Tại hội nghị TƯ 6 hai vị được bầu vào Ban bí thư đó là ông Nguyễn Xuân Thắng và ông Phan Đình Trạc.
Điều này không gây bất ngờ. Chỉ có điều là tại sao không bổ sung hẳn vào Bộ chính trị mà chỉ vào Ban bí thư.
Ông Nguyễn Xuân Thắng và ông Phan Đình Trạc. |
Nếu ngược lại dòng thời gian của dịp đại hội đảng khoá 12 thì mọi người có thể hiểu rõ hơn. Trong danh sách đề cử của phía ông Nguyễn Phú trọng đều có tên của hai vị. Thế nhưng lực cản của phía phản đối còn rất mạnh, vì thế hai ông lỡ một nhịp thăng tiến. Ông Trọng đành chấp nhận một sự thoả hiệp, có nhân sự của phía " thất thủ" trong nhiệm kỳ mới của mình.
Nay thời điểm thuận lợi. Tổng bí thư đang thắng thế. Ông đề cử tiếp 2 nhân vật trước đây. Đương nhiên sự tế nhị của ông là không cần vội vã, có thể gây ra phản ứng ở phía không ủng hộ. Nhưng vào được Ban bí thư cũng là một thắng lợi về nhân sự của ông Trọng. Bộ chính trị là cơ quan quyền lựuc cao nhất của đất nước, nhưng Ban bí thư mới là nơi thực thi quyền lực đó, vì thế những nhân vật có chức vụ trong Ban bí thư đều là những ngừoi có tiếng nói quyết định.
Cả hai vị người Nghệ An này từ trước đến giờ chưa có điều tiếng gì. Bản tính hiền lành. Phong cách từ tốn.
Ông Nguyễn Xuân Thắng ngừoi ở xã Thanh Giang ( Phuống), huyện Thanh Chương. Vùng đất Thanh Giang nói riêng hay Thanh Chương nói chung là đất học, hiếu học, trọng học và học để...làm quan.
Con đường quan lộ của ông Thắng rất hanh thông và khá hàn lâm. Có nghĩa là ông thăng tiến từ học hành đỗ đạt cao, ngay quản lý cũng là quản lý viện hàn lâm.
Chuyên môn sâu của ông là nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, thậm chí là quá vĩ mô có nghĩa là kinh tế thế giới.
Từ các mô hình kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế các nước mới nổi như Hàn Quốc rút ra các bài học để áp dụng cho Việt Nam. Ông khá tâm đắc mới mô hình Chabol của Hàn Quốc.
Ông cũng là người chắp bút cho đường lối kinh tế đất nước trong hai nhiệm kỳ vừa qua.
Thế nhưng thực tế thì các mô hình này khi áp dụng ở Việt Nam không mang lại nhiều lợi ích. Các tổng công ty lớn chính là nơi gây thất thoát quá nhiều tiền bạc của đất nước và cũng là ổ tham nhũng lớn trục lợi từ tiền công ích.
Ông Thắng nặng về chuyên môn kinh tế, không nặng về tuyên huấn giáo điều. Ông có vị trí trong Hội đồng lý luận TƯ của giáo sư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng vẫn muốn xây dựng ông Thắng thành một lý thuyết gia cho trường phái " kinh tế thị trường định hướng CNXH".
Sau đại hội 12 thì ông Thắng được điều động làm giám đốc Học viện HCM, nơi đào tạo cán bộ đảng cao cấp.
Gần đây ông Thắng cũng có mấy bài viết cổ vũ cho định hướng theo ông Tổng bí thư. Những bài này gây ra nhiều tranh luận về cá nhân của ông Thắng.
Có thể ông quá hiểu bản chất về đường lối kinh tế thế giới. Vì thế ca ngợi hay gắng đeo đuổi theo mục đích duy ý chí thì không mang lại lợi ích cho đất nước.
Hi vọng rằng những kiến thức hàn lâm mà ông gặt hái được cần được áp dụng đúng bản chất và sát thực đòi hỏi thực tại của cuộc sống, của xã hội. Đó mới chính là học đi đôi với hành. Chứ hàn lâm quá thì chỉ khổ ngừoi dân mà thôi.
Phần ông Trạc..
Ông Phan Đình Trạc người Diễn Châu. Sau khi học C500 thì ông về nhận công tác ở Nghệ An. Tính cẩn trọng và tận tuỵ nên trong ngành công an ông lên nhanh. Từ công an thành phố ông về làm giám đốc công an tỉnh.
Sau khi ông Lê Doãn Hợp ra Hà nội thì ông Nguyễn Thế Trung sang làm bí thư và ông Trạc trở thành chủ tịch tỉnh.
Ông Trạc bản tính hiền lành, liêm khiết và quá cẩn trọng nên khối doanh nghiệp không hứng thú khi một vị công an làm chủ tịch. Ông không dám " phá rào" như các vị khác, nên địa phương thời kỳ đó thiếu sức bứt phá.
Hơn nữa giữa ông và ông Trung Bí thư có nhiều mâu thuẫn. Ông Trung vốn từng là chủ tịch, nay làm bí thư và hay can thiệp vào công việc điều hành của ông Trạc.
Họp hành khá căng thẳng. Thủ tướng đã ba lần nhắc Nghệ An về đoàn kết nội bộ. Thậm chí có lần cả đoàn Thủ tướng về tỉnh họp về chuyện này.
Mãi sau này ông Hồ Đức Việt điều ông Trung ra Hà Nội, về ban Dân vận thì ông Trạc mới hết khốn khó.
Hết cương vị chủ tịch ông được bầu vào uỷ viên TƯ và làm bí thư Nghệ An. Lúc này công việc điều hành chính quyền chuyển sang cho chủ tịch Hồ Đức Phớc.
Thấy ông Phớc trẻ tuổi, năng nổ nên ông Trạc cũng tin tưởng và ủng hộ ông Phớc.
Nhưng khi được điều ra Hà Nội làm phó Ban nội chính thì bản thân ông khá bất ngờ. Ban đầu cứ nghĩ là làm Bí thư rồi dần dà nghỉ hưu. Nhưng ông Sang và ông Trọng động viên ông Trạc giúp ông Bá Thanh. Ông Trạc chấp hành ý của cấp trên.
Vào Ban của ông Thanh ông Trạc cũng lường hết nguy hiểm, nhất là sau cái chết của ông Thanh. Vì thế ông càng thận trọng hơn.
Tuy làm việc ở Hà Nội nhưng cuối tuần lại về Vinh. Nhìn những việc ông Phớc thừa kế ông không hài lòng. Những cái ông từng nổ lực xây thì ông Phớc bỏ, nhất là chuyện bán đổi đất vàng lấy nguồn đầu tư hạ tầng cơ sở...
Tính ông Trạc không phô trương. Nhưng vị trí nhạy cảm của ông làm nhiều nể trọng.
Hôm anh Minh Triết con ông Ba Dũng làm đám cưới ở Tây Ninh cũng là ngày con ông Trạc tổ chức đám cưới ở Hà Nội. Khách mời đúng 300 người. Quan quân cũ mới đủ cả. Chỉ vắng mặt ông Tổng bí thư và bà Chủ tịch quốc hội mà thôi.
Dân gốc công an mà tư cách như ông Trạc là cũng hiếm.
Dân Choa
(FB Dân Choa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét