Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

TRÍ TRÁ NGUYỄN TẤN DŨNG + LƯƠN LẸO TỔ CHỨC ĐƯA TRÓT LỌT TRỊNH XUÂN THANH VỀ HẬU GIANG THEO ĐƯỜNG " TIỂU NGẠCH" ?

Phạm Viết Đào.

Ban Tổ chức TW, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Tỉnh ủy Hậu Giang đã “xô” Nguyễn Tấn Dũng ra xếp thêm ghế PCT tỉnh cho Trịnh Xuân Thanh ?

Theo VTC New:” Ngày 4/4/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang có văn bản số 538-CV/TU gửi Thủ tướng đề nghị bổ sung 1 Phó chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Trả lời của Thủ tướng Chính phủ là: Giữ nguyên số lượng Phó chủ tịch tỉnh theo quy định chung.
6 tháng sau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang tiếp tục có văn bản số 766-CV/TU gửi Bộ Công thương đề nghị cho bổ sung 1 Phó chủ tịch tỉnh. Tỉnh xin bổ sung ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chánh văn phòng Bộ Công thương về công tác, bố trí giữ chức Phó chủ tịch tỉnh phụ trách công nghiệp.
Căn cứ văn bản số 1159-CV ngày 1/4/2015 của Tỉnh ủy Hậu Giang đề nghị cho ông Trịnh Xuân Thanh về nhận công tác, Bộ Công thương đã có quyết định số 3754/QD-BCT ngày 20/4/2015 thuyên chuyển công tác đối với ông Trịnh Xuân Thanh về tỉnh Hậu Giang.
Ngày 24/4/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang có quyết định tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh, Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban Cán sự đảng Bộ Công thương về công tác tại tỉnh, nhận nhiệm vụ tại Văn phòng UBND tỉnh.
Chỉ 19 ngày sau, tức ngày 13/5, HĐND tỉnh đã bầu ông Thanh khi ấy đang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang giữ chức Phó chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
Cùng ngày hôm đó, Bộ Nội vụ đã có tờ trình gửi Thủ tướng xem xét phê chuẩn bầu ông Thanh do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng ký.
Trong văn bản này, sau khi thẩm định, Bộ Nội vụ khẳng định đề nghị của UBND tỉnh Hậu Giang và thủ tục bầu bổ sung chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh của HĐND tỉnh “là đúng quy định”.
Trong khi, tại thông báo Kết luận tháng 10/2013, Bộ Chính trị đồng ý tiếp tục thực hiện chủ trương tăng thêm chức danh phó chủ tịch UBND ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, nhưng quy định và quán triệt: đối tượng lựa chọn tăng thêm phải là cán bộ đương chức (phó trưởng ban đảng, thứ trưởng) hoặc trong quy hoạch cán bộ chủ chốt.
Ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện này.
Thêm nữa, như trên đã nói, vào tháng 7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến giữ nguyên số lượng Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, sau khi xét đề nghị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có tỉnh Hậu Giang…”

Qua thông tin mà VTV New đã đưa thì việc luân chuyển Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang đã đi bằng con đường “tiểu ngạch” đi chui vì về kết luận 10/2013 của Bộ Chính trị, Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện luân chuyển… Còn Thủ tướng Chính phủ:
“Trả lời công văn 538-CV/TU gửi Thủ tướng đề nghị bổ sung 1 Phó chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 của Thủ tướng Chính phủ là: Giữ nguyên số lượng Phó chủ tịch tỉnh theo quy định chung…”
Thế mà Tờ trình số 2036/TTr-BNV ngày 13/5/2015 của Bộ Nội vụ gửi Thủ tướng báo cáo về việc “ Phê chuẩn việc bầu bổ sung chức vụ PCTUBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 lại viết:” Sau khi thẩm định, Bộ Nội vụ nhận thấy đề nghị của UBND tỉnh Hậu Giang và thủ tục bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh của HĐND tỉnh Hậu Giang là đúng quy định… ??/
Qua tờ trình số 2036/TTr-BNV ngày 13/5/2015 của Bộ Nội vụ đã hé lộ các “cửa hậu, cửa ngách” bất hợp pháp mà Trịnh Xuân Thanh đã chui qua. Xin nêu một vài dữ liệu:
Cửa phụ 1:
-Mặc dù tỉnh ủy Hậu Giang đã nhận được ý kiến chính thức của Thủ tướng không đồng ý tăng thêm 1 Phó Chủ tịch nhưng “6 tháng sau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang tiếp tục có văn bản số 766-CV/TU gửi Bộ Công thương đề nghị cho bổ sung 1 Phó chủ tịch tỉnh. Tỉnh xin bổ sung ông Trịnh Xuân Thanh…”
“ Cửa phụ 1”  này do tỉnh ủy Hậu Giang mớ khóa ?
Cửa phụ 2:
-VTC New viết:” Trong khi, tại thông báo Kết luận tháng 10/2013, Bộ Chính trị đồng ý tiếp tục thực hiện chủ trương tăng thêm chức danh phó chủ tịch UBND ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, nhưng quy định và quán triệt: đối tượng lựa chọn tăng thêm phải là cán bộ đương chức (phó trưởng ban đảng, thứ trưởng) hoặc trong quy hoạch cán bộ chủ chốt.
Ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện này…”
Thế mà Ban Tổ chức TW đã ký công văn số 6149 CV/BTCTW ngày 20/1/2014 chấp nhận  tăng thêm chức danh PCTUBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 ?
Cửa phụ 2” này do Ban tổ chức TW mở khóa
Cửa phụ 3:
“Tỉnh ủy Hậu Giang đã ra Quyết định số 4461 a-QĐ/TU ngày 24/4/2015 tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang, nhận nhiệm vụ tai Văn phòng UBND tỉnh…”
Về nguyên tắc theo Điều lệ Đảng quy định; cơ quan Đảng lãnh đạo cơ quan nhà nước bằng chủ trương, đường lối chính sách chứ không bao biện làm thay. Việc điều động Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang phải do Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định điều động căn cứ theo đề nghị xin cán bộ của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang…
Việc tỉnh ủy lại ký quyết định số 4461 chấp nhận Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Văn phòng UBND tỉnh là vi phạm luật pháp và Điều lệ Đảng; Tỉnh ủy chỉ có quyền tiếp nhận cán bộ cho bộ máy tỉnh ủy đề chủ trương tiếp nhận chứ không được quyền ra quyết định tiếp nhận cán bộ cho bộ máy UBND tỉnh ?
Việc vi phạm, đá lộn sân và vượt quyền rõ ràng như vậy mà Tờ trình của Bộ Nội vụ là viết một cách ráo hoảng:”Sau khi thẩm định, Bộ Nội vụ nhận thấy đề nghị của UBND tỉnh Hậu Giang và thủ tục bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh của HĐND tỉnh Hậu Giang là đúng quy định…
Vậy đúng quy định nào, của ai ?
Dấu hiệu chui, chen ngang của Trịnh Xuân Thanh để lại dấu vết ngay cả trong tờ trình của Bộ Nội vụ ở “Quyết định 4461 a-QĐ/TU ngày 24/4/2015”
Như vậy trong ngày 24/4/2015 tỉnh ủy Hậu Giang đã ký 2 quyết định số 4461, quyết định tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh là 4461 a, có nghĩa sẽ còn có quyết định 4461 b có nội dung khác. Thao tác này lòi đuôi chen ngang vì nếu không chen ngang sao lại có 2 số a và b ?
“ Cửa phụ 3” này cũng do tỉnh ủy Hậu Giang mở…
Về trình tự và thủ tục pháp lý thì sau khi UBND và Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang trình báo cáo lên Thủ tướng về kết quả bầu Phó Chủ tịch đối với Trịnh Xuân Thanh, Bộ Nội vụ có Tờ trình thẩm định báo cáo Thủ tướng; Thủ tướng phải ban hành một Quyết định phê chuẩn bổ sung ông Trịnh Xuân Thanh làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 thì lúc đó Trịnh Xuân Thanh mới được chính danh và sử dụng chính danh này để làm việc trên cương vị, chức danh Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang…
Ở đây 1 vấn đề đặt ra liên quan tới trách nhiệm và hệ lụy liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người trong thường vụ Bộ Chính trị biết rõ Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện được Bộ Chính trị quy hoạch, luân chuyển và đề bạt vào chức danh Phó Chủ tịch tỉnh…
Bản thân Thủ tướng đã trả lời UBND tỉnh Hậu Giang không đồng ý bổ sung thêm một Phó Chủ tịch tỉnh cho tỉnh này và giữ nguyên hiện trạng cán bộ…
Mặt khác là người đứng đầu Chính phủ, trực tiếp quản lý và chỉ đạo công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng phải biết rõ năng lực, phẩm chất của Trịnh Xuân Thanh cũng như những gì Thanh gây ra ở PVC…
Do vậy, chắc chắn Thủ tướng đã không ký quyết định phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh; Do không có quyết định phê chuẩn của Thủ tướng nên chức danh Phó Chủ tịch tỉnh của Trịnh Xuân Thanh là bất hợp pháp, là chiếm dụng…
Còn nếu Thủ tướng đã ban hành quyết định phê chuẩn chức danh Pho Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh thì Thủ tướng đã vi phạm Nghị quyết của Bộ Chính trị; Làm trái quyết định của Bộ Chính trị?!
Cửa phụ thứ 4:
Do việc Trịnh Xuân Thanh chiếm dụng bất hợp pháp chức danh Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang nên việc đưa Thanh ra ứng cử đại biểu Quốc hội với “ chức danh” Phó Chủ tịch cũng lại là một hành vi bất hợp pháp của tỉnh ủy, UBND, Ban Bầu cử quốc hội tỉnh Hậu Giang và Trịnh Xuân Thanh ?!

Ai, cơ quan nào có tư cách pháp nhân trong việc luân chuyển, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh vào chiếc ghế Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang
Trong việc luân chuyển và quyết định việc bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ có chữ ký có đủ tư cách pháp nhân, được công nhận về mặt luật pháp để xác nhận việc này đó là chữ ký của BT Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, chữ ký của các quan chức của Bộ Nội vụ và chữ ký của Thủ tướng…
Còn những chữ ký của các quan chức ở Ban tổ chức TW và tỉnh ủy Hậu Giang chỉ có tư cách “ Đảng lý”…
Chữ ký của BT Vũ Huy Hoàng có hiệu lực pháp lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong Quyết định điều động Trịnh Xuân Thanh luân chuyển về UBND tỉnh Hậu Giang; Còn chữ ký của Thủ tướng có hiệu lực pháp lý được pháp luật thừa nhận trong việc cho phép hay không cho phép UBND tỉnh Hậu Giang được bầu thêm 1 Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang và ban hành Quyết định phê chuẩn Trịnh Xuân Thanh đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang…
Thủ tướng là người duy nhất có thẩm quyền này.

Những điều này đã được quy định tại: Điều 96, 98 ( chương VII) của Hiến pháp 2013 quy định về Chính phủ; Điều 23, 28 của Luật Tổ chức Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng…

Hiệu lực pháp lý của BT Vũ Huy Hoàng được quy định tại Nghị định số 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương…

Hiệu lực pháp lý của các quan chức Bộ Nội vụ được quy định tại Nghị định số 61/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ

Còn các chữ ký của các quan chức ở Ban Tổ chức TW, tỉnh ủy Hậu Giang chỉ có giá trị “ đảng lý”, điều chỉnh quan hệ nội bộ Đảng, không có giá trị pháp lý, không được pháp luật thừa nhận không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật…

Do đó Tờ trình của Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng cho rằng: “Hậu Giang đã ban hành quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch tỉnh đúng quy định pháp luật là một tờ trình láo toét !”

Để “vạch mặt chỉ tên” các sai phạm những vi phạm của 4 cơ quan để xử lý: Ban Tổ chức TW, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương và tỉnh ủy Hậu Giang thì phái phân định thành 2 khu vực, 2 kênh khác nhau:

- Xử lý quan chức Tỉnh ủy Hậu Giang và Ban Tổ chức TW thì xử lý theo kênh Đảng, tức xử theo Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng;

- Xử lý BT Bộ Công thương và BT Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, Trưởng Ban bầu cử Quốc hội tỉnh Hậu Giang thì phải xử lý theo pháp luật trong đó có Luật Hình sự, Luật Tổ chức Chính phủ và Hiến pháp 2013 và Luật bầu cử Quốc hội…

Chuyện này sẽ bàn tiếp ở bài sau…


( Còn nữa…)

HỌC PHÍ "KHUYẾN HỌC" CỰC KỲ Ở CAO LÃNH, (CÓ LĂNG CỤ NGUYỄN SINH SẮC, BỐ CT HỒ CHÍ MINH): THU 16 TRIỆU/ HS LỚP 1 ?

UBND TP Cao Lãnh: trường thu 16 triệu/học sinh lớp 1 không sai

15/09/2017 12:26 GMT+7

TTO - Phòng GD-ĐT Cao Lãnh nói các khoản thu của Trường tiểu học Chu Văn An là đúng quy định. Việc phụ huynh bức xúc khoản thu 16 triệu/năm là do phụ huynh "chưa thống nhất cao".

Thu lớp 1 có thể 16 triệu/năm nhưng không đóng 1 lần - Ảnh 2.
Ông Nguyễn Văn Ngợi, trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Cao Lãnh (giữa), chủ trì buổi họp báo - Ảnh: NGỌC TÀI
Ngày 15-9, UBND thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp họp báo công khai các khoản thu đầu năm học 2017-2018.
Tại buổi họp báo, Phòng GD-ĐT thành phố Cao Lãnh đã thông tin các khoản thu của Trường tiểu học Chu Văn An mà dư luận đang quan tâm hiện nay. Phòng này cho rằng các khoản thu của trường đã công khai là đúng với quy định.
Trả lời vấn đề vì sao Phòng GD-ĐT thành phố Cao Lãnh không tìm hiểu rõ các loại quỹ, phí mà tại cuộc họp phụ huynh đã đề ra, ông Nguyễn Văn Ngợi - trưởng Phòng GD-ĐT thành phố Cao Lãnh, cho biết các mức thu do ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đưa ra đôi khi chưa thống nhất cao. Điều này gây nên bức xúc trong phụ huynh học sinh, gây hiểu lầm.
Để chấn chỉnh vấn đề này, Phòng GD-ĐT thành phố Cao Lãnh sẽ chỉ đạo các trường làm việc cụ thể với từng ban đại diện. Nếu phát hiện có dấu hiệu lạm dụng các khoản thu do ban đại diện đề ra sẽ nghiêm khắc chấn chỉnh.
UBND TP Cao Lãnh: trường thu 16 triệu/học sinh lớp 1 không sai - Ảnh 2.
Lãnh đạo UBND thành phố Cao Lãnh, đại diện UBND tỉnh Đồng Tháp tham gia tại buổi họp báo - Ảnh: NGỌC TÀI
Về khoản thu dự kiến hơn 16 triệu đối với học sinh lớp 1, ông Võ Phan Thành Minh - phó chủ tịch UBND thành phố Cao Lãnh, cho biết nếu học sinh không học bán trú và Anh văn tăng cường thì mức thu 16 triệu đồng là không chính xác.
Trường hợp học sinh tham gia cả hai khoản này, theo ông Minh, trường có thể thu 16 triệu đồng cả năm và không đóng một lần mà chia ra từng tháng.
Phóng viên Tuổi Trẻ Online đặt vấn đề: kinh phí hoạt động của trường do ngân sách cấp, trường thu phí 2 buổi/ngày (80.000 đồng/học sinh/tháng), phí bán trú (36.500 đồng/tháng), trong đó đều có trích ra một phần đầu tư cơ sở vật chất, như vậy có phải là phí chồng phí gây gánh nặng cho phụ huynh hay không?
Ông Ngợi cho biết thu phí 2 buổi/ngày, phí bán trú là trên tinh thần thỏa thuận, tự nguyện giữa giữa phụ huynh và nhà trường. Sắp tới việc thu 2 buổi/ngày có chi cho các khoản đầu tư cơ sở vật chất sẽ có tính toán lại.
Dừng mua laptop cho cô giáo
Cũng tại buổi họp báo, Phòng GD-ĐT thành phố Cao Lãnh thông tin vụ việc cô giáo chủ nhiệm lớp 1/3 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn được phụ huynh trang bị laptop.
Theo đó, giáo viên này có trao đổi với phụ huynh việc trang bị laptop gây nên sự hiểu nhầm. Tuy nhiên sự việc mới chỉ là dự kiến, nhà trường đã chỉ đạo dừng. Lãnh đạo trường cũng nhận khuyết điểm do chưa thực hiện đúng các thủ tục xã hội hóa theo quy định.
Tuy nhiên báo cáo của Phòng GD-ĐT thành phố Cao Lãnh lại cho rằng nếu phụ huynh xét thấy cần thiết đầu tư cho con em mình thì phụ huynh tự nguyện đóng góp, trường sẽ tiếp nhận qua việc tài trợ để trang bị và sử dụng đúng mục đích của phụ huynh.
NGỌC TÀI

ĐẠI HỘI 19, TẬP CẬN BÌNH XÓA QUAN HỆ HẬU DUỆ ĐỂ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG TẠI TRUNG CỘNG

Ông Tập Cận Bình đoạn tuyệt với các gia tộc nguyên lão

Trong danh sách đại biểu Đại hội 19 mới được công bố vừa qua của quân đội Trung Quốc, hầu như toàn bộ con cháu của các nguyên lão Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều không có tên. Điều này cho thấy ông Tập Cận Bình đang đoạn tuyệt với những gia tộc đỏ truyền thống.

đại hội 19, Tap Can Binh, nguyên lão chính trị,
Ông Tập Cận Bình đoạn tuyệt với các gia tộc nguyên lão. (Ảnh: Japantimes)
Ngày 08/09 tờ South China Morning Post (Hong Kong) đăng tin cho biết, Thiếu tướng Mao Tân Vũ – cháu của chủ tịch Mao Trạch Đông, Phó Viện trưởng Học viện Chỉ hủy không quân Chu Hòa Bình – cháu của cựu Phó Chủ tịch quốc gia Chu Đức, và những “thái tử đảng” khác trong quân đội Trung Quốc đồng loạt không trúng tuyển đại biểu Đại hội 19 diễn ra vào tháng 10 năm nay.
Bình luận viên chính trị Thạch Đào cho biết, ngoài Mao Tân Vũ, Chu Hòa Bình ra còn có các “hồng nhị đại” khác như tướng Lưu Nguyên – con trai cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Đô đốc Lưu Hiểu Giang – con rể cố Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, tướng Trương Hải Dương – con trai cố Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Chấn, và tướng Lưu Á Châu – con rể cựu chủ tịch Lý Tiên Niệm, tất cả đều không trúng cử đại biểu đại hội 19. Kỳ thực đây chính là Tập Cận Bình cắt đứt với thế lực truyền thống nhất của quân đội Trung Quốc. (Hồng nhị đại: Thế hệ đỏ thứ hai, hay con của thế hệ đỏ đầu tiên).
“Trong ngày kỷ niêm ngày mất của Mao Trạch Đông 09/09 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã tỏ thái độ thờ ở lạnh nhạt, các kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc hầu như không đề cập đến sự kiện này. Có người nói ông Tập Cận Bình đi theo con đường xưa kia của ông Mao Trạch Đông. Theo tôi nghĩ đây đều là quan niệm, ông Tập Cận Bình là một mặt phòng chống tham nhũng, một mặt đoạn tuyệt với các gia tộc đỏ”, ông Thạch Đào nói.
Trong các gia tộc đỏ, ngoài gia tộc ông Tập Trọng Huân (cha của ông Tập Cận Bình) thì không còn gia tộc nào còn sót lại trong thế hệ lãnh đạo của ĐCSTQ hiện nay. Có một điểm đáng chú ý là, cả ông Tập Cận Bình và cha mình đều bị đấu tố, bị liệt vào ‘phần tử phản Đảng’ trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, một thời gian dài sau đó mới được giải oan.
đại hội 19, Tap Can Binh, nguyên lão chính trị,
Thiếu tướng Mao Tân Vũ, cháu nội Mao Trạch Đông là một trong 5 viên tướng Trung Quốc đương nhiệm là con cháu các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ không hiện diện tại Đại hội 19 này. (Ảnh: SCMP)
Trong quá khứ, tư cách đại biểu của con cháu của các nguyên lão cách mạng là điều đương nhiên, nhưng từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền đã thay đổi điều này, cũng có nghĩa là ông Tập đã “một đao cắt đứt” với các nguyên lão của ĐCSTQ.
Hội trưởng Hội học thuật quân sự quốc tế Ma Cao Hoàng Đông phân tích: “Bọn họ đồng loạt không trúng cử đại biểu Đại hội 19, cũng có thể không do Tập Cận Bình cố ý ngăn chặn sức ảnh hưởng của con cháu các nguyên lão Đảng, mà là bởi vì Tập Cận Bình cho rằng họ không phải là những nhân vật đáng tin cậy, hoặc không có năng lực lãnh đạo quân đội”.
Ông Thạch Đào phân tích thêm, liên tưởng đến bài viết với tiêu đề “Thắng cuộc chiến hình thái ý thức mới là mấu chốt của chống khủng bố” của tờ VOAchinese, thì cũng có thể nói việc ông Tập Cận Bình bài trừ “hồng nhị đại” thực tế là một loại chuyển biến hình thái ý thức.
Lê Hiếu biên dịch

Bí ẩn hồn ma thủy quái gieo rắc tai ương cho ngư dân Nhật Bản

9:56 am - 16/09/2017

Đối với ngư dân hòn đảo Okino thời Nhật Bản cổ xưa, sinh vật khổng lồ, kỳ dị xuất hiện ở biển sâu có tên Bakekujira luôn là nỗi khiếp đảm, là dấu hiệu của bệnh tật, đói khát và thiên tai.
Họ cho rằng, Bakekujira là hiện thân của những lời nguyền đáng sợ, khiến cho dân làng chài phải hứng chịu những cuộc trả thù lặng lẽ.
Chuyện kể rằng, vào một đêm mưa bão, người dân làng chài ven biển Okino nhìn thấy một khối trắng mờ giữa biển sâu. Vì không xác định được vật thể khổng lồ ấy là gì, một đội dân chài khỏe mạnh bất chấp mưa gió, chèo thuyền nhằm tiếp cận mục tiêu.
Ở khoảng cách xa cộng với đêm tối khiến họ nghĩ rằng đó là một con cá voi bị mắc cạn. Họ bắt đầu dùng các dụng cụ săn bắt cá voi để tấn công con vật. Tuy nhiên, dù phóng bao nhiêu lao sắc về phía nó, mọi vũ khí đều như rơi vào hư không.
Tranh vẽ Bakekujira (Ảnh: Deities Daily)
Cảm thấy kỳ lạ, đoàn dân chài bắt đầu tiến gần đến con cá voi hơn. Ra đến nơi, trước mặt họ là một cảnh tượng chưa từng chứng kiến trong đời: Một bộ xương cá voi trắng khổng lồ. Điều đáng sợ là nó không bất động, mà di chuyển như một con cá voi bình thường, với kích thước là vô cùng to lớn.
Đúng lúc ấy, vùng biển xung quanh con cá voi kỳ lạ bỗng dậy sóng, kéo theo hàng nghìn những con cá kỳ lạ khác mà dân chài nhiều năm kinh nghiệm chưa từng thấy. Rồi bầu trời trong đêm bão cũng xuất hiện bầy chim đen liệng khắp khu vực có con cá voi.
Khung cảnh chao đảo và đáng sợ tới nỗi, rất nhiều thuyền viên ngã xuống biển. Đời họ chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng nào khủng khiếp đến vậy.
Đoạn, con cá voi trắng quay đầu rồi chìm dần và biến mất trong làn biển sâu thẳm. Đàn cá và chim lạ cũng theo đó mất hút.
Bakekujira có khả năng điều khiển các loài sinh vật biển khác (Ảnh: Aminoapps)
Những người dân chài trở về làng trong tâm trạng sợ hãi khủng khiếp. Điều khủng khiếp hơn là, sau khi con cá voi xuất hiện, trong làng chài nhỏ liên tiếp xuất hiện thiên tai đại họa, khiến cho người dân hứng chịu nạn đói và bệnh tật triền miên.
Người đời về sau gọi con cá voi có bộ xương trắng khổng lồ ấy là “Bakekujira – Ma cá voi”.
Người xưa cho rằng, vào thời đó, dân chài Okino chuyên săn bắt cá voi làm kinh tế chính. Chỉ với một con cá voi săn bắt được, cả làng có thể no đủ cả năm. Đó là nhờ việc họ bán được hàng tấn thịt và mỡ cho thương gia.
Trải qua nhiều năm, những cuộc săn bắt cá voi cứ thế giúp cho dân làng Okino no đủ. Không ai ngờ, có một ngày, một con cá voi trong hình hài bộ xương khổng lồ lại xuất hiện rồi mang đến những tai ương khó lường.
Lời nguyền xuất hiện cùng Bakekujira có phải là cuộc trả thù lặng lẽ từ việc săn bắt cá voi của dân làng Okino ( Ảnh: Hyakumonogatari.com)
Trưởng làng tin rằng, đó là sự “trả thù” thầm lặng từ những con cá voi đã bị giết. Kích thước khổng lồ của bộ xương Bakekujira giống như hiện thân của những hàng chục con cá voi khác từng bị giết mổ.
Hiểu được điều này và cũng nhằm xóa bỏ lời nguyền của cá voi Bakekujira, sinh vật mà họ tin rằng có thể điều khiển được nhiều loài cá khác trong biển sâu, dân làng chài bắt đầu giảm việc săn bắt cá voi. Họ chỉ đánh những loài cá gần bờ và chăm chỉ làm những công việc khác để mưu sinh.
Dù là tin hay không tin vào câu chuyện truyền thuyết của người xưa để lại, đối với nhiều người, nếu phát hiện xác cá voi dạt vào bờ hoặc việc săn bắt cá voi vẫn diễn ra, ngư dân ven biển sẽ chôn cất xác cá voi hoặc bộ xương của nó tại gò đất Kujira Tsuga một cách thành kính nhất.
Miếu thờ cá voi Kujira Jinjya (Ảnh: Greenshinto.com)
Về sau, còn có một câu chuyện liên quan đến con cá voi kỳ lạ Bakekujira và lời nguyền của nó.
Vào những năm 1950, nghệ sĩ vẽ tranh Nhật Bản tên là Mizuki Shigeru đang miệt mài biểu diễn kịch giấy kamishibai về Bakekujira, và người nghệ sĩ này cũng ăn khá nhiều thịt cá voi trong lúc thực hiện chuyến lưu diễn. Bỗng nhiên, Mizuki Shigeru cảm thấy người khó chịu, sốt cao.
Mọi triệu chứng chỉ dừng lại khi Mizuki Shigeru chấm dứt việc biểu diễn. Chính ông đã gọi sự việc xảy ra với mình là “Lời nguyền của Bakekujira”.
Hoài Anh tổng hợp
Xem thêm:

10 thực phẩm tương kỵ với thịt lợn mà có thể bạn chưa biết

4:11 pm - 16/09/2017

Thịt lợn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình của người Việt. Tuy nhiên khi dùng thịt lợn cần tránh phối hợp chung với…
Theo các chuyên gia ẩm thực, thịt lợn và thịt bò kỵ nhau, làm giảm các chất dinh dưỡng có trong nhau vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Vậy nên các bà nội trợ nên hạn chế dùng 2 loại thịt này trong một món ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong chúng.
Thịt trâu tính hàn, gặp thịt lợn cũng tính hàn dễ sinh chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do đó, bạn cũng không nên ăn hai món này cùng một lúc.
Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.
Thịt lợn ăn chung với thịt rùa hoặc ba ba sẽ gây chứng khí trệ, đầy bụng chướng hơi có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện.
Rau mùi tính ôn, hao khí. Thịt lợn tính hàn, ích khí. Chính sự tương khắc này khiến sự kết hợp của thịt lợn và loại rau thơm này trở nên “bất hợp tác”, thậm chí có hại cho sức khỏe con người.
Theo các chuyên gia Đông y, thịt lợn ăn cùng gừng sống dễ gây ra chứng phong thấp, hoặc khiến da mặt nổi lên các nốt đen. Nếu ăn phải, lấy nắm lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi. Gia vị thích hợp nhất với thịt lợn là hành.
Kết hợp thịt lợn và gan dê cũng không phải là lựa chọn sáng suốt của các bà nội trợ. Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Không chỉ phần thịt của lợn, các bộ phận lục phủ ngũ tạng cũng có những cấm kỵ riêng. Theo đó, gan lợn không nên ăn chung với đậu hũ vì sẽ làm cho bệnh của bạn lâu lành.
Gan lợn cũng kỵ ăn chung với các loại cá vì dễ khiến da mặt bạn bị nổi ung nhọt, khó chịu.
Phổi lợn dùng chung với súp lơ dễ gây chứng khí trệ, trướng bụng, khó chịu.
Hoàng Kỳ (T/h)

Lạng Sơn: Di tích vững vàng trong thời chiến, tan nát dưới thời bình ( Do Bộ VĂN-THỂ-DU đang ngủ ?)

(CLO) Những quả núi xanh mướt, điệp trùng, từng bao bọc quân dân ta trong nhiều cuộc chiến đã bị những doanh nghiệp khai thác đá ở Lạng Sơn phá tan nát.

Ngày xưa, ai đi qua Hữu Lũng, Chi Lăng (Lạng Sơn) theo Quốc lộ 1A chắc hẳn đều bị mê mẩn bởi những dãy núi điệp trùng, hùng vĩ nằm ngay bên trái Quốc lộ.
Trong suốt lịch sử xâm lăng của người phương Bắc, Lạng Sơn luôn được coi là vị trí chiến lược chủ yếu và là hướng tấn công chính. Lý do vì chiếm được Lạng Sơn là chiếm được cửa ngõ châu thổ sông Hồng và chỉ còn 150 km dọc đường cái quan (nay là quốc lộ 1A) là có thể tiến chiếm kinh đô Đại Việt.
Quốc lộ 1A chạy qua ải Chi Lăng, Lạng Sơn
Tuy nhiên, với giặc ngoại xâm, Ải Chi Lăng trên con đường bách lý xuôi từ biên giới với Ải Nam Quan, qua Lạng Sơn về Thăng Long – Hà Nội, lại là một tử địa vì quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm yếu thập nhân khứ, nhất nhân hoàn (10 kẻ đi chỉ 1 kẻ quay về được) của nó.
Suốt quá trình dựng nước và giữ nước của quân dân Việt Nam, với chiến lũy hình thang tại Ải Chi Lăng cùng hệ thống đầm lầy, sông suối, núi non hiểm trở, luôn là bức tường thành từ xa của kinh đô Thăng Long ngăn bước viễn chinh quân xâm lược.
Những dãy núi điệp trùng, hùng vĩ nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A bị tàn phá bởi doanh nghiệp khai thác đá
Những quả núi vững vàng trong thời chiến nhưng nay đã tan nát dưới thời bình. Bây giờ, dãy núi điệp trùng, hùng vĩ, hàng nghìn năm che chở, bao bọc quân và dân ta trong nhiều cuộc chiến đã không còn nguyên vẹn. Nhiều quả núi đã bị xẻo, bị gọt nham nhở không một chút tiếc thương bởi những doanh nghiệp khai thác đá ở Lạng Sơn.
“Xót quá anh ạ! Chúng tôi là dân ở đây, cứ mỗi lần nhìn lên những quả núi bị người ta phá nát để lấy đá, thấy xót xa vô cùng”, bác Tiến, một người dân ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng chia sẻ.
Không chỉ dân địa phương thấy buồn cho những dãy núi điệp trùng bị tàn phá, mà ngay cả người ngoài tỉnh khi đi qua đây, nhìn thấy cảnh này cũng xót xa, tiếc nuối.
Hình ảnh những dãy núi bị tàn phá tựa như một bức tranh vẽ dở, nham nhở
Ngay chân những quả núi bị tàn phá là nhà máy khai thác, chế biến đá
“Dãy núi đang hùng vĩ, thơ mộng thế kia mà lại bị phá nham nhở. Thật là tiếc!”, anh Quang, một người dân Hà Nội đang ngồi uống nước bên đường buồn bã bày tỏ; đồng thời anh cũng băn khoăn tại sao chính quyền lại để cho khai thác đá ngay mặt ngoài dãy núi, nơi mà ai đi qua cũng nhìn thấy để rồi bức xúc, tiếc nuối.
“Trước tôi đi Lạng Sơn, thích nhất là được ngắm những quả núi cứ chồng lên nhau, nhìn điệp điệp trùng trùng thật mát mắt. Giờ nhiều quả núi bị cắt gọn, khác nào cô gái đẹp bỗng nhiên bị tạt a xít vào mặt”, anh Quang ví von.
Dân địa phương xót xa, người ngoài tỉnh nhìn thấy cũng xót xa. Vậy còn lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, các vị đi qua nhìn thấy có xót không? Nếu không, thật quá vô cảm với thiên nhiên, đất nước!
Việt Cường

Đề xuất tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư BOT

16/09/2017 05:00

(NLĐO) - Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép nâng mức lợi nhuận của nhà đầu tư BOT từ 11%-12% lên lên 14%.

Đề xuất tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư BOT - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Viết Huy
"Lợi nhuận của các nhà đầu tư trong các hợp đồng BOT giai đoạn 2011-2015 được xây dựng căn cứ theo quy định của Thông tư 166/2011 do Bộ Tài chính ban hành ngày 17/11/2011.
Theo đó, trong các hợp đồng BOT, lợi nhuận của các nhà đầu tư được khống chế ở mức 11%-12%/năm đối với phần vốn chủ sở hữu và không được tính lãi trong thời gian xây dựng.
Lợi nhuận của các nhà đầu tư BOT giao thông trong nước như vậy là thấp so với các lĩnh vực khác. Qua tham vấn các nhà đầu tư nước ngoài, họ đều yêu cầu lợi nhuận kỳ vọng phải đạt 15%-17%/năm. Để thu hút được các nhà đầu tư trong nước tiếp tục tham gia vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, nhất là các dự án cao tốc Bắc - Nam, vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Chính phủ cho phép nâng mức lợi nhuận của nhà đầu tư lên 14%".
(Ông NGUYỄN VIẾT HUY, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư, Bộ Giao thông Vận tải, trả lời Báo Giao thông. Bài báo dẫn lời nhiều chủ đầu tư BOT cho biết họ lỗ nặng vì thu phí không đủ trả lãi ngân hàng!). 
NLDO