Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Phó bí thư Đồng Nai Mỹ Thanh khá " rắn mặt" khi trả lời báo chí? ( Chắc có ô to )

Phó bí thư Đồng Nai Mỹ Thanh: Sợ sai thì không làm được gì hết

Phó bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh cho rằng, làm lãnh đạo thì sẽ có sai sót, nhưng sai thì sửa, đó là điều tất yếu.
Bên hành lang QH sáng nay, báo chí đã có nhiều câu hỏi đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai, về việc UB Kiểm tra TƯ kết luận kỷ luật cảnh cáo và cử tri có đề nghị bãi miễn tư cách ĐBQH.
XEM CLIP:
 
Một số cử tri băn khoăn bà khiếu nại những gì? Việc xử lý các khiếu nại của bà đến nay như thế nào?
Về quyền lợi và trách nhiệm của người cán bộ, khi mà mình thấy có những cái cần làm rõ hơn thì mình khiếu nại thôi.
Đó là công việc của tổ chức, giờ tổ chức đang làm theo quy trình khiếu nại.
Nội dung bà khiếu nại tập trung vào những vấn đề gì?
Tôi khiếu nại một cách tổng quát, nói đúng hơn là tôi đề nghị làm rõ thêm thôi. Công việc của tôi là công tác dân vận, liên hệ với nhiều tổ chức đoàn thể xã hội rồi đi tiếp xúc cử tri.
Tôi là người đại diện cho cử tri, mình làm thì phải thể hiện trách nhiệm với người dân. Với tôi, quan trọng là đặt cái chung lên trên hết để làm, toàn tâm toàn ý phục vụ cho công việc chung. 
Bà cũng chưa phục kết luận của UB Kiểm tra TƯ đưa ra với chính bản thân mình?
Không phải là như vậy. Điều quan trọng là tôi muốn cho rõ thêm về vấn đề dư luận xã hội cũng có thể hiểu sâu được thêm. Đơn giản như vậy.
Đối với tôi, là người của tổ chức thì mọi việc đều do tổ chức quyết định hết. Như về công việc, mọi cái đều do tổ chức quyết định.
Cử tri nhiều địa phương và Đồng Nai thẳng thắn đề nghị bãi miễn tư cách đại biểu QH của bà. Bà suy nghĩ thế nào về kiến nghị này?
Việc này, đoàn đại biểu QH tỉnh Đồng Nai cũng đã có văn bản gửi UB Thường vụ QH báo cáo về tình hình tiếp xúc cử tri. Đoàn cũng đã tiếp xúc ở 11 huyên thị, trong đó có 4 ý kiến cử tri phát biểu thôi. 
Ý kiến của cử tri cũng là thể hiện tinh thần, trách nhiệm trong công việc chung. Cá nhân tôi lúc nào cũng tiếp thu, cầu thị của người dân để bản thân mình sẽ có tiến bộ, bởi mình là người của tổ chức.
Phan Thị Mỹ Thanh,Phó Bí thư Đồng Nai,kê khai tài sản,tham nhũng
Phó bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh. Ảnh: Hương Quỳnh
Nhưng với sai sót đã đuợc UB Kiểm tra TƯ chỉ ra thì bà có đặt cái chung lên trên không?
Thật ra trong công việc, đa phần mình vì cái chung. Dĩ nhiên trong công việc ai cũng vậy, đã làm thì sai, đã sai thì thẳng thắn nhận sai để sửa, đó là sự cầu thị của mình.
Trong quá trình làm tôi không bao giờ sợ sai, nếu sợ thì làm sao dám mạnh dạn thực hiện công việc. Nhưng trong việc làm cũng có những bộ phận tham mưu cho mình, trên cơ sở đó, mình phải nhìn nhận các vấn đề để xem xét.
Nói không sợ sai thì không đúng, nhưng quá sợ sai thì không làm được gì hết. Phải mạnh dạn làm trên cơ sở lấy ý kiến của tập thể rồi từ đó phân tích vấn đề.
Đối với tôi, trong quá trình làm việc, có thận trọng mấy cũng có sai sót. Khi có thấy cái sai thì bản thân mình có hiểu rõ mà sửa sai hay không, việc đó với tôi là cần thiết. Sai thì sửa.
Làm lãnh đạo thì sẽ có sai sót, nhưng sai thì sửa, đó là cái tất yếu.
Với kết luận của UB Kiểm tra TƯ cùng kiến nghị của cử tri như vậy bà có xin lỗi cử tri?
Cái này rất khó trả lời. Cái sai này chủ yếu là về công việc hành chính, xử lý hành chính thôi.
Cử tri Đồng Nai: Bà Phan Thị Mỹ Thanh không đủ tư cách làm ĐBQH

Cử tri Đồng Nai: Bà Phan Thị Mỹ Thanh không đủ tư cách làm ĐBQH

Nhiều người đòi bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh - Trưởng Đoàn ĐBQH, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Bí thư Đồng Nai không nắm sai phạm của Phó bí thư tỉnh

Bí thư Đồng Nai không nắm sai phạm của Phó bí thư tỉnh

Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai cho hay tỉnh không nắm được các sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư tỉnh ủy, chỉ tới khi có đơn tố cáo mới biết.
Kỷ luật cảnh cáo Phó bí thư Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh

Kỷ luật cảnh cáo Phó bí thư Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh

Ủy ban Kiểm tra TƯ kết luận kỷ luật cảnh cáo Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh.
Kỷ luật cán bộ: 'Trước đánh từ vai, giờ đánh trên đầu nhiều hơn'

Kỷ luật cán bộ: 'Trước đánh từ vai, giờ đánh trên đầu nhiều hơn'

Việc xử lý cán bộ, trước nói đánh từ vai đánh xuống, nhưng giờ đánh trên đầu nhiều hơn, Tổng bí thư nói với cử tri Hà Nội.
Không điều động về Trung ương cán bộ bị kỷ luật

Không điều động về Trung ương cán bộ bị kỷ luật

Không điều động về TƯ, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật - Quy định của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ nêu.
Hương Quỳnh - Thu Hằng

Triệu tập Thứ trưởng Bộ Y tế đến phiên tòa VN Pharma ( nhưng không đến ?)

24/10/2017 10:11 GMT+7

TTO - Dù được tòa triệu tập nhưng ông Trương Quốc Cường - thứ trưởng Bộ Y Tế kiêm cục trưởng Cục Quản lý dược - và một số người có trách nhiệm tại bộ này vắng mặt.

Triệu tập Thứ trưởng Bộ Y tế đến phiên tòa VN Pharma - Ảnh 1.
Nguyễn Minh Hùng và Nguyễn Mạnh Cường trước giờ xét xử - Ảnh: HỮU KHÓA
Tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án Công ty VN Pharma, sáng 24-10, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tập trung thẩm vấn đại diện của ba cơ quan có vai trò quan trọng trong vụ án là Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao.
Bộ Y tế là đơn vị cấp phép cho lô hàng H-Capita và một số lô hàng khác của Công ty VN Pharma. Bộ Công thương - đơn vị cấp "giấy phép con" trong quá trình xuất nhập khẩu thuốc và Bộ Ngoại giao là đơn vị xác nhận về sự "không tồn tại" của Công ty Helix Canada - công ty được xác định là đơn vị sản xuất thuốc H-Capita. 
Khi được dẫn giải từ trên xe đặc chủng của lực lượng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp vào tòa, bị cáo Nguyễn Minh Hùng vẫn còn vẻ mệt mỏi, suy sụp.
Thư ký phiên tòa báo cáo việc nhiều người được triệu tập tới tòa nhưng vắng mặt. 
Chủ tọa phiên tòa hỏi đại diện Bộ Y tế việc tòa được triệu tập là ông Trương Quốc Cường - thứ trưởng Bộ Y tế kiêm cục trưởng Cục Quản lý dược - và một số người có trách nhiệm có mặt hay không nhưng được thông báo lại là những người này vắng mặt.
Ông Đỗ Trung Hưng - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - cho biết không có thông tin về việc ông Trương Quốc Cường. Riêng về ông Nguyễn Tấn Đạt, phó cục trưởng Cục Quản lý dược, thì có văn bản xin vắng mặt.
Hội đồng xét xử (HĐXX) đề nghị ông Hưng với chức năng, nhiệm vụ của mình trả lời cho tòa biết những nội dung cần làm rõ. Những vấn đề không thuộc thẩm quyền, đề nghị ông Hưng giới thiệu người có chưng năng, nhiệm vụ trả lời cụ thể. 
Vì văn bản của Bộ Y tế trả lời trước đó là văn bản nêu ý kiến môt phía, trong khi đại diện VKS hỏi nhiều nội dung cần trao đổi để làm rõ.
Triệu tập Thứ trưởng Bộ Y tế đến phiên tòa VN Pharma - Ảnh 2.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng trả lời thẩm vấn của Viện kiểm sát - Ảnh: HỮU KHOA
Đường đi con dấu giả của nhà cung cấp thuốc
Đại diện VSK hỏi bị cáo Bùi Ngọc Duy - nguyên trưởng phòng nghiên cứu phát triển Công ty VN Pharma) - về những con dấu giả. Bị cáo Duy cho rằng thời gian quá lâu, không nhớ rõ. Nếu có hồ sơ bàn giao cho nhân viên nghỉ việc thì bị cáo Duy có ký, nhưng nội dung cụ thể thì không nắm.
Khi được đại diện VKS đề nghị đọc nội dung biên bản có trong hồ sơ, biên bản thể hiện có 12 con dấu của các công ty nước ngoài, nội dung biên bản bàn giao ghi chi tiết, có chữ ký của bị cáo Duy thì bị cáo cho rằng chỉ ký xác nhận giao nhận, còn con dấu đã có từ trước đó, không biết ai làm và từ đâu có.
Triệu tập Thứ trưởng Bộ Y tế đến phiên tòa VN Pharma - Ảnh 3.
Bị cáo Bùi Ngọc Duy - Ảnh: HỮU KHOA
Để đối chất nội dung này, HĐXX đã hỏi các bị cáo khác và những người có liên quan tại Công ty VN Pharma. Riêng với bị cáo Hùng, trước khi đối chất, HĐXX đã hỏi về tình trạng sức khỏe có đảm bảo việc trả lời HĐXX hay không, bị cáo Hùng trả lời sức khoẻ tạm ổn, có thể trả lời được.
Trong phần trả lời của mình, bị cáo Hùng luôn khẳng định không biết tới sự tồn tại của 12 con dấu của các công ty nước ngoài trong Công ty VN Pharma.
VKS hỏi: "Toàn bộ cán bộ, nhân viên là cấp dưới của bị cáo, những người đó có tự ý làm được việc này (sản xuất con dấu) hay không?"
Bị cáo Hùng vẫn khẳng định: "Không biết. Những con dấu của các công ty Helix Canada, Health 2000 bị cáo cũng không rõ nó có tồn tại trong trụ sở Công ty VN Pharma. VKS đề nghị cho đối chất với Hoàng Trúc Vy nhưng bà Vy vắng mặt.
Nhân viên VN Pharma có lời khai về hoa hồng bác sĩ
Đại diện VKS tiếp tục hỏi bị cáo Ngô Anh Quốc về quy trình chi tiền hoa hồng cho bác sĩ. 
Bị cáo Quốc trả lời các khoản chi trước 9-9-2014 là khoản chi cho các trình dược viên đã bán trước đó, bao gồm các chi phí bán sỉ, bán lẻ. Việc chi, tỉ lệ chi theo doanh số bao nhiêu là do bộ phận khác thực hiện.
VKS hỏi bị cáo Hùng về lời khai chi cho trình dược viên phục vụ cho hoạt động bán hàng hay chi hoa hồng cho bác sĩ kê toa, một lần nữa bị cáo Hùng khẳng định chi cho hoạt động bán hàng. 
Đại diện VKS công bố lời khai của nhân chứng Trần Lê Hoàng Sơn - một nhân viên phòng bán hàng của VN Pharma.
Lời khai của ông Sơn thể hiện: "Trên tờ đề nghị thanh toán được chia thành hai cột, một bên là tên thuốc, một bên là tên công ty bán thuốc, bên dưới là con số % chi tiền cho bác sĩ. 
Căn cứ để đưa ra con số trên dựa trên kinh nghiệm bán hàng. Con số này được chỉ bảo bởi nhân viên bán hàng. Sau khi tôi làm đề nghị, trình lãnh đạo phòng ký, lãnh đạo là Phan Xuân Thiện. Tiếp đó, nhân viên phòng kiểm soát đọc, kiểm lãnh đạo phòng tổ chức, phòng kế toán và trình lên ban tổng giám đốc duyệt".
>> Phiên tòa còn tiếp tục
GIA MINH

Sputnik: Chính sách nào của Trung Quốc với Biển Đông sau Đại hội 19?; Mỹ muốn thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Quốc; Tin Biển Đông: Trung Quốc đưa thêm đội tàu chiến tối tân đến Biển Đông; Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước ASEAN kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông

10:17 - 23/10/2017

Anh Tuấn (tổng hợp)



Trung Quốc đưa đội tàu chiến mới, Bộ trưởng Mattis đau đầu trước vấn đề Triều Tiên và Biển Đông, Singapore và Indonesia cần tích cực tham gia giải quyết căng thẳng Biển Đông... là những tin tức nổi bật về tình hình Biển Đông ngày 23/10.
Trung Quốc đưa thêm đội tàu mới đến Biển Đông
Trung Quốc đang củng cố sự hiện diện của mình trên Biển Đông bằng các loại tàu chiến hiện đại.
Theo báo Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc vừa triển khai một đội tàu chiến đấu mới có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn đến Biển Đông. Nhiệm vụ chính của đội tàu này là triển khai thuyền, các trang thiết bị cứu nạn và người nhái trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp để giảm bớt thiệt hại về người và của trên biển. Một chuyên gia cho biết, trong bối cảnh Hải quân Trung Quốc đang gia tăng hoạt động tại nhiều khu vực trên thế giới, lực lượng này sẽ cần nhiều đơn vị cứu nạn hơn nữa.
Đơn vị này được nhiều chuyên gia đánh giá là có thể nâng cao khả năng tác chiến và hoạt động trên biển của hạm đội Trung Quốc đang hoạt động tại Biển Đông và các vùng biển phía Nam Trung Quốc. Các chuyên gia tin rằng sự xuất hiện của nhiều loại tàu ngầm khác nhau ở Biển Đông đang khiến nguy cơ xảy ra tai nạn đối với tàu chiến Trung Quốc trở nên cao hơn.
Bộ trưởng Mattis lại có mặt ở Châu Á – Thái Bình Dương
Trong chuyến thăm kéo dài một tuần tới Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết ông sẽ thảo luận về những hành động “nguy hiểm” của Triều Tiên cũng như căng thẳng ở Biển Đông. Theo lịch trình, ông sẽ gặp gỡ các Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Hàn Quốc trong ngày 23/10 trước khi trực tiếp tham gia một hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, trước khi rời Philippines để đến Seoul (Hàn Quốc) vào cuối tuần.
Tuần trước, một tàu chiến của Hải quân đã di chuyển gần một khu vực tranh chấp mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình trên Biển Đông nhằm khẳng định quyền tự do đi lại tại đây. Đông thái này đã khiến Bắc Kinh giận dữ.
Quan chức ngoại giao: Indonesia và Singapore nên nỗ lực kêu gọi các bên chung tay giải quyết vấn đề Biển Đông
Hãng tin Antara cho biết, quan chức ngoại giao cấp cao Indonesia Hasjim Djalal phát biểu rằng, hai nước Indonesia và Singapore phải chủ động khuyến khích các bên liên quan đến căng thẳng Biển Đông cùng nhau ngồi vào bàn đàm phán. Ông cho rằng, là hai nước không liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, họ sẽ là những trung gian hòa giải hữu hiệu.
“Là những nước không có vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông, hai nước Indonesia và Singapore cần phải đưa ra một biện pháp ngoại giao nhất định để khuyến khích các thành viên ASEAN liên quan đến căng thẳng Biển Đông cùng ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc”, ông Djalal cho biết.

Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước ASEAN kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh bắt tay nhau trong lễ ký và bàn giao Tuyên bố chung bên lề ADMM 11 ở thành phố Clark, Philippines hôm 23/10/2017
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh bắt tay nhau trong lễ ký và bàn giao Tuyên bố chung bên lề ADMM 11 ở thành phố Clark, Philippines hôm 23/10/2017
 AFP
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN hôm 23 tháng 10 ra tuyên bố chung khẳng định tầm quan trọng của an toàn tự do hàng hải và  hàng không ở Biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế các hoạt động, không để phức tạp thêm tình hình.
Tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM 11) diễn ra ở thành phố Clark, Philippines, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực, kêu gọi các bên theo đuổi các giải pháp giúp giải quyết tranh chấp hòa bình, phù hơp với luật quốc tế, bao gồm Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.
Tại hội nghị, các đại biểu khẳng định cam kết của tất cả các bên trong việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (gọi tắt là DOC), bộ Nguyên tắc Sáu điểm ở Biển Đông của ASEAN và thúc đẩy việc sớm hoàn thiện Bộ Quý tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Biển Đông là nơi đang có các tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước ASEAN bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Trung Quốc là nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích khu vực biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vạch ra trên biển.
Hồi năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký DOC với hy vọng sớm đạt được một COC có tính ràng buộc hơn về pháp lý nhưng mãi cho đến đầu tháng 8 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc mới thông qua một bộ khung bản thảo COC với hy vọng sẽ đạt được một COC trong năm nay.


Mỹ muốn thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Quốc


mediaTổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis tại Nhà Trắng, Washington, ngày 05/10/2017.REUTERS/Yuri Gripas
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Quốc, nhân hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). Giới chuyên gia đặt câu hỏi làm thế nào hàn gắn được những rạn nứt cho chính Washington tạo ra, trong bối cảnh ASEAN cũng bị chia rẽ trước mối lợi do Bắc Kinh mang đến.




Tuyên bố với giới báo chí trước khi đến dự hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng tại Philippines, ngoại trưởng Mỹ Jim Mattis nhấn mạnh, ASEAN phải là nơi tập hợp “những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ hết mình khối ASEAN”.
Lời tuyên bố này của ông Jim Mattis nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đưa ra hôm thứ Tư 14/10/2017, trình bày một tầm nhìn mới về Ấn Độ, xem quốc gia đông dân và dân chủ này có thể là một đối trọng với Trung Quốc trong tương lai.
Phát biểu của cả hai bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ được trình bày trong bối cảnh ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đang suy giảm kể từ khi tổng thống Donald Trump dường như từ bỏ chính sách “xoay trục sang châu Á” của người tiền nhiệm Barack Obama, qua việc hủy bỏ Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mmt hiệp ước mà Hoa Kỳ và các nước tham gia trong đó có Việt Nam đã tốn mất nhiều năm để thương lượng.
Cho đến nay, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) thường xuyên bị chia rẽ trước sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự chia rẽ này được thể hiện rõ nét qua những vụ tranh chấp các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông mà Trung Quốc chiếm đóng và cho xây dựng thành những tiền đồn quân sự.
Tờ Financial Times nhắc lại, Bắc Kinh đã khôn khéo theo đuổi chính sách phát triển quan hệ song phương riêng rẽ với từng nước thành viên hòng chia rẽ khối ASEAN. Và Trung Quốc phần nào đã thu được những kết quả nhất định.
Từ việc ASEAN không đề cập đến phán quyết của La Haye năm 2016 liên quan đến các tranh chấp lãnh hải, cho đến việc dần lôi kéo một số quốc gia thành viên rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Ban đầu là Cam Bốt, Lào, nay những quốc gia đồng minh của Mỹ như Thái Lan, Philippines cũng bắt đầu bị lung lay. Tổng thống Philippines năm rồi có những lời ca ngợi “tình bạn mới” với Trung Quốc.
Trong trước mắt nguy cơ xảy ra đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là rất thấp, nhưng giới chuyên gia không loại trừ khả năng một sự leo thang bất ngờ giữa hai đại cường. Bởi vì, còn có một vài nước trong khu vực vẫn xem Hoa Kỳ như là một đối trọng trước việc Trung Quốc gia tăng bành trướng sức mạnh kinh tế và quân sự.
Theo nhận định của ông Michael Vatikiotis, tác giả tập sách nói về Đông Nam Á có tựa đề “Blood and Silk” (tạm dịch là Máu và Lụa), “việc ông Mattis đến châu Á là tốt, nhưng những gì người ta thật sự muốn thấy là sự gắn bó lâu dài” . Vẫn theo chuyên gia này, nếu như Hoa Kỳ đã sao nhãng và để cho Trung Quốc mở rộng được ảnh hưởng trong khu vực, thì Washington chỉ còn biết than thân trách phận mà thôi.
Do vậy, tham vọng thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Quốc không phải là công việc dễ dàng gì đối với bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ.

Biển Đông

Chính sách nào của Trung Quốc với
 
Biển Đông sau Đại hội 19?

Chính sách nào của Trung Quốc với Biển Đông sau Đại hội 19?

© Flickr/ Rod Waddington
QUAN ĐIỂM-Ý KIẾN
URL rút ngắn
Piotr Tsvetov
1523 0  0
Tại Bắc Kinh đang tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chắc chắn, đây là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống của Trung Quốc bởi vì đại hội của đảng cầm quyền luôn đưa ra những nghị quyết xác định đường lối chính trị của nhà nước ít nhất là trong 5 năm tới trong tất cả các lĩnh vực — trong nền kinh tế, trong chính sách đối nội và đối ngoại, trong xã hội, nhà quan sát phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết. Có chú ý đến trọng lượng của Trung Quốc trong nền kinh tế và chính trị thế giới, có thể dự đoán rằng, ảnh hưởng của các nghị quyết do Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua sẽ vượt ra khỏi biên giới quốc gia tới khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Trong khi Đại hội 19 chưa kết thúc, viêc nghiên cứu các tài liệu chưa thể mang lại câu trả lời cho một câu hỏi rất quan trọng, đặc biệt đối với các dân tộc Đông Nam Á, như cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Tại Đại hội, các đại biểu chưa đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, có thể rút ra một số kết luận dựa theo bản báo cáo của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình về chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trong bản báo cáo được đọc trong gần ba tiếng rưỡi, ông Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc luôn chủ trương đảm bảo hoà bình trên hành tinh.
Chủ tịch Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc không bao giờ tìm kiếm bá quyền hoặc tìm cách bành trướng".
Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội, ông Tập Cận Bình kêu gọi nhân dân các nước xây dựng thế giới trong sạch và xinh đẹp, nơi có hòa bình lâu dài, an ninh toàn cầu, sự thịnh vượng chung. Theo ý kiến của nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong mối quan hệ giữa các nước nên áp dụng những cách tiếp cận mới dựa trên đối thoại và quan hệ đối tác.
Xét theo những tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể rút ra kết luận rằng, Trung Quốc, thậm chí sau khi tăng gấp bội sức mạnh quân sự của mình, sẽ không chiếm đóng những hòn đảo của nước láng giềng, và nếu xuất hiện những tình huống mâu thuẫn, thì sẽ giải quyết chúng bằng những biện pháp hòa bình, phương tiện ngoại giao, trong quá trình "tư vấn bình đẳng".
Như vậy thì liệu có thể hy vọng rằng, chính quyền Trung Quốc sẽ từ bỏ "đường 9 đoạn" khét tiếng thể hiện yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông?
Vì ông Tập đã tuyên bố: "Sự phát triển của Trung Quốc không gây ra mối đe dọa đối với bất kỳ nước nào".
Chưa chắc! Bởi vì ngay sau đó nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh:
"Đừng ai mong đợi Trung Quốc sẽ chấp nhận bất kỳ điều gì làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc".
Bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc không tạo cơ sở để hy vọng vào việc  sớm giải quyết cuộc  tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Rất khó để nhận thấy những thay đổi trong lập trường của ban lãnh đạo Trung Quốc. Điều đó là dễ hiểu bởi vì  đường lối chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã được vạch ra và được thử nghiệm rất lâu trước đại hội này. Trong đảng Cộng sản hay trong xã hội Trung Quốc không có những phản đối chống lại đường lối này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ những gì nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói, vẫn có khả năng cơ động, bao gồm cả việc chú ý nhiều hơn đến lợi ích của các quốc gia láng giềng.