Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng đe dọa Triều Tiên; “Để ngăn ông Kim Jong-un, Trung Quốc cần phần thưởng lớn: Biển Đông”


HỒNG THỦY

(GDVN) - Một vụ đổi chác đơn giản kiểu “tiền trao - cháo múc” như vậy khó có khả năng xảy ra bởi mấy lẽ.

Reuters ngày 15/9 đưa tin, sáng hôm nay Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã bắn một quả tên lửa đạn đạo từ Bình Nhưỡng, bay qua không phận Nhật Bản ở Hokkaido ra Thái Bình Dương.
Tên lửa rơi xuống Thái Bình Dương ở khoảng cách 2000 km phía Đông Hokkaido, Chánh văn phòng Nội các Nhật bản Yoshihide Suga cho biết trong một cuộc họp báo được tổ chức vội vàng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, Tokyo sẽ không bao giờ tha thứ cho những gì ông gọi là "hành động khiêu khích nguy hiểm, đe dọa hòa bình thế giới". [1]
Bước tiến của Triều Tiên về tên lửa đạn đạo
Quả tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng đi sáng nay đạt độ cao khoảng 770 km với tầm bắn 3700 km, đủ khả năng tấn công đảo Guam, Hoa Kỳ.
Nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un, ảnh: The Economic Times.
Tháng trước Triều Tiên cũng bắn một quả tên lửa qua không phận Hokkaido ra Thái Bình Dương, nhưng tầm bắn chỉ đạt 1000 km với độ cao khoảng 200 km. [1]
Thủ tướng Australia ông Malcolm Turnbull lên án gay gắt vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng là "liều lĩnh và nguy hiểm", ông kêu gọi thắt chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt Triều Tiên. [2]
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Dave Benham vừa lên tiếng cho biết, vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên không đặt ra mối đe dọa cho lục địa Hoa Kỳ hay đảo Guam trên Thái Bình Dương. [3]
Hiện chưa có bình luận nào từ Tổng thống Donald Trump, còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis vừa họp giao ban với Bộ Chỉ huy chiến lược ở Omaha, Nebraska.
Tướng không quân John E. Hyten, Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến lược sẽ là người chỉ huy lực lượng hạt nhân trong trường hợp Tổng thống Donald Trump hạ lệnh chiến đấu.
Ông chủ Lầu Năm Góc cho rằng, chìa khóa để tránh chiến tranh hạt nhân là Mỹ phải duy trì một kho vũ khí hạt nhân đủ mạnh để thuyết phục kẻ thù tiềm ẩn rằng:
Họ không thể thắng trong cuộc chiến hạt nhân với Hoa Kỳ. Đừng dại khơi mào một cuộc chiến. [4]

Triều Tiên thử bom khiến Mỹ-Hàn mâu thuẫn, Bắc Kinh tọa sơn quan hổ đấu

Về phía Hàn Quốc, Tân Hoa Xã ngày 15/9 cho biết, chỉ vài phút sau vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng sáng nay, quân đội Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận tên lửa bắn đạn thật ở bờ biển phía Đông.
Cuộc tập trận này có sử dụng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2A và được sự cho phép của Tổng thống Moon Jae-in.
Tên lửa Triều Tiên phóng lúc 6 giờ 57 phút giờ địa phương. Khoảng 6 phút sau đó, quân đội Hàn Quốc đã bắn 2 quả tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2A với tầm bắn khoảng 200 km.
Lực lượng chức năng Hàn Quốc và Mỹ đã theo dõi chặt các động thái của Bình Nhưỡng và phát hiện thấy dấu hiệu Triều Tiên phóng tên lửa.
Do đó hôm thứ Năm 14/9, Tổng thống Moon Jae-in đã báo động sẵn sàng chiến đấu quân đội, sẵn sàng chống lại tên lửa Triều Tiên nếu bị tấn công. [5]
Tổng thống Donald Trump đang bị dồn vào thế bí, tiếp tục bám Trung - Nga
South China Morning Post ngày 15/9 cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã thúc giục Trung Quốc cắt đứt nguồn dầu cung cấp cho Triều Tiên, (ông cũng hối thúc Nga dừng sử dụng các lao động của quốc gia này).
"Tôi hy vọng rằng Trung Quốc, một cường quốc, một nước lớn trên thế giới sẽ có quyết định của mình, cắt nguồn cung cấp dầu để thuyết phục Triều Tiên xem lại chính sách phát triển vũ khí của họ.
Đó là một công cụ rất mạnh mẽ từng được sử dụng trong quá khứ. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ không từ chối công cụ mạnh mẽ mà chỉ họ mới có." [6]
Cựu chiến lược gia trưởng của Tổng thống Donald Trump từng theo đuổi các giải pháp cứng rắn, hôm thứ Ba 12/9 nói với South China Morning Post:
Mỹ nên ngồi xuống với Trung Quốc trước khi theo đuổi một cuộc thảo luận với Triều Tiên về cách giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo. Ông nói:

Mỹ đang đứng trước thời điểm quan trọng để đàm phán với Bắc Triều Tiên

Hãy quên việc nói đến các giải pháp quân sự để đe dọa triều Tiên, Mỹ cần phải cùng với Trung Quốc kiềm chế Bình Nhưỡng.
Tỉ phú Steve Bannon từng theo đuổi lập trường rất cứng rắn với Trung Quốc. Ông rời khỏi Nhà Trắng 4 tuần trước.
Mới Chủ nhật tuần trước, ông Steven Bannon còn kêu gọi Mỹ tăng gấp đôi áp lực, sức ép lên Trung Quốc bằng cách sử dụng các "đòn bẩy rất lớn".
Cá nhân người viết cho rằng, nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều TiênKim Jong-un dường như đã "nắm được thóp" ông chủ Nhà Trắng sau 2 quả tên lửa "xịt" hôm 16/4.
Kể từ đó, sau những dòng trạng thái mạnh miệng của Tổng thống Donald Trump trên Twitter, Triều Tiên lại tiếp tục bắn thử tên lửa đạn đạo. Quả sau có tầm bắn, độ cao lớn hơn quả trước.
Mọi màn đe dọa của người Mỹ từ các cuộc tập trận hay cho máy bay ném bom chiến lược tới bán đảo, cho tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay vây quanh bán đảo đều không cản được Bình Nhưỡng.
Sự đảo chiều trong quan điểm của một cựu chiến lược gia cứng rắn như Steve Bannon hay sự hối thúc Trung Nam Hải lẫn Kremlin của Ngoại trưởng Rex Tillerson cho thấy, dường như Washington đang thực sự bối rối trong phản ứng với Bình Nhưỡng.
Áp lực lẫn hy vọng dồn cả vào Bắc Kinh, và Trung Quốc cũng có một vài động thái thực hiện nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 
Nhưng tất cả dường như không hề hấn gì với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Cục diện bán đảo Triều Tiên là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh, đồng thời cũng là bàn cờ chiến lược của 3 siêu cường Mỹ - Trung - Nga hiện nay.
Gây áp lực không xong, thuyết phục cũng không được, có thể người Mỹ phải đánh đổi.
Mỹ sẽ "đánh đổi" điều gì để giải quyết được vấn đề Triều Tiên?
Giáo sư Panos Mourdoukoutas, Đại học Columbia ngày 7/9 nhận định trên Forbes:

Trung Quốc dụ Mỹ lao vào Đông Bắc Á, âm thầm kiềm tỏa Biển Đông?

Để ngăn Kim Jong-un, Trung Quốc cần phần thường lớn: Biển Đông. [8]
Người viết cho rằng một vụ đổi chác đơn giản kiểu “tiền trao - cháo múc” như vậy khó có khả năng xảy ra bởi mấy lẽ.
Thứ nhất, nếu vấn đề Triều Tiên được giải quyết theo mong muốn của Mỹ (bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo), lý do nào để Mỹ duy trì lực lượng, ảnh hưởng và thị trường vũ khí ở châu Á - Thái Bình Dương?
Thứ hai, đánh đổi theo cách này trên Biển Đông, nếu Mỹ để Trung Quốc tự do thiết lập luật chơi của riêng mình và vơ vét tất cả các nguồn tài nguyên ẩn bên dưới, đồng nghĩa với việc Washington bị hất cẳng khỏi khu vực.
Hệ lụy tiếp theo sẽ là Trung Quốc thay thế hoàn toàn vai trò của Mỹ, trở thành bá chủ mới thống trị toàn cầu. 
Người viết chưa thấy lý do nào để Mỹ chấp nhận điều này.
Một vành đai, một con đường; quân sự hóa Biển Đông chẳng phải để Bắc Kinh thực hiện mục tiêu này sao?
Diễn đàn Một vành đai, một con đường mà ông Tập Cận Bình tổ chức tại Bắc Kinh vừa được Triều Tiên "chào mừng" bằng vụ phóng tên lửa, vừa không có quan chức hay doanh nghiệp nào máu mặt của Mỹ tham gia.
Trên Biển Đông, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương được Tổng thống Donald Trump trao quyền chủ động thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, có thể 2 đến 3 lần / tháng, thay vì kiểm soát chặt chẽ và ra lệnh trực tiếp như thời Tổng thống Barack Obama.
Thứ ba, vụ thử hạt nhân lần thứ 6 ngay trước thềm hội nghị BRICS hôm 4/9 do ông Tập Cận Bình chủ trì tại Hạ Môn, Trung Quốc có thể thấy, Bình Nhưỡng thừa biết Bắc Kinh cần mình, và phải tranh thủ khai thác ngược lại.
Nói khác đi, Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên hay ông Kim Jong-un không phải đối tượng dễ dàng chấp nhận để cho ai đó mang ra đổi chác, dù là "người bảo trợ" hay kẻ thù.
Do đó, cái Mỹ có thể phải đánh đổi lúc này đó là điều kiện đàm phán với Triều Tiên. Washington nên chấp nhận đàm phán vô điều kiện với Bình Nhưỡng, thay vì đòi điều kiện tiên quyết: Triều Tiên hạ vũ khí.
Đối thủ thực sự của Hoa Kỳ không phải Triều Tiên, mà là láng giềng khổng lồ của nước này.
Qua những vụ phóng tên lửa vừa rồi có thể thấy ông Kim Jong-un đã tính toán rất kỹ khả năng phản ứng của Hoa Kỳ, đòn bẩy cho một cuộc đàm phán tay đôi công bằng, bình đẳng đang ngày càng nghiêng về phía Bình Nhưỡng.
Tài liệu tham khảo:
[8]https://www.forbes.com/sites/panosmourdoukoutas/2017/09/07/to-stop-kim-jong-un-china-needs-a-big-prize-the-south-china-sea/#15e3bab46df1

Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng đe dọa Triều Tiên

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ - Thôi Thiên Khải lên tiếng kêu gọi Mỹ ngừng ngay việc đe dọa Triều Tiên và cần có những hành động thiết thực hơn.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ - Thôi Thiên Khải. Ảnh: AP
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ - Thôi Thiên Khải. Ảnh: AP
Reuters dẫn lời ông Thôi Thiên Khải phát biểu ngày 15/9 nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng, Mỹ cần phải làm nhiều hơn so với hiện tại, đó mới là cách cho thấy Mỹ mong muốn hợp tác thực chất và có hiệu quả với cộng đồng quốc tế để ngăn chặn Triều Tiên.
Mỹ cần kiềm chế không đưa ra những lời đe dọa nhằm vào Triều Tiên. Thay vì thế, họ cần phải tìm ra những cách thức hữu hiệu để nối lại các cuộc đàm phán và đối thoại với Triều Tiên”.
Tuyên bố trên của ông Thôi Thiên Khải được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các nước phương Tây đều cho rằng, Trung Quốc cần gây thêm áp lực về ngoại giao và kinh tế đối với Triều Tiên để buộc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân và tên lửa.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng đe dọa Triều Tiên - ảnh 1

Liên hợp quốc đánh giá vụ phóng tên lửa Triều Tiên là ‘khiêu khích’

Sau phiên họp khẩn diễn ra vào chiều ngày 15/9 (giờ New York, tức rạng sáng 16 theo giờ Hà Nội), Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên với sự đồng thuận của các nước thành viên.
Thậm chí, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 8 còn cảnh báo rằng, Mỹ đang cân nhắc ngừng việc giao thương với các quốc gia có làm ăn với Triều Tiên- trong đó có Trung Quốc.
Đáp lại lời cảnh báo nói trên, ông Thôi Thiên Khải cho rằng, Mỹ không nên đặt vấn đề thương mại Mỹ-Trung lên bàn đàm phán về vấn đề Triều Tiên: “Những nỗ lực gây tổn hại quan hệ Mỹ-Trung hay tìm cách áp đặt lệnh trừng phạt lên Trung Quốc đều đi chệch mục tiêu mà Mỹ đã đề ra.
Sẽ không có nhiều công dân Mỹ ủng hộ những kẻ tìm cách gây áp lực hoặc áp đặt lệnh trừng phạt lên Trung Quốc vì vấn đề Triều Tiên. Những người lao động tại các nhà máy chế tạo máy bay tại Mỹ, những công nhân trồng đậu tương, những nhà máy bán điện thoại cho Trung Quốc, những nhà sản xuất có thị phần lớn tại Trung Quốc và những công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ được hưởng lợi từ thặng dư thương mại tại Trung Quốc hay những bang có quan hệ thương mại tốt với Trung Quốc sẽ phản đối mạnh mẽ điều đó”.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng đe dọa Triều Tiên - ảnh 2

[ĐỒ HỌA] Lực lượng lao động Triều Tiên ở nước ngoài qua những con số

Đối với Triều Tiên, kiều hối là một nguồn thu vô cùng quan trọng đối với nước này. Lương trung bình của các lao động xuất khẩu dao động từ 120-150 USD/tháng, nhưng chính phủ Triều Tiên nhận được số lớn hơn từ các chủ lao động.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng đe dọa Triều Tiên - ảnh 3

Triều Tiên thề hoàn thành chương trình hạt nhân để đối trọng với Mỹ

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cam kết Bình Nhưỡng sẽ hoàn thành chương trình hạt nhân nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là thiếp lập trạng thái cân bằng về lực lượng quân sự với Washington.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng đe dọa Triều Tiên - ảnh 4

Tận thấy tên lửa Triều Tiên rời bệ phóng trước khi bay qua Nhật Bản

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm nay, 16/9 công bố loạt ảnh tên lửa Hwasong-12 rời bệ phóng di động trước khi bay qua lãnh thổ Nhật Bản vào sáng 15/9.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng đe dọa Triều Tiên - ảnh 5

Tên lửa Triều Tiên bay trên đầu, dân Nhật bất lực

“Phóng tên lửa! Phóng tên lửa! Một tên lửa có vẻ vừa được phóng từ Triều Tiên. Hãy trú ẩn trong nhà hoặc dưới hầm”, hệ thống cảnh báo nhắc nhở người dân Nhật Bản sáng 15/9.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng đe dọa Triều Tiên - ảnh 6

Quan chức Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ phóng tên lửa ngày 15/9

Quan chức cấp cao Triều Tiên khẳng định vụ phóng tên lửa mới nhất của nước này là một phần trong tiến trình bình thường nhằm tăng cường năng lực răn đe hạt nhân của nước này.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng đe dọa Triều Tiên - ảnh 7

Ông Moon bỏ ý định đàm phán, đe dọa phá hủy Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên đã dập tắt kỳ vọng đàm phán hòa bình trong khu vực, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng về một vụ tấn công khiến quốc gia này không thể phục hồi.
Theo Vov
Hồng Thủy

TOÀN DÂN THAM GIA LÀM BOT GIAO THÔNG...VÌ NHANH THU HỒI VỐN



16/09/2017 16:46

Xôn xao cây cầu dân trả phí 5.000 đồng, cán bộ xã 10.000 đồng

16/09/2017 16:46

(NLĐO)- Cầu tạm bị lũ cuốn trôi, người dân ở Yên Bái bỏ tiền, bỏ công ra làm cầu tạm bằng tre để đi lại và trưng biển thu tiền 5.000 đồng đối với người dân vùng khác và 10.000 đồng đối với cán bộ xã.

Những ngày qua, cư dân mạng đang xôn xao với hình ảnh một chiếc cầu trebắc qua suối, cạnh đó là tấm biển với dòng chữ: "Lệ phí qua cầu: 5.000 đồng 1 người+xe. Học sinh 0 mất tiền, Cán bộ xã 10.000 đồng. Không mất tiền xuống lội suối".
Xôn xao cây cầu dân trả phí 5.000 đồng, cán bộ xã 10.000 đồng - Ảnh 1.
Hình ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng - nguồn: Facebook Nam Xinh
Thông tin từ tài khoản Facebook đăng tải hình ảnh trên cho biết đầu tháng 8-2017, lũ đã cuốn trôi một cây cầu độc đạo tại thôn Co Cọi, xã Sơn A, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái). Sau hơn 1 tháng, lực lượng chức năng chưa thể khắc phục hậu quả, khiến việc đi lại của người dân địa phương gặp khó khăn. Để thuận tiện cho việc đi lại, người dân địa phương đã góp tiền góp sức để dựng lại cây cầu tạm bằng tre và đặt tấm biển như nội dung trên.
Chị Lò Thị Đại, 1 người dân trong vùng, cho biết: "Hôm 14-9, nhân dân quanh khu vực cây cầu trôi đã tự đóng góp tiền, công sức làm cây cầu tạm. Trước đó, việc đi lại của người dân khó khăn vô cùng, đề xuất lên xã mà mãi vẫn không thấy gì".
Xôn xao cây cầu dân trả phí 5.000 đồng, cán bộ xã 10.000 đồng - Ảnh 2.
Trước khi làm cây cầu tạm việc đi lại của người dân rất khó khăn – nguồn: Facebook Nam Xinh
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Sầm Minh Tuấn, Chủ tịch xã Sơn A, cho biết: "Đây là việc làm phát sinh của người dân, trường hợp mưa lũ đột xuất thì rất nguy hiểm cho người dân. UBND xã không cho làm, nhưng mấy hộ dân tự chặt tre làm cầu, rồi dựng biển thu tiền. Hôm qua (15-9), UBND xã vừa vào làm việc với mấy hộ dân trên, vận động bà con tháo chiếc biển đi".
"Cây cầu tre vẫn được sử dụng cho người dân đi bộ qua, nhưng nếu có mưa lũ, nước lớn, UBND xã sẽ kiên quyết không cho ai qua lại cầu, phòng trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra"- ông Tuấn nói.
Bạch Huy Thanh

Bài 54: VAI TRÒ MAO TRONG CHIẾN DỊCH TIẾN CHIẾM HOÀNG SA 1974

Bài 54: VAI TRÒ MAO
Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô. Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.
Sự gần gũi giữa Mỹ và Trung Cộng đã đẩy CS Việt Nam nghiêng xa hơn về phía Liên Xô. Bắc Việt cho rằng Trung Cộng đã phản bội đảng CSVN khi đặt mối quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ lên trên quyền lợi của Bắc Việt. Xuân Thủy, trưởng phái đoàn đàm phán của Bắc Việt, tố cáo Mỹ “âm mưu chia rẽ khối xã hội chủ nghĩa.” Khoảng cách giữa Bắc Việt và Trung Cộng xa cách dần mặc dù Trung Cộng tuyên bố vẫn tiếp tục “ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ đến mục đích cuối cùng.”
Chủ trương chiếm Hoàng Sa trước khi chiến tranh chấm dứt
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, quan hệ giữa CS Bắc Việt và Trung Cộng trở nên tệ hại hơn. Học bài học tranh chấp biên giới với Liên Xô phía Bắc và phát xuất từ mối lo sợ bị bao vây ở phía Nam, Mao nghĩ đến việc phải tiến chiếm các đảo ngoài Biển Đông trước khi CS Bắc Việt chiếm toàn bộ Việt Nam và rơi hoàn toàn vào quỹ đạo của Liên Xô, lúc đó là kẻ thù số một của Trung Cộng. Mao càng lo lắng hơn khi thấy chính sách của Hoa Kỳ ngày càng trở lại với chủ trương tự cô lập (American Isolationism) trước đây trong lúc Liên Xô ngày càng mở rộng và có khả năng lấn chiếm sang Châu Á.
Ngoài lý do lãnh thổ, việc tiến chiếm Hoàng Sa là một bước thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mao, chuyển từ giai đoạn đấu tranh cách mạng dựa trên quan điểm Marx-Lenin-Mao sang thực tế quốc tế. Để thực thi các chính sách này, Mao cần một lãnh đạo có đầu óc thực dụng, và người đó không ai khác hơn là Đặng Tiểu Bình. Ngày 22 tháng 12, 1973, Mao phục hồi họ Đặng.
Mặc dù già nua, bệnh hoạn, chủ trương “phục hồi các lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là chủ trương của Mao.
Đặng Tiểu Bình đóng vai trò tích cực nhưng y chỉ mới được phục hồi chưa đầy một tháng sau sáu năm bị hạ bệ. Chu Ân Lai chủ tọa nhiều phiên họp của Bộ Chính Trị nhưng trong thời gian đó họ Chu đang bị kết án hữu khuynh. Diệp Kiếm Anh được giao trách nhiệm chủ tịch của ủy ban nhưng họ Diệp đã 77 tuổi và thuộc thành phần tướng lãnh thời Vạn Lý Trường Chinh.
Tháng Giêng 1974, Mao quyết định tiến chiếm Hoàng Sa trước. Kế hoạch chiếm Hoàng Sa được nghiên cứu rất kỹ lưỡng và chi tiết, không chỉ về mặt quân sự mà cả chuẩn bị dư luận quốc tế để biện hộ cho hành động xâm lược Việt Nam.
Về mặt đối ngoại: Để có lý do tấn công Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, bộ máy tuyên truyền Trung Cộng tố cáo Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 11, 1973 đã bắt giữ tàu đánh cá Trung Cộng và hành động đó được xem như vi phạm chủ quyền Trung Cộng, buộc Trung Cộng phải “phản công tự vệ.” Ngày 11 tháng Giêng 1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng ra thông báo xác định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và vùng biển chung quanh quần đảo này: “Các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa đều là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi đối với những hòn đảo này.”
Về mặt tổ chức: Một ủy ban đặc nhiệm của các lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng và nhà nước Trung Cộng được thành lập để phác thảo kế hoạch tiến chiếm Hoàng Sa được thành lập trong phiên họp của Bộ Chính Trị do Chu Ân Lai chủ tọa. Năm Ủy viên Bộ Chính Trị trong ủy ban gồm Thống Chế Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying), Phó Chủ Tịch Trung Ương Đảng Vương Hồng Văn (Wang Hongwen), Ủy Viên Thường Trực Bộ Chính Trị phụ trách tuyên truyền Trương Xuân Kiều (Zhang Chunqiao), Phó Thủ Tướng Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) và Đại Tướng Tư Lệnh Quân Khu Bắc Kinh Trần Tích Liên (Chen Xilian). Chu Ân Lai giao cho Diệp Kiếm Anh trách nhiệm điều hành ủy ban.
Mao phê chuẩn thành phần ủy ban
Một phiên họp mở rộng sau đó, ngoài Chu Ân Lai và năm thành viên còn có sự tham dự của Đô Đốc Tô Chấn Hoa (Su Zhenhua), Chính Ủy Thứ Nhất của Hải Quân Trung Cộng. Tô Chấn Hoa là một trong những tướng hải quân có quan hệ mật thiết với Đặng Tiểu Bình và cũng là người chủ trương bành trướng Biển Đông.
Với một thành phần lãnh đạo chiến dịch cao cấp và đầy đủ ban bộ như vậy chứng tỏ việc tiến chiếm Hoàng Sa không chỉ là một tranh chấp biển đảo bình thường mà còn mang một ý nghĩa chiến lược hàng đầu và phải chiếm Hoàng Sa bằng mọi giá.
Về mặt quân sự: Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Cộng thực hiện một cuộc viễn chinh hải quân chống lại nước ngoài và lực lượng tham chiến được chọn lựa hết sức cẩn thận. Bốn ngày sau khi Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, 11 chiến hạm của hải quân Trung Cộng và 600 lính được lệnh tiến vào vị trí. Các phi đoàn chiến đấu cơ đặt trên đảo Hải Nam được lệnh sẵn sàng tham chiến. Đặng Tiểu Bình trong thời gian này vừa được giao phó chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và thay mặt ủy ban điều hợp các hoạt động của Quân Ủy Trung Ương cũng như các vấn đề quân sự khẩn cấp. Bộ Tư lệnh Hạm Đội Nam Hải dưới quyền Tư lệnh Zhang Yuanpei trực tiếp chịu trách nhiệm tiến chiếm Hoàng Sa.
Kế hoạch được đệ trình lên Mao và Mao chấp thuận.
Ngày 19 tháng Giêng 1974, Hải Quân Trung Cộng tiến chiếm Hoàng Sa. Sau trận hải chiến khoảng một giờ, Trung Cộng chiếm Hoàng Sa. Phía Trung Cộng công bố họ chỉ có 18 binh sĩ thiệt mạng và không có tàu nào chìm mặc dù báo chí Tây Phương cho rằng ít nhất một chiến hạm của hải quân Trung Cộng đã bị bắn chìm. Người viết không trình bày chi tiết ở đây vì diễn biến của hải chiến Hoàng Sa đã được rất nhiều tài liệu và nghiên cứu Việt Nam cũng như quốc tế công bố. Rất nhiều thông tin quý giá đang được lưu trữ tại website hqvnch.org.
Thái độ bàng quan của Mỹ
Chính phủ Mỹ ra lệnh Đệ Thất Hạm Đội không được can thiệp vì đã đồng ý ngầm với Trung Cộng sẽ giữ thái độ bàng quan trong tranh chấp Hoàng Sa, và các chiến hạm và phi cơ của Mỹ sẽ không xâm phạm giới hạn 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa. Cam kết này của Mỹ đã được Ngoại Trưởng Trung Cộng Hoàng Hoa nhắc lại trong diễn văn đọc trước Liên Hiệp Quốc ngày 12 tháng Tư 1972 với sự hiện diện của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger.
Bản tin của báo Time ngày 4 tháng Hai 1974 cũng xác định chính sách của Mỹ trong hải chiến Hoàng Sa là “tuyệt đối khoanh tay.”
Ngoài ra, trước đó vào mùa xuân 1972, Trung Cộng đã thử ý định Mỹ bằng cách gởi công hàm phản đối khi một tàu chiến Mỹ vi phạm khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa. Mỹ đáp ứng bằng việc chỉ thị hải quân Mỹ sẽ không hải hành trong khu vực 12 hải lý do Trung Cộng quy định. Thái độ đó của Mỹ là dấu hiệu cho Trung Cộng biết Mỹ sẽ không can dự vào tranh chấp Hoàng Sa.
Tại sao Trung Cộng chọn ngày 19 tháng Giêng 1974?
Ngày 19 tháng Giêng 1974 là ngày kỷ niệm 24 năm Trung Cộng công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây không phải là sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên mà là một cái tát chính trị vào mặt đảng CSVN.
Tối ngày 20 tháng Giêng, Chu Ân Lai triệu tập phiên họp để tổng kết thành quả chiến dịch, và ngay sau phiên họp y đã trình chiến thắng lên Mao. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị sáp nhập vào địa phận tỉnh Quảng Đông. Các báo đảng và nhà nước Trung Cộng sau đó đã tung hô “chiến thắng vĩ đại của Mao Chủ tịch trên biển.” Về phía CSVN, ngoài tuyên bố ba điểm chung chung giống như người ngoài cuộc của cái gọi là “Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” ngày 26 tháng Tư 1974, các lãnh đạo CS Bắc Việt không có một lời phản đối nào trước hành động xâm lăng của Trung Cộng. Khi đất nước bị xâm lăng, những kẻ chọn thái độ im lặng cũng chẳng khác gì chọn đứng về phía xâm lăng.
Bài học lịch sử từ hải chiến Hoàng Sa
- Đừng trông cậy vào ngoại viện: Trong tổng kết mới nhất The U.S.-China Military Scorecard: Forces, Geography, and the Evolving Balance of Power, 1996-2017 của RAND Corporation, tuy Trung Cộng đạt nhiều tiến bộ trong hơn 30 năm hiện đại hóa, kỹ thuật chiến tranh của Mỹ vẫn còn dẫn trước rất xa. Ngay cả trong vũ khí nguyên tử, tỉ lệ giữa Mỹ so với Trung Cộng là 13 trên 1. Nghĩa là, dù bắn trước, Trung Cộng vẫn sẽ phải bị Mỹ đánh trả bằng bom nguyên tử nhiều lần.
Tuy nhiên, sự vượt trội kỹ thuật chiến tranh không có nghĩa Mỹ sẽ can thiệp vào xung đột Biển Đông nếu Việt Nam bị Trung Cộng tấn công lần nữa. Vì các lý do kinh tế, Mỹ có thể làm ngơ như họ đã từng làm ngơ vì lý do chính trị trong hải chiến Hoàng Sa 1974. Bài học của hai cuộc thế chiến cho thấy Mỹ chỉ tham chiến khi quyền lợi của họ bị va chạm trực tiếp và phải có lợi về đường dài. Không nên trách ai cả. Một con người hay một quốc gia cũng thế, phải tự đứng lên bằng đôi chân của chính mình trước khi trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
- Dân chủ hóa hay mất nước: Tham vọng bành trướng trên Biển Đông của Trung Cộng quá rõ ràng và lộ liễu. Mặc dù có các áp lực quốc tế, không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Cộng sẽ từ bỏ tham vọng chiếm đoạt Biển Đông. Chủ trương gặm nhấm Biển Đông của Trung Cộng đang được tiến hành từng bước và chúng hy vọng đến mức độ nào đó sẽ đặt Mỹ và cả thế giới vào thế đã rồi. Trung Cộng đã nuốt vô thì chỉ có cách mổ bụng chúng mới lấy ra được.
Để tránh đại họa mất nước, chọn lựa duy nhất của Việt Nam hiện nay là dân chủ hóa và phải dân chủ hóa gấp. Dân chủ là điều kiện tiền đề trong chính sách đối ngoại nhằm tạo sự tin cậy nơi các nước dân chủ Tây Phương, nhưng quan trọng nhất là nền tảng của đoàn kết dân tộc và thăng tiến đất nước. Một dân tộc chia rẽ không thắng được Trung Cộng. Dân chủ là đôi cánh giúp đất nước có thể cất cao lên cùng thời đại. Đó không phải là lý thuyết mà là thực tế chính trị đang được hầu hết các quốc gia áp dụng. Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất trong tiến trình dân chủ hóa là tháo gỡ cho được cơ chế chính trị xã hội độc tài CS hiện nay.
- Chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia để khỏi bị “Phần Lan Hóa” (Finlandization): Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cho phép Phần Lan được duy trì cơ chế dân chủ trong khi khống chế mọi chính sách đối nội và đối ngoại đi ngược với quyền lợi của Liên Xô. Phần Lan không có chọn lựa nào khác vì không nằm trong vị trí chiến lược.
Khác với trường hợp Phần Lan, một Việt Nam dân chủ có khả năng thoát ra khỏi khả năng bị “Phần Lan Hóa,”đưa đất nước vào vị trí chiến lược quốc tế và chủ động làm cho quốc tế quan tâm.
Chủ trương hiện nay của lãnh đạo CSVN “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia” là chủ trương tự sát, không đúng về lý thuyết lẫn thực tế chính trị. Chủ trương này là bản sao chính sách đối ngoại của Trung Cộng nhưng khác ở điểm Trung Cộng chỉ tuyên bố để tuyên truyền chứ không bao giờ áp dụng.
Kết luận
Robert D. Kaplan, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nổi tiếng và đã được tạp chí The Policy hai lần xếp vào danh sách 100 nhà tư tưởng hàng đầu của thế giới (“Top 100 Global Thinkers”), cho rằng Trung Cộng có khả năng cao sẽ “Phần Lan Hóa” Việt Nam.
“Phần Lan Hóa” là một loại chủ nghĩa thực dân trong thời đại toàn cầu. Chủ trương này ít tốn kém vì các quốc gia bị “Phần Lan Hóa” được phép duy trì độc lập trên danh nghĩa nhưng chính sách đối ngoại sẽ được soạn thảo tại Bắc Kinh. Trung Quốc làm như vậy để vừa thúc đẩy nền kinh tế đang tiến rất chậm và đồng thời cũng để giảm áp lực chống đối từ trong nước qua việc đề cao chủ nghĩa dân tộc. Công thức mà Trung Cộng đang sử dụng không có gì mới và mô hình phát triển hiện nay của Trung Cộng cũng không phải là một loại mô hình ngoại lệ (Chinese exceptionism) như một số lý thuyết gia của đảng CSTQ đang dùng để kết luận Trung Cộng sẽ không sụp đổ.
Một thành phần có ảnh hưởng trực tiếp vào sự thay đổi cơ chế chính trị nhưng Robert D. Kaplan không đưa vào phân tích của ông, đó là nhân dân, tức là thành phần những người dân của một quốc gia có ý thức cao về quyền hạn và trách nhiệm phải thực thi đối với đất nước. Trong thực tế cách mạng dân chủ, đóng góp của nhân dân là yếu tố âm thầm nhưng quyết định, tiềm tàng nhưng vô cùng mạnh mẽ như đã chứng tỏ tại nhiều quốc gia Đông Âu, Phi Châu, và tại Liên Xô cũ. Tại Việt Nam, yếu tố nhân dân còn giới hạn, chưa tập trung, thiếu tổ chức nhưng đã có và đang trên đà phát triển. Những hạt giống đã được gieo xuống. Mỗi người Việt, mỗi tổ chức, đoàn thể trong điều kiện và phương tiện sẵn có của mình nên tập trung chăm bón.
Trần Trung Đạo
Tham khảo:
– Kuisong, Y. (2002). Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973. Woodrow Wilson International Center for Scholars.
– Elleman, B., Paine. (2011). Naval Power and Expeditionary Warfare: Peripheral Campaigns and New Theatres of Navy Warfare. Taylor and Francis Group.
– Zhai, Q. (2002). China & The Vietnam Wars, 1950-1975. University of North Carolina Press.
– Tonnesson, S. (2001, July). The Paracels: The “other” South China Sea Dispute. Asian Perspective, 26(4), 145-169
– Heginbotham, E. et al. (2015). The U.S. China Military Scorecard: Forces, Geography, and the Evolving Balance of Power, 1996-2017. RAND Corporation.
– Brown, D. (2014, May 22). Vietnam Faces “Finlandization” from China. Asia Sentinel.
– Wortzel, L. (1999, September 30). Dictionary of Contemporary Chinese Military History. Greenwood Press.
– The World: Storm in the China Sea. (1974, February 4). Time.
– Kaplan, R. The South China Sea is to China what the Greater Caribbean was to the United States. (2015, June 19). The Globe and Mail.
– Garver, J. (2016, January 4). China’s Quest: The History of the Foreign Relations of the People’s Republic of China. Oxford University Press.
– Lee, L. (1999). China and the South China Sea Dialogues. Praeger.
– Hayton, B. (2014, October 28). The South China Sea: The Struggle for Power in Asia. Yale University Press.
– Trang sưu tầm tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH http://www. hqvnch.org

Bí quyết thành công giáo dục Thụy Điển:

 Tôn trọng người khác là thói quen trong cuộc sống hằng ngày

“Không có quy định về lễ phục chính thức, không có diễn văn khai mạc, chỉ có ban nhạc biểu diễn với bản nhạc mở màn và sau đó là không khí rất hòa ái thân thiện. Thị trưởng thành phố không mặc âu phục, ông và các nhân viên của mình chỉ xuất hiện vài phút trên sân khấu và sau đó là một bữa tiệc nhẹ vui vẻ mà thân ái”.
Đây là cách mà Zhu được chào đón khi bắt đầu cuộc sống du học ở Thuỵ Điển. Zhu Jieyu là một bác sĩ thực tập tốt nghiệp trường Đại học y khoa Đài Loan và dành được học bổng trong chương trình trao đổi sinh viên của Bộ giáo dục Đài Loan với Thụy Điển. Trải nghiệm du học ngắn ngủi ở đất nước Bắc Âu nằm trong tốp các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới này khiến Zhu đã thật sự ngỡ ngàng, bởi nó khác xa với các nước ở Châu Á và Đài Loan.
Những người bạn Thụy Điển rất thân thiện dễ gần. (Ảnh: Zhu Jieyu)
Nổi tiếng là những người có gu thời trang, tuy nhiên người Thụy Điển mặc rất đơn giản, thậm chí Zhu thường xuyên thấy họ mặc các bộ đồ giống hệt nhau. Những tông màu trung tính, không quá màu mè như màu đen, kem, màu be, trắng, xanh navy rất được ưa chuộng. Họ cũng có thể thoải mái mặc đồ jeans khi đi làm, ngoại trừ trong các cuộc hẹn quan trọng với khách hàng nước ngoài hay các sự kiện. Hầu hết công chức trong cơ quan của nhà nước hay kể cả giảng viên đại học, công sở… đều không đòi hỏi phải ăn mặc trịnh trọng theo đồng phục.
Bắt đầu vào buổi tiệc mọi người có thể trò chuyện, đi lại chia sẻ để trao đổi thông tin với người khác một cách rất tự do thoải mái và thân thiện. Quan chức thành phố cũng giống như bậc cha chú trong gia đình, thân thiện vui vẻ nói tiếng địa phương giới thiệu chung về thành phố. Đây là ấn tượng đầu tiên của tôi về người dân Thụy Điển: ‘Tất cả mọi người đều như nhau’. Tuổi tác hay chức vụ, tất cả không thể đại biểu cho bản thân bạn, bởi bạn chính là bạn“.
Tóc vàng mắt xanh, hay người da đen, da vàng đều bình đẳng
Trong các lớp học “The Global Teacher in a Multicultural Classroom” (Giáo viên toàn cầu trong lớp học đa văn hóa), Zhu phát hiện ra rằng, hóa ra một lớp học với toàn là trẻ em da trắng tóc vàng mắt xanh ở Thụy Điển trong trí tưởng tượng của nhiều người là hoàn toàn không đúng. Với vai trò chịu trách nhiệm về vấn đề người tị nạn của Liên hiệp quốc, lại thêm chính sách di dân tương đối nới lỏng nên Thuỵ Điển là quốc gia đa sắc tộc với đủ cả người da đen, da vàng, da trắng.
Có một điều khoản về giá trị quan mà những người công tác trong ngành giáo dục cần truyền thụ lại cho trẻ nhỏ, đó là “Tôn trọng, bình đẳng và không kỳ thị”.
Sự ồn áo háo hức của bọn trẻ làm các thầy cô giáo cố gắng tìm mọi cách để kìm chế và nói với lũ trẻ: “Các con có tinh thần hăng hái phát biểu như vậy là rất tốt, thế nhưng những vị khách của chúng ta không hiểu tiếng Thụy Điển. Nếu các con muốn chia sẻ và giao lưu với họ có lẽ nên dùng tiếng Anh thì tốt hơn. Nếu các con không biết nói sao với họ, các cô có thể giúp nhưng cô muốn các con từng bạn một hãy thử luyện tập xem sao”.
Cô bác sĩ trẻ trở thành tiêu điểm chú ý của tất cả bọn trẻ. (Ảnh: Zhu Jieyu)
Tôn trọng người khác đã trở thành một thói quen trong cuộc sống hằng ngày
“Rất nhiều lần tôi tới nhà ăn của trường ăn cơm, trong khi ăn và chuẩn bị ăn xong tôi phát hiện những người bạn Thụy Điển của mình đang nói tiếng Thụy Điển thì liền chuyển sang nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Mang theo tâm trạng có đôi chút tò mò, ăn xong tôi qua bàn họ và hỏi ‘Hằng ngày các bạn đều dùng tiếng Anh để trò chuyện à?’. Câu trả lời của họ đã khiến tôi ngạc nhiên và nhận ra đây là một nét đẹp văn hóa trong phong cách sống của họ.
‘À, đương nhiên là không rồi. Chúng tôi chỉ cảm thấy nếu có những người nước ngoài xung quanh, thì cho dù họ không tham gia cuộc trò chuyện nhưng họ có thể nghe thấy chúng tôi đang nói chuyện gì sẽ tốt hơn. Đây là sự tôn trọng đối với những người có mặt’.
Tôi bừng tỉnh, hóa ra người Thụy Điển từ nhỏ đã được giáo dục để biến sự tôn trọng người khác trở thành một thói quen thường ngày trong cuộc sống”.
Được đến các trường mầm non và tiểu học tham quan là một cơ hội quý giá giúp Zhu có cơ hội tiếp túc với những đứa trẻ và các giáo viên người bản xứ. (Ảnh: Zhu Jieyu)
Trẻ nhỏ đến trường không cần mang cặp sách, thậm chí không cần mang một cái bút
Thầy hiệu trưởng cũng chia sẻ rằng: “Trẻ nhỏ đến trường không cần mang cặp sách, thậm chí không cần mang một cái bút”.
Nguyên nhân vì trẻ đến trường là để tiếp nhận sự giáo dục, và nhiệm vụ của các giáo viên là bằng nguồn tài nguyên hữu hạn vốn có của trường thiết kế chương trình học giúp trẻ đạt được mục đích đó. Nếu một cô giáo mỹ thuật muốn lên lớp dạy các con vẽ bằng màu nước thì cần đảm bảo nhà trường cung cấp đủ cho mỗi con dụng cụ học, chứ không thể bắt trẻ tự chuẩn bị.
Tâm lý trẻ thường có sự so sánh, chúng sẽ so sánh bút của ai mới hơn, của ai đắt hơn. Tâm lý so sánh này sẽ không thể giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh toàn diện về tinh thần trí tuệ và cũng là đi ngược lại với quan niệm về giáo dục.
Học tập và thực hành các giá trị nhân văn để phát triển trí tuệ
Các trường học ở Thụy Điển rất coi trọng việc xây dựng nền tảng đạo đức, giúp học sinh nhận thức các giá trị nhân văn là cốt lõi trong hoàn thiện nhân cách, là cách nhanh nhất và tốt nhất để thành công trong cuộc sống.
Các trường học ở Thuỵ Điển dạy học sinh nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và giúp học thực hành hàng ngày. Đây là các nguyên lý tu dưỡng đạo đức của Pháp Luân Công – môn khí công phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Trong khi những người tin tưởng và thực hành theo những nguyên lý thiện lành bị đàn áp tại chính quê hương của họ, ở đất nước cởi mở và nhân văn Bắc Âu này, học sinh được giới thiệu và khuyến khích học tập theo để trở thành những công dân tốt, lương thiện, nghĩ cho ngươi khác – cốt lõi của tư tưởng tôn trọng người khác rất đáng ngưỡng mộ ở quốc gia có chất lượng dân trí và giáo dục hàng đầu Châu Âu.
Học sinh được học về giá trị Chân Thiện Nhẫn và luyện tập 5 bài công pháp của Pháp Luân Công trong giờ học. Ảnh dẫn theo clearharmony.net
Văn hóa đúng giờ
Đúng giờ được xem là một nét văn hóa của người Thuy Điển. Người dân đất nước Bắc Âu nổi tiếng là rất coi trọng việc đúng giờ ở mọi lúc mọi nơi, dù bạn đi phỏng vấn hay đơn giản là hẹn hò uống cà phê với bạn bè. Văn hóa đúng giờ biểu tượng cho sự tôn trọng và tính hiệu quả tại Thụy Điển. Các phương tiện công cộng, như tàu điện ngầm, thường khởi hành đúng giờ quy định.
Việc đúng giờ không chỉ quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp mà còn cả đời sống xã hội tại Thụy Điển. Tất cả các cuộc họp sẽ bắt đầu đúng giờ dù có đủ người tham gia hay không. Ý niệm về lịch trình cũng được tôn trọng từ đầu tới cuối cuộc họp. Vì vậy không bất ngờ khi nhìn thấy những hạn chót thường được đưa ra trong các cuộc họp. Người Thụy Điển làm gì cũng thường lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình.
Điểm then chốt dẫn đến sự thành công của nền giáo dục Thụy Điển đã được sáng tỏ. Đó chính là coi trọng giá trị đạo đức, xóa bỏ những ranh giới phân cách con người với con người bằng sự tôn trọng bình đẳng và hòa ái.
Trải nghiệm ở Thuỵ Điển khiến Zhu hoàn toàn thay đổi quan điểm và thái độ sống của mình. Khi quay trở lại Đài Loan và thực tập trong bệnh viện, cô bắt đầu học cách quan sát văn hóa ứng xử đối với từng người bệnh.
“Từ đó tôi cố gắng dùng những lời nói và cử chỉ thích hợp khi tiếp xúc với bệnh nhân để có thể đồng cảm hơn với họ. Đồng thời tôi cũng cảm thấy mình đã trở nên dũng cảm hơn khi trải nghiệm ở những vùng đất mới. Những gì mà tôi trải qua một năm tại Thụy Điển là những điều bản thân tôi tưởng tượng nát óc cũng không bao giờ nghĩ ra. Đó chính là kinh nghiệm sống, sự khác biệt về văn hóa ứng xử từ đó giúp tôi hiểu rằng: ‘Người với người là bình đẳng’ – Zhu chia sẻ trong bài viết của mình.
***
Ở các nước Bắc Âu còn được biết đến một bộ Luật với tên gọi Jante, đây là một bộ quy tắc nhấn mạnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Trong đó nhấn mạnh rằng:
Bạn đừng nghĩ rằng bạn là điều gì đó đặc biệt.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn thông minh hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn biết nhiều hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn quan trọng hơn người khác.
Bạn đừng nên cười nhạo người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn.
Chính những điều này đã giúp làm nên một xã hội cực kỳ thân thiện và hợp tác, trong đó, sự khiêm nhường và tôn trọng người khác luôn được đánh giá cao hơn cả. Được sống trong một đất nước, một xã hội mà người với người hóa ái tôn trọng lẫn nhau, ai nấy đều coi nhẹ cái tôi của bản thân, không so đo phán xét người khác…, chẳng phải thực sự dễ chịu lắm sao!
Trong con mắt của Thượng Đế và các đấng tối cao, mỗi sinh mệnh đều vô cùng trân quý và bình đẳng như nhau. Vì thế hãy tôn trọng người khác như tôn trọng chính mình, học cách đối xử với người khác như đối xử với mình, như cách mà Thuỵ Điển trở thành
Kiên Định biên dịch
Xem thêm:

Bí mật về loại vật liệu có một không hai giúp Vạn Lý Trường Thành trường tồn suốt hơn 2000 năm

7:48 am - 16/09/2017

Người ta nói: “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” (chưa đến Trường Thành không phải hảo hán). Suốt hơn 2000 năm, bức tường thành vĩ đại ấy đã “trơ gan cùng tuế nguyệt”, là chứng nhân lịch sử của biết bao thăng trầm thời đại. Bí mật nào đã giúp Vạn Lý Trường Thành trường tồn mãi với thời gian? 
Những viên gạch đầu tiên được đặt lên Vạn Lý Trường Thành là vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc (770 – 221 TCN). Đến thời nhà Tần, sau khi thống nhất Trung Hoa, để ngăn chặn người Hung Nô xâm lấn, Tần Thủy Hoàng cho nối lại tường thành cũ của các nước và xây thêm một Trường Thành chạy dọc từ bờ biển phía đông đến vùng sa mạc cực tây. Người ta ước tính rằng, nếu chắp nối tất cả các đoạn của Vạn Lý Trường Thành lại, chiều dài thật sự của nó có thể lên tới 56.000 km với chiều cao cách mặt đất 7 mét.
Loại vữa gạo nếp có một không hai
Rất nhiều công trình cổ đại của Trung Quốc như cung điện, lăng mộ, bảo tháp, nhìn bề ngoài chỉ như được dựng nên bởi những nguyên liệu bình thường nhất như đất đá, gạch vụn, gỗ, đá vôi… Tuy nhiên trải qua hàng nghìn năm, những công trình này vẫn trường tồn sừng sững, dù có dùng máy xúc máy ủi cũng khó xô đổ. 
Các chuyên gia đến từ Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã cố công tìm hiểu bí mật của loại nguyên liệu đặc biệt ấy. Họ phát hiện một đoạn tường thành của Vạn Lý Trường Thành xây dựng thời nhà Minh (cách đây khoảng 600 năm) có chứa một loại vữa đặc biệt, được làm từ gạo nếp trộn với vôi.
Theo các kết quả phân tích, chất amylopectin vốn có rất nhiều trong gạo nếp khi kết hợp với calcium carbonate (vôi) sẽ tạo nên một loại vữa có độ kết dính siêu việt. Loại vữa trộn bột gạo nếp này kết dính những viên gạch chặt đến nỗi ở nhiều chỗ cỏ dại cũng không thể phát triển được dù rất nhiều năm tháng đã trôi qua. Đây chính là thành phần bí mật của loại vữa cơm nếp, tạo nên sức mạnh “huyền thoại” của nó.
Những người phu xây dựng Trung Quốc cổ xưa đã phát triển loại vữa bằng cơm nếp từ 1.500 năm trước. Họ chế tạo nó bằng cách lấy cơm nếp nấu chín giã nhuyễn với một số thành phần vữa cơ bản như vôi tôi, vôi nung ở nhiệt độ cao rồi trộn với nước. Người Trung Quốc cổ đại thường dùng loại vữa đặc biệt này để xây dựng các công trình có quy mô lớn như lăng mộ, bảo tháp, trường thành… Rất nhiều kiến trúc sử dụng loại vật liệu đặc biệt này vẫn tồn tại đến ngày nay trải qua hàng nghìn năm mưa gió, phong hóa và các trận động đất.
Vạn Lý Trường Thành trải qua hàng nghìn năm mưa gió, phong hóa và các trận động đất. Ảnh pinterest.com
Các chuyên gia cho rằng vữa làm bằng cơm gạo nếp chính là sản phẩm xây dựng đầu tiên của thế giới theo kiểu phức hợp (composite) bao gồm cả nguyên liệu hữu cơ và vô cơ. Theo tiến sĩ Trương Băng Kiên, vữa làm bằng cơm gạo nếp là một trong những sáng chế kỹ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử, sánh ngang với phát minh về thuốc súng, la bàn hay giấy. Nó vững chắc hơn và chịu nước tốt hơn nhiều những loại vữa trộn bằng cát và đá sỏi thông thường. 
Phát hiện này đã khiến các nhà khoa học vô cùng bất ngờ. Để xác thực lại, họ đã chuẩn bị nhiều loại vữa vôi trộn cơm nếp với hàm lượng khác nhau. Cuộc thí nghiệm nhằm kiểm tra khả năng của loại vữa composite so với vữa truyền thống. Tiến sĩ Trương cho biết: “Kết quả kiểm tra cho thấy loại vữa kết hợp cơm nếp có nhiều đặc tính vật lý bền vững, tạo ra sức mạnh cơ cấu tốt hơn. Nó thực sự là sáng chế tuyệt vời của người xưa”.
Loại vữa kết hợp giữa cơm nếp và vôi thực sự là một chất liệu tuyệt vời, là phép cộng của cả chất hữu cơ và vô cơ. Hơn nữa, chúng tôi phát hiện amylopectin còn hoạt động như một chất ức chế. Nó giúp kiểm soát quá trình phát triển của các tinh thể canxi cacbonat. Từ đó, sản sinh ra cấu trúc vi mô bền vững, giúp cho loại vữa có đặc tính tốt như vậy“. 
Chất kết dính trong lịch sử kiến trúc, xây dựng
Qua hàng nghìn năm, những công trình như Vạn Lý Trường Thành vẫn sừng sững với thời gian. Ảnh qua: kenh14.vn
Các nhà khảo cổ phát hiện rằng chất kết dính được sử dụng trong các công trình kiến trúc từ trước thời nhà Thương (thế kỷ 17 TCN), chủ yếu là hỗn hợp bùn và cỏ vàng, từ thời nhà Chu mới dần dần dùng vôi để thay thế.
Vào thời Nam Bắc Triều (thế kỷ thứ 5) bắt đầu thịnh hành sử dụng loại bê tông kết hợp 3 nguyên liệu: vôi, đất sét và cát. Người ta trộn chúng với nhau theo tỉ lệ nhất định rồi pha thêm nước. Loại bê tông này có thể sử dụng trực tiếp để xây dựng tường thành, lăng mộ… Công thức này được cải tiến qua nhiều năm và mãi cho tới thế kỷ 20 vẫn còn được sử dụng. 
Trong quá trình không ngừng tìm kiếm các loại vật liệu mới, người cổ đại đã phát hiện ra công hiệu thần kỳ của cơm nếp khi dùng làm nguyên liệu xây dựng. Gạo nếp là lương thực chủ yếu của những vùng phía nam Trung Quốc. Loại gạo này nấu chín thì rất dẻo, dính lại thành khối, sau khi cho vào nước để khô lại trở nên vô cùng cứng chắc.
Chính điều này đã gợi ý cho người cổ đại ý tưởng dùng cơm nếp để làm vữa xây dựng. Cơm nếp sau khi nấu chín sẽ đóng vai trò là chất kết dính đặc biệt. Công nhân sẽ trộn đều cơm nếp chín với bê tông để tạo ra loại vữa “huyền thoại”, còn vững chắc hơn cả bê tông thông thường và lại chống thấm rất tốt. 
Từ thời nhà Tống, rất nhiều ngôi tháp cổ, cầu cổ xây dựng bằng loại vật liệu đặc biệt này có thể chịu được động đất 7,5 độ richter. Những bức tường thành cổ ở Nam Kinh, Tây An, Kinh Châu xây từ thời nhà Minh có lịch sử hơn 600 năm đến nay cũng vẫn tồn tại sừng sững hiên ngang.
Sau thời Tống – Nguyên, vữa trộn cơm nếp ngày càng được sử dụng thành thục hơn. Những công trình kiến trúc nổi tiếng lẫy lừng ở Bắc Kinh thời nhà Minh như Cố Cung, Minh Trường Thành, sơn trang nghỉ mát Thừa Đức, Đông Lăng và Tây Lăng (nhà Thanh)… đều sử dụng loại vật liệt đặc biệt này, trải qua ngàn năm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Để tối ưu hóa khả năng kết dính, ngoài cơm nếp người ta còn trộn thêm những nguyên liệu khác như lòng trắng trứng và đường đỏ… Sau khi trộn đều, họ đúc thành những viên gạch lớn để xây tường. Độ bền chắc của nó đôi khi còn lớn hơn cả xi măng hiện đại. Tuy nhiên loại vữa gạo nếp vẫn là một trong những loại nguyên liệu thượng đẳng, cao cấp, chỉ hoàng gia mới có thể sử dụng, không được phổ biến rộng rãi như bùn, vôi vữa.
Kiên Định
Xem thêm: