Sự sùng bái cá nhân và thần thánh hóa Mao Trạch Đông của người Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vào thời Cách mạng Văn hóa. Những khẩu hiệu như “Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương”, “Mao Chủ tịch vạn tuế” là câu cửa miệng của nhân dân thời đó.
Năm 1966, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành «Thông tri 16/5», Cách mạng Văn hóa chính thức bắt đầu. Ngày 18/5, Lâm Bưu có một bài nói chuyện, gọi “Mao Chủ tịch là thiên tài, câu nào của Mao Chủ tịch cũng là chân lý, mỗi câu hơn cả vạn câu của chúng ta”, từ đó các nơi trên toàn quốc bắt đầu phong trào sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông.
Trên toàn quốc, một đợt ấn phẩm lớn gọi là “Hồng bảo thư” «Mao Chủ tịch ngữ lục» được xuất bản. Ngày 12/8, các trường đại học ở Bắc Kinh triệu tập đại hội long trọng “nghênh bảo thư”, mỗi người được phát miễn phí một bộ “hồng bảo thư” (sách đỏ), các nơi trên toàn quốc rộ lên cơn sốt mua «Mao tuyển».
Ngày 18/6, Mao Trạch Đông tiếp kiến đoàn đại biểu hồng vệ binh tại cổng thành Thiên An Môn, khiến sự sùng bái lên thành cao trào. Trên quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm ngàn hồng vệ binh tay vẫy “hồng bảo thư”, hô to khẩu hiệu “vạn tuế”, tràn ngập cả quảng trường. Sau đó, Mao Trạch Đông lại liên tục gặp mặt hơn 11 triệu hồng vệ binh.
Trong Cách mạng Văn hóa, sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông điên cuồng đến nỗi tất cả văn chương, bao gồm cả luận văn khoa học, đều phải kèm theo các trích dẫn trong «Mao Chủ tịch ngữ lục», hơn nữa tất cả chữ lấy từ sách của Mao Trạch Đông đều phải in đậm.
Trong khoảng thời gian này, tất cả các bài phát biểu trong đại hội trước tiên phải bắt đầu với «Mao Chủ tịch ngữ lục», khởi đầu bằng “Mao Chủ tịch dạy chúng ta rằng….”.
Thậm chí nói chuyện với nhau trên đường phố cũng phải bắt đầu với «Mao Chủ tịch ngữ lục»; ai ai cũng phải nhảy “điệu múa trung thành” để biểu thị bản thân “trung thành vô hạn với lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch”; chính giữa sảnh lớn trong mỗi gia đình đều phải treo chân dung của Mao. Sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông trong đại Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ khiến Hitler của Đức Quốc xã cũng phải chào thua.
Đến mùa Xuân năm 1967, sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông lên đến đỉnh điểm; ĐCSTQ dùng văn hóa “tuyên truyền” của Đảng với khẩu hiệu “ba trung thành, bốn vô hạn”.
“Ba trung thành” tức là: Trung thành với Mao Chủ tịch, trung thành với tư tưởng Mao Trạch Đông, trung thành với đường lối cách mạng vô sản của Mao Chủ tịch.
Còn cái gọi là “bốn vô hạn” tức là: Đối với Mao Chủ tịch, đối với tư tưởng Mao Trạch Đông và đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch thì “nhiệt tâm vô hạn, tín ngưỡng vô hạn, sùng bái vô hạn, trung thành vô hạn”.
Hết thảy đều là biểu hiện điên cuồng của một loại tà giáo, một hình thức tẩy não đối với toàn nhân dân Trung Quốc. Không phân già trẻ, đều bị buộc “đọc hồng bảo thư hàng ngày”, hơn nữa phải “sớm xin chỉ thị tối báo cáo”, trở thành một loại “nghi thức tôn giáo”.
Trong cuộc vận động thanh niên trí thức “lên núi xuống làng” phát sinh trong thời Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, những người có thể thực sự nhận rõ bộ mặt của Mao Trạch Đông không nhiều; Lâm Lập Quả, con trai Lâm Bưu, là một trong số ấy.
Trong «Kỷ yếu “công trình 517″», anh ta viết về hiện trạng Trung Quốc thời bấy giờ như sau: “Phần tử trí thức thanh niên lên núi xuống làng, chẳng khác nào lao động cải tạo biến tướng… Hồng vệ binh lúc đầu bị lừa dối để lợi dụng, bị đưa ra làm bia đỡ đạn, sau đó trở thành con dê thế mạng”.
Cuộc vận động “thanh niên trí thức lên núi xuống làng” chính là sau khi lợi dụng “Hồng vệ binh” xong, Mao Trạch Đông cố ý vứt bỏ họ một cách tuyệt tình. Tháng 12/1968, Mao Trạch Đông truyền chỉ thị “thanh niên trí thức tới vùng nông thôn, tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông”, từ đó thay đổi vận mệnh của toàn bộ thanh niên thành thị và hàng chục triệu gia đình ở thành phố.
Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học những năm 1966, 1967, 1968 bị ĐCSTQ đuổi về vùng nông thôn, cộng thêm thanh niên trí thức về nông thôn sau này, tổng cộng là hơn 16 triệu thanh niên trí thức trên toàn quốc phải “lên núi xuống làng”.
Cái gọi là “tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông” chính là ĐCSTQ mượn cớ để trừng trị “thanh niên trí thức”. Chỉ cần bạn là “thanh niên trí thức” dưới thời ĐCSTQ, thì phải “lên núi xuống làng” để “tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông”.
ĐCSTQ là một loại tà giáo, đối với những loại người khác nhau, nó có các cách thức tẩy não khác nhau để lợi dụng, dùng xong thì vứt bỏ một cách tuyệt tình. Trong thời kỳ “Cải cách ruộng đất”, ĐCSTQ lợi dụng nông dân, lấy “nông dân bao vây thành thị” để đoạt chính quyền, xong việc rồi vứt bỏ nông dân.
Sau đó, ĐCSTQ chế định chế độ hộ khẩu phân biệt giữa thành thị và nông thôn, đem cả đời người nông dân chôn sâu nơi thôn dã. ĐCSTQ coi nông dân là đối tượng để “bóc lột” lương thực và nông sản, không cấp bảo đảm gì cho họ, lại cố ý gây ra “Nạn đói lớn” làm chết đói hàng chục triệu nông dân.
Sau khi lợi dụng “nhân sĩ dân chủ” xong, ĐCSTQ đàn áp họ toàn diện trong “vận động chống cánh hữu” và Cách mạng Văn hóa. Ngoài ra, ĐCSTQ lợi dụng những lão soái Bành Đức Hoài, Hạ Long, Trần Nghị để “giành thiên hạ”, dùng Lưu Thiếu Kỳ, Bành Chân, v.v. các “nhà cách mạng lão thành” để khôi phục kinh tế sau “Nạn đói lớn”, lợi dụng xong thì thanh trừ họ. “Hồng vệ binh” sau khi bị ĐCSTQ lợi dụng thì phải “Lên núi xuống làng”, là một hình thức để vứt bỏ họ
Những “thanh niên trí thức” sau khi bị dùng xong rồi vứt bỏ này, rất nhiều người khi bị ĐCSTQ lừa dối đã “tràn đầy nhiệt huyết” hưởng ứng lời hiệu triệu, gọi là “trời đất mênh mông, mặc sức vùng vẫy”, “tràn đầy lòng hăng hái xuống nông thôn”, “bám gót thống soái Mao Chủ tịch, đất trời bát ngát luyện lòng trung”. v.v.
Rõ ràng ĐCSTQ đã “chôn vùi” tuổi thanh xuân của họ, thế nhưng họ lại “lấy tuổi thanh xuân hiến dâng cho Đảng”; ĐCSTQ khiến họ “chết đi sống lại” nhiều lần, thế nhưng họ vẫn “thủy chung không thay đổi với Đảng”. Họ không hề thấy được sự tà ác của ĐCSTQ.
Trong những năm 1970 những thanh niên này đã chán nản và tìm mọi cách về lại thành phố. Trước đây hăng hái dâng hiến tuổi xuân cho Đảng bao nhiêu, thì giờ đây họ phải tổ chức những đợt kháng cự đại quy mô; thanh niên trí thức thông qua thỉnh nguyện, bãi công, nằm đường ray, thậm chí tuyệt thực, v.v. rất nhiều phương thức để kiên quyết đòi trở về thành phố.
Cũng có người nói, những thanh niên hưởng ứng phong trào “lên núi xuống làng” đã bị ĐCSTQ lừa gạt; ĐCSTQ đã dùng phương thức “lao động cải tạo biến tướng” này để lừa dối thanh niên.
Hiện tại, khi nhìn lại thì chúng ta thấy loại hình “lừa gạt” này rất lộ liễu. Thế nhưng với phương thức tẩy não của ĐCSTQ, thử hỏi có bao nhiêu người Trung Quốc không bị lừa gạt? Mỗi người Trung Quốc, nếu có thể độc lập tự mình suy xét thì sẽ phát hiện ra rằng, sự “lừa gạt” và “dối trá” của ĐCSTQ là chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
TinhHoa tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét