Tôn trọng người khác là thói quen trong cuộc sống hằng ngày
“Không có quy định về lễ phục chính thức, không có diễn văn khai mạc, chỉ có ban nhạc biểu diễn với bản nhạc mở màn và sau đó là không khí rất hòa ái thân thiện. Thị trưởng thành phố không mặc âu phục, ông và các nhân viên của mình chỉ xuất hiện vài phút trên sân khấu và sau đó là một bữa tiệc nhẹ vui vẻ mà thân ái”.
Đây là cách mà Zhu được chào đón khi bắt đầu cuộc sống du học ở Thuỵ Điển. Zhu Jieyu là một bác sĩ thực tập tốt nghiệp trường Đại học y khoa Đài Loan và dành được học bổng trong chương trình trao đổi sinh viên của Bộ giáo dục Đài Loan với Thụy Điển. Trải nghiệm du học ngắn ngủi ở đất nước Bắc Âu nằm trong tốp các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới này khiến Zhu đã thật sự ngỡ ngàng, bởi nó khác xa với các nước ở Châu Á và Đài Loan.
Nổi tiếng là những người có gu thời trang, tuy nhiên người Thụy Điển mặc rất đơn giản, thậm chí Zhu thường xuyên thấy họ mặc các bộ đồ giống hệt nhau. Những tông màu trung tính, không quá màu mè như màu đen, kem, màu be, trắng, xanh navy rất được ưa chuộng. Họ cũng có thể thoải mái mặc đồ jeans khi đi làm, ngoại trừ trong các cuộc hẹn quan trọng với khách hàng nước ngoài hay các sự kiện. Hầu hết công chức trong cơ quan của nhà nước hay kể cả giảng viên đại học, công sở… đều không đòi hỏi phải ăn mặc trịnh trọng theo đồng phục.
Bắt đầu vào buổi tiệc mọi người có thể trò chuyện, đi lại chia sẻ để trao đổi thông tin với người khác một cách rất tự do thoải mái và thân thiện. Quan chức thành phố cũng giống như bậc cha chú trong gia đình, thân thiện vui vẻ nói tiếng địa phương giới thiệu chung về thành phố. Đây là ấn tượng đầu tiên của tôi về người dân Thụy Điển: ‘Tất cả mọi người đều như nhau’. Tuổi tác hay chức vụ, tất cả không thể đại biểu cho bản thân bạn, bởi bạn chính là bạn“.
Tóc vàng mắt xanh, hay người da đen, da vàng đều bình đẳng
Trong các lớp học “The Global Teacher in a Multicultural Classroom” (Giáo viên toàn cầu trong lớp học đa văn hóa), Zhu phát hiện ra rằng, hóa ra một lớp học với toàn là trẻ em da trắng tóc vàng mắt xanh ở Thụy Điển trong trí tưởng tượng của nhiều người là hoàn toàn không đúng. Với vai trò chịu trách nhiệm về vấn đề người tị nạn của Liên hiệp quốc, lại thêm chính sách di dân tương đối nới lỏng nên Thuỵ Điển là quốc gia đa sắc tộc với đủ cả người da đen, da vàng, da trắng.
Có một điều khoản về giá trị quan mà những người công tác trong ngành giáo dục cần truyền thụ lại cho trẻ nhỏ, đó là “Tôn trọng, bình đẳng và không kỳ thị”.
Sự ồn áo háo hức của bọn trẻ làm các thầy cô giáo cố gắng tìm mọi cách để kìm chế và nói với lũ trẻ: “Các con có tinh thần hăng hái phát biểu như vậy là rất tốt, thế nhưng những vị khách của chúng ta không hiểu tiếng Thụy Điển. Nếu các con muốn chia sẻ và giao lưu với họ có lẽ nên dùng tiếng Anh thì tốt hơn. Nếu các con không biết nói sao với họ, các cô có thể giúp nhưng cô muốn các con từng bạn một hãy thử luyện tập xem sao”.
Tôn trọng người khác đã trở thành một thói quen trong cuộc sống hằng ngày
“Rất nhiều lần tôi tới nhà ăn của trường ăn cơm, trong khi ăn và chuẩn bị ăn xong tôi phát hiện những người bạn Thụy Điển của mình đang nói tiếng Thụy Điển thì liền chuyển sang nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Mang theo tâm trạng có đôi chút tò mò, ăn xong tôi qua bàn họ và hỏi ‘Hằng ngày các bạn đều dùng tiếng Anh để trò chuyện à?’. Câu trả lời của họ đã khiến tôi ngạc nhiên và nhận ra đây là một nét đẹp văn hóa trong phong cách sống của họ.
‘À, đương nhiên là không rồi. Chúng tôi chỉ cảm thấy nếu có những người nước ngoài xung quanh, thì cho dù họ không tham gia cuộc trò chuyện nhưng họ có thể nghe thấy chúng tôi đang nói chuyện gì sẽ tốt hơn. Đây là sự tôn trọng đối với những người có mặt’.
Tôi bừng tỉnh, hóa ra người Thụy Điển từ nhỏ đã được giáo dục để biến sự tôn trọng người khác trở thành một thói quen thường ngày trong cuộc sống”.
Trẻ nhỏ đến trường không cần mang cặp sách, thậm chí không cần mang một cái bút
Thầy hiệu trưởng cũng chia sẻ rằng: “Trẻ nhỏ đến trường không cần mang cặp sách, thậm chí không cần mang một cái bút”.
Nguyên nhân vì trẻ đến trường là để tiếp nhận sự giáo dục, và nhiệm vụ của các giáo viên là bằng nguồn tài nguyên hữu hạn vốn có của trường thiết kế chương trình học giúp trẻ đạt được mục đích đó. Nếu một cô giáo mỹ thuật muốn lên lớp dạy các con vẽ bằng màu nước thì cần đảm bảo nhà trường cung cấp đủ cho mỗi con dụng cụ học, chứ không thể bắt trẻ tự chuẩn bị.
Tâm lý trẻ thường có sự so sánh, chúng sẽ so sánh bút của ai mới hơn, của ai đắt hơn. Tâm lý so sánh này sẽ không thể giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh toàn diện về tinh thần trí tuệ và cũng là đi ngược lại với quan niệm về giáo dục.
Học tập và thực hành các giá trị nhân văn để phát triển trí tuệ
Các trường học ở Thụy Điển rất coi trọng việc xây dựng nền tảng đạo đức, giúp học sinh nhận thức các giá trị nhân văn là cốt lõi trong hoàn thiện nhân cách, là cách nhanh nhất và tốt nhất để thành công trong cuộc sống.
Các trường học ở Thuỵ Điển dạy học sinh nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và giúp học thực hành hàng ngày. Đây là các nguyên lý tu dưỡng đạo đức của Pháp Luân Công – môn khí công phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Trong khi những người tin tưởng và thực hành theo những nguyên lý thiện lành bị đàn áp tại chính quê hương của họ, ở đất nước cởi mở và nhân văn Bắc Âu này, học sinh được giới thiệu và khuyến khích học tập theo để trở thành những công dân tốt, lương thiện, nghĩ cho ngươi khác – cốt lõi của tư tưởng tôn trọng người khác rất đáng ngưỡng mộ ở quốc gia có chất lượng dân trí và giáo dục hàng đầu Châu Âu.
Văn hóa đúng giờ
Đúng giờ được xem là một nét văn hóa của người Thuy Điển. Người dân đất nước Bắc Âu nổi tiếng là rất coi trọng việc đúng giờ ở mọi lúc mọi nơi, dù bạn đi phỏng vấn hay đơn giản là hẹn hò uống cà phê với bạn bè. Văn hóa đúng giờ biểu tượng cho sự tôn trọng và tính hiệu quả tại Thụy Điển. Các phương tiện công cộng, như tàu điện ngầm, thường khởi hành đúng giờ quy định.
Việc đúng giờ không chỉ quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp mà còn cả đời sống xã hội tại Thụy Điển. Tất cả các cuộc họp sẽ bắt đầu đúng giờ dù có đủ người tham gia hay không. Ý niệm về lịch trình cũng được tôn trọng từ đầu tới cuối cuộc họp. Vì vậy không bất ngờ khi nhìn thấy những hạn chót thường được đưa ra trong các cuộc họp. Người Thụy Điển làm gì cũng thường lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình.
Điểm then chốt dẫn đến sự thành công của nền giáo dục Thụy Điển đã được sáng tỏ. Đó chính là coi trọng giá trị đạo đức, xóa bỏ những ranh giới phân cách con người với con người bằng sự tôn trọng bình đẳng và hòa ái.
Trải nghiệm ở Thuỵ Điển khiến Zhu hoàn toàn thay đổi quan điểm và thái độ sống của mình. Khi quay trở lại Đài Loan và thực tập trong bệnh viện, cô bắt đầu học cách quan sát văn hóa ứng xử đối với từng người bệnh.
“Từ đó tôi cố gắng dùng những lời nói và cử chỉ thích hợp khi tiếp xúc với bệnh nhân để có thể đồng cảm hơn với họ. Đồng thời tôi cũng cảm thấy mình đã trở nên dũng cảm hơn khi trải nghiệm ở những vùng đất mới. Những gì mà tôi trải qua một năm tại Thụy Điển là những điều bản thân tôi tưởng tượng nát óc cũng không bao giờ nghĩ ra. Đó chính là kinh nghiệm sống, sự khác biệt về văn hóa ứng xử từ đó giúp tôi hiểu rằng: ‘Người với người là bình đẳng’” – Zhu chia sẻ trong bài viết của mình.
***
Ở các nước Bắc Âu còn được biết đến một bộ Luật với tên gọi Jante, đây là một bộ quy tắc nhấn mạnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Trong đó nhấn mạnh rằng:
Bạn đừng nghĩ rằng bạn là điều gì đó đặc biệt.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn thông minh hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn biết nhiều hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn quan trọng hơn người khác.
Bạn đừng nên cười nhạo người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn thông minh hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn biết nhiều hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn quan trọng hơn người khác.
Bạn đừng nên cười nhạo người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn.
Chính những điều này đã giúp làm nên một xã hội cực kỳ thân thiện và hợp tác, trong đó, sự khiêm nhường và tôn trọng người khác luôn được đánh giá cao hơn cả. Được sống trong một đất nước, một xã hội mà người với người hóa ái tôn trọng lẫn nhau, ai nấy đều coi nhẹ cái tôi của bản thân, không so đo phán xét người khác…, chẳng phải thực sự dễ chịu lắm sao!
Trong con mắt của Thượng Đế và các đấng tối cao, mỗi sinh mệnh đều vô cùng trân quý và bình đẳng như nhau. Vì thế hãy tôn trọng người khác như tôn trọng chính mình, học cách đối xử với người khác như đối xử với mình, như cách mà Thuỵ Điển trở thành
Kiên Định biên dịch
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét