Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Vì sao cha tôi và các trí thức bị cách ly?


Bác sỹ Trần Duy HưngBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionBác sỹ Trần Duy Hưng, Thị trưởng Hà Nội tại lễ khai trương đường phố mang tên Điện Biên Phủ ở Hà Nội.

Nhà báo tự do Trần Tiến Đức, con trai thứ của vị thị trưởng đầu tiên của Hà Nội thời chính phủ Hồ Chí Minh, nói với BBC về nguyên nhân và cách thức mà thân phụ của ông, bác sỹ Trần Duy Hưng, và một số trí thức theo Việt Minh và chính phủ kháng chiến bị 'cách ly' sau khi được Đảng Cộng sản huy động vào bộ máy.
Trao đổi với BBC hôm 2/9/2017, nhân dịp 72 năm quốc khánh Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục & Truyền thông, Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình của Việt Nam nói:


"Cho đến năm 1950, vai trò của các trí thức trong chính phủ kháng chiến còn rất to lớn, nhưng sau năm 1950, sau khi Chiến dịch Biên giới thắng lợi, mở ra sự thông thương với Trung Hoa Cộng sản, thì các đoàn cố vấn Trung Quốc sang và sức ép đối với Hồ Chí Minh và đối với lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là phải thay thế những người trí thức trong chính phủ bằng những nhân vật khác.
"Và rõ ràng như vậy, đã có thời gian, lúc bấy giờ tôi đã đi học thiếu sinh quân rồi, nhưng em trai tôi có kể lại là có thời gian khoảng độ năm 1953 là các cụ bị cách ly. Họ đưa các cụ lên một vùng ở Chiêm Hóa [tỉnh Tuyên Quang] và hầu như các cụ rất ít được tham gia vào công việc của chính phủ, đấy là một sự thật.
"Và đấy là một chuyện để chúng ta thấy rằng chuyện mà họ sử dụng những người trí thức như thế nào. Tôi cũng nói một câu là sở dĩ phía Việt Minh, phía đảng cộng sản phần nào có thể thành công là vì họ tập hợp được dân chúng. Và ai làm cho dân chúng tin vào? Đó là những trí thức.

Bác sỹ Trần Duy Hưng (trái)Bản quyền hình ảnhOTHER
Image captionBác sỹ Trần Duy Hưng (trái) và Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh tham gia lao động xây dựng một công viên ở Hà Nội.

"Và tôi nói cụ Hồ Chí Minh là một con người rất có sức hút, người biết ứng xử và có thể với sự tiếp xúc trực tiếp với Hồ Chí Minh, cộng với những lý tưởng dân chủ, độc lập, tự do, đã kéo được một số trí thức có uy tín trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là theo chính quyền Việt Minh. Và như thế cũng góp phần tăng cường uy của chính phủ Việt Minh và đồng thời cũng tăng cường uy tín của nước Việt Nam."

'Biết lợi dụng cơ hội'



Theo nhà báo Trần Tiến Đức, cựu đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, người từng có nhiều năm làm việc tại đài truyền hình Việt Nam (VTV) nửa sau thế kỷ trước, cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945 là công lao của toàn dân, nhưng Việt Minh là lực lượng biết tập hợp lực lượng và lợi dụng cơ hội lịch sử, ông nói:
"Tôi nghĩ rằng việc lật đổ ách thực dân, lật đổ ách phát xít là công của toàn dân và có rất nhiều đảng phái cùng tham gia cùng với Việt Minh.
"Nhưng Việt Minh là lực lượng tôi phải công nhận lúc đó được tổ chức tốt nhất và... biết lợi dụng cơ hội khi các đảng phái khác chưa có sự đoàn kết, chưa có sự thống nhất để kêu gọi được toàn dân.
"Thứ hai, phải nói là Việt Minh đã tận dụng cơ hội để điền vào... khoảng trống chính trị còn lại sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng.

Cựu Vụ trưởng Trần Tiến ĐứcBản quyền hình ảnhFB TRAN TIEN DUC
Image captionCựu Vụ trưởng Trần Tiến Đức tham gia một hội thảo khoa học.

"Nhưng chúng ta phải nói rằng thật ra lúc bấy giờ Việt Nam cũng đã có một chính phủ - chính phủ của ông Trần Trọng Kim.
"Chính phủ Trần Trọng Kim đã có những quyết định đầu tiên đưa nước Việt Nam đi theo con đường độc lập, tất nhiên là trong sự hạn chế như vậy, cho nên tôi nghĩ rằng việc tự nhận lấy công đầu của mình, tôi cho rằng điều đó cũng cần phải xem lại.
"Và sau này, nếu chúng ta có xem xét lại các tài liệu lịch sử, các nhà sử học thực tế, nếu công tâm để xem xét lại các cứ liệu lịch sử, chắc họ phải có những kết luận xác đáng hơn," ông Trần Tiến Đức nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ từ thành phố Budapest trước một bảo tàng chứng tích tội ác trong lịch sử cận hiện đại của quốc gia thuộc khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi trực tuyến trên kênh Facebook Live của BBC Việt ngữ, được thực hiện hôm 2/9/2017 từ thủ đô của Hungary.

Chuyên gia: Đại hội 19 sẽ tác động tích cực tới quan hệ Việt - Trung


Nhân dịp Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 18-24/10, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Vinh Quang, Cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quốc tế về quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc những thành tựu đã đạt được và triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian tới.



Các đại biểu tham dự Đại hội 19 ở Bắc Kinh. Ảnh: THX/TTXVN.
Các đại biểu tham dự Đại hội 19 ở Bắc Kinh. Ảnh: THX/TTXVN.

- Là một chuyên gia lâu năm am hiểu sâu sắc về Trung Quốc và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, ông có thể cho biết ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với công cuộc phát triển của Trung Quốc?

Ông Nguyễn Vinh Quang: Đối với một Đảng Cộng sản cầm quyền, đặc biệt là một đảng lớn như Đảng Cộng sản Trung Quốc, lãnh đạo đất nước 1,3 tỷ dân, tất cả các kỳ Đại hội đều quan trọng vì nó có tầm ảnh hưởng rất lớn.

Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước đông dân nhất thế giới này mà còn là sự kiện được dư luận thế giới hết sức quan tâm.

Trước hết, đây là Đại hội cuối cùng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc chặng đường lịch sử 100 năm đầu của mình. Đây cũng là Đại hội cuối cùng khi Trung Quốc đạt đến mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020, một trong hai mục tiêu chiến lược lớn của đất nước Trung Quốc.

Thứ hai, tập thể lãnh đạo thế hệ thứ năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân đã lãnh đạo đất nước được một nhiệm kỳ 5 năm. Những thành tựu đạt được 5 năm qua dù rất to lớn nhưng vẫn chỉ là bước đầu. Qua thực tiễn, nhiệm kỳ đầu, tập thể lãnh đạo này sẽ thiết kế một lộ trình mới nhằm đúng vào nhu cầu của người dân và thực lực của đất nước, phù hợp với sự phát triển của Trung Quốc trong thời đại mới. Tất cả sẽ được thể hiện trong Đại hội này.

Qua Báo cáo chính trị mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình trình bày tại Đại hội, chúng ta thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định vị trí lịch sử mới của mình là Trung Quốc đã bước vào một thời đại mới. Tức là sau gần 70 năm xây dựng đất nước Trung Quốc mới và gần 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Đó là thời đại Trung Quốc đã giàu lên và đang mạnh lên. Việc định vị này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc trong tình hình mới.

- Theo ông, Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tác động như thế nào đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc? 

Ông Nguyễn Vinh Quang: Việt Nam hết sức coi trọng và quan tâm đến Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong bối cảnh phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang ở vào thời kỳ thoái trào kể từ khi Liên Xô sụp đổ, thành công của đất nước Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với chủ nghĩa xã hội thế giới và đối với Việt Nam. Nói như vậy có nghĩa là Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Chúng ta tin tưởng rằng thành công của Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có tác động tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam. Ngay sau Đại hội, đồng chí Tập Cận Bình, (dự báo sẽ là Tổng Bí thư khóa mới) sẽ thăm Việt Nam đầu tiên và dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Đây sẽ là sự mở đầu tốt đẹp cho quan hệ hai Đảng, hai nước trong nhiệm kỳ mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Xin ông cho biết ý kiến về thành tựu và triển vọng của quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước, nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc? 

Ông Nguyễn Vinh Quang: Kể từ khi bình thường hóa đến nay, giữa hai Đảng, hai nước tuy vẫn còn những vấn đề chưa thể giải quyết được, nhưng nhìn tổng thể, quan hệ hữu nghị, hợp tác ngày một phát triển. Trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh, quốc phòng, ngoại giao đều đã lập được cơ chế hợp tác khá ổn định. Sự hợp tác này trên thực tế cho thấy đã mang lại lợi ích thiết thực cho cả nhân dân hai nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh hai nước hiện nay, việc tăng cường hợp tác không chỉ đơn giản nhìn vào những con số, mà quan trọng hơn là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, học tập kinh nghiệm của nhau. Kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy, đối với những vấn đề bất đồng giữa các quốc gia, nếu được đặt trên cơ sở hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhau, việc giải quyết bất đồng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mấy chục năm qua, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết được một số vấn đề lớn do lịch sử để lại cũng trên cơ sở hữu nghị, hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Bởi vậy, tôi cho rằng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước chúng ta không những là lợi ích thiết thân của nhân dân hai nước, mà còn có lợi cho ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.

Lãnh đạo cấp cao hai bên đã đạt được những nhận thức chung quan trọng, định hướng cho sự phát triển và đặt ra mục tiêu phấn đấu trong quan hệ song phương. Chỉ cần cả hai bên thực lòng, tin cậy lẫn nhau, cùng chung tay vun đắp, quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Trung Quốc sẽ tiếp tục được thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ, những khó khăn phía trước sẽ từng bước được khắc phục.

- Trân trọng cảm ơn ông.
Theo TTXVN/Vietnam+

'Ông lớn' nhà nước ôm khối nợ 1,5 triệu tỷ đồng

24/10/2017  03:00 GMT+7

“Bức tranh” doanh nghiệp Nhà nước năm 2016 được Chính phủ phác thảo cho thấy khối DN này đang nắm giữ tổng tài sản phải là hơn 3 triệu tỷ đồng, nợ hơn 1,5 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 200 nghìn tỷ đồng.
Nợ phải trả hơn 1,5 triệu tỷ đồng
Báo cáo của Chính phủ về tình hình tài chính của DNNN năm 2016 cho thấy: Tổng tài sản của 583 DNNN là hơn 3 triệu tỷ đồng, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2015 (xét trong cùng số lượng 583 DNNN hiện có năm 2015).
Theo báo cáo hợp nhất của các DNNN, tổng số nợ phải trả của các DN là hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ so với thực hiện năm 2015.
Báo cáo của Chính phủ cũng điểm mặt một số tập đoàn có tổng nợ phải trả lớn. Trong đó có 3 tập đoàn có số nợ từ 100 nghìn tỷ trở lên.
Doanh nghiệp nhà nước,dự án ngàn tỷ thua lỗ,tập đoàn nhà nước
Một vài số liệu về tài chính của DNNN. Ảnh: L.Bằng
Cụ thể, nợ phải trả của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là hơn gần 487 nghìn tỷ đồng, của Tập đoàn Dầu khí VN là hơn 338 nghìn tỷ đồng và Tập đoàn CN Than và Khoáng sản VN là hơn 100 nghìn tỷ đồng.
Những DN có nợ phải trả nhiều còn có sự góp mặt của Viettel, Tập đoàn Hóa chất,... với số nợ cũng lên đến vài chục nghìn tỷ đồng.
Lưu ý thêm, nợ của DNNN là nợ tự vay tự trả, không được tính vào nợ công, trừ những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh.
Đối với các khoản nợ Chính phủ bảo lãnh, nếu DN đó không trả được nợ thì ngân sách sẽ ứng ra trả thay. Đơn cử như trường hợp của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, tính đến 31/12/2016, nợ phải trả quá hạn của Tổng công ty Giấy Việt Nam (Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam) là hơn 2.700 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả Bộ Tài chính (khoản nợ Bộ Tài chính ứng ra từ Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngoài để trả nợ thay cho Tổng công ty Giấy Việt Nam) là 1.610 tỷ đồng. 
Doanh nghiệp nhà nước,dự án ngàn tỷ thua lỗ,tập đoàn nhà nước
Một số DNNN có nợ lớn.
Ngoài ra, Công ty TNHH một thành viên Nguyên liệu giấy Miền Nam là công ty con 100% vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam có dự án đầu tư kinh doanh rừng thông tại tỉnh Kon Tum, cũng không có khả năng trả các khoản nợ đến hạn.
Cụ thể, đến 31/12/2016, nợ phải trả cho Chi nhánh Ngân hàng phát triển Kon Tum là 504 tỷ đồng (nợ gốc và lãi), Tổng công ty Giấy đã có văn bản xin gia hạn nợ vay đến 1/1/2018 và trình cấp có thẩm quyền về cơ chế vay đối với phương án chuyển đổi 25 năm của dự án (tuy nhiên chưa nhận được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Mặc dù theo quy định, việc huy động vốn vượt quá mức 3 lần vốn chủ sở hữu phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhưng vẫn còn 18 tập đoàn, tổng công ty trong số 91 doanh nghiệp có mức huy động vốn vượt quá mức trần.
Tuy nhiên, theo Chính phủ, tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của các DNNN đã có dấu hiệu được cải thiện đáng kể. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty bình quân đạt 0,75 lần.
Nhiều DN lỗ nghìn tỷ
Theo báo cáo hợp nhất của các TĐ,TCT, Công ty mô hình mẹ - con tổng doanh thu đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, giảm 2% so với mức thực hiện năm 2015.
Xét theo báo cáo hợp nhất, tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản bình quân là 0,49 lần và tỷ lệ doanh thu/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,1 lần.
Xét theo báo cáo hợp nhất, một số DNNN có tổng doanh thu giảm tương đối mạnh so với năm 2015 (từ 20% trở lên) như Tổng công ty XNK Tổng hợp Vạn Xuân giảm 53%; Sông Đà giảm 41%; Xăng dầu Quân đội giảm 42%; Trực thăng VN giảm 35%,...
Ngoài ra, 17 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là trên 12.500 tỷ đồng.
Doanh nghiệp nhà nước,dự án ngàn tỷ thua lỗ,tập đoàn nhà nước
Những DNNN có số lỗ lũy kế lớn. Ảnh: L.Bằng
Trong đó, đơn vị có số lỗ lớn nhất là Tổng Hàng hải VN Vinalines lỗ tới hơn 5.000 tỷ đồng. Còn Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu Gtel lỗ gần 4.000 tỷ đồng.
Một tập đoàn dính nhiều tai tiếng khác là Tập đoàn Hóa chất VN lỗ hơn 1.300 tỷ đồng. Tổng công ty Lương thực Miền Nam lỗ gần 1.000 tỷ đồng.
Tổng công ty 15 lỗ 641 tỷ đồng; TCT Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (150 tỷ đồng); TCT Xây dựng Trường Sơn (111 tỷ đồng); TCT Giấy VN (109 tỷ đồng),...
Ngoài ra, 6 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 4.595  tỷ đồng, gồm Công ty mẹ - TCT Hàng Hải VN (2.760 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Lương thực Miền Nam (798 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất (687 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Giấy VN (120 tỷ đồng),...
Báo cáo của Chính phủ cho thấy: Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty (theo số liệu báo cáo hợp nhất) và các DNNN độc lập năm 2016 là hơn 251 nghìn tỷ đồng (chiếm 24,82% trong tổng cân đối thu NSNN năm 2016); đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội.
Lương Bằng

CẦN ĐIỀU TRA: "150 TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG" Ở NGHỆ AN CÓ THAM GIA LÀM GIẢ 2 TRIỆU LIT XĂNG 92; HAY CÓ BỌN PHẢN ĐỘNG HƠN ?

Bài liên quan:

>Có 150 tổ chức phản động đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An

hinhsu.net › An ninh - Hình sự

Vụ làm giả 2 triệu lít xăng A92: Xăng nguyên chất chưa đến 50%






Những lọ chất tạo màu được các đối tượng dùng để pha chế xăng giả (Ảnh Internet).






Chiều ngày 23/10, ông Nguyễn mạnh Hà, Chánh thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị đã gửi 12 mẫu xăng của 7 doanh nghiệp đến trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2, thì có đến 11 mẫu vi phạm về trị số ốc tan.
Công ty TNHH Thanh Ngũ có 3/4 mẫu vi phạm với trị số ốc tan 70,7/92, 46,0/92 và 46,4/92; Doanh nghiệp tư nhân Kiên Lục 2/2 mẫu vi phạm trị số ốc tan 68/92, 73,1/92; Công ty TNHH Thương mại Kỳ Phương vi phạm trị số ốc tan 59,1/92; Công ty TNHH Thương mại Sáu Hằng vi phạm trị số ốc tan 61,3/92; Doanh nghiệp tư nhân Phùng Pha vi phạm trị số ốc tan 70,8/92; Doanh nghiệp tư nhân Thuận Thành vi phạm trị số ốc tan 2 mẫu 71,3/92 và 84,7/92.
Kết quả thử nghiệm của công ty Cổ phần thương mại dầu khí Toàn Cầu vi phạm trị số ốc tan 44,9/92, nghĩa là xăng A92 nguyên chất ch ưa đến 50% (Ảnh Dân Trí).

Đặc biệt, công ty Cổ phần thương mại dầu khí Toàn Cầu vi phạm trị số ốc tan 44,9/92, xăng A92 nguyên chất chưa đến 50%.
Trước đó, vào cuối tháng 9/2017, Sở Thanh tra đã phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành thanh tra và phát hiện có 12 điểm kinh doanh xăng dầu vi phạm chất lượng ở các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và TX. Thái Hòa.

Thanh tra sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An “sốc” với kết quả mẫu xăng A92 khi thử nghiệm (Ảnh Dân Trí).

Để làm rõ nguồn gốc xăng bẩn, ngày 11/10 lực lượng chức năng đã bắt quả tang một doanh nghiệp đang có hành vi làm giả 2 triệu lít xăng A92.
Qua kiểm tra, phát hiện 2 lọ bột tạo màu, 2 bể chứa xăng, trong đó bể thứ nhất chứa 3.000 lít xăng A92, bể thứ 2 chứa 7.000 lít xăng A92. Số xăng A92 được làm giả từ 2 doanh nghiệp: Thanh Ngũ (ở xóm Ngọc Tân, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu) và Kiên Lục (ở xóm 8, xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu).
Ông Hà khẳng định, phần lớn xăng A92 của các doanh nghiệp này bán ra thị trường là xăng giả.
Tuấn Anh
(http://www.dkn.tv/trong-nuoc/vu-lam-gia-2-trieu-lit-xang-a92-xang-nguyen-chat-chua-den-50.html )

“Sốc” với kết quả xăng giả A92: Xăng nguyên chất chưa đến 50%!

Dân trí Chiều 23/10, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chánh thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An cho biết: Để có căn cứ xử lý các doanh nghiệp chế biến xăng giả, đơn vị đã gửi mẫu đến trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (số 2 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) để thử nghiệm thì có những mẫu xăng A92 nguyên chất chưa đến 50%.
 >> Vụ 2 triệu lít xăng giả A92: “Điểm mặt” 8 cây xăng tiêu thụ trên thị trường


ax2
Kết quả thử nghiệm của công ty Cổ phần thương mại dầu khí Toàn Cầu vi phạm trị số ốc tan 44,9/92, nghĩa là xăng A92 nguyên chất ch ưa đến 50%.
Cụ thể, đơn vị gửi đi 12 mẫu của 7 doanh nghiệp thì có đến 11 mẫu vi phạm về trị số ốc tan.
Đơn cử như: Công ty TNHH Thanh Ngũ có 3/4 mẫu vi phạm với trị số ốc tan 70,7/92, 46,0/92 và 46,4/92; Doanh nghiệp tư nhân Kiên Lục 2/2 mẫu vi phạm trị số ốc tan 68/92, 73,1/92; Công ty TNHH Thương mại Kỳ Phương vi phạm trị số ốc tan 59,1/92; Công ty TNHH Thương mại Sáu Hằng vi phạm trị số ốc tan 61,3/92; Doanh nghiệp tư nhân Phùng Pha vi phạm trị số ốc tan 70,8/92; Doanh nghiệp tư nhân Thuận Thành vi phạm trị số ốc tan 2 mẫu 71,3/92 và 84,7/92.
Trước đó, vào ngày 11/10, báo Dân trí đã đưa tin: “Bắt hơn 2 triệu lít xăng giả trên đường đi tiêu thụ” và vào ngày 12/10 có bài viết: “Điểm mặt” 8 cây xăng dầu sau vụ làm “giả” xăng A92”.

Trước đó, những lọ chất tạo màu được các đối tượng dùng để pha chế xăng giả.
Trước đó, những lọ chất tạo màu được các đối tượng dùng để pha chế xăng giả.
Theo đó vào cuối tháng 9/2017, Thanh tra sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đã tiến hành thanh tra và phát hiện có 12 điểm kinh doanh xăng dầu ở các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và TX.Thái Hòa vi phạm về chất lượng.
Để làm rõ nguồn gốc bán xăng bẩn, Sở Thanh tra đã phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An điều tra và phát hiện 2 doanh nghiệp: Thanh Ngũ (ở xóm Ngọc Tân, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu) và Kiên Lục (ở xóm 8, xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu) làm giả xăng A92.
Theo lời khai của chủ 2 doanh nghiệp này thì từ tháng 8/2017 đến nay đã mua hàng trăm ngàn lít chất dung môi để pha với xăng A92, rồi xuất bán ra thị trường Nghệ An hơn 2 triệu lít xăng giả.

Thanh tra sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An sốc với kết quả mẫu xăng A92 khi thử nghiệm.
Thanh tra sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An "sốc" với kết quả mẫu xăng A92 khi thử nghiệm.
Đặc biệt, sau khi thanh tra, Sở Khoa học và Công nghệ “sốc” với kết quả thử nghiệm công ty Cổ phần thương mại dầu khí Toàn Cầu vi phạm trị số ốc tan 44,9/92, nghĩa là xăng A92 nguyên chất chưa đến 50%.
Với kết quả thử nghiệm như trên cho thấy, phần lớn xăng A92 của các doanh nghiệp này bán ra thị trường là xăng giả, ông Nguyễn Mạnh Hà khẳng định.
Nguyễn Tú
Xem thêm: