Trong 5 năm qua, không một quốc gia nào ở Đông Nam Á đã thách thức tham vọng chiến lược của Trung Quốc một cách quyết đoán hơn Việt Nam. Liên tục chống lại mục đích của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam đã cố cho phép thăm dò dầu mỏ ở các khu vực biển đang tranh chấp và, như Trung Quốc, đã xây dựng các đồn trú ở các rạn san hô ngập nước, các đảo nhỏ và bãi đá dù là với tỷ lệ nhỏ hơn. Thỉnh thoảng, Việt nam cũng cố cùng với các nước láng giềng, như Philippines dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino III, để làm cho thấy những gì mà họ coi là hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Để đẩy lùi Trung Quốc, Việt Nam đã xây dựng được những mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với Hoa Kỳ, trước năm 2017 họ tiến gần đến mức Hà Nội đã sẵn sàng có thể chấm dứt cách tiếp cận mấp mé thường thấy giữa Bắc Kinh và Washington. Hà Nội và Washington đã thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện dưới thời chính quyền Tổng thống Obama khi gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt nam và đưa quân đội hai nước lại gần nhau hơn.
Tuy nhiên, năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Việt Nam dường như không chắc chắn về việc đặt cược vào mối quan hệ với Hoa Kỳ, mặc dù họ đón chào chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuần trước. Hà Nội cũng dường như đã lùi vì cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc một chút trong những tháng gần đây.
|
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đến thăm Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội |
Liệu Việt Nam trong thời đại Trump có cảm thấy áp lực sức mạnh quân sự của người láng giềng khổng lồ và mối quan hệ thương mại đáng kể với Hà Nội hay không? Có thể, nhưng ngay cả khi Hà Nội nghĩ rằng họ không thể tin tưởng vào cam kết chiến lược và thương mại lâu dài của Washington đối với Đông Nam Á, họ sẽ không tiến gần đến Bắc Kinh. Thay vào đó, Việt Nam sẽ tìm ra những phương cách mới để phòng ngừa và tạo ra tham vọng của chính mình, làm việc với các đối tác khu vực khác.