Trương Tuần
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017 3:22 PMTrương Tuần
Khổ thân anh Hoàng Tuấn Công
Viết ra cuốn sách bão dông ngút trời
Chụp cho cái mũ đỏ tươi
Tấn công tứ phía, vẫn cười Tuấn Công
Sai thì phê phán, sao không ?
Lạ thay cái kiểu... chỉ ông nhất đời....
* Đọc loại bài trao đổi về cuốn Từ điển tiếng Việt, phê bình và khảo cứu
* Đọc loại bài trao đổi về cuốn Từ điển tiếng Việt, phê bình và khảo cứu
CHUYỆN TỪ ĐIỂN NGUYỄN
LÂN QUAN HỆ TỚI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ
Đoàn Lê Giang
(PGS.TS Văn học, ĐH KHXH và Nhân văn Tp HCM)
CHUYỆN TỪ ĐIỂN NGUYỄN LÂN CÓ QUAN HỆ TỚI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ
(PGS.TS Văn học, ĐH KHXH và Nhân văn Tp HCM)
CHUYỆN TỪ ĐIỂN NGUYỄN LÂN CÓ QUAN HỆ TỚI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ
Thực ra nếu như chỉ là câu chuyện cá nhân cụ Nguyễn Lân thì có lẽ không cần tốn giấy mực hay không gian mạng đến thế, vì nhiều người viết về cụ mà hầu như không hề gặp mặt hay có quan hệ gì với cụ cũng như gia đình họ Nguyễn Lân (lưu ý có một dòng Nguyễn Lân khác nữa thuộc hậu duệ Nguyễn Văn Vĩnh). Tôi là một trong những trường hợp như thế. Tuy nhiên câu chuyện từ điển của cụ lại hàm chứa nhiều vấn đề:
(1) Có chuyện háo danh không - khi một người viết sách luôn luôn ký là Giáo sư trong khi nhà nước chưa bao giờ phong cho mình, còn nếu bảo là "giáo sư trung học trở lên" thì cũng không ai ký như vậy, vì đây là từ tôn xưng, tức là từ người khác gọi mình chứ bản thân mình không bao giờ tự xưng như thế!
(2) Có vấn đề thần tượng hóa một học giả, một nhà khoa học (bao gồm cả việc trao giải) không, trong khi viết sách như cụ Nguyễn Lân thì cũng chỉ là thầy giáo bình thường, người viết sách bình thường, vì viết có đúng có sai, đúng thì bình thường mà sai thì nghiêm trọng;
(3) Có vấn đề học phiệt không - khi người ta phê bình mình thì
mình không trả lời, hoặc có trả lời thì trịch thượng quy kết họ sai mà không
thèm giải thích, coi dưới mắt mình không có ai đáng để cho mình trao đổi học
thuật (thành ngữ Hán Việt gọi là "Mục hạ vô nhân");
(4) Có vấn đề lợi ích nhóm học thuật không? lợi ích ấy dẫn đến bênh vực vô lối - bênh vực mà không có lý lẽ gì, hoặc lý lẽ ngây ngô dưới mức trung bình?
(5) Có hay không âm mưu đưa tư tưởng, học thuật quay trở lại thời bao cấp: mượn mồm người nọ người kia, dùng quyền uy để quy chụp chính trị thay cho tranh luận học thuật không?
Chính vì những lẽ đó mà sách HTC mới được đông đảo ủng hộ - ủng hộ cái đúng trong học thuật và hơn thế nữa: ủng hộ một thái độ học thuật. Và cũng chính vì lẽ đó mà nhiều người nghiên cứu trong đó có tôi phải lên tiếng ủng hộ HTC và "cảnh cáo các nhà học phiệt". Vì những việc làm trên có hại cho tâm thuật, học thuật nước nhà. Nếu chỉ vì cá nhân cụ Nguyễn Lân - một người tôi không quen biết, sách cụ tôi trước kia tôi chưa từng đọc - thì tôi chẳng mất công đề cập đến làm gì!
Tôi đồng ý với anh Chu Mộng Long khép vấn đề từ điển
Nguyễn Lân ở đây, ở trên FB của tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét