệt là việc xác định vị trí đặt trạm thu phí không hợp lý như đặt trạm thu phí ngoài vùng dự án (dự án hầm đường bộ đèo Phước Tượng, hầm Phú Gia); Dùng trạm thu phí tuyến đường này hỗ trợ thu phí đầu tư tuyến đường khác (các dự án đường Thái Nguyên - Chợ Mới; dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình…).
TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, GTVT rà soát nhiều quy định về đầu tư theo hình thức BT, BOT đồng thời kiến nghị Bộ GTVT có trách nhiệm rà soát, xử lý phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư 6 dự án 451,5 tỷ đồng và điều chỉnh các hợp đồng dự án về tổng vốn đầu tư; Thanh lý 2 hợp đồng với nhà thầu trị giá 16,2 tỷ đồng. TTCP cũng yêu cầu 7 doanh nghiệp phải xử lý 316,2 tỷ đồng.

theo Tiền Phong

Hà Nội trả lời vụ ‘Bắc Hàn xuất than sang Việt Nam’

Chính quyền trong nước hôm 6/9 đã lên tiếng phản hồi về thông tin Bình Nhưỡng “chuyển hướng đưa than sang Việt Nam”, bất chấp lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc và nhiều khả năng đối mặt với sự trừng phạt của Mỹ.

Binh sĩ Bắc Hàn dọn than ở thị trấn Sinuiju, đối diện với Trung Quốc hôm 29/12/2011.
Binh sĩ Bắc Hàn dọn than ở thị trấn Sinuiju, đối diện với Trung Quốc hôm 29/12/2011.
Trả lời VOA tiếng Việt liên quan tới báo cáo của Liên Hiệp Quốc [LHQ] về việc Bắc Hàn “xuất than sang các nước thành viên [LHQ] khác là Malaysia và Việt Nam”, sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu than từ Bắc Hàn hồi tháng Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:

“Là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn luôn tuân thủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có Nghị quyết số 2371”.

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói "Việt Nam luôn luôn tuân thủ với các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc".
Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói "Việt Nam luôn luôn tuân thủ với các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc".
Nghị quyết Hà Nội đề cập ở trên được thông qua ngày 5/8, theo đó cấm Bắc Hàn xuất khẩu than, sắt và quặng sắt, chì và quặng chì cũng như hải sản. Biện pháp này được cho là sẽ khiến Bình Nhưỡng mất đi một lượng ngoại tệ đáng kể lên tới một tỷ đôla.

Trung Quốc sau đó đã ngưng nhập than của Bắc Hàn, và hãng tin Kyodo của Nhật dẫn một báo cáo mật của Liên Hiệp Quốc nói rằng Bắc Hàn tiếp tục xuất than sang các nước, trong đó có Việt Nam, thu về 270 triệu đôla kể từ tháng Hai năm nay.

Phúc trình do một nhóm chuyên gia đại diện cho các quốc gia thường trực trong Hội đồng Bảo an thực hiện nhận định rằng việc “thực thi lỏng lẻo” các biện pháp trừng phạt hiện thời, cũng như “các kỹ thuật ‘lách’” của Bình Nhưỡng đã làm tổn hại tới các mục tiêu của LHQ là buộc Bắc Hàn phải từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Trong email gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, VOA tiếng Việt cũng đặt câu hỏi về việc liệu Việt Nam hiện có duy trì quan hệ thương mại với Bắc Hàn hay có gửi viện trợ cho Bắc Hàn trong vòng hai năm qua hay không.

Theo trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng, đầu năm nay, “tại trụ sở Ủy Ban Liên lạc Văn hóa Đối ngoại Triều Tiên, Đại sứ Phạm Việt Hùng thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên đã trao số tiền 1.000 USD (tương đương 7,5 tấn phân bón) ủng hộ Nông trường Hữu nghị Mi Cốc”.

Bản tin ngắn viết tiếp: “Với số lượng phân bón trên, hy vọng Nông trường Mi Cốc sẽ góp phần thúc đẩy phát triển và tăng sản lượng nông nghiệp năm 2017, qua đó thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước vốn được các vị lãnh đạo dày công gây dựng và vu đắp”.

Đại sứ Việt Nam tại Bắc Hàn Phạm Việt Hùng.
Đại sứ Việt Nam tại Bắc Hàn Phạm Việt Hùng.
Trong năm 2015, ông Hùng đã “thăm Trường Đại học Ngoại ngữ Bình Nhưỡng và trao tặng Bộ môn tiếng Việt, Khoa ngôn ngữ Dân tộc của trường 3 bộ máy vi tính và 2 bộ sách giáo khoa tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 12”.

Cũng theo trang web của cơ quan đại diện ngoại giao ở Bình Nhưỡng, “năm 1996, Triều Tiên mua 2 vạn tấn gạo nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán, cả gốc và lãi nay là 17 triệu USD” và “từ đó tới nay hai nước hầu như không buôn bán với nhau”.

Ngoài ra, từ năm 2000 tới 2005, Hà Nội tặng Bình Nhưỡng tổng cộng “12 nghìn tấn gạo”.

Hai ngày sau khi Bắc Hàn thực hiện vụ thử hạt nhân lớn hôm 2/9, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, phát biểu trước Hội đồng Bảo an rằng Hoa Kỳ “sẽ xem xét mọi quốc gia làm ăn với Bắc Hàn và coi đó là việc viện trợ các kế hoạch hạt nhân nguy hiểm và liều lĩnh của họ [Bắc Hàn]”.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng “Hoa Kỳ đang cân nhắc cắt đứt mọi quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào làm ăn với Bắc Hàn”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cân nhắc "cắt đứt mọi quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào làm ăn với Bắc Hàn”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cân nhắc "cắt đứt mọi quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào làm ăn với Bắc Hàn”.
Về vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng hôm 3/9 nói rằng hành động của Bình Nhưỡng đã “vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

Bà cũng tuyên bố rằng “Việt Nam là phản đối mọi hành vi làm phức tạp tình hình, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và thế giới”.

Theo giới quan sát, Bắc Hàn từng hỗ trợ vật chất cho “quốc gia anh em cộng sản” Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước cùng theo chế độ xã hội chủ nghĩa không phải luôn luôn nồng ấm, nhất là sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Seoul hồi đầu những năm 90.

Hơn một thập kỷ sau, năm 2004, Bình Nhưỡng cũng tỏ ý không hài lòng sau khi Hà Nội cho phép hàng trăm người Bắc Hàn sang Hàn Quốc tỵ nạn sau khi họ đào tẩu qua ngả Việt Nam.



(VOA)

"Kiến nghị đưa tượng đài 1.500 tỷ vào nhà kính để tránh xuống cấp"

Nguyễn Bá | 

"Kiến nghị đưa tượng đài 1.500 tỷ vào nhà kính để tránh xuống cấp"

Tượng đài 1543 tỉ ở TP. Ninh Bình chưa hoàn thành đã xuống cấp trầm trọng. UBND TP. Ninh Bình và các bên liên quan giải thích rằng nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường, liệu có thỏa đáng?

Tượng đài 1543 tỉ ở TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) chưa hoàn thành đã xuống cấp trầm trọng. Chính quyền UBND TP. Ninh Bình và các bên liên quan giải thích rằng nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường.
Cách giải thích này của chính quyền sở tại đã khiến rất nhiều độc giả... “bóp miệng cười”.
Lỗi tại... Ông Trời!
Bức xúc và nghi ngờ là phản ứng của hàng trăm độc giả trước thông tin tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế ở ngay trung tâm TP. Ninh Bình với số vốn đầu tư lên đến 1.543 tỉ đồng chưa hoàn thành đã bong tróc, xuống cấp trầm trọng.
Sự giải thích của chính quyền sở tại và các bên liên quan khiến nhiều độc giả “bấm bụng cười”.
Kiến nghị đưa tượng đài 1.500 tỷ vào nhà kính để tránh xuống cấp - Ảnh 1.
Phản hồi của độc giả về cách giải thích của UBND TP. Ninh Bình.
Rất nhiều độc giả thầm trách... Ông Trời, tại sao ông lại cho nắng mưa thất thường làm gì để khiến cái tượng đài hơn 1.500 tỉ chưa hoàn thành đã hư hại!
Độc giả tên Quang nói: “Tại trời nắng, trời mưa chứ bộ. Trời không nắng không mưa không râm mát thì làm sao công trình xuống cấp được? Này, trời đất phải rút kinh nghiệm sâu sắc nhé!”.
Như cách giải thích của Ban quản lý dự án cùng UBND TP. Ninh Bình, đợt vừa qua trời nắng nóng quá, khiến nhiều viên gạch dưới sân khánh tiết mới bị bong lên như thế?
Rồi, những khối đá tự nhiên cũng không chịu được nhiệt độ cao của thời tiết mới bị vỡ ra từng mảng?...
Hết trời nắng nóng đợt hè lại đến mấy cơn bão vừa qua, gió giật mạnh, mưa xối xả khiến các hộp điện mới bị bật nắp, hở hết cả ổ điện trơ dưới trời nắng mưa? Nhưng may sao, những ổ điện này có chế độ tự ngắt điện nên rất an toàn cho người dân nào lỡ thò tay vào vì nghịch ngợm…???
Độc giả tên Nguyễn Song Giang cho hay: “Lỗi tại Ông Trời gây mưa, nắng, gió, bão ảnh hưởng công trình xây dựng Trung tâm hành chính, đường sá, tượng đài. Hoan hô Ông Trời, thiệt là trời cao có mắt”.
Nói chung, lỗi tại Ông Trời mới khiến tượng đài thành ra như thế!
Lại còn có những độc giả thương cho Ông Trời khi bị "đổ thừa" như vậy, độc giả tên Hoàng Hoa thương cảm: “Tiếc là Ông Trời không có mắt nên đổ thừa cho ông. Ông mà có mắt thì ông phạt cho người nào đổ bừa cho thời tiết”.
Còn độc giả Phạm Sỹ Liêm lại cho rằng: “Đây lại thêm một ví dụ về xài lãng phí. Khi thất bại thì đổ cho giời cho đất! Giá "hòn đất mà biết nói năng"…”.
Sao không khiêng tượng đài vào nhà mà để?
Việc tượng đài 1.543 tỉ chưa hoàn thành đã xuống cấp trầm trọng và những lí giải của các bên liên quan khi cho rằng lỗi tại Ông Trời, do thời tiết thất thường là câu giải thích không độc giả nào chấp nhận được.
Câu giải thích và sự biện hộ đó càng làm cho người đọc nghi ngờ về chất lượng và năng lực của đơn vị thi công cũng như Ban quản lý dự án.
Chưa kể, khi Chủ đầu tư là UBND TP. Ninh Bình giải thích rằng, lỗi là do thời tiết càng đặt nhiều câu hỏi nghi ngờ xung quanh vấn đề này.
Độc giả tên Thu đưa ra ý kiến: “UBND TP. Ninh Bình nói do thời tiết trời mưa, nắng làm tượng đài xuống cấp là nên suy nghĩ lại.
Sao các tượng đài khác tại TP. HCM làm cách đây 50 năm mà vẫn đứng sừng sững dù mưa nắng vẫn diễn ra? Sao việc gì hư hỏng, xuống cấp cũng đổ lỗi cho Ông Trời hết? Sao không nói do làm ẩu?”.
Đồng quan điểm với độc giả Thu, độc giả tên Khánh Linh cho hay: “Đà Nẵng có tượng mẹ Việt Nam anh hùng kìa, mấy chục năm vẫn không sao, bà Phó Chủ tịch ra Đà Nẵng mà học đi, bão to bằng Đà Nẵng không, đường nào cũng nói lại được.
Thực chất là do giám sát với quản lý quá yếu và rút ruột quá nhiều”.
Độc giả tên Trường Trực nói: “Có học vấn, vụ việc này các ông đổ lỗi cho thời tiết là chuyện nực cười. Các ông về quê nói dối trẻ trâu thì nghe được...
Tại sao công trình lại như vậy các ông thừa biết, đừng nói như vậy không ai nghe được đâu...”.
Trong buổi làm việc với PV, bà Đinh Thị Mỹ Hạnh - Phó Chủ tịch UBND TP. Ninh Bình, ông Lê Minh Trị, ông Hoàng Văn Long thuộc Ban quản lý dự án đều đổ tại thời tiết, tại Ông Trời và không hề nhắc gì đến trách nhiệm của mình khi để xảy ra vấn đề xuống cấp của các hạng mục ở tượng đài.
Chính vì vậy, nhiều độc giả nói vui: “Sao không mang tượng đài khiêng vào nhà kính mà để, hoặc dựng trong nhà có lắp máy điều hòa để khỏi xuống cấp”.
theo Người đưa tin

VINGROUP VAY TIỀN TRUNG QUỐC, ĐÀI LOAN...( CHẮC ĐỂ NHẬP THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TQ LẮP RÁP ÔTÔ ) ?

Nhiều ngân hàng Trung Quốc, Đài Loan cung cấp vốn cho Vingroup

Minh An - 10:02, 05/09/2017

TheLEADERMột khoản vay 300 triệu USD đã được Credit Suisse AG thu xếp vào năm 2016.

Tập đoàn Vingroup vừa sử dụng hơn 100 triệu cổ phần của công ty Phát triển Nam Hà Nội để làm tài sản đảm bảo trong một hợp đồng đảm bảo bằng cổ phần ký với Credit Suisse AG (Singapore), trong vai trò là bên đại diện.
Công ty Phát triển Nam Hà Nội, do Vingroup sở hữu 99% cổ phần là đơn vị phát triển dự án Times City của tập đoàn này ở Hà Nội. Số cổ phần vừa được cầm cố và thế chấp chiếm một nửa vốn điều lệ của công ty này.
Bên nhận bảo đảm số cổ phần này ngoài Credit Suisse AG còn có một loạt các ngân hàng khác như TA Chong, Taipei Fubon Commercial, Hua Nan Commercial, First Commercial, Entie Commercial, Chang Hwa Commercial (chi nhánh Hongkong), Mega Ac Mega (chi nhánh nước ngoài) của Đài Loan và ICBC Bắc Kinh, ICBC Asia tại Hong Kong, Bank of China (chi nhánh Singapore) của Trung Quốc, United Nation (Anh) và Maybank International, chi nhánh Labuan (Malaysia).
Thông thường, một hợp đồng đảm bảo bằng cổ phần được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho một khoản vay thương mại hoặc một khoản trái phiếu do bên bảo đảm phát hành.

ICBC là ngân hàng lớn nhất thế giới về tổng tài sản. Ảnh: Forbes
Năm ngoái, Vingroup đã được Credit Suisse AG đứng ra thu xếp một khoản vay hợp vốn trị giá 300 triệu USD. Những ngân hàng ban đầu cung cấp khoản vay này bao gồm: Credit Suisse AG, ICBC, Maybank International (chi nhánh Labuan) và Taipei Fubon (chi nhánh nước ngoài).
Tuy nhiên sau đó khoản vay này có sự tham gia của nhiều ngân hàng khác đến từ Đài Loan như TA Chong, Mega AC Mega, Hua Nan, Chang Hwa, First Commercial, Entie Commercial…
Vingroup đã nhận vốn vay trong hai đợt tháng 7 và tháng 9 năm 2016. Kể từ tháng 1 năm 2018, tập đoàn này sẽ bắt đầu phải hoàn trả 7,5% gốc của khoản vay này, báo cáo của Tập đoàn cho biết.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là 327,5 triệu cổ phần của Công ty Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát. Đây là chủ đầu tư tổ hợp Vinhomes Central Park, được xây dựng tại khu Tân Cảng, TP.HCM.
Credite Suisse AG (Singapore) là đối tác thu xếp vốn quen thuộc của nhiều tập đoàn tư nhân ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Gần đây, ngân hàng này thu xếp vốn cho Novaland, công ty tài chính tiêu dùng FE Credit của VPBank…
Mới đây, khi Vingroup khởi công dự án tổ hợp sản xuất ô tô tại Hải Phòng, Credit Suisse AG cũng sẽ thu xếp khoản vay 800 triệu USD cho tập đoàn này.
Kế hoạch đầu tư 3,5 tỷ USD, trong đó giai đoạn đầu từ 1 đến 1,5 tỷ USD cho tổ hợp sản xuất ô tô, bên cạnh danh mục ngày càng mở rộng các dự án bất động sản quy mô, khiến Vingroup liên tục có nhu cầu vốn lớn mỗi năm.
Bên cạnh thị trường vốn quốc tế, Vingroup liên tục vay vốn trong nước, chủ yếu từ các ngân hàng thông qua phát hành trái phiếu. Hồi đầu tháng 7, tập đoàn này đã phát hành 3.600 tỷ đồng trái phiếu có lãi suất năm đầu tiên là 10,25% và 10,3%. Các trái phiếu này sẽ đáo hạn vào năm 2019 và 2020.
Đến giữa năm 2017, tổng giá trị các khoản vay và nợ của Vingroup khoảng 44 nghìn tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu phát hành chiếm khoảng 28 nghìn tỷ đồng.