Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Bộ máy hành chính tiêu tốn 2/3 ngân sách, ăn cả vào đầu tư phát triển

(Bạn đọc) - Với những vụ việc mà người dân và doanh nghiệp khiếu kiện tại các cơ quan, bộ, ngành, địa phương được truyền thông đăng tải trong thời gian qua, có thể thấy bộ máy hành chính nhà nước đang ngày một phình to, tỷ lệ nghịch với hiệu suất lao động và đang tiêu tới 2/3 ngân sách nhà nước, thậm chí ăn cả vào nguồn vốn dành cho phát triển, hay nói cách khác là kéo lùi sự phát triển của đất nước (Theo chuyên mục “Đánh giá và lọai bỏ” của VTV1). Vậy thì, cứ với đà này thì ngân sách nào kham nổi? 

Trong nhiều năm qua, nhà nhà, người người đều cố gắng chạy suất biên chế, vì cái tâm lý vào làm cơ quan nhà nước là được ổn định, chỉ cần sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về, cuối tháng nhận lương.
Trong nhiều năm qua, nhà nhà, người người đều cố gắng chạy suất biên chế, vì cái tâm lý vào làm cơ quan nhà nước là được ổn định, chỉ cần sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về, cuối tháng nhận lương.
Như chúng ta biết, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh giải quyết vụ kiện tranh chấp đất đai kéo dài gần 20 năm tại huyện Bình Chánh chỉ trong 1 giờ và Thanh tra Chính phủ cũng chỉ cần chừng ấy thời gian để xử lý vụ khiếu nại liên quan tới dự án treo 14 năm qua tại Đồng Nai. Qua hai vụ việc này, dư luận đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo thanh tra Chính phủ hay Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh đối với những vấn đề bức xúc của người dân và doanh nghiệp. Song, qua hai vụ việc trên, có thể thấy những yếu kém hạn chế của bộ máy hành chính, một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức vẫn ì ạch, không chịu thay đổi trong tư duy cũng như cung cách làm việc của mình.
Những vấn đề bức xúc, đòi hỏi của người dân và doanh nghiệp đều phải được giải đáp, giải quyết đúng mực. Có thể vấn đề này các cán bộ không thể giải quyết ngay được nhưng cần phải giải thích cho rõ, dù đó chỉ gói gọn trong một lá thư, một cú điện thoại hay một văn bản của doanh nghiệp và người dân. Không thể chấp nhận một thái độ phục vụ mà người dân gửi đơn lên cơ quan hàng chục năm trời mà các vị lại ngâm từ tháng này qua năm khác, mãi không giải quyết cho người ta được. Chỗ này đất đai cần giải quyết, chỗ kia dân bất bình vẫn diễn ra hàng ngày là rất vô lý. Một hệ thống cán bộ, giải quyết công việc hành chính như thế thì sao dân tin được. Chính điều này đặt ra hai câu hỏi, kiến thức, trình độ của cán bộ thế nào? Trách nhiệm của công chức ra sao? Cho dù ở vị trí nào thì cũng phải bị xử lý.
Thử hỏi, trong bộ máy hành chính có bao nhiêu phần trăm công chức khi cầm trên tay hồ sơ của người dân, họ thực sự coi đó là trách nhiệm của mình? Liệu có bao nhiêu phần trăm trong họ có suy nghĩ phải xử lý hồ sơ thật nhanh, thật đúng để người dân kịp thời giải quyết công việc cá nhân, gia đình của họ, doanh nghiệp sớm được đi vào hoạt động, kinh doanh?
Có thể thấy, dù quá trình cải cách, tổ chức bộ máy hành chính diễn ra được một thời gian, song nhiều bộ còn lớn, các ngành vẫn phình, thậm chí có tình trạng lãnh đạo nhiều hơn cả nhân viên
Có thể thấy, dù quá trình cải cách, tổ chức bộ máy hành chính diễn ra được một thời gian, song nhiều bộ còn lớn, các ngành vẫn phình, thậm chí có tình trạng lãnh đạo nhiều hơn cả nhân viên
Có một câu chuyện mà mọi cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng đã nói đi, nói lại là thực hiện tinh giản biên chế, nhưng có lẽ, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo 10 nhưng các cơ quan ban ngành chưa làm được 1. Qua một báo cáo giám sát mới nhất, kết quả cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016, tổng số lượng người làm việc vượt biên chế tại các tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 3.137 người (vượt 3,5%), còn tại các cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 1.234 người (vượt 8,6%). Chỉ tính riêng theo từng cơ quan vẫn còn 7 bộ sử dụng quá số biên chế được giao ở các tổng cục, 14 bộ, cơ quan ngang bộ sử dụng quá số biên chế được giao ở các vụ, cục. Trong đó, đặc biệt có những bộ sử dụng vượt tỷ lệ rất cao từ 1/3 – 1/2 số biên chế được giao. Còn tại các địa phương, tình trạng phá vỡ chỉ tiêu biên chế càng tệ hại hơn, khi có 31/63 tỉnh, thành sử dụng vượt tổng số 6.375 biên chế tại các đơn vị hành chính, cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh.
Từ những con số cụ thể trên, có thể thấy công cuộc tinh giản biên chế mới dừng ở mức “biển hiệu” mà chưa thấy có “biểu hiện” nào cả. Thực tế trong nhiều năm qua, nhà nhà, người người đều cố gắng chạy suất biên chế, vì cái tâm lý vào làm cơ quan nhà nước là được ổn định, chỉ cần sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về, cuối tháng nhận lương. Thậm chí, bổng lộc còn cao hơn lương vì nhờ vào việc hạch sách, nhũng nhiễu, tư tưởng xin cho, thói quen ban phát chứ không phải là nghĩa vụ thực hiện đối với người dân.
Thủ tướng đã khẳng định: “Những cán bộ Nhà nước không chịu thực hiện chủ trương cải cách hành chính thì phải đưa ra khỏi bộ máy và phải truyền thông mạnh mẽ để nêu gương”.Sự chỉ đạo của Thủ tướng cho thấy người đứng đầu Chính phủ đang nóng lòng muốn thay đổi, song bộ máy hành chính có thay đổi hay không là một vấn đề đáng bàn.
Bởi, lâu nay người dân hay nói vui nhưng lại quá đúng, muốn tinh giản bộ máy hành chính cứ xử lý các “ệ” này được là thành công: hậu duệ, quan hệ, tiền tệ. Nhưng để xử lý được các “ệ” trên quả thực là vô cùng khó khăn. Hậu duệ là con cháu các ông, các cụ, nào ai dám đuổi, quan hệ thì không giảm được rồi, bởi anh tuyển con cháu tôi, tôi tuyển con cháu anh, chúng ta đổi chéo cho nhau cho thiên hạ đỡ soi. Ngay những người vào biên chế bằng tiền tệ thì có tinh giản cũng đâu có dễ, tiền đã trót cầm của người ta rồi. Cách quản lý chằng chịt kiểu quan hệ ngang dọc, há miệng mắc quai rất nhiều vấn đề, ai cũng hùng hồn phải thế này thế kia nhưng đi vào cụ thể lại khó vì nó là lợi ích, quan hệ ràng buộc.
Muốn tinh giản bộ máy hành chính cứ xử lý các “ệ” này được là thành công: hậu duệ, quan hệ, tiền tệ.
Muốn tinh giản bộ máy hành chính cứ xử lý các “ệ” này được là thành công: hậu duệ, quan hệ, tiền tệ.
Có thể thấy, dù quá trình cải cách, tổ chức bộ máy hành chính diễn ra được một thời gian, song nhiều bộ còn lớn, các ngành vẫn phình, thậm chí có tình trạng lãnh đạo nhiều hơn cả nhân viên. Như Bộ Tài chính có 19 vụ, cục, 6 tổng cục, số lượng phòng thuộc vụ là 53, số phòng thuộc cục là 51, số công chức thuộc vụ cá biệt có nơi lên đến 50-70 người, số công chức thuộc phòng phần lớn tương đương số công chức thuộc vụ; Bộ Tư pháp có 22 đầu mối vụ, cục, có 8 vụ được tổ chức 35 phòng… Tỷ lệ công chức giữ chức danh lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên ở Bộ Công Thương là 3/4, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội Vụ là 3/5…ở Hà Giang là 3/4; Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Kiên Giang là 1/2…
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng thẳng thắn chỉ ra gánh nặng khổng lồ mà ngân sách phải cáng đáng để chi lương cho cán bộ nhà nước: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công – viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách thì con số này lên tới 11 triệu người”.
Sự cồng kềnh của bộ máy hành chính, công chức làm việc không hiệu quả, trong khi đó số cán bộ mới lại có dấu hiệu tăng lên thì thực sự đáng lo ngại. Bởi, trong những năm gần đây, từ ngân sách nhà nước chi thường xuyên đã gấp 4 lần chi đầu tư phát triển đất nước. Điều này cho thấy các nỗ lực cắt giảm ngân sách nhà nước chủ yếu nhằm vào việc giảm đầu tư kinh tế, tăng trưởng dài hạn, còn chi thường xuyên, nhân tố được coi là ít có đóng góp lại được chú trọng hơn. Như PGS.TS Phạm Thế Anh – Đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh:“Cần phải nhận thức rõ ràng thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây là do chúng ta chi tiêu quá nhiều chứ không phải do thâm hụt”.
Việc phải nuôi một bộ máy hành chính quá cồng kềnh đã khiến ngân sách nhà nước trở nên eo hẹp, không những thế còn kéo lùi sự phát triển của đất nước. Chính bộ máy hành chính đã khiến không ít những dự án phát triển, đầu tư công mất rất nhiều thời gian mới được triển khai, dẫn đến tình trạng chất lượng cơ sở hạ tầng không đáp ứng tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế. Trong thời gian qua, Chính phủ đã bỏ nhiều vốn đầu tư vào những dự án quan trọng, nhưng kết quả đạt được không như mong muốn vì cỗ máy hành chính rườm rà, bị hoành hành bởi tham nhũng.
Để khắc phục tình trạng nói trên thì phải xác định, làm rõ chức năng, nhiệm vụ để định hình tổ chức bộ máy sao cho mỗi đầu việc chỉ có một bộ, ngành, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm. Trong mỗi cơ quan phải nghiêm túc kiểm tra lại vị trí, việc làm của từng người xem có hoàn thành nhiệm vụ hay không, xác định cần bao nhiêu vị trí làm việc để từ đó sắp xếp cán bộ, công chức chính xác, không thừa cũng không thiếu. Chắc chắn, khi thực hiện việc tinh giản sẽ đụng chạm đến nhiều vị trí, nhưng bây giờ chúng ta phải thay đổi, con ông cháu cha mà làm không được thì cũng cho nghỉ việc, không có vùng cấm.
Như ở đất nước Nhật Bản, có một cách làm cương quyết rất đáng tham khảo: họ đưa ra “trò chơi tổng luôn bằng không”, quy định bộ nào, địa phương nào muốn lập thêm cơ quan thì phải giảm một cơ quan, tăng thêm bao nhiêu biên chế cũng được nhưng bắt buộc phải giảm bằng ấy số người xin tăng. Như vậy rốt cuộc số tăng giảm bộ máy và công chức luôn bằng không.
Thiết nghĩ, một khi không hoàn thành nhiệm vụ, gây hậu quả nặng nề thì tự người đứng đầu cơ quan đó nên từ chức, không thể sau khi sai phạm, thiếu năng lực, trình độ thì các vị lại được điều chuyển công tác sang đơn vị khác được.
Thiết nghĩ, một khi không hoàn thành nhiệm vụ, gây hậu quả nặng nề thì tự người đứng đầu cơ quan đó nên từ chức, không thể sau khi sai phạm, thiếu năng lực, trình độ thì các vị lại được điều chuyển công tác sang đơn vị khác được.
Có những vụ việc nhỏ, không quá lớn đến mức Thủ tướng phải chỉ đạo, giải quyết. Thế mà, sau khi báo chí lên tiếng, phanh phui, Thủ tướng phải chỉ đạo thì các bộ, ngành, địa phương mới bắt đầu tìm hiểu. Điển hình là vụ quán cà phê Xin Chào, các cán bộ tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh đã chèn ép quyền tự do kinh doanh của người dân, Thủ tướng đã nhanh chóng đưa ra cách thức xử lý, giải tỏa nỗi bức xúc của người, những công chức sai phạm đều bị kỷ luật; hay việc Thủ tướng gọi điện tới Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu cho thôi chức Cục trưởng Biểu diễn Nghệ thuật đối với ông Nguyễn Đăng Chương trong việc rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục các ca khúc đã phổ biến, gây hiểu nhầm trong dư luận mà cấp phép phổ biến cho các ca khúc cách mạng, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh BÌnh Định chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phá rừng tại xã An Hưng, huyện An Lão và xử lý nghiêm vi phạm…
Nói như thế để thấy rằng, người đứng đầu Chính phủ đang bị địa phương, các bộ, ngành đùn đẩy cho quá nhiều công việc. Vậy nên, đã đến lúc phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thiết nghĩ, một khi không hoàn thành nhiệm vụ, gây hậu quả nặng nề thì người đứng đầu cơ quan đó phải bị cách chức, không thể sau khi sai phạm, thiếu năng lực, trình độ thì các vị lại được điều chuyển công tác sang đơn vị khác được. Tin chắc rằng, chỉ đến lúc ấy thì người dân mới hết bị làm phiền, công việc ở các cơ quan công quyền mới không bị ách tắc. Và hành động này cũng được cán bộ, công chức các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Hàn Quốc… thực hiện khi thấy không đủ năng lực, chuyên môn, cũng như khi sai phạm.
Bên cạnh đó, cần chấm dứt việc các bộ, ngành, cơ quan làm kinh tế, để cán bộ, công chức chuyên tâm, dành thời gian, nguồn lực vào việc quản lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp sản xuất, làm ăn. Thời gian qua, đã có nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước thành lập công ty con và đầu tư vào những lĩnh vực ngoài nhiệm vụ chính được giao như: Tập đoàn dầu khí (PVN), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Cao su, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)… Nhưng do kiểm soát thiếu chặt chẽ, đầu tư dàn trải, phân tán nên việc các hoạt động đầu tư như vậy đều không phát huy hiệu quả, thậm chí còn tác động xấu đến kinh tế của đất nước.
Không những thế, việc cổ phần hóa cũng nên đẩy mạnh, bởi khi để các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư thì chắc chắn công tác quản lý sẽ thay đổi rất nhiều từ cách tư duy, đến sản xuất, kinh doanh, cũng như trong khâu tuyển dụng nhân viên. Thử đưa ra một ví dụ cụ thể: có 2 người đến xin việc tại một doanh nghiệp tư nhân, một người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, và một người thiếu năng lực, yếu kém nhưng cầm trên tay 100 triệu “đi đêm”. Nếu là chủ doanh nghiệp tư nhân đó thì nên chọn người nào để giúp công ty làm ăn phát triển?
Thủ tướng đã khẳng định: “Những cán bộ Nhà nước không chịu thực hiện chủ trương cải cách hành chính thì phải đưa ra khỏi bộ máy và phải truyền thông mạnh mẽ để nêu gương”
Thủ tướng đã khẳng định: “Những cán bộ Nhà nước không chịu thực hiện chủ trương cải cách hành chính thì phải đưa ra khỏi bộ máy và phải truyền thông mạnh mẽ để nêu gương”
Hiểu rõ những tiêu cực kể trên, để giải quyết một cách cơ bản bộ máy hành chính cồng kềnh, thiếu hiệu quả, thời gian qua, Thủ tướng đã chủ động nỗ lực xây dựng “Chính phủ kiến tạo”, quyết tâm cải cách mạnh mẽ bộ máy hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo động lực cho đất nước phát triển. Người dân cũng biết người đứng đầu Chính phủ đã luôn đôn đốc, nhắc nhở, sốt ruột như thế nào trước sự chuyển động chậm chạp của bộ máy hành chính. Nhưng rõ ràng sức ỳ của các cán bộ công chức vẫn còn quá lớn, không chịu thay đổi trong tư duy cũng như cung cách làm việc của mình. Bộ máy hành chính cồng kềnh kéo theo bao nhiêu hệ lụy, trước hết đó là ngân sách nhà nước phải dành một khoản chi quá lớn để trả lương cho đội ngũ làm việc kém hiệu quả.
Hi vọng thời gian tới, Chính phủ sẽ đẩy mạnh, siết chặt hơn nữa trong việc cải cách thể chế, luật lệ, để không còn tình trạng nhũng nhiễu, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công việc. Chính điều đó là minh chứng rõ ràng nhất cũng như thể hiện sự quyết tâm cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Và, chúng ta cần nhớ một điều rằng, người dân đang nộp thuế để trả lương cho những cán bộ, công chức.
Bạn đọc Minh Thư

GỬI HOÀNG TUẤN CÔNG; CHUYỆN TỪ ĐIỂN NGUYỄN LÂN QUAN HỆ TỚI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ

Trương Tuần

Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017 3:22 PM






















Trương Tuần
Khổ thân anh Hoàng Tuấn Công
Viết ra cuốn sách bão dông ngút trời
Chụp cho cái mũ đỏ tươi
Tấn công tứ phía, vẫn cười Tuấn Công
Sai thì phê phán, sao không ?
Lạ thay cái kiểu... chỉ ông nhất đời....

* Đọc loại bài trao đổi về cuốn Từ điển tiếng Việt, phê bình và khảo cứu

CHUYỆN TỪ ĐIỂN NGUYỄN LÂN QUAN HỆ TỚI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ


Đoàn Lê Giang
(PGS.TS Văn học, ĐH KHXH và Nhân văn Tp HCM)


CHUYỆN TỪ ĐIỂN NGUYỄN LÂN CÓ QUAN HỆ TỚI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ
 

Thực ra nếu như chỉ là câu chuyện cá nhân cụ Nguyễn Lân thì có lẽ không cần tốn giấy mực hay không gian mạng đến thế, vì nhiều người viết về cụ mà hầu như không hề gặp mặt hay có quan hệ gì với cụ cũng như gia đình họ Nguyễn Lân (lưu ý có một dòng Nguyễn Lân khác nữa thuộc hậu duệ Nguyễn Văn Vĩnh). Tôi là một trong những trường hợp như thế. Tuy nhiên câu chuyện từ điển của cụ lại hàm chứa nhiều vấn đề: 

(1) Có chuyện háo danh không - khi một người viết sách luôn luôn ký là Giáo sư trong khi nhà nước chưa bao giờ phong cho mình, còn nếu bảo là "giáo sư trung học trở lên" thì cũng không ai ký như vậy, vì đây là từ tôn xưng, tức là từ người khác gọi mình chứ bản thân mình không bao giờ tự xưng như thế! 

(2) Có vấn đề thần tượng hóa một học giả, một nhà khoa học (bao gồm cả việc trao giải) không, trong khi viết sách như cụ Nguyễn Lân thì cũng chỉ là thầy giáo bình thường, người viết sách bình thường, vì viết có đúng có sai, đúng thì bình thường mà sai thì nghiêm trọng; 
 
(3) Có vấn đề học phiệt không - khi người ta phê bình mình thì mình không trả lời, hoặc có trả lời thì trịch thượng quy kết họ sai mà không thèm giải thích, coi dưới mắt mình không có ai đáng để cho mình trao đổi học thuật (thành ngữ Hán Việt gọi là "Mục hạ vô nhân"); 

(4) Có vấn đề lợi ích nhóm học thuật không? lợi ích ấy dẫn đến bênh vực vô lối - bênh vực mà không có lý lẽ gì, hoặc lý lẽ ngây ngô dưới mức trung bình? 


(5) Có hay không âm mưu đưa tư tưởng, học thuật quay trở lại thời bao cấp: mượn mồm người nọ người kia, dùng quyền uy để quy chụp chính trị thay cho tranh luận học thuật không? 

Chính vì những lẽ đó mà sách HTC mới được đông đảo ủng hộ - ủng hộ cái đúng trong học thuật và hơn thế nữa: ủng hộ một thái độ học thuật. Và cũng chính vì lẽ đó mà nhiều người nghiên cứu trong đó có tôi phải lên tiếng ủng hộ HTC và "cảnh cáo các nhà học phiệt". Vì những việc làm trên có hại cho tâm thuật, học thuật nước nhà. Nếu chỉ vì cá nhân cụ Nguyễn Lân - một người tôi không quen biết, sách cụ tôi trước kia tôi chưa từng đọc - thì tôi chẳng mất công đề cập đến làm gì! 
Tôi đồng ý với anh Chu Mộng Long khép vấn đề từ điển Nguyễn Lân ở đây, ở trên FB của tôi.

ĐẮNG CAY CHƯA: VIỆT NAM VAY THÊM 250 TRIỆU USD CHO ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG

Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Thảo Mai | 
Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Ngày 12/9, Việt Nam - Trung Quốc đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có việc vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Chiều 12/9, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết 9 văn kiện hợp tác, trong đó có Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tại cuộc hội đàm trước đó với Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đề nghị Trung Quốc sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.
Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao hơn 13km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1,435m và 12 nhà ga trên cao; khu Depot (trạm bảo hành kỹ thuật) rộng 19,6ha tại Hà Đông; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ.
Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 1.
Một đoạn công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Ngày 10/10/2011, Bộ Giao thông vận tải đã khởi công xây dựng toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Dự án này có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014 dự án được các bên liên quan đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu (tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu).
Được biết số tiền 250,62 triệu USD được Thủ tướng đồng ý vay bổ sung từ phía Trung Quốc nói trên nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam.
theo Bizlive

Ngôn từ hiếu chiến, xấc xược, xuyên tạc trắng trợn của báo Trung Quốc

HỒNG THỦY


(GDVN) - Nhưng từ những lời lẽ hung hăng nhất của truyền thông Trung Quốc đã cho thấy điểm yếu nhất của họ, đó là sự thiếu tự tin bởi vì không có chính nghĩa.
Từ ngày ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc càng trở nên hung hăng hơn trong việc theo đuổi yêu sách vô lý, phi pháp của họ ở Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/9 đăng bài xã luận với giọng điệu cực kỳ hiếu chiến và xấc xược, xuyên tạc trắng trợn sự thật trên Biển Đông khi nói rằng việc Bắc Kinh xây dựng (bất hợp pháp) căn cứ quân sự ở đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là do bị Việt Nam và Philippines "ép"?! Nước này chưa đánh đuổi Việt Nam và Philippines khỏi Trường Sa đã là kiềm chế lắm rồi?!
Dẫn lại bản tin của phóng viên đài BBC đã thực mục sở thị công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Gạc Ma mà BBC tin rằng một căn cứ quân sự mới của Trung Quốc sẽ được dựng lên (trái phép) ở đây, đồng thời tờ báo cũng đưa phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ chỉ "cải tạo điều kiện sống và làm việc cho nhân viên trên đảo", với những ngụy biện ngôn từ mà chúng tôi đã phân tích TẠI ĐÂY  .
Không ngần ngại, Thời báo Hoàn Cầu đã xổ toẹt ngay vào phát ngôn lập lờ vừa nêu của Hoa Xuân Oánh khi thừa nhận rằng đúng là Trung Quốc đang rất cần căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa để đối phó với cục diện phức tạp. Tại sao lại lựa chọn Gạc Ma, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng cần phải để xem cánh phóng viên, nhiếp ảnh phương Tây đổ xô ra đó để nghiên cứu.
Thời báo Hoàn Cầu lý luận rằng, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 quy định các bên liên quan không được chiếm thêm đảo/đá/rặng san hô mới, không được phép có hành động xây dựng trên các đảo, đá, rặng san hô không người ở và các cấu trúc tự nhiên khác ở Biển Đông rồi nói rằng Trung Quốc "gương mẫu chấp hành"?! Ngược lại, tờ báo này vu cáo Việt Nam và Philippines liên tục vi phạm DOC như "chiếm đảo, di dân, xây dựng các kết cấu vĩnh cửu như đường băng sân bay. 2 nước này liên tục bức bách Trung Quốc"?!
Tuy nhiên đó chỉ là chiêu trò ngụy biện, vừa ăn cướp vừa la làng của tờ báo Trung Quốc này. Chính báo chí, truyền thông cũng như các diễn đàn mạng xã hội Trung Quốc đăng tải hàng loạt ảnh, tư liệu và công khai thừa nhận các hoạt động xây dựng phi pháp, thay đổi hiện trạng của Trung Quốc trên 7 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa (Bắc Kinh thôn tính của Việt Nam và chiếm đóng trái phép từ 1988, 1995 đến nay).
Nhà giàn "cho ngư dân tránh bão" trước đây và một pháo đài quân sự kiên cố ngày nay do Trung Quốc dựng lên bất hợp pháp ở đá Vành Khăn.
Điển hình như đá Vành Khăn mà Bắc Kinh đánh chiếm bất hợp pháp năm 1995, ban đầu họ tuyên bố xây dựng nơi trú bão cho "ngư dân" Trung Quốc, sau đó tới việc điều "nhân viên Ngư chính" ra đồn trú tại đây, và cho đến giờ đã hiện nguyên hình là một căn cứ quân sự kiên cố nhất của Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa  .
Trên 6 bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Subi, Ga Ven và Tư Nghĩa, Trung Quốc đều xây dựng nhà nổi công sự kiên cố, cắt quân đồn trú và từ sau thời điểm có DOC tới nay vẫn không ngừng các hoạt động xây dựng, củng cố, lắp đặt các trang thiết bị quân sự nhằm cắm chân lâu dài, độc chiếm Biển Đông. Chưa kể đến những thủ đoạn, hoạt động thay đổi thực trạng ở Trường Sa không kém phần nguy hiểm khác như các lệnh cấm đánh bắt cá, xua tàu cá xuống Trường Sa.
Có thể thấy DOC đã hoàn toàn vô tác dụng dưới bàn tay Trung Quốc, và ngay cả DOC - bộ Quy chế ứng xử của các bên trên Biển Đông mà cả ASEAN đang nỗ lực theo đuổi, cộng đồng quốc tế kêu gọi cũng chỉ vì Trung Quốc tìm mọi cách trì hoãn, né tránh mà không thể đi đến đâu. Mặt khác, về bản chất quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam với đầy đủ bằng chứng pháp lý - lịch sử có hiệu lực còn Trung Quốc đã nhảy vào thôn tính một số bãi đá và không ngừng tham vọng bành trướng mở rộng lãnh thổ.
Phản ứng kiềm chế của Việt Nam và Philippines trước những hành động phi pháp của Trung Quốc lại bị tờ Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc thành 2 nước "sợ phản ứng vì đã xây dựng quá nhiều ở Trường Sa, dù bất mãn với Trung Quốc xây đảo ở Gạc Ma cũng không dám can thiệp quy mô lớn". Washington cho đến nay vẫn chưa công khai phản ứng việc Trung Quốc đang xây dựng bất hợp pháp ở Gạc Ma, nhưng điều đó không có nghĩa vấn đề Gạc Ma sẽ lắng xuống và Bắc Kinh "cần phải chuẩn bị phương án cho điều này".
Những phân tích của các học giả và truyền thông quốc tế xung quanh sự kiện Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trái phép, đảo hóa đá Gạc Ma thì Thời báo Hoàn Cầu cho rằng cộng đồng quốc tế đang "đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền của Trung Quốc".
Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự kiên cố ở đá Chữ Thập, Trường Sa.
Hành động đảo hóa, xây dựng căn cứ quân sự ở Gạc Ma được ngụy biện rằng là một "hành vi kiềm chế" trong phạm vi đường lưỡi bò. Thời báo Hoàn Cầu lên giọng xấc xược: "Việt Nam, Philippines phải biết rằng sau khi họ bố trí nhiều như thế ở Trường Sa thì việc Trung Quốc không có hành động gì căn bản là điều không thể. Tốt nhất là Việt Nam và Philippines chớ để chủ nghĩa dân tộc trong nước kích động vì điều này không có tác dụng gì với Trung Quốc mà chỉ càng làm cho chính quyền 2 nước cưỡi trên lưng hổ"?!
Xấc xược hơn, Thời báo Hoàn Cầu nói rằng trong phạm vi đường lưỡi bò Trung Quốc xây căn cứ ở Gạc Ma là đã đã kiềm chế tối đa chứ chưa "đánh bật Việt Nam và Philippines khỏi Trường Sa" như kêu gọi trên mạng internet là may lắm rồi?!
Xung quanh việc Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey sang thăm Việt Nam và những bình luận về quan hệ Việt - Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng đó chỉ là nước cờ để Washington cân bằng quan hệ với Trung Quốc?!
Kết thúc bài xã luận sặc mùi hiếu chiến, Thời báo Hoàn Cầu nói rằng "Trung Quốc chưa muốn kết thúc vấn đề Biển Đông với Việt Nam và Philippines trong thời điểm hiện nay", nếu 2 nước mà "dồn" Trung Quốc thì cuối cùng chính Trung Quốc sẽ "dồn" lại và 2 nước mới phải vào chân tường?!
Có lẽ cái "dồn" mà Thời báo Hoàn Cầu nói ở đây là một lời hăm dọa nhằm ngăn cản Việt Nam khởi kiện và ép Philippines từ bỏ vụ kiện đường lưỡi bò. Nhưng từ những lời lẽ hung hăng nhất của truyền thông Trung Quốc đã cho thấy điểm yếu nhất của họ, đó là sự thiếu tự tin bởi vì không có chính nghĩa, không có căn cứ cơ sở nào cho tham vọng bành trướng Biển Đông, cuối cùng chỉ biết dựa vào sức mạnh cơ bắp cũng như miệng lưỡi hòng thực hiện tham vọng đó.
Hồng Thủy

VIỆT NAM DÙNG TIỂN LẺ TRẢ PHÍ BOT: KHÔNG PHẠM LUẬT NHỮNG VẦN CÓ THỂ BỊ KHỞI TỐ-CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI

Dùng tiền lẻ trả phí BOT: Không phạm luật nhưng vẫn có thể bị khởi tố




(VTC News) - Luật sư cho rằng hành vi dùng tiền lẻ để trả phí khi đi qua trạm BOT của các tài xế là không vi phạm pháp luật, song hành vi này vẫn có thể bị khởi tố nếu như xuất hiện yếu tố lôi kéo, cấu kết cùng nhau thực hiện.






Không phạm luật...
Liên quan đến việc Công an tỉnh Hưng Yên vừa có giấy triệu tập các tài xế dùng tiền lẻ để trả phí khi đi quatrạm BOT trên quốc lộ 5 để tiến hành điều tra khiến dư luận đang có những ý kiến trái chiều luật sư Nguyễn Minh Long, Công ty Luật Dragon (thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đã có những phân tích cụ thể dưới góc độ luật pháp về vấn đề này.
Video: Hàng loạt BOT sai phạm gây bức xúc: Không thể kéo dài
Trả lời VTC News, luật sư Nguyễn Minh Long khẳng định: Không có bất cứ một điều luật nào cấm dùng tiền lẻ khi mua bán, trao đổi hàng hóa, trả chi phí cho dịch vụ.
Tiền Việt Nam gồm tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành (quy định tại Điều 2 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg).
Tiền giấy Việt Nam đang được lưu hành với các mệnh giá: 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam.


nguyenminhlong
 Luật sư Nguyễn Minh Long: "Hành vi giữa không vi phạm và vi phạm khi dùng tiền lẻ để trả phí khi đi qua các trạm BOT của các tài xế là rất mong manh".

Do vậy, việc sử dụng tiền các loại mệnh giá khác nhau trong trao đổi, mua bán, trả phí dịch vụ... không có gì là sai phạm.
Luật sư Long cho biết: “Việc dùng tiền lẻ để thanh toán khi qua trạm thu phí BOT là không vi phạm pháp luật. Vì tiền dùng ở mệnh giá nào đều do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, được lưu hành hợp pháp.
Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là hành vi bị nghiêm cấm. Điều này đã được quy định rõ tại khoản 3 Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước và khoản 4 Điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg”.
...Nhưng vẫn có thể bị khởi tố
Về việc Công an tỉnh Hưng Yên có ý kiến cho rằng sẽ khởi tố các tài xế dùng tiền lẻ qua các trạm BOT với tội danh “gây rối trật tự nơi công cộng”, luật sư Nguyễn Minh Long cho rằng ở đây cần phải tách bạch hai vấn đề khác nhau.
Luật sư Nguyễn Minh Long nhận xét: “Không có quy định nào cấm dùng tiền lẻ trong giao dịch dân sự. Việc ùn tắc giao thông do tốn nhiều thời gian kiểm đếm tiền là do nhân viên trạm thu phí không kiểm đếm nhanh chóng, chứ không thể đổ lỗi cho lái xe”.
“Tuy nhiên, nếu như lái xe kêu gọi, kích động, xúi giục nhau mua vé bằng tiền lẻ với mục đích cố ý “gây rối trật tự công cộng” và gây ra hậu quả như: Cản trở ách tắc giao thông, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân…thì cơ quan điều tra có thể xem xét, xử lý với tội danh “gây rối trật tự công cộng” và vẫn có thể bị khởi tố”, luật sư Long phân tích.
Theo luật sư Nguyễn Minh Long, ranh giới giữa không vi phạm và vi phạm pháp luật trong hành vi dùng tiền lẻ để trả phí khi qua trạm BOT của các tài xế là rất mong manh.
“Việc công an tiến hành điều tra sẽ phụ thuộc vào tình tiết cụ thể, trước khi có kết luận điều tra thì chúng ta không thể khẳng định việc điều tra là đúng hay sai. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi mà công an có thể ra quyết định xử phạt hành chính hoặc khởi tố theo quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự nếu đã đủ cấu thành tội phạm”, luật sư Long phân tích.
Luật sư Nguyễn Minh Long cho rằng sự khác nhau trong ý kiến chỉ đạo giữa Công an tỉnh Tiền Giang khi không cho rằng hành vi dùng tiền lẻ trả phí BOT của tài xế là vi phạm và Công an tỉnh Hưng Yên khi tiến hành triệu tập tài xế để điều tra là do diễn biến và tính chất vụ việc của mỗi địa phương khác nhau.
“Tôi cho rằng sở dĩ có sự chỉ đạo khác nhau về cùng một sự việc của hai đơn vị thực thi pháp luật là do diễn biến trong thực tế ở từng nơi của sự việc đó. Sử dụng tiền lẻ để thanh toán qua trạm thu phí một cách ôn hòa là không vi phạm pháp luật. Nhưng nếu ai có hành vi lôi kéo, rủ rê, kích động người khác để gây rối trật tự công cộng thì sẽ bị xử lý”, luật sư Nguyễn Minh Long cho biết.
Pháp luật Việt Nam ưu tiên “tính trật tự công”
Thạc sĩ Lã Khánh Tùng, giảng viên bộ môn Luật Hiến pháp, Khoa Luật, (Đại học Quốc gia Hà Nội): Hành vi của tài xế dùng tiền lẻ để trả phí khi qua trạm BOT là không vi phạm pháp luật song vẫn có thể bị điều tra, khởi tố là do “đặc thù” của pháp luật Việt Nam.
Thứ nhất, nhìn chung nhiều tội danh quy định trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam có nội hàm và thường được hiểu rất rộng và nó thường thiên về ưu tiên trật tự công hơn là tự do cá nhân. Ưu tiên trật tự công hơn là tự do cá nhân được xem là một đặc tính của pháp luật Việt Nam. Nên việc Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên ra quyết định triệu tập tài xế để điều tra là sự phản ánh của kiểu tư duy này.
Thứ hai, vấn đề sử dụng loại tiền nào đó là quyền tự do cá nhân của mỗi công dân. Thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn có quy định là không được từ chối sử dụng tiền do ngân hàng nhà nước phát hành. Từ đó có thể thấy, việc làm của người dân là hoàn toàn chính đáng, không thể xem đây là hành vi vi phạm và khởi tố được.
Thứ ba, vấn đề này cần phải giải quyết vấn đề từ gốc rễ là xem người ta bất bình từ chuyện nào, nguyên nhân sâu xa là do đâu. Đối với những vấn đề mang tính xã hội cao như vụ việc trên, thiết nghĩ các cơ quan chức năng nhà nước cũng nên có cái nhìn toàn diện, thấu tình đạt lý, đặc biệt không nên hình sự hóa các quan hệ dân sự để tránh gây ra những phản ứng tiêu cực trong xã hội.
Các nhà thầu BOT có thể đưa ra giải pháp thu phí nhanh gọn hơn, ví dụ như thu phí tự động, tránh mất thời gian cho cả nhà thầu và người lưu thông qua trạm.
Đối với người dân, nếu thấy việc thu phí của các trạm BOT chưa phù hợp, có sai phạm thì hoàn toàn có quyền khiếu nại, kiến nghị đến các cơ quan chức năng để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật.
LƯU THỦY

Sẽ kỷ luật bốn lãnh đạo Vinachem làm thiệt hại hơn 4.200 tỉ đồng

13/09/2017 21:57 GMT+7

TTO - Tối 13-9, Bộ Công thương cho biết sẽ thông tin đến cơ quan thông tấn hình thức kỷ luật bốn lãnh đạo đứng đầu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) sau khi việc kiểm điểm hoàn tất.

Sẽ kỷ luật bốn lãnh đạo Vinachem làm thiệt hại hơn 4.200 tỉ đồng - Ảnh 1.
Nhà máy đạm Hà Bắc - một trong bốn công ty thua lỗ của Vinachem - Ảnh: L. BẰNG
Bốn lãnh đạo cấp cao của Vinachem gồm ông Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem nhiệm kỳ 2010-2015 và các nguyên lãnh đạo nhiệm kỳ 2005-2010.
Cụ thể, ông Đỗ Quang Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty hóa chất.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn.
Ông Đỗ Duy Phi, nguyên phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan; nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty; nguyên thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn.
Theo Bộ Công thương, những sai phạm tại Vinachem "cần được xử lý nghiêm, không bỏ sót vi phạm, xử lý đúng pháp luật, có lý có tình các tập thể, cá nhân vi phạm".
Bộ này cũng cho biết thêm, sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông báo kết luận về những dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Đảng ủy và một số cán bộ trong Hội đồng thành viên Vinachem, tập thể lãnh đạo, cán bộ tập đoàn và các cá nhân liên quan của Vinachem cũng "đã và đang tích cực thực hiện việc kiểm điểm các nội dung liên quan theo đúng kết luận và yêu cầu của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, cũng như các cấp có thẩm quyền".
Trước đó, ngày 2-8, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận nhiều nội dung, trong đó có kết luận về kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cùng một số cá nhân nói trên.
Trong đó, đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên, gây hậu quả rất nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước.
Nhiều dự án tập đoàn đầu tư không hiệu quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên 4.200 tỉ đồng, mà điển hình nhất là dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và bốn cá nhân nói trên là "rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật".
TRẦN VŨ NGHI