Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Mao Trạch Đông từng được sùng bái và ‘tín ngưỡng’ đến mức độ nào?

Sự sùng bái cá nhân và thần thánh hóa Mao Trạch Đông của người Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vào thời Cách mạng Văn hóa. Những khẩu hiệu như “Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương”, “Mao Chủ tịch vạn tuế” là câu cửa miệng của nhân dân thời đó.

sùng bái cá nhân, Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa,
Mao Trạch Đông – “Lãnh tụ vĩ đại” một thời trong mắt người Trung Quốc. (Ảnh: IBtimes)
Năm 1966, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành «Thông tri 16/5», Cách mạng Văn hóa chính thức bắt đầu. Ngày 18/5, Lâm Bưu có một bài nói chuyện, gọi “Mao Chủ tịch là thiên tài, câu nào của Mao Chủ tịch cũng là chân lý, mỗi câu hơn cả vạn câu của chúng ta”, từ đó các nơi trên toàn quốc bắt đầu phong trào sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông.
Trên toàn quốc, một đợt ấn phẩm lớn gọi là “Hồng bảo thư” «Mao Chủ tịch ngữ lục» được xuất bản. Ngày 12/8, các trường đại học ở Bắc Kinh triệu tập đại hội long trọng “nghênh bảo thư”, mỗi người được phát miễn phí một bộ “hồng bảo thư” (sách đỏ), các nơi trên toàn quốc rộ lên cơn sốt mua «Mao tuyển».
Ngày 18/6, Mao Trạch Đông tiếp kiến đoàn đại biểu hồng vệ binh tại cổng thành Thiên An Môn, khiến sự sùng bái lên thành cao trào. Trên quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm ngàn hồng vệ binh tay vẫy “hồng bảo thư”, hô to khẩu hiệu “vạn tuế”, tràn ngập cả quảng trường. Sau đó, Mao Trạch Đông lại liên tục gặp mặt hơn 11 triệu hồng vệ binh.
sùng bái cá nhân, Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa,
Trên quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm ngàn hồng vệ binh tay vẫy “hồng bảo thư”, hô to khẩu hiệu “vạn tuế”. (Ảnh: Chuansong)
Trong Cách mạng Văn hóa, sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông điên cuồng đến nỗi tất cả văn chương, bao gồm cả luận văn khoa học, đều phải kèm theo các trích dẫn trong «Mao Chủ tịch ngữ lục», hơn nữa tất cả chữ lấy từ sách của Mao Trạch Đông đều phải in đậm.
Trong khoảng thời gian này, tất cả các bài phát biểu trong đại hội trước tiên phải bắt đầu với «Mao Chủ tịch ngữ lục», khởi đầu bằng “Mao Chủ tịch dạy chúng ta rằng….”.
Thậm chí nói chuyện với nhau trên đường phố cũng phải bắt đầu với «Mao Chủ tịch ngữ lục»; ai ai cũng phải nhảy “điệu múa trung thành” để biểu thị bản thân “trung thành vô hạn với lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch”; chính giữa sảnh lớn trong mỗi gia đình đều phải treo chân dung của Mao. Sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông trong đại Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ khiến Hitler của Đức Quốc xã cũng phải chào thua.
sùng bái cá nhân, Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa,
Hồng vệ binh nhảy “điệu múa trung thành”. (Ảnh: iFeng)
Đến mùa Xuân năm 1967, sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông lên đến đỉnh điểm; ĐCSTQ dùng văn hóa “tuyên truyền” của Đảng với khẩu hiệu “ba trung thành, bốn vô hạn”.
“Ba trung thành” tức là: Trung thành với Mao Chủ tịch, trung thành với tư tưởng Mao Trạch Đông, trung thành với đường lối cách mạng vô sản của Mao Chủ tịch.
Còn cái gọi là “bốn vô hạn” tức là: Đối với Mao Chủ tịch, đối với tư tưởng Mao Trạch Đông và đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch thì “nhiệt tâm vô hạn, tín ngưỡng vô hạn, sùng bái vô hạn, trung thành vô hạn”.
Hết thảy đều là biểu hiện điên cuồng của một loại tà giáo, một hình thức tẩy não đối với toàn nhân dân Trung Quốc. Không phân già trẻ, đều bị buộc “đọc hồng bảo thư hàng ngày”, hơn nữa phải “sớm xin chỉ thị tối báo cáo”, trở thành một loại “nghi thức tôn giáo”.
sùng bái cá nhân, Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa,
Vận động viên bơi lội trước khi nhảy xuống nước cũng phải đọc “hồng bảo thư”. (Ảnh: The Arts House)
Trong cuộc vận động thanh niên trí thức “lên núi xuống làng” phát sinh trong thời Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, những người có thể thực sự nhận rõ bộ mặt của Mao Trạch Đông không nhiều; Lâm Lập Quả, con trai Lâm Bưu, là một trong số ấy.
Trong «Kỷ yếu “công trình 517″», anh ta viết về hiện trạng Trung Quốc thời bấy giờ như sau: “Phần tử trí thức thanh niên lên núi xuống làng, chẳng khác nào lao động cải tạo biến tướng… Hồng vệ binh lúc đầu bị lừa dối để lợi dụng, bị đưa ra làm bia đỡ đạn, sau đó trở thành con dê thế mạng”.
Cuộc vận động “thanh niên trí thức lên núi xuống làng” chính là sau khi lợi dụng “Hồng vệ binh” xong, Mao Trạch Đông cố ý vứt bỏ họ một cách tuyệt tình. Tháng 12/1968, Mao Trạch Đông truyền chỉ thị “thanh niên trí thức tới vùng nông thôn, tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông”, từ đó thay đổi vận mệnh của toàn bộ thanh niên thành thị và hàng chục triệu gia đình ở thành phố.
sùng bái cá nhân, Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa,
Học sinh tiểu học dân tộc thiểu số cũng phải “sớm xin chỉ thị tối báo cáo” trước ảnh của Mao. (Ảnh: Freewechat)
Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học những năm 1966, 1967, 1968 bị ĐCSTQ đuổi về vùng nông thôn, cộng thêm thanh niên trí thức về nông thôn sau này, tổng cộng là hơn 16 triệu thanh niên trí thức trên toàn quốc phải “lên núi xuống làng”.
Cái gọi là “tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông” chính là ĐCSTQ mượn cớ để trừng trị “thanh niên trí thức”. Chỉ cần bạn là “thanh niên trí thức” dưới thời ĐCSTQ, thì phải “lên núi xuống làng” để “tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông”.
ĐCSTQ là một loại tà giáo, đối với những loại người khác nhau, nó có các cách thức tẩy não khác nhau để lợi dụng, dùng xong thì vứt bỏ một cách tuyệt tình. Trong thời kỳ “Cải cách ruộng đất”, ĐCSTQ lợi dụng nông dân, lấy “nông dân bao vây thành thị” để đoạt chính quyền, xong việc rồi vứt bỏ nông dân.
Sau đó, ĐCSTQ chế định chế độ hộ khẩu phân biệt giữa thành thị và nông thôn, đem cả đời người nông dân chôn sâu nơi thôn dã. ĐCSTQ coi nông dân là đối tượng để “bóc lột” lương thực và nông sản, không cấp bảo đảm gì cho họ, lại cố ý gây ra “Nạn đói lớn” làm chết đói hàng chục triệu nông dân.
Sau khi lợi dụng “nhân sĩ dân chủ” xong, ĐCSTQ đàn áp họ toàn diện trong “vận động chống cánh hữu” và Cách mạng Văn hóa. Ngoài ra, ĐCSTQ lợi dụng những lão soái Bành Đức Hoài, Hạ Long, Trần Nghị để “giành thiên hạ”, dùng Lưu Thiếu Kỳ, Bành Chân, v.v. các “nhà cách mạng lão thành” để khôi phục kinh tế sau “Nạn đói lớn”, lợi dụng xong thì thanh trừ họ. “Hồng vệ binh” sau khi bị ĐCSTQ lợi dụng thì phải “Lên núi xuống làng”, là một hình thức để vứt bỏ họ
Những “thanh niên trí thức” sau khi bị dùng xong rồi vứt bỏ này, rất nhiều người khi bị ĐCSTQ lừa dối đã “tràn đầy nhiệt huyết” hưởng ứng lời hiệu triệu, gọi là “trời đất mênh mông, mặc sức vùng vẫy”, “tràn đầy lòng hăng hái xuống nông thôn”“bám gót thống soái Mao Chủ tịch, đất trời bát ngát luyện lòng trung”. v.v.
Rõ ràng ĐCSTQ đã “chôn vùi” tuổi thanh xuân của họ, thế nhưng họ lại “lấy tuổi thanh xuân hiến dâng cho Đảng”; ĐCSTQ khiến họ “chết đi sống lại” nhiều lần, thế nhưng họ vẫn “thủy chung không thay đổi với Đảng”. Họ không hề thấy được sự tà ác của ĐCSTQ.
Trong những năm 1970 những thanh niên này đã chán nản và tìm mọi cách về lại thành phố. Trước đây hăng hái dâng hiến tuổi xuân cho Đảng bao nhiêu, thì giờ đây họ phải tổ chức những đợt kháng cự đại quy mô; thanh niên trí thức thông qua thỉnh nguyện, bãi công, nằm đường ray, thậm chí tuyệt thực, v.v. rất nhiều phương thức để kiên quyết đòi trở về thành phố.
Cũng có người nói, những thanh niên hưởng ứng phong trào “lên núi xuống làng” đã bị ĐCSTQ lừa gạt; ĐCSTQ đã dùng phương thức “lao động cải tạo biến tướng” này để lừa dối thanh niên.
Hiện tại, khi nhìn lại thì chúng ta thấy loại hình “lừa gạt” này rất lộ liễu. Thế nhưng với phương thức tẩy não của ĐCSTQ, thử hỏi có bao nhiêu người Trung Quốc không bị lừa gạt? Mỗi người Trung Quốc, nếu có thể độc lập tự mình suy xét thì sẽ phát hiện ra rằng, sự “lừa gạt” và “dối trá” của ĐCSTQ là chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
TinhHoa tổng hợp

Dân Choa - Đôi lời về hai ông người Nghệ An trong Ban bí thư

Tại hội nghị TƯ 6 hai vị được bầu vào Ban bí thư đó là ông Nguyễn Xuân Thắng và ông Phan Đình Trạc.

Điều này không gây bất ngờ. Chỉ có điều là tại sao không bổ sung hẳn vào Bộ chính trị mà chỉ vào Ban bí thư.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người
Ông Nguyễn Xuân Thắng và ông Phan Đình Trạc.
Nếu ngược lại dòng thời gian của dịp đại hội đảng khoá 12 thì mọi người có thể hiểu rõ hơn. Trong danh sách đề cử của phía ông Nguyễn Phú trọng đều có tên của hai vị. Thế nhưng lực cản của phía phản đối còn rất mạnh, vì thế hai ông lỡ một nhịp thăng tiến. Ông Trọng đành chấp nhận một sự thoả hiệp, có nhân sự của phía " thất thủ" trong nhiệm kỳ mới của mình.

Nay thời điểm thuận lợi. Tổng bí thư đang thắng thế. Ông đề cử tiếp 2 nhân vật trước đây. Đương nhiên sự tế nhị của ông là không cần vội vã, có thể gây ra phản ứng ở phía không ủng hộ. Nhưng vào được Ban bí thư cũng là một thắng lợi về nhân sự của ông Trọng. Bộ chính trị là cơ quan quyền lựuc cao nhất của đất nước, nhưng Ban bí thư mới là nơi thực thi quyền lực đó, vì thế những nhân vật có chức vụ trong Ban bí thư đều là những ngừoi có tiếng nói quyết định.

Cả hai vị người Nghệ An này từ trước đến giờ chưa có điều tiếng gì. Bản tính hiền lành. Phong cách từ tốn.

Ông Nguyễn Xuân Thắng ngừoi ở xã Thanh Giang ( Phuống), huyện Thanh Chương. Vùng đất Thanh Giang nói riêng hay Thanh Chương nói chung là đất học, hiếu học, trọng học và học để...làm quan.

Con đường quan lộ của ông Thắng rất hanh thông và khá hàn lâm. Có nghĩa là ông thăng tiến từ học hành đỗ đạt cao, ngay quản lý cũng là quản lý viện hàn lâm.

Chuyên môn sâu của ông là nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, thậm chí là quá vĩ mô có nghĩa là kinh tế thế giới.

Từ các mô hình kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế các nước mới nổi như Hàn Quốc rút ra các bài học để áp dụng cho Việt Nam. Ông khá tâm đắc mới mô hình Chabol của Hàn Quốc.

Ông cũng là người chắp bút cho đường lối kinh tế đất nước trong hai nhiệm kỳ vừa qua.

Thế nhưng thực tế thì các mô hình này khi áp dụng ở Việt Nam không mang lại nhiều lợi ích. Các tổng công ty lớn chính là nơi gây thất thoát quá nhiều tiền bạc của đất nước và cũng là ổ tham nhũng lớn trục lợi từ tiền công ích.

Ông Thắng nặng về chuyên môn kinh tế, không nặng về tuyên huấn giáo điều. Ông có vị trí trong Hội đồng lý luận TƯ của giáo sư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng vẫn muốn xây dựng ông Thắng thành một lý thuyết gia cho trường phái " kinh tế thị trường định hướng CNXH". 

Sau đại hội 12 thì ông Thắng được điều động làm giám đốc Học viện HCM, nơi đào tạo cán bộ đảng cao cấp.

Gần đây ông Thắng cũng có mấy bài viết cổ vũ cho định hướng theo ông Tổng bí thư. Những bài này gây ra nhiều tranh luận về cá nhân của ông Thắng.

Có thể ông quá hiểu bản chất về đường lối kinh tế thế giới. Vì thế ca ngợi hay gắng đeo đuổi theo mục đích duy ý chí thì không mang lại lợi ích cho đất nước.

Hi vọng rằng những kiến thức hàn lâm mà ông gặt hái được cần được áp dụng đúng bản chất và sát thực đòi hỏi thực tại của cuộc sống, của xã hội. Đó mới chính là học đi đôi với hành. Chứ hàn lâm quá thì chỉ khổ ngừoi dân mà thôi.

 Phần ông Trạc..

Ông Phan Đình Trạc người Diễn Châu. Sau khi học C500 thì ông về nhận công tác ở Nghệ An. Tính cẩn trọng và tận tuỵ nên trong ngành công an ông lên nhanh. Từ công an thành phố ông về làm giám đốc công an tỉnh.

Sau khi ông Lê Doãn Hợp ra Hà nội thì ông Nguyễn Thế Trung sang làm bí thư và ông Trạc trở thành chủ tịch tỉnh. 

Ông Trạc bản tính hiền lành, liêm khiết và quá cẩn trọng nên khối doanh nghiệp không hứng thú khi một vị công an làm chủ tịch. Ông không dám " phá rào" như các vị khác, nên địa phương thời kỳ đó thiếu sức bứt phá.

Hơn nữa giữa ông và ông Trung Bí thư có nhiều mâu thuẫn. Ông Trung vốn từng là chủ tịch, nay làm bí thư và hay can thiệp vào công việc điều hành của ông Trạc. 

Họp hành khá căng thẳng. Thủ tướng đã ba lần nhắc Nghệ An về đoàn kết nội bộ. Thậm chí có lần cả đoàn Thủ tướng về tỉnh họp về chuyện này.

Mãi sau này ông Hồ Đức Việt điều ông Trung ra Hà Nội, về ban Dân vận thì ông Trạc mới hết khốn khó.

Hết cương vị chủ tịch ông được bầu vào uỷ viên TƯ và làm bí thư Nghệ An. Lúc này công việc điều hành chính quyền chuyển sang cho chủ tịch Hồ Đức Phớc.

Thấy ông Phớc trẻ tuổi, năng nổ nên ông Trạc cũng tin tưởng và ủng hộ ông Phớc. 

Nhưng khi được điều ra Hà Nội làm phó Ban nội chính thì bản thân ông khá bất ngờ. Ban đầu cứ nghĩ là làm Bí thư rồi dần dà nghỉ hưu. Nhưng ông Sang và ông Trọng động viên ông Trạc giúp ông Bá Thanh. Ông Trạc chấp hành ý của cấp trên.

Vào Ban của ông Thanh ông Trạc cũng lường hết nguy hiểm, nhất là sau cái chết của ông Thanh. Vì thế ông càng thận trọng hơn.

Tuy làm việc ở Hà Nội nhưng cuối tuần lại về Vinh. Nhìn những việc ông Phớc thừa kế ông không hài lòng. Những cái ông từng nổ lực xây thì ông Phớc bỏ, nhất là chuyện bán đổi đất vàng lấy nguồn đầu tư hạ tầng cơ sở...

Tính ông Trạc không phô trương. Nhưng vị trí nhạy cảm của ông làm nhiều nể trọng.

Hôm anh Minh Triết con ông Ba Dũng làm đám cưới ở Tây Ninh cũng là ngày con ông Trạc tổ chức đám cưới ở Hà Nội. Khách mời đúng 300 người. Quan quân cũ mới đủ cả. Chỉ vắng mặt ông Tổng bí thư và bà Chủ tịch quốc hội mà thôi.

Dân gốc công an mà tư cách như ông Trạc là cũng hiếm.

Dân Choa

(FB Dân Choa)

CẦN BẠCH HÓA THÔNG TIN: “NGƯỜI BỊ KỶ LUẬT ĐÃ CẢM ƠN VÌ ĐƯỢC KỶ LUẬT”… LÀ AI ?

La Quán Cơm.
Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đang diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: NB.


Trong buổi tiếp xúc với cử trị Hà Nội ngày 12/10/2017, TBT Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “ Việc kỷ luật các cán bộ, cá nhân vi phạm vừa qua đã được thực hiện rất nghiêm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết “lần đầu tiên người bị kỷ luật còn cảm ơn 'vì đã kỷ luật tôi'”. (TTO )
Đây là 1 thông tin quan trọng, là bằng chứng được TBT đưa ra để xác nhận Nghị quyết TW 4 khóa XI-XI đã đi vào cuộc sống và đạt được nhưng hiệu quả nhìn thấy cả chiều rông, chiều sâu và tầm cao, đụng cả tời đầu...
Thông thường, sau mỗi kỳ các cơ quan nhà nước, Đảng, Quốc hội có những cuộc hội nghị để bàn thảo và ra những quyết sách quan trọng, thường mời báo chí cùng tham gia chứng kiến hoặc sau đó tổ chức họp báo để công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân được biết.
Kỳ họp của Ban chấp hành TW Đảng thứ 6 khóa XII này sau khi hội nghị kết thúc; công luận chỉ nhận được thông tin qua những bản tin vắn tắt được TTXVN công bố: đó là chương trình nghị sự của từng phiên họp, các chủ đề bàn thảo trong các phiên họp và diễn văn khai mạc, bế mạc do TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên đọc…
Công luận và quảng đại quần chúng nhân dân và cả đội ngũ  đông đảo đảng viên biết tới các nội dung của Hội nghị TW 6 chỉ thông qua cái “lỗ kim” thông tin bé nhỏ này. Chính vì vậy trong phiên tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 12/10, dư luận không khỏi không bàn luận sôi nổi về thông tin mà TBT Nguyễn Phú Trong đưa ra: “lần đầu tiên người bị kỷ luật còn cảm ơn 'vì đã kỷ luật tôi'” ?
Nếu đạt được kết quả đó thì quả là điều đáng mừng và chắc chắc chắn cái hội nghị TW 6 vừa rồi có những kiểm điểm “ như thế nào” ấy mới khiến cho 1 vị chắc chắn phải là người dự họp, là ủy viên TW mắc khuyết điểm và hồ hởi cảm ơn vì được kỷ luật ?
Vậy vị đó là ai và BCHTW kiểm điểm, góp ý như thế nào để cái đồng chí đó thành khẩn nhận khuyết điểm vượt “định mức” như vậy ?
Đây là vấn đề cần được bạch hóa không chỉ để củng cố uy tín, trọng lượng cho phát biểu của TBT; Việc bạch hóa thông tin này còn mục đích lấy đó làm bài học, tấm gương cho việc triển khai Nghị quyết TW 4 khóa XI-XII, để các đảng bộ địa phương noi theo. Sau cái đồng chí bị kỷ luật ở TW đã thành khẩn nhận lỗi, cảm ơn được Đảng kỷ luật sẽ là tấm gương để hàng ngàn, hàng vạn đảng viên ở cấp tỉnh, cấp huyện, các xã, cấp phường xóm noi theo, nhất tề đứng lên xin nhận kỷ luật và cảm ơn rối rít…
Xin đề nghị: các cơ quan chức năng của Đảng cần giúp BCHTW Đảng và TBT bạch hóa thông tin, thậm chí biên soạn thành sách giống như sách Người tốt việc tốt thời Cụ Hồ vẫn xuất bản hàng triệu bản; Nếu thời Cụ Hồ đã dấy lên phong trào Người tốt việc tốt thì giai đoạn ông NPT làm TBT sao lại không dấy lên phong trào: “NGƯỜI XẤU VIỆC TỐT”…
Rõ ràng người bị vi phạm, mắc khuyết điểm và bị Đảng kỷ luật chắc chắn là người xấu rồi; Nhưng khi họ đang xấu mà lại có hành vị biết hồi cải nhận lỗi và cảm ơn vì được Đảng kỷ luật thì sao lại không ghi điểm tốt cho con người từng xấu nhỉ…
Ban Tuyên giáo trong cuộc họp giao ban hàng tuần trong tuần tới nên tiếp cận TBT xin chỉ thị để kịp thời thông tin cho báo chí, để báo chí phối hợp nhịp nhàng, “tiếp sóng” cho cái thông tin rất có giá trị mà TBT đã phát biểu với cử trị Hà Nội; để báo chí góp phần tuyên truyền thành công của Hội nghị TW 6 khóa XII. Nếu Ban tuyên giáo quên thì các báo cũng nên sốt sắng chăm sóc thông tin quan trọng này, đề nghị tuyên giáo cung cấp...

Qua thông tin báo chí, vừa qua, khi nhận quyết định bị kỷ luật cách chức ủy viên BCT và Bí thư thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng đã có bài phát biểu, đã nhận lỗi và xin lỗi cá nhân TBT Nguyễn Phú Trọng; Không thấy đưa tin ông Đinh La Thăng nói lời cảm ơn được kỳ luật ?!
Còn về ông Nguyễn Xuân Anh thì không thấy báo chí đưa tin gì, chỉ thấy trên mạng xuất hiện hình ảnh Nguyễn Xuân Anh ra đường Hùng Vương thui thủi bắt xe ra về một mình.
Có nguồn tin trên mạng đưa tin: Khi nghe xong quyết định bị kỷ luật, NXA xách cặp ra khỏi phòng họp, có một người duy nhất ra khỏi phòng đưa tiền NXA là ông Đinh La Thăng?
Nguồn tin này còn đưa chi tiết: Khi trở lại hội trường, ông ĐLT đã văng tục mấy câu rất to, rất bậy nên ông đã bị cảnh vệ xốc nách mời ra khỏi phòng họp?

Không rõ thông tin này đúng hay sai, chỉ có những ai dự họp mới kiểm chứng được. Nếu quả thông tin trên mạng đưa là đúng thì: khó lòng có chuyện ông Đinh La Thăng nói lời cảm ơn khi nhận án kỷ luật của Đảng. Với cách ứng xử kiểu “anh hai” nếu là của ông Đinh La Thăng thật thì những lời xin lỗi khi nhận án kỷ luật của ông chỉ là hành động đãi bôi, đóng kịch, là lối ứng xử mà dân Nghệ gọi: “Dạ trước mặt trật C. sau lưng”…Loại người này là dân đen cùng ít người giao du, nếu là đảng viên thì còn kém hơn người dân bình thường, ai mà tin và chơi được ?
“Vua không phải nới chơi”, các cơ quan chức năng của Đảng cần sớm bạch hóa thông tin mà TBT đã cung cấp để giúp cho công tác kiểm điểm, chỉnh đốn đảng ngày càng lan ra chiều rộng và chiều sâu. Mặt khác, việc bạch hóa thông tin này còn để quân chúng giám sát, kiểm tra xem cái đồng chí bị kỷ luật kia có thành khẩn xin lỗi  thật không hay cũng chỉ là hạng ba que xỏ lá, lừa dối TBT, “ dạ trước mặt trật C. sau lưng”…

L.Q.C.

TRUNG QUỐC CÓ PHẢI LÀ MỘT DÂN TỘC ANH HÙNG ?

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Qua sự giao thiệp với ngoại tộc, xác định Trung Quốc không phải là dân tộc anh hùng

yuefei.jpg
Hồ Bạch Thảo
Trước hết hãy tìm hiểu hai chữ anh hùng theo nghĩa truyền thống Trung Quốc:
Anh chỉ tài trí, hùng chỉ dũng cảm, hai vế phải bổ sung cho nhau; đòi hỏi siêu việt cả hai mặt, thiếu một không chấp nhận được; vì thiếu “anh” là vũ phu, thiếu “hùng” trở thành yếu đuối.Qua tiêu chuẩn này, thử xét xem Trung Quốc có phải là nước anh hùng hay không?
-Trung Quốc, xét về lãnh thổ và dân số, lớn hơn ngoại tộc hàng chục lần. Nhưng dưới thời Ngũ Hồ loạn Hoa đã để cho ngoại tộc vào dày xéo một nữa nước Trung Quốc hơn một trăm năm [304-439]; tiếp đến nhà Bắc Nguỵ, rồi Bắc Chu cai trị một nữa nước Trung Quốc 2 trăm năm. Từ đầu thế kỷ thứ 10, các nước Liêu, Kim lần lượt chiếm miền bắc Trung Quốc đến 300 năm. Vào khoảng nữa thế kỷ thứ 13, Nguyên Mông cai trị Trung Quốc ngót một trăm năm; vào nữa thế kỷ thứ 17, Mãn Thanh ngự trị Trung Quốc ngót 3 trăm năm. Một nước lãnh thổ lớn, dân số đông, tự nhận văn hoá cao; phải chịu làm tôi mọi ngoại tộc trong một thời gian dài như vậy, quyết không phải là quốc gia anh hùng.
-Dưới chế đô quân chủ, kẻ bầy tôi để cho vua bị bắt, bị làm nhục, thì tội đáng muôn lần chết! Nhưng trong lịch sử Trung Quốc các vị vua chính thống bị ngoại tộc bắt rất nhiều, tính sơ như sau:
Năm 311, bọn Thạch Lặc mang quân đánh nhà Tấn, diệt 10 vạn quân Tấn tại Bình Thành [Hà Nam], rồi đánh vào kinh đô Lạc Dương, bắt vua Hoài Đế; giết Vương, Công, sĩ, dân hơn 2 vạn người; sử gọi là “Vĩnh Gia chi loạn”.
Năm 1126 nước Kim lấy lý do Tống huỷ ước, bèn chia quân làm 2 lộ đến đánh chiếm kinh đô Khai Phong, bắt sống các vua Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông và các Tôn thất nhà Tống mang về bắc; sự việc xãy ra vào năm Tĩnh Khang thứ nhất [1126], sử xưng là “Tĩnh Khang chi hoạ”.
Năm 1276 quân Nguyên đánh chiếm kinh đô Nam Tống tại Lâm An [Hàng Châu, Chiết Giang], Tạ Thái hậu và vua Tống Cung Đế đầu hàng.
Năm 1449, Minh Anh Tông bị ngoại tộc Ngoã Thích bắt làm tù binh.
Năm 1661, quân Thanh vào Vân Nam, vua Vĩnh Lịch nhà Minh chạy sang Miến Điện, cuối cùng bị bắt giết.
Dân một nước có truyền thống văn hoá cao, để cho vua bị bắt một cách dễ dàng như bắt ngoé, quyết không phải là một dân tộc anh hùng!
-Một tệ trạng khác là nạn hối lộ, nạp cống, dâng gái đẹp cho ngoại tộc. Về đời Hán, sau khi thua trận Hung Nô tại thành Bạch Đăng [Sơn Tây], Hán Cao Tổ phải sai Sứ giả đến hối lộ, hứa hàng năm nạp cống, Hung Nô bèn mở một góc thành, cho rút. Mong tránh áp lực thêm, Cao Tổ đem Công chúa gả cho Hung Nô làm thê thiếp, hàng năm dâng cống tơ lụa, rượu.
Việc dâng gái đẹp cho ngoại tộc được nguỵ trang bởi hai chữ ‘hoà thân”; có nghĩa là kết thân làm thông gia để giữ hoà bình; mối tệ này kéo dài suốt mấy triều đại, tạo thànhmỹ nhân oán, thườngghi lại qua văn chương. Một người đẹp đượcca tụng nhiềulà Vương Tường, tức Vương Chiêu Quân, thời Hán Văn Đế. Nàng bị đem đi cống Hồ, buồn cho thân phận mình, bèn nhảy xuống sông tự tử. Cái chết của nàng là đề tài cho văn thi sĩ ca tụng; đời Đường cóLý Bạch, Đỗ Phủ; riêng tại Việt Nam, các thi sĩ cận đại nỗi tiếng như Tản Đà, Quang Dũng đều làm thơ; riêng cụ Đồ Chiểuviết hai câu trong truyện Lục Vân Tiên như sau:
Chiêu Quân nhảy xuống Hắc Hà,
Thương vua nhà Hán hoá ra liều mình.
 Việc nạp tiền cống hàng năm, thì không riêng gì nhà Hán, các triều đại sau phải thi hành một cách nghiệt ngã hơn; số lụa và bạc nén nạp nhiều, khiến dân chúng phải gánh vác nặng, bằng cách bị vơ véttăng thêm thuế:
Năm Thiên Hiển thứ 11 [936], vua nước Liêu đưa 5 vạn quân giúp cho Tiết Độ sứ Thạch Kinh Đường đánh nhà Hậu Đường. Sau khi diệt Hậu Đường xong, Thạch Kính Đường lập nên nước Hậu Tấn, bèn cắt cho nước Liêu vùng đất 16 châu Yên Vân thuộc tỉnh Hà Bắc hiện nay, cùng hàng năm triều cống.
Năm 960, Triệu Khuông Dẫn soán ngôi nhà Chu, lập nên nhà Tống tức Tống Thái Tổ. Vua Tống Thái Tổ muốn được yên từ phương bắc, nên vẫn tiếp tục noi theo chính sách của Thạch Kính Đường, hàng năm triều cống Đại Liêu.
Năm 1005 vua Chân Tông cùng nước Đại Liêu đính lập điều ước, nội dung nhà Tống mỗi năm nạp cống 10 vạn lạng bạc, 20 vạn tấm quyên; hai bên vẫn giữ biên giới hiện hữu, không quấy nhiễu lẫn nhau; đó là điều ước Thiền Uyên tức “Thiền Uyên chi minh澶渊之
Năm Tống Thiệu Hưng 11 [1141] hoàn thành “Thiệu Hưng hoà nghị”. Nội dung hoà nghị xác định biên giới Kim Tống; giới tuyến đại thể phía đông lấy sông Hoài làm mốc, phía tây tại Đại Tán Quan [nam Tây An, Thiểm Tây]. Tống phụng biểu xưng thần với Kim; vào ngày sinh nhật vua Kim và tết Nguyên Đán, Tống phải sai sứ đến mừng; hàng năm nạp cống Kim 25 vạn lượng bạc, 25 vạn tấm quyên.
-Trung Quốc không tự tin vào sức mạnh mình, các vua chúa thường mượn lực lượng ngoại tộc để giữ vững ngôi báu; trong chiến tranh thì mượn nước nọ đánh nước kia; cuối cùng sau khi“lang” diệt xong, lại kéo “hổ” đến.
Thời Đường Minh Hoàng cấm quân tại trung ương thì bạc nhược; sử dụng thực lực ngoại tộc nơi biên trấn, khiến sức mạnh lấn át trung ương; đó là nguyên nhân chính gây loạn An Lộc Sơn và Sử Tử Minh.
Trong thời gian chiến tranh với nước Liêu, nhà Tống cử các Sứ giả như Mã Chính từ Sơn Đông vượt biển đến đất Kim để bàn việc hợp tác diệt nước Liêu, cuối cùng lập nên điều ước gọi là “Hải thượng chi minh”. Điều ước với nội dung: Tống, Kim hai phía đánh Liêu; Kim từ đông bắc đánh chiếm Thượng kinh [tại Nội Mông], Trung Kinh [Liêu Ninh]; Tống từ phía nam đánh ngược lên, chiếm Tây kinh [Sơn Tây], Nam kinh [Hà Bắc]. Sau Khi diệt Liêu xong, Tống sẽ đem số tiền và vải quyên trước đó nạp cống cho Liêu được ghi trong “Thiền Uyên chi minh”, hàng năm nạp cho Kim; đổi lại Kim sẽ giao cho Tống 16 châu Yên Vân tại Hà Bắc. Vì nhà Tống không thực hiện được lời hứa đánh chiếm 2 kinh, nên Kim cự tuyệt giao Yên Vân. Cuối cùng qua lại giao thiệp, Tống bằng lòng nạp hàng năm cho Kim 20 vạn lạng bạc, 30 vạn tấm quyên, cùng tiền mướn Yên kinh [Bắc Kinh] là 100 vạn quan, Kim mới chịu giao cho 16 châu Yên Vân. Nhưng khi bàn giao, nhà Tống chỉ lấy được đất không, còn tài sản đồ vật Kim vơ vét mang đi hết.
Rồi đến lượt Kim diệt nhà Bắc Tống. Năm 1126 Kim Thái Tông sai Hoàn Nhan Tông Vọng, Hoàn Nhan Tông Hàn chia quân làm 2 lộ đến đánh Khai Phong, chiếm thành, bắt sống các vua Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông và các Tôn thất nhà Tống mang về bắc; sự việc xãy ra vào năm Tĩnh Khang thứ nhất [1126], nên sử xưng là “Tĩnh Khang chi hoạ”. Việc nhà Tống liên minh với Kim đánh Liêu, đúng là hành động rước voi về dày mả tổ.
Một lần xãy ra chưa tởn, năm 1234 quân Tống liên minh với quân Mông Cổ đánh quân Kim tại Thái Châu [Hà Nam], vua Kim Ai Tông tự sát, nước Kim mất. Nam Tống tuy thu phục được đất Hà Nam, nhưng vùng Hoa Bắc đều bị Mông Cổ chiếm. Rồi chẳng bao lâu Mông Cổ trở mặt mang quân đánh Tống.Tháng 3 năm 1279, trong  cuộc hải chiến tại Nhai Sơn, Mông Cổ tiêu diệt hải quân Nam Tống, Thừa tướng Lục Tú Phu cõng Hoàng đế 8 tuổi nhảy xuống biển tự tử, nhà Nam Tống diệt vong.
Tất cả những sử liệu vừa trình bày, khó có thể đánh giá Trung Quốc là một dân tộc anh hùng.
Advertisements

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Người bị kỷ luật cảm ơn vì đã kỷ luật họ'

12/10/2017 12:30 GMT+7

TTO - Khẳng định trước cử tri Hà Nội việc kỷ luật các cán bộ, cá nhân vi phạm vừa qua đã được thực hiện rất nghiêm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết “lần đầu tiên người bị kỷ luật còn cảm ơn 'vì đã kỷ luật tôi'”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người bị kỷ luật cảm ơn vì đã kỷ luật họ - Ảnh 1.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời cử tri Hà Nội sáng 12-10 - Ảnh: LÂM HOÀI
Đấu tranh như thế nào để ổn định và phát triển hơn, đấu tranh là để đoàn kết hơn chứ không phải để làm đổ vỡ. Thành công và cao tay là để răn đe, không để ai đi vào những vết xe đổ đó nữa
Tổng bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Cảm ơn các cử tri quận Tây Hồ, Ba Đình (Hà Nội) đã đóng góp những ý kiến "rất tâm huyết, sâu sắc, thẳng thắn, xây dựng" tại buổi tiếp xúc cử tri sáng nay, Tổng bí thư tiếp tục nhấn mạnh: "Mọi việc dù lớn nhỏ quan trọng cần phải nhận được sự ủng hộ của nhân dân, mất lòng dân là mất tất cả".
Ngoài việc lắng nghe ý kiến nhân dân qua các buổi tiếp xúc cử tri, Tổng bí thư khẳng định lãnh đạo các cấp còn có nhiều kênh khác như tiếp nhận đơn thư kiến nghị, gặp trực tiếp… 
"Những vấn đề cử tri phản ánh chúng tôi tiếp thu để điều chỉnh trong cương vị công tác của mình, cái nào liên quan tới cơ chế chính sách vĩ mô thì báo cáo với Quốc hội, với Đảng để làm tiếp" - ông hứa trước cử tri.
Trả lời cử tri về việc xử lý các cán bộ cấp cao gần đây, Tổng bí thư tái khẳng định đảm bảo nghiêm minh nhưng rất nhân văn. 
"Trước người ta bảo chỉ đánh từ vai đánh xuống, bây giờ thì ngay trên đầu làm mạnh hơn, tức là trung ương còn nghiêm hơn cả địa phương. Tuy nhiên, không phải giật là giật để người ta không ngóc đầu lên được, cũng phải nhìn nhận được những thành tích, cố gắng, quá trình cống hiến của anh em" - Tổng bí thư nói.
Mở rộng vấn đề, Tổng bí thư khẳng định việc xử lý vi phạm một mặt làm nghiêm để làm gương, tuy nhiên công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng là cả một quá trình bền bỉ, lâu dài, do đó phải luôn coi trọng phương châm, mục tiêu đấu tranh. 
Cũng theo Tổng bí thư, trong xử lý tham nhũng, điều quan trọng ngoài xử lý về mặt pháp luật còn là vấn đề thu hồi tài sản, làm sao thu hồi được càng triệt để càng tốt.
Trước băn khoăn của cử tri về quá trình xử lý một vài vụ việc kéo dài, trì trệ, Tổng bí thư cho biết điều này nhằm đảm bảo tính chặt chẽ. 
"Có vụ án mấy năm trời không xử được vì điều tra còn liên quan tới bao nhiêu thứ nữa, rồi chứng cứ phải đủ, phải đúng. Vụ việc kiểm tra vừa qua làm rất quyết liệt, khẩn trương nhưng có việc làm cần chu đáo để tâm phục khẩu phục. Có vụ thì kêu oan, nặng quá nhưng dân vẫn cho rằng là còn quá nhẹ" - Tổng bí thư nói.
"Trước những khó khăn, chúng ta phải kiên trì, làm bài bản, chắc chắn, lớp trước chuẩn bị cho lớp sau. Giữ ổn định để phát triển, tăng cường đoàn kết, thống nhất nhân dân với Đảng là một" - Tổng bí thư tái khẳng định trước cử tri Hà Nội.
LÂM HOÀI



Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 12-10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh xử lý tham nhũng cốt là để người ta giác ngộ, thấy được vết xe đổ thì mới thành công, không gây bất mãn cho xã hội.

Sáng 12-10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tổ đại biểu TP Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV. Sau 10 ý kiến cử tri phát biểu, trong đó có nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề chống tham nhũng, xử lý cán bộ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời, giải đáp.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, không có cuộc tiếp xúc cử tri nào không đề cập đến vấn đề đấu tranh phòng chống tham nhũng. Không chỉ nước ta, tại nhiều nước khác, vấn đề này cũng được quan tâm.

"Làm được việc này lại xảy ra việc khác. Có vụ án mấy năm trời không xử được vì liên quan đến nhiều thứ khác, cần có thời gian. Nhiều vụ làm nhanh lắm, nhưng cũng có những vụ phải làm sao cho tâm phục khẩu phục, chứng cứ rành rành không thể chối được nữa thì mới nhận tội. Thông thường anh nào cũng kêu oan, anh nào cũng kêu nặng quá, nhưng dân thì bảo vẫn còn nhẹ, phải làm quyết liệt hơn nữa"- Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư: Xử lý tham nhũng không phải là “dập cho không ngóc đầu được” - Ảnh 2.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri sáng 12-10 - Ảnh: Hoài Dương
Dẫn chứng thêm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết những vụ việc được xử lý trong thời gian qua, cuối cùng tất cả đều tâm phục khẩu phục. "Thậm chí, người bị kỷ luật còn cảm ơn: "Các đồng chí thi hành kỷ luật tôi rất đúng". Những vụ việc cụ thể có nguyên nhân của nó, do vậy, phải xem xét toàn diện và phải xem xu hướng vận động phát triển nhìn về tương lai chứ không phải đánh cho một đòn chết tươi, dập cho người ta không ngóc đầu dậy được"- Tổng Bí thư lưu ý và cho rằng việc xử lý cán bộ cốt để sửa, cốt để tiến bộ, để trưởng thành và tốt nhất là tự giác thấy mà sửa.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng tuy đang làm nhưng "còn phức tạp lắm, còn gian nan lắm".

"Đấu tranh là để là để giữ ổn định, phát triển; đấu tranh để đoàn kết tốt hơn chứ không phải để làm đổ vỡ đi. Đúng như các bác nói xử lý không phải làm cho có xử lý, muốn tử hình cho thật nặng là cái tốt, mà chính là làm sao cho người ta giác ngộ, để thu hồi tài sản không để mất mát. Để tất cả mọi người thấy được vết xe đổ ấy. Thế mới là thành công, không để gây bất mãn cho xã hội"- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh.

Phương Nhung

(Người Lao Động)