TTO - Viện kiểm sát cho rằng cần làm rõ số tiền huê hồng 7,5 tỉ đồng là chi cho lô thuốc H-Capita hay lô nào khác nữa, hồ sơ nhập khẩu gian dối nhưng vì sao hải quan không phát hiện?...
Tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng tại phiên tòa sáng 20-10 - Ảnh: HỮU KHOA
Sáng 20-10, ngày làm việc thứ 2 phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, đại diện VKS đã trình bày bản luận tội đối với các bị cáo.
Theo đại diện viện kiểm sát, đầu năm 2012, nguyên tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng đã đặt Võ Mạnh Cường mua thuốc H-Capita từ Canada về VN. Cường đã liên hệ ông Raymundo (giám đốc Công ty Helix Cannada) để bàn bạc việc nhập thuốc để bán cho Hùng.
Do hồ sơ thuốc thiếu một số giấy tờ nên Nguyễn Minh Hùng đã chỉ đạo nhân viên thuê dược sĩ Phạm Văn Thông viết hồ sơ, tiêu chuẩn thuốc. Dựa trên các hồ sơ này, cục trưởng Cục quản lý dược Bộ Y tế đã cấp phép cho lô thuốc về VN.
Đại diện VKS cho biết Nguyễn Minh Hùng và các đồng phạm có mục đích thu lợi cao nhất khi mua thuốc từ 18 USD đã nâng khống lên 75 USD/hộp, bất chấp sức khỏe người bệnh ung thư.
Các bị cáo dùng mọi thủ đoạn tinh vi tạo tính hợp pháp cho thuốc trị ung thư như ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, ung thư vú… trong khi công ty sản xuất thuốc không có thực.
Các bị cáo còn sử dụng một loạt con dấu, giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự giả để hợp pháp hóa hồ sơ cho lô thuốc.
Kết quả điều tra cho thấy Công ty Helix Cannada không có thực, mã số mã vạch trên hộp thuốc thu tại VN Pharma và Cục quản lý dược, đem kiểm tra trên hệ thống mã vạch toàn cầu quốc tế thì không tìm thấy bất cứ thông tin nào về công ty bán thuốc.
Theo đại diện VKS, đây là tổ chức làm giả giấy tờ hồ sơ rất tinh vi, có sự phân công rành mạch. Các bị cáo còn có động thái chi trước hoa hồng cho bác sĩ để thu lợi bất chính Đại diện VKS nhận định cấp sơ thẩm chưa phản ánh đúng bản chất vụ việc. Nhiều vấn đề chưa được làm rõ, do đó cần phải điều tra để làm rõ bản chất vụ việc, làm rõ từng tình tiết để xử lý đúng pháp luật.
Đặc biệt trong vụ án này, Cục quản lý dược là đơn vị cấp phép cho VN Pharma nhập khẩu lô thuốc.
Quá trình cấp phép có nhiều thiếu sót, sai phạm cần xem xét trong vụ án nhưng lại đơn vị này lại tham gia giám định tư pháp chính lô hàng mà mình cấp phép là chưa đảm bảo tính khách quan.
Đại diện Viện KSND Cấp cao
Quá trình cấp phép có nhiều thiếu sót, sai phạm cần xem xét trong vụ án nhưng lại đơn vị này lại tham gia giám định tư pháp chính lô hàng mà mình cấp phép là chưa đảm bảo tính khách quan.
Hội đồng giám định cũng kết luận lô thuốc H-Capita chứa 97% hoạt chất capecitanbine, là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được dùng làm thuốc chữa bệnh cho người.
Theo đại diện VKS, kết luận giám định của Bộ Y tế quá mâu thuẫn, không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế khách quan của vụ án.
Giám định cho rằng thuốc H-Capita "không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người", trong khi các bị cáo nhập về với mục đích chữa bệnh ung thư cho người. Tuy nhiên kết luận giám định lại cho rằng thuốc kém chất lượng mà không kết luận là thuốc giả.
Vì vậy cần thiết phải trưng cầu giám định lại để đảm bảo tính khách quan và chính xác. Bởi kết luận giám định là một trong những chứng cứ quan trọng.
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: HỮU KHOA
VKS nhận định ngoài lô thuốc H-Capita, Nguyễn Minh Hùng và các đồng phạm còn thực hiện các hành vi tương tự đối với 7 bộ hồ sơ của 7 loại thuốc khác, lấy tên công ty Helix Cannada và đã được Cục quản lý dược cấp giấy phép nhập khẩu, cấp số đăng ký lưu hành.
Việc nhập khẩu 7 loại thuốc này cần phải được điều tra làm rõ để xử lý chung trong cùng một vụ án để đảm bảo tính khách quan, toàn diện nhằm đánh giá đúng quy mô, tính chất của vụ án.
Trước đó, cơ quan điều tra cho biết do không thu giữ được đầy đủ tài liệu và tang vật 7 loại thuốc nêu trên nên không có điều kiện xác định cụ thể số lượng, chất lượng thuốc và giá trị thực của các lô hàng.
VKS cho rằng lô thuốc H-Capita do VN Pharma nhập về có giá trị hơn 5,3 tỉ đồng. Tuy nhiên tại cơ quan điều tra, các bị cáo khai nhận đã chi hoa hồng cho các bác sĩ để bán thuốc khoảng 7,5 tỉ đồng tỉ đồng.
Kháng nghị cho rằng cần phải điều tra, làm rõ xem số tiền này còn chi hoa hồng cho những lô thuốc nào. Vì nếu chỉ chi cho lô thuốc H-Capita thì không phù hợp vì tiền mua thuốc thấp hơn tiền chi hoa hồng.
Quá trình xét hỏi tại tòa cho thấy nhân viên hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã cho thông quan lô thuốc H-Capita. Quá trình điều tra, phía hải quan cho rằng VN Pharma làm giả tài liệu quá tinh vi nên hải quan chưa phát hiện ra.
Theo đại diện VKS, ý kiến này không phản ánh đúng vụ việc. Vì tờ khai hải quan có nhiều dữ liệu thể hiện sự gian dối nhưng hải quan lại không phát hiện ra. Các vấn đề này chưa được điều tra làm rõ nên cần phải xác minh để xử lý khách quan, toàn diện vụ án.
Vì các lẽ trên VKSND cấp cao tại TP. HCM đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ kháng nghị, tuyên hủy bản án để điều tra lại.
Ngày 20/10, phiên xử Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch VN Pharma) cùng đồng phạm về tội Buôn lậu và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức tiếp tục với phần phát biểu quan điểm của VKS về vụ án.
Theo Viện, bản án sơ thẩm của TAND TP HCM chưa xem xét toàn diện vụ án, bỏ lọt tội phạm... Dù đã được thẩm vấn khá chi tiết tại phiên phúc thẩm nhưng nhiều tình tiết vẫn chưa thể làm rõ. Do đó cần điều tra lại để đánh giá vụ án một cách toàn diện.
Cựu Chủ tịch VN Pharma có dấu hiệu thêm tội khác
VKS cho rằng, để có đầy đủ thủ tục nhập khẩu, Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty Thương mại hàng hải quốc tế H&C) cung cấp hàng loạt giấy tờ giả, Hùng cũng chỉ đạo cấp dưới làm giả nhiều giấy tờ. "Quá trình điều tra, cấp sơ thẩm chưa xét xử các bị cáo này về tội Làm giả giấy tờ, là bỏ lọt tội", đại diện VKS nhận định.
"Các bị cáo đã nâng khống giá thuốc từ 18 USD lên 75 USD là hành vi cực kỳ nghiêm trọng. Một loạt con dấu, giấy tờ giả được họ dùng để làm giả giấy chứng nhận tự do giả, hóa đơn giả. Đây là tổ chức làm giả rất tinh vi, có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia. Ý thức của các bị cáo từ tất cả các khâu chỉ nhằm mục đích thu lợi bất chính, bất chấp hậu quả xảy ra", VKS nêu quan điểm.
Điều tra trách nhiệm của hải quan TP HCM
VKS cũng cho rằng, việc không xem xét trách nhiệm của các nhân viên tham gia thông quan lô thuốc với lý do "không biết Hùng và động phạm làm giả giấy tờ" là chưa đúng bản chất. Vì tờ khai hải quan có nhiều dữ liệu thể hiện sự gian dối nhưng hải quan lại không phát hiện ra.
Từ đó, VKS cũng đề nghị điều tra làm rõ vấn đề này.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Kết luận giám định của Bộ Y tế nhiều mâu thuẫn
Về kết luận giám định của Bộ Y tế, Viện cho rằng có nhiều mâu thuẫn. Thuốc không sử dụng cho người nhưng lại kết luận là kém chất lượng, mà không kết luận là thuốc giả. Kết luật giám định là một trong những chứng cứ quan trọng làm cơ sở cho việc xét xử các bị cáo đúng người đúng tội, do đó cần phải giám định lại.
Cán bộ Cục quản lý Dược có dấu hiệu phạm tội
Công ty Austin Hong Kong (bán thuốc cho VN Pharma) đã hết hạn giấy phép hoạt động. Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) là đơn vị cấp phép nhưng lại tham gia giám định lô hàng mình cấp phép là chưa đảm bảo tính khách quan.
Cấp sơ thẩm chưa làm rõ trách nhiệm của các cá nhân thuộc Cục quản lý Dược liên quan việc thẩm định hồ sơ và cấp phép nhập khẩu lô thuốc H-Capita 500mg.
"Chính việc làm tác trách của Cục quản lý Dược đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội", VKS nêu quan điểm và cho rằng cần điều tra làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm của tổ thẩm định và lãnh đạo Cục quản lý Dược.
Khuất tất trong 7,5 tỷ đồng chi hoa hồng
Về số tiền 7,5 tỷ đồng (Ngô Anh Quốc - nguyên phó giám đốc VN Pharma - khai chi hoa hồng cho các bác sĩ) lớn hơn giá trị lô thuốc (5 tỷ đồng), VKS cho rằng cần phải điều tra rõ.
Điều tra 7 lô thuốc khác của VN Pharma
Ngoài lô thuốc H-Capita, Hùng và đồng phạm còn thực hiện hành vi tương tự ở hồ sơ 7 loại thuốc khác, lấy tên Công ty Helix Cannada và đã được Cục quản lý Dược cấp giấy phép nhập khẩu, cấp số đăng ký lưu hành.
"Cơ quan điều tra cho rằng không thu giữ được đầy đủ tài liệu, tang vật nên không có điều kiện xác định cụ thể số lượng, chất lượng thuốc và giá trị thực của các lô hàng. Việc này cũng cần phải được điều tra làm rõ để xử lý trong cùng vụ án để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, nhằm đánh giá đúng quy mô, tính chất của vụ án", VKS nêu.
Đại diện Bộ Công thương tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Trước đó, đại diện Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) được luật sư Nguyễn Minh Hưng (bào chữa cho bị cáo Hùng) hỏi nhiều vấn đề, trong đó có việc cơ quan này gửi cho TAND Cấp cao văn bản nói "không tìm thấy mã vạch của các nước liên quan đến thuốc H-Capita" VN Pharma nhập khẩu. Tuy nhiên, ông này cho biết "không phải chuyên môn nên không trả lời được".
Luật sư đề nghị đại diện Bộ Công thương cung cấp về quy trình nhập khẩu các công đoạn, cái nào là cái quyết định cho việc nhập khẩu.
Sang vấn đề khác, luật sư hỏi: "VN Pharma nhập hàng từ công ty Hilex Canada nhưng lại thông qua Công ty Austin Hong Kong thì có được phép hay không?". Đại diện Bộ Công thương nói: "Về đơn vị vận chuyển phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam thì được phép vận chuyển".
TP - Một ngày trước khi phiên tòa xử phúc thẩm vụ “buôn lậu” xảy ra tại Công ty VN Pharma, một người có tên S. K. Burman, quốc tịch Ấn Độ với số hộ chiếu Z 376…được cho là thành viên cao cấp của hiệp hội dược nước này gửi đến Toà án Tối cao TPHCM một bức thư.
Trong thư ông S. K. Burman cho rằng, theo kết luận của phiên toà, Công ty VN Pharma nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H - Capita vào Việt Nam với hồ sơ giả, không rõ nguồn gốc.
“Chuyện lạ” về bức thư từ Ấn Độ
“Là thành viên cao cấp của Hiệp hội Dược Ấn Độ, tôi xin cung cấp một số thông tin quan trong liên quan vụ án trên dựa vào quá trình điều tra, xác minh và đến tận nơi tìm hiểu của mình. Tôi nhận thấy cần thiết cung cấp cho quý tòa những thông tin chính xác về nguồn gốc lô hàng 9.300 hộp thuốc H – Capita được sản xuất tại đâu và nhập vào Việt Nam như thế nào?”- người có tên S. K. Burman viết trong thư.
Theo trình bày của S. K. Burman, lô thuốc này được sản xuất tại công ty Affy Parenterals, có địa chỉ tại Vill Gullarwala, Sai road, Baddi, distt. Solan, Ấn Độ. Đây là công ty dược phẩm lớn tại Ấn Độ…trên website của Cơ quan Kiểm soát chất lượng thuốc Trung ương của Ấn Độ có công bố danh sách các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO.
Theo người này phản ánh: Ngày 31/3/2014, Công ty Affy có bán cho công ty Magnolia Limited lô hàng 9.300 hộp H-Capita, hoạt chất Capecitabine 500 mg - tablet. Ngày 4/4/2014, công ty Magnolia Limited, địa chỉ 11/621 Sai - Krupa Building, Purna Bniwandi, Thane - 421 302 Maharastra, India đã bán lô hàng này cho Công ty Helix Pharmaceutical Inc, có địa chỉ tại 392 Wilson Avenue, Toronto, Ontario, Canada. Airway bill số 618 - 1005 1075. Sau đó, lô hàng được chuyển về công ty SIR Logistics PTE LTD. BLK 336 Smith street, # 04-308 New Bridge Central Singapore. Ông S. K. Burman cho rằng, sau đó Công ty VN Pharma mới ký hợp đồng vận chuyển với Công ty Austin ở Hồng Kông để chuyển hàng về Việt Nam.
Ông S. K. Burman khẳng định trong thư và cho rằng: “Công ty sản xuất tại Ấn Độ không liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp vào những việc làm sai trái trên”.
Những mâu thuẫn
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong cũng như kết luận điều tra từ cơ quan công an cho thấy, nguồn gốc thuốc H-Capita Võ Mạnh Cường khai không biết sản xuất ở đâu. Quá trình điều tra còn phát hiện trên các thùng thuốc H-Capita có dán tem kiểm tra an ninh tại sân bay của Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore. Cơ quan chức năng đã yêu cầu tương trợ tư pháp đối với Ấn Độ, Singapore và Canada nhưng chưa có kết quả. Trong khi đó, xác minh mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H- Capital, Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Công Thương xác định mã số, mã vạch này không được đăng ký bởi quốc gia nào. Ngoài ra, giấy chứng nhận FSC và GMP là giả.
Cơ quan điều tra đã nêu rõ: Có cơ sở xác định lô thuốc H-Capita do Công ty VN Pharma nhập vào Việt Nam ngày 11/4/2014 là thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
PGS- TS Phạm Khánh Phong Lan- Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu H-Capita được cho xuất xứ từ Công ty Affy của Ấn Độ thì thuốc này lại càng là thuốc giả. Bà Lan lý giải, trong hồ sơ mà VN Pharma nhập về, các giấy tờ đều ghi xuất xứ từ Công ty Helix của Canada nhưng Công ty Helix lại được xác định không có thực thì dù thuốc đó xuất phát từ đâu đi nữa cũng gọi là thuốc giả. “Họ nhập nguyên liệu từ đâu không quan trọng bằng việc giấy tờ pháp lý chứng minh rõ nguồn gốc”- bà Lan nói thêm.
Nhìn nhận về tính pháp lý của bức thư và các tài liệu liên quan được gửi đến tòa từ Ấn Độ, Luật sư Nguyễn Đức Chánh- Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003 thì người nào biết được những tình tiết liên quan vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
“Nếu ông S. K.Burman, quốc tịch Ấn Độ biết những tình tiết liên quan vụ án thì tòa án có thể triệu tập đến để làm chứng hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ, vật chứng…theo Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Ấn Độ, ký tại Hà Nội ngày 8/10/2007, có hiệu lực từ ngày 17/11/2008”- luật sư Chánh phân tích.
“Đây có thể là chiêu tung hỏa mù. Chuyện H-Capita có nguồn gốc từ Ấn Độ rồi bán qua cho Helix nhưng cơ quan chức năng cho rằng Helix không có thực vì thế thuốc này cũng được coi là thuốc giả”
PGS Phạm Khánh Phong Lan
NGỌC LÂM
Vụ VN Pharma: VKS nói giám định của Bộ Y tế 'nhiều mâu thuẫn, không khách quan'
Phiên tòa phúc thẩm vụ án Vn Pharma sáng 20.10Sáng 20.10, tại phiên tòa phúc thẩm vụ án VN Pharma, đối với việc giám định của Bộ Y tế, VKS nhận định có nhiều mâu thuẫn, không khách quan.
Theo Viện Kiểm sát cấp cao tại TP.HCM (VKS), kết luận giám định là một trong những chứng cứ quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định tội danh đối với các bị cáo nên cần thiết phải trưng cầu giám định lại, với thành phần hội đồng giám định khác.
VKS cho biết rất muốn làm rõ nhiều vấn đề trong vụ án nhưng vì đại diện Bộ Y tế không trả lời được nên VKS sẽ dựa vào chứng cứ trong hồ sơ để đưa ra quan điểm, nhận định về vụ án.
Cụ thể, VKS phân tích, ngày 17.12.2014, Bộ Y tế thành lập Hội đồng giám định lô hàng 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet, với thành phần Hội đồng giám định gồm 10 người, do Phó cục trưởng Cục quản lý dược Đỗ Văn Đông làm chủ tịch hội đồng.
VKS nêu việc ông Đông là cấp dưới của Cục trưởng Cục quản lý dược Trương Quốc Cường (là người ký văn bản cấp phép cho VN Pharma nhập lô hàng trên) làm chủ tịch hội đồng là không khách quan. Bởi, Cục quản lý dược là đơn vị cấp phép nhập khẩu lô hàng này; quá trình cấp phép có nhiều thiếu sót, sai phạm nên là đối tượng cần xem xét trong vụ án nhưng lại tham gia giám định chuyên môn lô hàng do chính mình cấp phép.
Mặt khác, Cục quản lý dược tham gia tố tụng với tư cách người phát hiện và tố giác tội phạm nhưng sau đó lại tham gia giám định tư pháp chính lô hàng mình cấp phép nhập khẩu có vấn đề là chưa đảm bảo tính khách quan.
Ngoài ra, tại kết luận giám định ngày 22.4.2015 của Hội đồng giám định Bộ Y tế kết luận: “Lô hàng nói trên chứa 97,5 % hoạt chất Capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người” và thành phần tạp chất là 17% (trong khi cho phép không quá 01%).
Theo VKS, căn cứ khoản 23, 24 Điều 2 luật Dược 2005 và Điều 4 Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10.1.2013 của Chính phủ quy định: “Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp: không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn; mạo tên, kiểu dáng, công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác.
VKS nhận định kết quả giám định của Bộ Y tế có mâu thuẫn, không phù hợp với quy định pháp luật và thực tế khách quan của vụ án. Giám định cho rằng thuốc này “…không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”, trong khi các bị cáo nhập về với mục đích chữa bệnh ung thư cho người nhưng cũng chính kết luận lại cho rằng là thuốc kém chất lượng, mà không kết luận là thuốc giả là chưa phù hợp.
Trên thế giới thì hiếm có nền kinh tế nào như TQ nổi danh sao chép tất cả mội lĩnh vực từ khoa học, các ngành công nghiệp và cả lĩnh vực kinh tế tài chính của thế giới. Đó là TQ. Đất nước này dù được rêu rao là cổ đại nhất của nhân loại là phát minh thuốc nổ, giấy viết,…sớm nhất thế giới thì đó là chuyện họ rêu rao, vì nhiều nhà khoa học chứng minh gen di truyền là thời cổ đại hay cận đại thì người TQ đã ăn copy của thiên hạ rồi. Vì xa xưa nữa là Ai Cập cổ đại, rồi người La Mã ở Châu Âu họ đã có những phát minh ấy rồi, dù người ta nói vui hay nói đùa thời xa xưa người TQ đã có thành tích copy sao chép của thiên hạ.
Trở lại tham vọng của Tập Cận Bình muốn làm thống lĩnh thế giới với “Giấc mơ Trung Hoa” vào 2050 thì nhiều nhà phân tích kinh tế ở Hồng Kông cũng khá ngạc nhiên khi họ trò chuyện với các nhà phân tích kinh tế tài chính của Mỹ đang làm việc điều hành ở cái trung tâm tài chính Hồng Kông, đó là họ giật mình chú ý “nền kinh tế cường quốc hàng nhái của TQ” mà ít ai chú ý nó ngay trước mắt hàng ngày mà ai dùng máy tính truy cập hàng ngày sẽ nhận ra.
Đó là nếu như Mỹ có Google, hay bảng chữ cái Alphabet Inc. (NASDAQ: GOOGL ) thì TQ cũng có “Google Trung Quốc” là Baidu. Còn nếu như xưa kia Mỹ có các trang mạng xã hội như Yahoo!, Twitter Inc (NYSE: TWTR), Facebook (NASDAQ: FB),… thì TQ cũng có WeChat và Baidu Tieba.
Thậm chí nếu Mỹ có Amazon.com, Inc. (NASDAQ: AMZN) thì TQ cũng có Alibaba Group,…Hầu hết Mỹ có cái gì thì mấy năm sau TQ sẽ có cái đó sao chép y chang,…thật quái đản khó thể tin nổi. Đã thế hầu hết các tập đoàn công ty đương sắt xe lửa cao tốc của TQ đều mang bóng dáng đánh cắp của các công ty Nhật và Đức, đến nỗi người Đức rất khinh thường và rất ghét người TQ. Hãng điện tử công nghệ nổi tiếng của Mỹ là Cisco Systems, Inc. (NASDAQ: CSCO) tại Thung lũng công nghệ Silicon, phía Bắc California phải khốn đốn bởi Huawei Technologies Co. nổi tiếng một thời rình rập đánh cắp sáng chế và công nghệ của hãng Cisco.
Còn sao chép về nghiệp vụ thị trường chứng khoán thì TQ cũng nổi danh, cụ thể như Shanghai Shenzhen CSI 300 Index, Shanghai Stock Exchange Composite Index (Thượng Hải) thì sao chép về nghiệp vụ gần như giống y chang Chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) của Mỹ. Trong khi Với chỉ số Shenzhen Stock Exchange Composite Index tại Thẩm Quyến (một bản sao của chỉ số S & P 500 của Mỹ). Và còn với chỉ số kỹ nghệ cao ChiNext, nơi tập trung các công ty công nghệ của TQ, nó sao chép giống cấu trúc tập trung vào các cổ phiếu công nghệ là bản sao chép giống với chỉ số công nghệ cao NASDAQ của Mỹ.
Hiện nay TQ đang nghiên cứu chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index (VIX), một thước đo về mức độ biến động của thị trường, còn gọi là "chỉ số đo lường mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư". Khi chỉ số VIX tăng lên thường là các lệnh đặt tùy chọn mua bán tăng mà chủ yếu bán nhiều hơn mua. Khi chỉ số VIX rơi xuống, đó là thường là các hoạt động mua vào là mạnh mẽ hơn bán. Và ta suy đoán, khi chỉ số VIX tăng lên, giới đầu tư bán tháo cổ phiếu và họ dồn tiền đầu tư vào vàng hay trái phiếu và ta thấy sản lượng trái phiếu của Mỹ giảm xuống, giá vàng thường sụt giá. Nó cũng chỉ là ước đoán tương đối thôi, VIX có thể ước đoán phân tích trên kỹ thuật, nhưng khó đoán và không chính xác cao, vì nó phải bám sát giao dịch thực tế trên chỉ số S & P 500.
Thậm chí trong lĩnh vực kinh tế và tài chính thì TQ cũng sao chép Mỹ khi lập ra công ty thẩm định tín dụng Dagong hay Đại Công, hoặc Dagong Global Credit Rating Co. (với nghiệp vụ đánh giá xếp hạng tín dụng toàn cầu). Công ty Dagong Global Credit Rating này chỉ mới thành lập năm 1994, để cạnh tranh với Standard & Poor’s (có bề dày kinh nghiệm 156 năm), Moody's (có kinh nghiệm hơn 1 thế kỷ),…Công ty Dagong của TQ có tuổi đời 23 tuổi thiếu 2 tháng.
Đúng chuyện lạ khó tin nổi nền kinh tế hàng nhái và đánh cắp của thiên rất độc đáo và cũng rất thành công để TQ tiết kiệm phí tổn chi phí rất lớn nhằm đi tắt học tắt của thiên hạ để mơ thành bá chủ thế giới trong mục tiêu hơn 50 năm nữa thì quả là chuyện lạ.
Ta cần nhớ rằng Trung Quốc có nền kinh tế sản xuất dư thừa để nuôi sống hơn 1,37 tỷ dân, họ cần sản xuất và duy trì tăng trưởng cao để giữ ổn định quốc gia nên không cần chờ đợi nghiên cứu hoặc bỏ tiền ra đầu tư trí tuệ, họ cần sản xuất ngay nên cũng càn ăn trộm nhanh để chộp cơ hội nhanh, nếu thấy thương hiệu kia không ăn khách hay sản phẩm bán ế thì họ cũng chẳng tiếc nuối vứt bỏ nó và tiếp tục đi rình rập đánh cắp cái khác.
Cho nên quốc gia này nổi tiếng về ăn cắp sáng chế của thiên hạ từ việc nhỏ nhặt nhất, đó là bất cứ sản phẩm tiêu dùng hay máy móc nào mà nước khác bán chạy là y như rằng chỉ mấy hôm nó đã có một cái tên nào đó tại TQ sở hữu và sản xuất ra nó y chang mang cái tên rất giống nhau. Trước đây Nhật có những tên tuổi Sony (TQ thì nhái Somy), Toshiba (TQ có Tohiba),… Thậm chí cái tên miền nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), nổ danh của VN còn bị TQ đánh cắp một cách lộ liễu thô bạo và TQ cũng có cái tên vớ vẫn Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd (Quảng Châu - Trung Quốc) mặc dầu TQ chả có kinh nghiệm gì về cà phê hay trồng cà phê, vậy mà họ cũng ăn cắp táo bạo khi thấy báo Mỹ xưa kia trích dẫn những du khách Mỹ tới VN họ uống những tách cà phê mê hồn rất đậm đặc ấy đăng trên báo Mỹ thì TQ thấy tưởng bở chộp ngay cơ hội làm giả làm nhái ngay lập tức.
Làm sao mà tham lam ăn cắp cả tiên miền của VN, vừa với mục đích thương mại vừa với ý đồ xấu xa nhận vơ chủ quyền của VN thì quả là “người TQ xấu xí” cũng không sai.
Thơ Phương
Chuyên gia kinh tế của Morganstanley - Hoa Kỳ
(Blog Thơ Phương -Tạp chí Kinh tế-Tài chính-Chứng khoán)
Hàng chục hộ chiếu Việt Nam tại bang Thüringern bị thu giữ từ 3 đến 6 tháng
Hộ chiếu do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam cấp cho kiều bào bị sở ngoại kiều Đức thu giữ chuyển cho sở cảnh sát hình sự (LKA) để điều tra
Theo thông tin nhận được từ một số người Việt tại bang Thüringen miền Đông nước Đức, bắt đầu từ tháng 10, tại thành phố Erfurt và một số thành phố lân cận thuộc bang Thüringen của Đức đang xẩy ra hiện tượng rất đáng lo ngại khi hàng chục người Việt Nam định cư ở đây bất ngờ bị thu giữ hộ chiếu Việt Nam khi tới sở ngoại kiều dán giấy phép cư trú trở lại vào cuốn hộ chiếu mới sau khi đổi ở Tổng lãnh sự Frankfurt am Main, tạo nên tâm trạng lo lắng trong cộng đồng người Việt .
Anh Tuấn, người bị thu hộ chiếu đã tường thuật lại cho Thoibao.de `` Họ soi hộ chiếu Việt Nam của em vừa đổi ở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở Frankfurt am Main, màn hình máy tính xuất hiện dấu gạch chéo thể hiện như nhận dạng được hộ chiếu giả, nên cán bộ sở ngoại kiều Đức đã thu giữ ngay để chuyển lên sở cảnh sát hình sự (LKA) điều tra. Họ nói có thể mất từ 3 đến 6 tháng để xác minh việc này, sau đó họ cấp cho em một giấy thông hành tạm, có thời hạn 3 tháng. Em thấy từ sau vụ đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam hôm 22.9 là bắt đầu thấy có người bị thu hộ chiếu như vậy ´´.
Một người khác, anh Hùng người cũng bị thu hộ chiếu cho biết thêm `` em đã đổi đến cuốn hộ chiếu thứ 2 tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở Frankfurt am Main rồi, nhưng khi mang đến sở ngoại kiều để dán lại giấy phép cư trú thì cũng bị máy soi hiển thị dấu gạch chéo như hộ chiếu giả, thế là đành phải ký đồng ý cho họ thu lại để gửi đi cảnh sát điều tra ´´.
Một người vừa viết lên trang FB cá nhân về việc bị thu giữ hộ chiếu hôm 16.10 tại Thành phố Erfurt, thủ phủ bang Thüringen, CHLB Đức.
Cùng ý kiến lo ngại trên, chị Thu hiện đang làm việc trong một nhà hàng ở Erfurt cũng cho biết `` em vừa đổi hộ chiếu Việt Nam xong, nhưng chưa dám ra sở ngoại kiều để dán lại giấy phép định cư, vì lo sợ có thể cũng bị thu giữ hộ chiếu như các trường hợp khác. Cô bạn em cũng vừa mang hộ chiếu ra đó, họ soi hàng chục lần nhưng vẫn bị gạch chéo đánh dấu là giả, nên cũng bị thu mất rồi ´´.
Một nguồn tin khác cho biết: `` trong gần 50 em đang học ở Göttingen theo hệ điều dưỡng cũng có mấy trường hợp bị thu giữ hộ chiếu khi gia hạn ở sở ngoại kiều ´´.
Cũng theo một kiều bào bị thu giữ hộ chiếu: `` cho đến thời điểm này vẫn chưa có thông báo hỗ trợ gì từ tổng lãnh sự Việt Nam ở Frankfurt am Main cho họ ´´.
Tờ Thoibao.de sẽ liên hệ với sở ngoại kiều Erfurt để hỏi thực hư về vụ việc này cũng như nguyên do và sẽ thông tin đến bạn đọc trong thời gian tới.
Kể từ khi khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức xảy ra sau khi mật vụ Việt Nam đột nhập lãnh thổ nước này để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, thì có những dấu hiệu cho thấy, hình như các cơ quan công quyền Đức, nhất là lực lượng an ninh Đức, luôn cảnh giác cao độ trước mọi diễn biến tội phạm người Việt trên đất nước của họ và đặc biệt những vấn đề có liên quan đến an ninh của nước Đức.
Cụ thể, hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam không còn được phía Đức cho miễn visa như trước đây nữa. Biện pháp cứng rắn này có lẽ để ngăn chặn các phần tử mật vụ Việt Nam tiếp tục xâm nhập vào lãnh thổ nước này.
Mới đây hôm 15.10 để truy tìm một nghi can người Việt lẫn trốn (trong vụ một người Việt bị đâm trọng thương) cảnh sát Đức đã huy động lực lượng đặc nhiệm với trên 50 nhân viên được trang bị súng máy cùng hàng chục thiết bị cơ giới bao vây cả khu chợ Thái Bình Dương của người Việt ở Berlin, và lục soát suốt 2 giờ đồng hồ.
Trung Khoa – Thoibao.de
Bộ Ngoại giao Đức xác nhận: Chính phủ Đức đã đình chỉ Hiệp định Việt - Đức miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao
Gần đây, nhân chuyện phim The Vietnam War ra mắt, có nhiều người bàn luận sôi sổi. Có người còn đặt câu hỏi ai đã vi phạm hiệp định Genève để đưa đến chiến tranh?
Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc, thường được gọi là Bắc Việt Nam (BVN). Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10-1955, ở phía nam, thường được gọi là Nam Việt Nam (NVN).
1.- HIỆP ĐỊNH GENÈVE KHÔNG ĐỀ CẬP CHUYỆN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Ngoài Pháp và VNDCCH tức Việt Minh, các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Trung Cộng, Lào, Cambodia. Hai chính phủ QGVN và Hoa Kỳ KHÔNG KÝ VÀO BẢN HIỆP ĐỊNH NẦY.
Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm có 6 chương, 47 điều, chỉ là một hiệp định có tính cách thuần tuý quân sự, hai bên ngưng chiến đấu, rút quân về vị trí chỉ định trong hiệp định, thời biểu rút quân … Hiệp định không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam, nghĩa là hoàn toàn không đề cập đến chuyện tổng tuyển cử thống nhứt đất nước.
Gần một năm sau, thủ tướng QGVN Ngô Đình Diệm tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn ngày 6-7-1955 rằng chính phủ QGVN không ký các văn kiện Genève nên không bị ràng buộc phải thi hành hiệp định nầy. Chính phủ QGVN không phản đối nguyên tắc tổng tuyển cử, nhưng không có bằng chứng cho thấy VNDCCH đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi Quốc tế Cộng sản. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.)
Ngày 19-7-1955, thủ tướng VNDCCH là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, như đã quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhứt đất nước. Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, và xác nhận lại chủ trương của chính phủ QGVN đã được đưa ra ngày 6-7-1955. Quốc Gia Việt Nam được đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10-1955.
Tuy chính phủ VNCH nhiều lần từ chối, thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị này hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, nhằm chứng tỏ VNDCCH quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.
Hiệp định Genève hoàn toàn không đề cập đến chuyện tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nên luận điệu của VNDCCH cho rằng VNCH không hiệp thương để tổng tuyển cử, vi phạm hiệp định Genève, là LUẬN ĐIỆU VU CÁO TRẮNG TRỢN. Luận điệu vu cáo nầy được cộng sản lập đi lập lại nhiều lần, cho đến ngày nay trong nước vẫn còn tồn tại luận điệu vu cáo nầy.
2.- VIỆC TỔNG TUYỂN CỬ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG BẢN TUYÊN BỐ KHÔNG CHỮ KÝ
Sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cùng các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào và Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954, nhằm bàn thảo bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”.
Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhứt là điều 7, ghi rằng: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53. Bản Pháp văn: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)
Chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng, VNDCCH, Lào và Cambodia trả lời miệng rằng “đồng ý”. Tất cả đều trả lời miệng, không phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là BẢN TUYÊN BỐ KHÔNG CÓ CHỮ KÝ.
Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai Việt Nam. Một văn kiện quốc tế không có chữ ký, thì không thể là một hiệp ước, vì không ai ký tên cam kết để thi hành những điều đã cùng nhau thỏa ước (nên mới gọi là hiệp ước). Bản tuyên bố không chữ ký chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn mà thôi. Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị CSVN vi phạm trắng trợn, huống gì là một bản tuyên bố không chữ ký? (Ở đây xin đưa ra một ví dụ đơn giản: hai người nam nữ tuyên bố kết hôn mà không ký kết hôn ước thì có hợp pháp hay không?)
Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của mình.
Chính phủ QGVN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm thi hành đúng đắn hiệp định Genève ngày 20-7-1954, tập trung và rút toàn bộ lực lượng QGVN về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định Genève. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, không có tài liệu nào cho thấy là chính phủ QGVN đã vi phạm hiệp định Genève.
Riêng bản” Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève …” ngày 21-7-1954 không có chữ ký, không ai ký tên cam kết sẽ thi hành, chỉ có tính cách khuyến cáo mà thôi, nên không bắt buộc VNCH phải thi hành. Vì vậy, cũng KHÔNG THỂ VU CÁO VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM không thi hành hiệp định Genève, rồi động binh gây chiến.
3.- AI VI PHẠM HIỆP ĐỊNH GENÈVE?
Muốn biết ai vi phạm hiệp định Genève, xin trở lại thời gian hội nghị Genève. Hội nghị khai mạc ngày 8-5-1954, kéo dài cho đến ngày 21-7-1954, có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhứt từ ngày 8-5 đến ngày 20-6-1954; giai đoạn thứ hai từ ngày 10-7-1954 đến ngày 21-7-1954.
Giữa hai giai đoạn là thời gian 20 ngày tạm nghỉ để các phái đoàn về nước tham khảo và nghỉ ngơi. Trong thời gian nầy, xảy ra ba sự kiện quan trọng: 1) Tại Pháp, Mendès France được cử làm thủ tướng ngày 17-6-1954. Ông hứa hẹn với dân chúng Pháp sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong vòng bốn tuần lễ, và sẽ ký kết hiệp ước đình chiến chậm nhứt là ngày 20-7-1954, nghĩa là Pháp dứt khoát rời bỏ Việt Nam. 2) Tại Việt Nam, Ngô Đình Diệm được quốc trưởng Bảo Đại đề cử giữ chức thủ tướng QGVN. Ông Diệm nhận chức ngày 7-7-1954, thường được gọi là ngày “Song thất”. 3) Thủ tướng và là trưởng phái đoàn Trung Cộng tại hội nghị Genève, Châu Ân Lai về nước trong thời gian nghỉ họp, mời Hồ Chí Minh (HCM), chủ tịch VNDCCH, bí mật gặp nhau tại Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Hoa), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954. Lúc đó, dư luận thế giới hoàn toàn không hay biết đến hội nghị quan trọng nầy.
Hội nghi Liễu Châu giữa Châu Ân Lai và HCM diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, tức trước khi hiệp định Genève được ký kết. Tháp tùng theo HCM có Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan. Vào họp, Châu Ân Lai báo cho phái đoàn Việt Minh biết có ba cách để đối phó với tình hình mới: 1) Thượng sách là hòa. 2) Trung sách là đánh rồi hòa. 3) Hạ sách là đánh tiếp.
Châu Ân Lai khuyên HCM và Việt Minh chấp nhận thượng sách là hòa để tránh mở rộng chiến tranh, vì nếu mở rộng chiến tranh, Hoa Kỳ có thể can thiệp. Theo Châu Ân Lai, Việt Minh nên giải quyết riêng chuyện Việt, Miên, Lào, đồng thời chia hai Việt Nam ở khoảng vĩ tuyến 16. Với kinh nghiệm Trung Cộng qua chiến tranh Triều Tiên, Châu Ân Lai khuyên HCM không nên đòi hỏi thái quá, khiến Pháp sẽ ở vào thế phải nhờ Hoa Kỳ can thiệp. Cũng theo Châu Ân Lai, trong trường hợp Hoa Kỳ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, với binh lực hùng hậu, Hoa Kỳ có thể lật ngược tình thế như trong chiến tranh Triều Tiên trước đây. Như vậy, theo Châu Ân Lai, Việt Minh sẽ đuổi được kẻ địch yếu (Pháp), nhưng lại rước kẻ địch mạnh (Hoa Kỳ). Hơn nữa, cũng theo Châu Ân Lai, Việt Minh nên giúp thủ tưóng Mendès-France để ông ta không bị quốc hội Pháp lật đổ. Nếu Mendès France không thành công, chính phủ Mendès France sẽ bị lật đổ, thì có thể bất lợi cho phía cộng sản. (Tiền Giang, Châu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Châu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Châu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn: Internet).
Châu Ân Lai còn bàn thêm rằng sau khi chia hai Việt Nam, Việt Minh rút quân về phía Bắc Việt Nam (BVN), nhưng không có nghĩa là Việt Minh rút hết võ khí, mà võ khí nào cất giấu được, thì phân tán mà cất giấu để tránh bị phát hiện. Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Minh chấp nhận thi hành kế hoạch của Châu Ân Lai.
Tại hội nghị nầy, Võ Nguyên Giáp đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. Việt Minh cộng sản chẳng những chôn giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam (NVN), mà còn gài những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại NVN như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm… (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273).
Sau hội nghị Liễu Châu, trong báo cáo của HCM tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Lao Động ngày 15-7-1954, HCM chỉ nhắc sơ là có gặp và trao đổi với thủ tướng Châu Ân Lai. Việt Minh không công khai loan báo kế hoạch của Châu Ân Lai cũng như kế hoạch mai phục cán bộ ở lại miền Nam của Võ Nguyên Giáp để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Lý do đơn giản là nếu công khai, thì sẽ bị lộ ra âm mưu vi phạm hiệp định Genève. Về sau, khi ấn hành lại bản báo cáo nầy trong Hồ Chí Minh toàn tập tập 7, Nxb Chính Trị Quốc Gia, thì ban biên tập chỉ chú thích sơ lược cuộc gặp gỡ ở cuối trang 315.
Về phía Châu Ân Lai, sau khi hội nghị Genève kết thúc ngày 21-7-1954, thì Trung Cộng mới đăng lên Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh ngày 8-8-1954 bản “Tuyên bố về cuộc hội đàm Trung-Việt của chính phủ Trung Quốc”, được dịch nguyên văn như sau:
“Thủ tướng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Châu Ân Lai và chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh đã cử hành hội đàm tại biên giới Trung-Việt từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 7 năm 1954. Thủ tướng Châu Ân Lai và chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao đổi ý kiến đầy đủ về vấn đề khôi phục hòa bình tại Đông Dương và các vấn đề có liên quan khác. Tham gia hội nghị còn có: Hoàng Văn Hoan, đại sứ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Trung Quốc và Kiều Quán Hoa, cố vấn đoàn đại biểu nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại hội nghị Genève.” (Tiền Giang, sđd., bản dịch đã dẫn, chương: “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn: Internet) Bản tuyên bố nầy cũng chỉ xác nhận có cuộc hội họp giữa Châu Ân Lai và HCM mà không đề cập đến nội dung chi tiết, như việc chôn giấu võ khí, hay cài cán bộ ở lại NVN.
KẾT LUẬN
Như thế, rõ ràng trong khi chính phủ QGVN rồi VNCH tôn trọng hiệp định Genève, thi hành nghiêm túc tất cả những quy định trong hiệp định Genève, thì nhà nước VNDCCH đã có kế hoạch vi phạm hiệp định, ngay từ trước khi hiệp định được ký kết và cả sau khi hiệp định được ký kết. Đặc biệt VNDCCH vi phạm hiệp định có “biên nhận” do Trung Cộng cung cấp.
Năm 1973, chuyện vi phạm hiêp định Paris lại tái diễn. Do đó, chẳng những “đừng tin những gì cộng sản nói” (lời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu), mà còn đừng tin những gì cộng sản viết, và cũng đừng tin những gì cộng sản cam kết, dù cam kết trên giấy tờ như hiệp định Genève.