Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam qua phim "The Vietnam War"; Phim “The VietNam War” bị cấm chiếu ở Việt Nam

Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam qua phim "The Vietnam War"

17/09/2017
Trong bức ảnh chụp ngày 28/4/1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tiến vào một ngôi làng tình nghi do Việt Cộng kiểm soát gần tp Đà Nẵng trong chiến tranh Việt Nam. Phim tài liệu10 tập của đạo diễn Ken Burns về cuộc chiến sẽ bắt đầu được công chiếu ngày 17/9/2017 trên đài PBS. (AP Photo/Eddie Adams)
Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
Trong cử tọa ngồi hầu như chật kín cả hội trường, người ta ghi nhận sự hiện diện của nhiều giới chức trong quân đội và chính phủ, các cựu chiến binh, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà lập pháp và nhân viên quốc hội, cũng như truyền thông báo chí. Mở đầu sự kiện, đạo diễn Ken Burns đã gây hào hứng lập tức khi ông mời các cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam có mặt trong cử tọa hãy đứng dậy. Nhiều người đàn ông tóc điểm sương đứng lên. Hội trường òa vỡ với những tiếng vỗ tay không dứt. Ngay sau đó nhà đạo diễn mời những người từng tham gia phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam đứng lên, một số người đã ôm chầm các cựu chiến binh, những người mà họ từng nguyền rủa và ruồng bỏ trong cao trào phản chiến. Cử tọa lại òa vỡ với nhiều tràng vỗ tay vang dội.
Đạo diễn Ken Burns tiết lộ rằng khi bắt đầu cuộc hành trình chông gai để thực hiện dự án này, những người đầu tiên mà hai đạo diễn tìm đến là Thượng nghị sĩ McCain, và ông Kerry, lúc đó cũng là một Thượng nghị sĩ.
“Chúng tôi nói chúng tôi cần sự giúp đỡ của hai ông, nhưng chúng tôi sẽ không phỏng vấn, mặc dù câu chuyện của hai người được kể lại trong phim, tự nó đã đầy kịch tính. Chúng tôi cho rằng vì hai ông còn là những nhân vật của công chúng, như ông Kissinger, như Jane Fonda, Daniel Ellesberg, chúng tôi tránh phỏng vấn họ mà chọn những người khác. Nhưng tôi tin rằng Lynn và tôi đã không thể hoàn thành bộ phim này mà không có sự giúp đỡ của hai ông.”
Những clip mà đạo diễn Burns chọn cho công chiếu để giới thiệu bộ phim thực hiện cùng với đạo diễn Lynn Novick, nêu bật những sự chia rẽ sâu sắc và tình trạng hoang mang trong xã hội Mỹ trong và sau cuộc chiến. Những hình ảnh, đoạn phim tài liệu sống động của thời chiến chen lẫn với các cuộc phỏng vấn thực hiện hồi gần đây hơn với tất cả những người thuộc mọi bên trong cuộc xung đột, gợi lại những kinh hoàng trên chiến trường Việt Nam, sự phẫn nộ tột độ thể hiện trong các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, về hậu quả bi thương của cuộc chiến, chiến tranh đầu tiên của người Mỹ không kết thúc trong chiến thắng. Kết thúc là đoạn clip khá dài về những sự xúc động mà Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam gợi lên cho mãi tới ngày hôm nay, phơi bày những vết thương sâu đậm vẫn chưa lành hẳn, gần nửa thế kỷ sau khi chiến tranh kết thúc.
Nên rút ra bài học nào từ chiến tranh Việt Nam? Thượng nghị sĩ John McCain:
“Tôi nghĩ đây là thời điểm đúng lúc để kể lại Chiến tranh Việt Nam, sau một cuộc xung đột, phải có một thời gian để những cảm xúc dịu bớt, nhường chỗ cho một cái nhìn khách quan hơn, và như thế chúng ta mới nắm được câu chuyện nó thực sự xảy ra như thế nào. Tôi tin nó đúng lúc đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới đang xáo trộn như bây giờ. Có thể chúng ta sẽ nhìn lại cuộc xung đột tại Việt Nam để bảo đảm chúng ta không lặp lại những sai lầm đã phạm trong cuộc chiến đó. Bài học rút ra là, chúng ta phải đảm bảo các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự phải thành thực với công chúng, và tránh thi hành lệnh nhập ngũ chỉ nhắm vào các thành phần có thu nhập thấp.”
Ông McCain, cựu tù binh chiến tranh từng bị giam cầm ở nhà tù Hỏa Lò, tiết lộ ông thường xuyên tới thăm Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, nơi ghi khắc tên tuổi của 58,000 binh sĩ Mỹ đã nằm xuống trên chiến trường Việt Nam. Ông cho biết là thường đến vào sáng sớm hoặc giấc chiều tối, chỉ để bắt tay và trò chuyện với những cựu chiến binh và tưởng nhớ các đồng đội đã ra đi.
“Những người trẻ tuổi này phải hy sinh mạng sống bởi vì lãnh đạo thiếu tài năng và bị hủ hóa - Chúng ta cần các nhà lãnh đạo có khả năng lãnh đạo, giúp vạch ra một lộ trình dẫn tới chiến thắng để chúng ta không bao giờ còn phải hy sinh tính mạng của các quân nhân vào một cuộc chiến không có lối thoát.”
Cựu Ngoại Trưởng John Kerry, một chiến binh từng được trao nhiều huân chương, kể cả Chiến Thương Bội Tinh, thì nêu bật tầm quan trọng của các nỗ lực ngoại giao.
“Bài học mà chúng ta rút ra thật đáng giá. Chúng ta phải biết chúng ta đang làm gì, phải thành thực với dân chúng, chiến tranh phải là giải pháp cuối cùng sau khi đã khai thác triệt để giải pháp ngoại giao. Tất cả những điều đó đều đúng cho chiến tranh Việt Nam và đúng cho tất cả mọi sự lựa chọn mà bây giờ chúng ta đang đối mặt.”
Ông Kerry nói nếu có một điều gì có thể giúp hàn gắn những sự chia rẽ trong xã hội Mỹ, khiến những người theo phong trào phản chiến có thể ôm lấy các cựu chiến binh đã cầm súng chiến đấu tại Việt Nam, thì đó là phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam của Ken Burns và Lynn Novick.
Một cựu chiến binh cũng từng được trao Chiến thương Bội tinh như ông Kerry, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ca ngợi những nỗ lực của ông McCain và Kerry trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ông nói phim The Vietnam War sẽ có ảnh hưởng sâu rộng không những ở Hoa Kỳ mà còn ở cả Việt Nam.
“Tôi chưa xem hết phim, nhưng đã xem khá nhiều. Tôi tin rằng nó đại diện cho và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể tới xã hội của chúng ta và cả Việt Nam nữa. Bộ phim này là bộ phim hấp dẫn, có tính thuyết phục nhất, đầy đủ nhất, trung thực nhất khi kể lại câu chuyện về chiến tranh Việt Nam.”
Ông Hagel nói tuy xem phim khơi lại những vết thương cũ, nhưng là điều có ích, nhất là cho các thế hệ lãnh đạo tương lai của nước Mỹ.
“Vâng, xem phim rất là đau lòng, nhưng rất quan trọng cho các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Mỹ phải hiểu được những hậu quả của chiến tranh và những hậu quả của các quyết định của chúng ta. Có thể chúng ta không bảo đảm được là tất cả các quyết định đều đúng nhưng bộ phim này sẽ mang lại cho chúng ta một kích thước khác.”
Một chi tiết có lẽ sẽ gây rất nhiều chú ý đối với khán giả Việt Nam là biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, khi nhiều thường dân bị cộng sản Bắc Việt thảm sát, có người bị chôn sống, đã được nhắc đến trong phim. Đây có lẽ là phim tài liệu có tầm cỡ đầu tiên của Mỹ nhắc đến vụ thảm sát ở Huế.
Bà Duong Vân Mai Elliott, tác giả cuốn “The Sacred Willow” về 4 thế hệ của một gia đình Việt Nam, được các nhà làm phim yêu cầu cộng tác và xuất hiện nhiều lần trong phim. Bà có gia đình ở cả hai bên chiến tuyến, nói bà kinh ngạc khi thấy đạo diễn Ken Burns nhắc đến biến cố Tết Mậu Thân.
“Tôi xem tôi rất là sửng sốt, tôi cũng nói với ông (đạo diễn Burns) đây là lần đầu tiên mà một người ngoài Bắc đã tham chiến, công nhận vụ thảm sát ở Huế xảy ra năm Mậu Thân 1968. Tôi rất là ngạc nhiên. Nếu mà ông ấy phỏng vấn như thế này cách đây mười mấy năm thì chưa chắc họ đã dám nói như vậy, nhưng mà lúc ông phỏng vấn thì tôi thấy họ nói trung thực lắm.”
Thẩm phán Phan Quang Tuệ, từng phục vụ tại Tòa án Di trú San Francisco nay đã về hưu, cũng xuất hiện trong phim. Ông nhận xét:
“Nhìn qua những bộ phim đã có, tôi thấy không có phim nào có thể trung thực hơn, và tôi không nghĩ là tương lai sẽ có một cuộn phim nào khác nữa vì cho tới khi phim này ra thì đã 42 năm sau cuộc chiến. Hai, ba thế hệ đã lớn lên, cuộn phim này ghi lại trung thực lịch sử, không phải của cuộc chiến mà qua cái lịch sử cuộc chiến đó, lịch sử Việt Nam, Nam cũng như Bắc. Tôi thấy điều cần làm là phải phổ biến rộng rãi phim này ở Việt Nam.”
Chiến tranh Việt Nam, hơn 4 thập niên sau, vẫn là một chủ đề hóc búa cho một phim tài liệu, và chắc chắn trong những ngày tới, “The Vietnam War” sẽ còn gây rất nhiều tranh cãi tại Hoa Kỳ, tại Việt Nam và trong các cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi.
Phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick sẽ lần lượt được công chiếu trên đài PBS, bắt đầu từ ngày Chủ nhật 17 tháng 9.
Xem thêm thông tin về bộ phim tại đây.


  • Mất hết 10 năm thực hiện “The VietNam War”, hồi cuối tháng 8.2017 đạo diễn Lynn Novick đến Việt Nam; sau khi đã cùng ĐD Ken Burns đi khắp nước Mỹ giới thiệu phim cho các cựu binh và cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Ý định của anh Lynn là trình chiếu một số trích đoạn cho những nhân vật có mặt trong phim và khán giả tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đã không thực hiện được!


    Theo ý kiến của Ban Tuyên giáo TW, thì “The VietNam War” nội dung có nhiều chi tiết nhạy cảm; đặc biệt là về sự kiện Tết Mậu Thân 1968 và về ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp. Rồi còn thêm vụ thuyền nhân, Trại cải tạo..vv. Ngoài việc cấm chiếu tại Việt Nam, mấy cha nội BTG còn lệnh cho các báo không được đưa tin hay viết lách giè hết trơn hết trọi!

    Cuối cùng, phim chỉ được giới thiệu ở Đại Sứ quán và TLS Mỹ; có một số nhân vật xuất hiện trong phim xem!

    ---

    The VietNam War - Chiến tranh Việt Nam gồm 10 tập dài 18 tiếng của hai anh Ken Burns và Lynn Novick:

    Tập 1. "Deja Vu (Bóng ma quá khứ)" (1858-1961).
    Tập 2. "Riding the Tiger (Cưỡi lưng cọp)" (1961-1963). 
    Tập 3. “The River Styx (Bên bờ vực tử thần)” (Tháng 1/1964-tháng 12/1965). 
    Tập 4. “Resolve (Quyết tâm)” (Tháng 1/1966-tháng 6/1967).
    Tập 5. “This is what we do (Chuyện đó là bình thường)” (Tháng 7-12/1967).
    Tập 6. “Things fall apart (Tan rã)” (Tháng 1/1968 - tháng 7/1968). 
    Tập 7. “The veneer of civilization (Nước sơn văn minh)” (6/1968- 5/1969). 
    Tập 8. “A history of the world (Lịch sử thế giới)” (Tháng 4/1969-tháng 5/1970).
    Tập 9. “A disrespectful loyalty (Trung thành nhưng bất kính)” (5/1970- 3/1973).
    Tập 10. “The weight of memory (Trĩu nặng ký ức)” (Từ 3/1973 về sau)

    ---

    The VietNam War sẽ được phát sóng toàn nước Mỹ vào tối thứ bảy (giờ địa phương), tức từ 8:00 sáng chủ nhật 17.9 ở Việt Nam, trên các kênh truyền hình của hãng PBS. Loạt phim có phụ đề tiếng Việt cũng được truyền trực tuyến cùng thời điểm công chiếu tại Mỹ. Kệ mẹ mấy cha tuyên giáo, coi ở đây nha ;)

    http://www.pbs.org/kenburns/the-vietnam-war/home/

    Lê Nguyễn Hương Trà

    (FB Lê Nguyễn Hương Trà)

Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ cũng là 'đại án'

16 tháng 9 2017

Giao thông ở Việt NamBản quyền hình ảnhLINH PHAM/GETTY
Image captionQuản lý và phát triển giao thông hợp lý trước áp lực của gia tăng và kích thước dân số ở đô thị đang là một câu hỏi lớn ở Việt Nam
Những sai phạm liên quan các dự án thu phí BOT giao thông vừa qua ở Việt Nam không chỉ gây thiệt hại 'hàng ngàn mà hàng vạn tỉ' đồng và nếu 'điều tra kỹ' thì đó chính là một 'Đại án', một quan chức từng tham gia lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC tuần này.
Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 14/9/2017, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
"Việc giám sát BOT là một chủ trương dưới nhiều ý kiến phản đối và cuối cùng Quốc hội đã thành lập một đoàn giám sát BOT và theo tôi nhận thức, giám sát BOT chính là giám sát chất lượng và đầu tư vào công tác BOT.
"Bởi vì đó là vốn, vốn vay nước ngoài là chính, rồi đem làm, nhưng chỉ định thầu không qua đấu thầu, rồi chất lượng đường, sau đó là các giá và các trạm [thu phí], tiền mà mất ngay tức khắc, chính là chất lượng của những công trình đó và không qua đấu thầu...
"Tôi cho rằng câu chuyện đó cũng là đại sự, mà chính chuyện đó mới dẫn đến tiêu cực, cho nên những đường như Pháp Vân - Cầu Giẽ ở ngoài Hà Nội và đường này kia, chưa đi mà đã tróc, thì rõ ràng có nhiều chuyện lắm.
"Và người ta nói còn liên quan đến phu nhân của một ông cựu lãnh đạo thật to với Đảng, nhà nước này dính líu đến những đầu tư đó mà nhờ... đó giải các khoản nợ ngân hàng tới mấy trăm, cả ngàn tỉ... Do đó cho nên, người ta tính ngược lại thì giá đầu tư mà không qua đấu thầu mà chỉ định thì rõ ràng câu chuyện rất lớn và tiêu cực rất lớn.
Giao thông ở Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột bản đồ đánh dấu các trạm thu phí giao thông trong các dự án BOT ở Việt Nam
"Ở đây, tôi nghĩ nếu điều tra kỹ, thẩm tra kỹ, mà kể cả thẩm tra chất lượng yêu cầu mời quốc tế vào thẩm tra, chứ không phải giám sát rồi đi cưỡi ngựa xem hoa thì cũng không nắm được gì, thì chính cái đó mới thấy thất thoát như thế nào."
Sau khi lên tiếng tiếp về cách thức đặt các trạm thu phí giao thông trong các 'dự án đầu tư' theo phương thức xây dựng, vận hành, chuyển giao (BOT) 'không đúng chỗ' và 'không đúng theo quy định' theo đó, khoảng cách là 70 km mới được đặt một trạm, kể cả vấn đề triển khai thu phí tự động đến nay 'vẫn chưa thực hiện được', Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Tất cả những cái đó là thiệt hại vừa qua không phải là hàng ngàn, mà hàng vạn tỉ [đồng], cái đó là cái lớn mà nếu làm cho kỹ ra thì đó cũng là một loại Đại án".

Người nghèo không bị ảnh hưởng?

Mới đây, truyền thông chính thức Việt Nam và cộng đồng mạng xã hội 'xôn xao' về phát biểu được cho là của một đương kim quan chức Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, khi ông được trích dẫn nói "BOT không ảnh hưởng đến người nghèo" tham gia giao thông.
Bình luận về phát biểu này của ông Kiên, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Còn phát biểu của ông Kiên, các phát biểu của các vị vừa qua [khách mời khác tại Bàn tròn thứ Năm], tôi rất đồng tình. Phát biểu rất ngớ ngẩn và thấy vấn đề không ra tầm trình độ của mình, rất tiếc cho ông Kiên".
Trước đó, ngay tại cuộc Tọa đàm hôm 14/9, nhà báo Mạc Việt Hồng, Chủ biên báo Đàn Chim Việt online từ Ba Lan, nêu quan điểm:
"Về câu nói của ông Nguyễn Đức Kiên, tôi cho rằng đó là một câu nói có thể liệt vào loại ngớ ngẩn nhất trong năm 2017, tôi nghĩ rằng khi ông Kiên nói câu này, thì ông nghĩ một cách đơn giản là những cái xe ô tô qua lại các trạm phí đó thì phải trả tiền.
Giao thông ở Việt NamBản quyền hình ảnhLINH PHAM/GETTY
Image captionCó ý kiến cho rằng các nhà quản lý và đầu tư dự án vào giao thông ở Việt Nam cần quan tâm lợi ích và nhu cầu của người dân, bên cạnh lợi nhuận của các nhà đầu tư
"Còn người nghèo có thể đi xe máy, xe đạp hoặc đi bộ, thì người ta không phải trả tiền này, thế nhưng đấy là một cách nhìn có thể nói là rất thiển cận, rất là không chính xác, bởi vì khi phí đó đường bộ từ Bắc đến Nam, theo như tôi kiểm tra ngày hôm qua, thì có khoảng mấy chục trạm thu phí gì đó, và trên toàn Việt Nam hiện nay có khoảng trên một trăm trạm thu phí.
"Theo tôi biết, mỗi chuyến xe như vậy, vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc, người ta phải trả rất nhiều tiền phí, như vậy thì cái tiền đó sẽ cộng vào chi phí khi bán sản phẩm ra, thì các sản phẩm sẽ [có giá thành] cao hơn, người tiêu dùng tất nhiên phải chịu ảnh hưởng và phải bị cõng phí này rồi, cho nên nói như vậy, theo tôi là không chính xác."
Còn từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cũng đưa ra bình luận về điểm này:
"Tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Đức Kiên khi mà nói như vậy, thì có thể ý của ông... muốn nói rằng là những doanh nghiệp, hay những người sử dụng những phương tiện giao thông và lưu thông rất nhiều ở những tuyến đường đó thì bị ảnh hưởng nhiều hơn.
"Nhưng nếu mà nói là không... hoàn toàn ảnh hưởng đến người dân, không ảnh hưởng đến người nghèo, thì tôi nghĩ là điều đó chưa chính xác," nhà nghiên cứu xã hội học và phát triển nói với BBC từ Hà Nội.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi nội dung phần trao đổi về câu chuyện BOT ở Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 14/6/2017.

Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam – Châu Âu "tùy thuộc vào nhân quyền"

Thanh Phương

mediaCông nhân làm việc tại một nhà máy dệt ở Hà Nam, 07/10/2015.REUTERS/Kham
Ngày 15/09/2017, một quan chức cao cấp đặc trách thương mại của Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo hiệp định tự do mậu dịch giữa khối này với Việt Nam có thể sẽ không thành tựu, nếu Hà Nội không giải quyết được các vấn đề về nhân quyền, vì đây là trọng tâm của các cuộc đàm phán song phương.
Tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội, ông Bernard Lange, chủ tịch Uỷ ban Nghị viện châu Âu về thương mại quốc tế, cho biết các cuộc đàm phán hiện nay đặt trong tâm vào vấn đề lao động cưỡng bức và tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu - Việt Nam đã được Hà Nội và Bruxelles ký vào năm 2015 và có thể được phê chuẩn ngay từ năm tới sau khi xem xét về khía cạnh pháp lý. Nếu có hiệu lực, thỏa thuận mậu dịch này sẽ cắt giảm hầu như toàn bộ các thuế quan giữa hai nước và đặc biệt sẽ thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu.
Châu Âu hiện đã là một trong những đối tác thương mại hàng đầu và là một trong những nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất của Việt Nam.
Nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam được xem là yếu tố trọng tâm trong tiến trình phê chuẩn hiệp định này. Trong những tháng gần, Việt Nam đã bị lên án vì đã bắt giam và kết án tù nặng nề các nhà bất đồng chính kiến, đồng thời mở chiến dịch đánh vào những quan chức tham nhũng.
Vào tháng trước, chính phủ Đức tố cáo Hà Nội đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch công ty PVC, ngay tại Berlin. Vụ này đã gây khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước và có nguy cơ cản trở việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu.

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

KHỦNG KHIẾP: Tiền thất thoát vụ Phạm Công Danh đủ miễn thuế cho nông dân 300 năm; THEO TƯỚNG ĐỖ BÁ TỴ ĐẤT GIAO MẤY CHỤC NĂM ĐEM BỎ HOANG NHƯ ĐỒNG TÂM CẦN BỊ XỬ LÝ?

Thứ 5, 12:59, 15/09/2016

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội so sánh số tiền thất thoát trong vụ án Phạm Công Danh nếu đem so với 34 tỷ đồng miễn thuế cho nông dân là gấp hàng trăm năm.
Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 3, sáng nay (15/9), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sau khi thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với Tờ trình của Chính phủ với thời hạn miễn thuế cho các đối tượng được bổ sung từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2020.
Số tiền không lớn nhưng "khoan thư sức dân"
Nhìn chung các ý kiến nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết bổ sung đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hóa; giảm bớt khó khăn cho người nông dân, giảm chi phí quản lý hành chính, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.
tien that thoat vu an pham cong danh du mien thue cho nong dan 300 nam hinh 1
Ông Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội 
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, việc miễn toàn bộ số thuế phải nộp cho các hộ gia đình, cá nhân, kể cả phần vượt hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ tạo tâm lý đồng thuận trong nhân dân, góp phần “khoan thư sức dân”, khuyến khích tích tụ ruộng đất, sản xuất cánh đồng mẫu lớn, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện chính sách “tam nông” của Đảng và Nhà nước.
Mặt khác, số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn của hộ gia đình, cá nhân chỉ khoảng 34,3 tỷ đồng/năm là không lớn và có tác động không đáng kể tới thu ngân sách nhà nước.
Ông Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cũng đồng ý với Tờ trình của Chính phủ vì cho rằng thu nhập nông dân rất thấp, giá thành sản phẩm bấp bênh ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân nên việc có chính sách ưu đãi là điều rất tốt.
“Tôi tính 34 tỷ đồng tiền thuế nếu có thu của nông dân mà đem so sánh với số tiền thất thoát trong vụ án Phạm Công Danh là 300 năm (đại án hơn 9000 tỷ - PV), vụ Trịnh Xuân Thanh là 100 năm (hơn 3.200 tỷ - PV)” – ông Võ Trọng Việt nêu ví dụ và nhấn mạnh nếu làm tốt phòng chống tham nhũng, chưa nói lãng phí tiêu cực thì số tiền vào ngân sách rất lớn so với thu từ người nông.
Cũng đồng tình quan điểm bổ sung đối tượng được miễn thuế, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng điều này góp phần động viên nhân dân lao động sản xuất, ổn định lương thực. Tuy nhiên, ông Tỵ đề nghị Chính phủ đánh giá thêm về hiệu quả sử dụng dất nông nghiệp của đối tượng này.
“Có lẽ hiện tượng tương đối phổ biến bây giờ là các hộ do khó khăn nên cho thuê, cho mượn, bán đất rồi đi làm thuê ngay trên chính mảnh ruộng của mình. Nên có đánh giá, tổ chức để sản xuất của người nông dân có hiệu quả” – ông Đỗ Bá Tỵ lưu ý.
Lợi dụng chính sách rồi bỏ đất hoang hoá thì cần xử lý
Liên quan đề nghị miễn toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị rà soát, nghiên cứu thêm, nhất là đất nông, lâm trường.
tien that thoat vu an pham cong danh du mien thue cho nong dan 300 nam hinh 2
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị rà soát, nghiên cứu thêm về đất nông, lâm trường. (Ảnh: Quốc hội)
Theo báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, hiện nay nhiều nông, lâm trường, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật để trục lợi...
“Thực tế có việc sử dụng sai mục đích, chuyển nhượng trái phép gây lãng phí nguồn lực nhà nước, trục lợi. Diện tích này lớn, nếu không quản lý được mà còn miễn giảm thì tạo ra kẽ hở lớn trong quản lý đất đai. Chính phủ cần có khảo sát đánh giá thực trạng để xem có nên miễn giảm cho đối tượng này hay không” – ông Đỗ Bá Tỵ nêu ý kiến.
Ở góc độ khác, ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế đề nghị chú ý các đối tượng được miễn giảm không chỉ là nông dân mà ai sử dụng đất nông nghiệp là thuộc đối tượng được hưởng chính sách, vì chúng ta đang thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
“Đằng sau đấy phải giải quyết câu chuyện miễn thuế nhưng đất bỏ hoang, cũng như với chính sách xoá đói giảm nghèo thì có hiện tượng ỷ lại, trông chờ, không chủ động phát triển. Cứ lợi dụng chính sách mà để đất bỏ hoang thì cũng phải có chế tài xử lý. Rồi có chuyện phát canh thu tô, lợi ích nhóm” – ông Vũ Hồng Thanh đặt vấn đề và đề nghị Chính phủ rà soát để đảm bảo chính sách vào cuộc sống, đúng đối tượng thụ hưởng.
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho rằng người sản xuất nông nghiệp không hẳn là nông dân vì chúng ta đang quy hoạch phát triển sản xuất, thu hút đầu tư nên cần nghiên cứu thêm về đối tượng được hưởng chính sách. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị nên có chế tài xử lý bỏ đất hoang hoá, sử dụng sai mục đích./.
Ngọc Thành/VOV.VN

GỬI FB LÊ DŨNG VOVA VỀ VIỆC XIN GIAO THẦU CÔNG TRÌNH CẢI TẠO 127 VÒM CẦU PHÙNG HƯNG-LONG BIÊN... 100 TỶ VNĐ

Chào bạn Lê Dũng VOVA


Tôi đã đọc bức thư của bạn gửi cho ông Nguyễn Đức Chung, CTUBNDTP Hà Nội đề nghị được nhận thầu việc cải tạo công trình 127 vòm cầu đường sắt (từ Phùng Hưng đến ga Long Biên)...
Theo tôi, bạn đưa bức thư này lên mạng cũng tốt nhưng chưa đúng quy trình pháp luật về việc giao nhận thầu các công trình xây lắp, cái tạo sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước; Luật Đấu thầu gọi lạo công trình này là PPP...
Theo quy định của pháp luật hiện hành của Luật Ngân sách, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng thì loại công trình trên phải bắt buộc tiến hành qua thủ tục đấu thầu rộng rãi khi triển khai khi công! Nếu UBND Hà Nội bí mật giao thầu cho 1 nhà thầu nào đó là vi phạm pháp luật...
Khi tôi đang làm thanh tra Bộ Văn hóa ( trước 2012) thì các công trình cải tạo xây dựng trên 1 tỷ VNĐ, mua sắm trang thiết bị từ 500 triệu VNĐ lấy từ nguồn ngân sách đều phải qua đấu thầu mới được phép thanh toán...
Do vậy tôi nhắn tin tới bạn: Nếu muốn được tham gia cải tạo công trình xây dựng này, bạn có thể chính thức gửi đơn tới UBND Hà Nội đề nghị cho đấu thầu rộng rãi để bạn có quyền tham gia. 
Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân đều bình đẳng và có tư cách pháp nhân ngang nhau. Bạn không phải xin cho ai hết!
Chúc bạn thành công !
Phạm Viết Đào.
( Từng làm công tác thanh tra xây dựng )



Kính gửi : ông Chung chủ tịch. 

Tôi là một chủ nhà thầu Tư vấn xây dựng, hầu hết các Chủ đầu tư tư nhân tại HN này đều biết đến và từng thuê chúng tôi tư vấn để xây những công trình khá lớn. 

Hiện tôi có doanh nghiệp xây dựng tư nhân, có giấy phép kinh doanh theo đúng các qui định của pháp luật, đang thi công nhiều gói thầu khắp Hà nội. 

Qua báo chí được biết : sẽ chi phí gần 100 tỷ để cải tạo phần cầu dọc từ Long Biên về Trần Phú gồm 127 vòm cầu cũ. Phạm vi công việc theo tôi dự tính cũng chỉ là đục phần đá chèn ra, dọn đi và tô trát lại bên trong để làm ki ot cho kinh doanh du lịch và đẹp cảnh quan. 

Tôi dự tính cho cả việc lắp đặt cấp điện, cấp nước và sửa chữa các vòm nếu Kiểm định thấy cần thiết gia cố thêm, đạt yêu cầu an toàn cho chạy Tàu và ổn định chất lượng, khai thác đường này trong vài chục năm nữa (30 năm nữa thôi đã quá lãi vì nó vốn được người Pháp xây từ 1900, hết tuổi thọ sử dụng lâu rồi).

Tôi đề xuất được ông giao thầu cho Doanh nghiệp của tôi với tổng chi phí là: 50. 50 tỷ tròn. 

Trong đó : 

- Tôi trả hoa hồng cho ông 1 tỷ.

- Tôi bỏ 12 tỷ ra xây hai cụm trường như anh Trần Đăng Tuấn và GS Ngô Bảo Châu đã xây, bạn đồng niên với tôi là KTS Hoàng Thúc Hào thiết kế, trên Thái Nguyên như báo chí đã đăng. 

- Tôi tặng 2 tỷ cho Nhóm NO U thiện nguyện để xây 20 lớp học bằng gỗ như nhóm từng xây tặng tại Háng Đề Sủa trên Mù Cang Chải năm 2013. Mỗi lớp học trị giá 100.000.000 đồng. 

- Còn lại 35,5 tỷ tôi dành cho việc thi công theo đúng thiết kế và phạm vi công việc được ký kết với Hà nội. Thiếu đâu tôi kêu gọi cộng đồng bạn bè xây dựng của tôi khắp TG giúp hoàn thiện. 

Sau đó tôi đăng ký thuê 50 năm một gian và dùng làm Trụ sở của Đài Truyền hình CHTV và TDTV , đây sẽ là nơi kết nối những kênh thông tin tốt nhất phục vụ du khách bốn phương ghé qua Hà nội. 

Tôi nghĩ đây là một đề xuất nhiều người cho rằng dở hơi nhưng không sao. Gần 50 tỷ dư ra từ 100 tỷ dự kiến kia sẽ giúp xây được hàng chục ngôi trường đẹp như mơ trên khắp các cùng cao. Và tôi mơ ước điều đó thành sự thật. 

Qua cộng đồng mạng, thay mặt Doanh nghiệp xây dựng tư nhân, tôi gửi thư này tới ông, rất vui nếu ông xem xét và hồi âm sớm.

Chào ông, chúc ông luôn may mắn và mạnh khỏe !

Lê Dũng

Học giả, giáo sư chém gió mạng xã hội.
Chuyên gia tư vấn độc lập, Chủ Doanh nghiệp Xây dựng tư nhân. 
Phone : WhatsApp :0983839610
Skype : Vova10702 

(FB Le Dung Vova)

..........

Hà Nội: Gần 100 tỷ đồng đục thông 127 vòm cầu đường sắt

TP Hà Nội đang nghiên cứu đục thông 127 vòm cầu đường sắt tạo không gian văn hóa 
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, kinh phí cải tạo 127 vòm cầu đường sắt (từ Phùng Hưng đến ga Long Biên) hết chưa đến 100 tỷ đồng, do đơn vị tư nhân đầu tư. 

Tại buổi làm việc với Bộ GTVT, đại diện UBND TP Hà Nội đã nêu rõ mong muốn được chấp thuận cho đục thông 127 vòm cầu đường sắt từ phố Phùng Hưng đến ga Long Biên (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) để cải tạo thành các không gian văn hóa. 

127 vòm cầu đường sắt ở chân đế của bờ trụ bê tông đỡ ray đường sắt cho tàu di chuyển từ ga Hà Nội - ga Đầu Cầu (ga Long Biên) được xây dựng từ thời Pháp. Trước đây các vòm cầu này rỗng, nhưng sau đó do tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự tại khu vực, nên thành phố Hà Nội đã cho xây bịt kín. 

Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, theo dự toán nếu cải tạo 127 vòm cầu này sẽ tạo ra diện tích là 3.600 m2. Sau khi đục thông, các vòm cầu sẽ được quy hoạch thành điểm bán hàng, phố đi bộ, không gian văn hóa phục vụ du khách. 

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, toàn bộ kinh phí cải tạo 127 vòm cầu này hết chưa đến 100 tỷ đồng và do đơn vị tư nhân đầu tư, quản lý và thu hồi vốn. 

Sau khi có kế hoạch trên, TP Hà Nội đã giao cho quận Hoàn Kiếm mời nhà tư vấn của Pháp đánh giá lại kết cấu của các vòm cầu đường sắt. Nhà tư vấn đến từ Pháp đã tìm lại toàn bộ hồ sơ liên quan đến các vòm cầu này được lưu trữ tại Pháp. 

“Bước đầu họ đánh giá việc cải tạo các vòm cầu hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết cấu đường sắt”, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói. 

Tuy nhiên, theo ông Chung để đảm bảo kết cấu đường sắt, nếu được Bộ GTVT chấp thuận, TP Hà Nội sẽ chỉ đạo quận Hoàn Kiếm phối hợp với đơn vị liên quan đục thông 1 vòm cầu để đánh giá tác động trước khi làm toàn bộ 127 vòm cầu. 

“Nếu đủ tiêu chuẩn, thành phố sẽ làm trước đoạn từ Hàng Giấy đến phố Gầm Cầu. Các vòm cầu còn lại từ Hàng Giấy xuống Phùng Hưng do ảnh hưởng đến tuyến đường sắt đô thị số 1 nên thành phố sẽ thực hiện sau”, ông Nguyễn Đức Chung cho hay. 

Ông Trương Quang Nghĩa - Bộ trưởng Bộ GTVT hoàn toàn ủng hộ kế hoạch trên của UBND TP Hà Nội. Ông Nghĩa đánh giá việc đục thông 127 vòm cầu như kế hoạch của Hà Nội là một ý tưởng hay bởi nó tạo thêm thêm không gian phục vụ văn hóa, du lịch, nghệ thuật trên địa bàn thành phố phục vụ du khách. 

Sau khi Bộ GTVT đồng ý chủ trương trên của TP Hà Nội, ông Dương Đức Tuấn – Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, thời gian tới quận này sẽ cùng với đơn vị tư vấn nghiên cứu thực hiện các bước tiếp theo để hoàn thiện kế hoạch đục thông các vòm cầu như kế hoạch. 

Tuy nhiên, theo ông Tuấn 127 vòm cầu này một mặt là đường sắt quốc gia, mặt khác lại là di sản đô thị, nên các kế hoạch phải trao đổi kỹ với Bộ GTVT và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. 

“Sau khi thỏa thuận xong, cùng với việc chuẩn bị đầy đủ công nghệ, chúng tôi mới đưa ra thời gian cụ thể thí điểm đục thông một vòm cầu để đánh tác động của nó tới đường sắt”, ông Tuấn nói. 

Theo ông Dương Đức Tuấn, việc đục thông 127 vòm cầu với định hướng chính là xây dựng không gian văn hóa kết hợp quần thể di tích kế cận… tạo thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. 

Quang Phong
(Dân trí)

Phản hồi ông Nguyễn Nguyễn:
Này bạn Nguyên Nguyễn; Tôi viết không có gì sai, tôi viết hoàn toàn theo luật pháp hiện hành, quang minh chính đại...
Còn chuyện người ta lách luật, không theo luật đó không phải là cái sai của tôi...
Tôi sẽ đề nghị cắt com của ông !
Blog của tôi không rõ vì lý do gì mà không kiểm soát được các com và phản hồi lại....
Ai biết cách mách giùm !