Trong 5 năm qua, không một quốc gia nào ở Đông Nam Á đã thách thức tham vọng chiến lược của Trung Quốc một cách quyết đoán hơn Việt Nam. Liên tục chống lại mục đích của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam đã cố cho phép thăm dò dầu mỏ ở các khu vực biển đang tranh chấp và, như Trung Quốc, đã xây dựng các đồn trú ở các rạn san hô ngập nước, các đảo nhỏ và bãi đá dù là với tỷ lệ nhỏ hơn. Thỉnh thoảng, Việt nam cũng cố cùng với các nước láng giềng, như Philippines dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino III, để làm cho thấy những gì mà họ coi là hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Để đẩy lùi Trung Quốc, Việt Nam đã xây dựng được những mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với Hoa Kỳ, trước năm 2017 họ tiến gần đến mức Hà Nội đã sẵn sàng có thể chấm dứt cách tiếp cận mấp mé thường thấy giữa Bắc Kinh và Washington. Hà Nội và Washington đã thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện dưới thời chính quyền Tổng thống Obama khi gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt nam và đưa quân đội hai nước lại gần nhau hơn.
Tuy nhiên, năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Việt Nam dường như không chắc chắn về việc đặt cược vào mối quan hệ với Hoa Kỳ, mặc dù họ đón chào chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuần trước. Hà Nội cũng dường như đã lùi vì cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc một chút trong những tháng gần đây.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đến thăm Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội |
Liệu Việt Nam trong thời đại Trump có cảm thấy áp lực sức mạnh quân sự của người láng giềng khổng lồ và mối quan hệ thương mại đáng kể với Hà Nội hay không? Có thể, nhưng ngay cả khi Hà Nội nghĩ rằng họ không thể tin tưởng vào cam kết chiến lược và thương mại lâu dài của Washington đối với Đông Nam Á, họ sẽ không tiến gần đến Bắc Kinh. Thay vào đó, Việt Nam sẽ tìm ra những phương cách mới để phòng ngừa và tạo ra tham vọng của chính mình, làm việc với các đối tác khu vực khác.
Việc Việt Nam chuyển sang cách tiếp cận có tính đối đầu ít lộ liễu hơn đối với Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn kể từ giữa năm ngoái. Sau khi cho phép công ty Tây Ban Nha Repsol quyền thăm dò dầu khí ở khu vực tranh chấp ngoài Biển Đông, Hà Nội đã cho ngừng khai thác vào năm ngoái, sau khi có áp lực từ Bắc Kinh. Sau đó, tháng 11 năm ngoái, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố chung chung với các đối tác Trung Quốc, đồng thời tuyên bố sẽ duy trì hoà bình ở Biển Đông.
Có nhiều lý do cho sự thay đổi thái độ này, và không phải tất cả đều liên quan đến Trump. Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines đã trở thành một đối tác ít tin cậy hơn cho Việt Nam về các tranh chấp Biển Đông. Trong khi chính quyền Aquino đã đưa ra một vụ kiện chống lại tuyên bố của Bắc Kinh về Biển Đông ra tòa án quốc tế và công khai trừng phạt các tham vọng khu vực của Bắc Kinh, Duterte đã lôi kéo Trung Quốc, làm giảm tác dụng của phán quyết toà án, giảm trao đổi quân sự Hoa Kỳ – Philipine và thường nhún nhường bất cứ khi nào Trung Quốc công khai gây áp lực ông ta để không khẳng định yêu sách của Philippines ở Biển Đông. Là Chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á vào năm 2017, Philippines đã không tập trung nhiều vào các mối đe doạ từ phía Trung Quốc. Những thách thức chính trị nội bộ ở Việt Nam - đáng chú ý là cuộc đàn áp tham nhũng cao cấp - cũng có thể làm các nhà lãnh đạo Hà Nội phân tâm trong chính sách đối ngoại.
Nhưng những thay đổi trong chính sách Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò trong cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn của Việt Nam đối với Trung Quốc. Ông Mattis và Lầu Năm Góc đã thúc đẩy một thế trận cứng rắn hơn ở Biển Đông, đặc biệt là thông qua lộ trình tự do hoạt động hàng hải thường xuyên. Các hoạt động này bao gồm cho tàu khu trục vào gần bãi Scarborough trước chuyến công du của Mattis tới Việt Nam. Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ đưa một tàu sân bay đến Việt Nam lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc. Trong chuyến công du đến Đông Nam Á, ông Mattis tiếp tục phát tín hiệu về việc sẵn sàng gọi các phần ở Biển Nam Trung Hoa theo tên do các quốc gia Đông Nam Á chỉ định, ví dụ như Indonesia, chứ không phải là do Trung Quốc.
Tuy nhiên, đồng thời, các quan chức Việt Nam đã tức giận về những tuyên bố và hành động thương mại của Trump mà họ lo ngại có thể gây phương hại cho các khía cạnh khác trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam. Ngoài việc rút khỏi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương TPP - một thỏa thuận có lợi cho nền kinh tế Việt Nam - Trump đã phát biểu về bảo hộ tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tại Đà Nẵng vào năm ngoái, trong đó ông Trump than phiền về "thương mại không công bằng" và thúc đẩy chương trình nghị sự Hoa Kỳ trước tiên của ông ta. Tháng 12, Bộ Thương mại Hoa kỳ đã áp đặt mức thuế cao đối với một số loại thép từ Việt Nam.
Các quan chức Việt Nam nói chung không chắc chắn cách tiếp cận lâu dài của chính quyền Trump đối với Đông Nam Á ra sao, đặc biệt là với việc Washington tập trung vào bán đảo Triều Tiên. Họ cũng không biết mối quan tâm của Nhà Trắng trong việc khôi phục lại cái gọi bộ tứ-một cách tiếp cận khu vực rộng hơn đến Ấn Độ-Thái Bình Dương với Nhật Bản, Úc và Ấn Độ- sẽ diễn ra và họ có thể làm được những gì khác biệt trong việc ngăn chặn cách sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mối quan hệ chiến lược Mỹ - Hoa Kỳ ở mức cao nhất cho tới nay vẫn duy trì mạnh mẽ, mặc dù Hà Nội sẽ không trở thành một đối tác của Mỹ như Singapore, trong khi căng thẳng về thương mại còn kéo dài. Nhưng thay vì quay trở lại Trung Quốc, Việt Nam đang đa dạng hóa các nỗ lực để cắt đứt quyền lực đang gia tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Một là, Hà Nội có thể sẽ hợp tác chặt chẽ với Singapore, Chủ tịch ASEAN năm nay, để cố gắng tạo sự nhất trí trong khối để đối phó với Bắc Kinh. Singapore thường có một cách tiếp cận quân sự đối với Trung Quốc hơn là Philippines dưới thời Duterte. Với các nhà ngoại giao lão luyện, Singapore từ lâu đã là một nhà lãnh đạo hiệu quả của ASEAN. Nếu bất kỳ quốc gia nào có thể thuyết phục các quốc gia ASEAN thống nhất và đưa ra một mặt trận thống nhất trong việc đàm phán bộ quy tắc ứng xử tiềm năng ở Biển Đông với Bắc Kinh, thì có lẽ là Singapore.
Việt Nam đang tăng cường mối quan hệ chiến lược với Singapore, và tương tự với Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Nhật Bản và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2014, và Tokyo đang bán các tàu tuần tra Hà Nội và các vệ tinh quan sát. Việt Nam đã kêu gọi Hàn Quốc đóng vai trò tiềm năng lớn hơn trong an ninh khu vực Đông Nam Á, mặc dù Seoul chưa phản ứng với bất kỳ ý định rõ ràng nào.
Xa hơn, Việt Nam đang cố gắng lôi cuốn Ấn Độ nhằm tăng cường an ninh, thậm chí thúc đẩy hải quân Ấn Độ quyết đoán hơn ở Biển Đông. Hồi đầu tháng này, Việt Nam đã kêu gọi các công ty Ấn Độ đầu tư mới vào dầu và khí đốt ở Biển Đông, điều này đã khiến cho Bắc Kinh tức giận.
Hà Nội đang tự nâng cao năng lực và khả năng quân sự của mình ở Biển Đông. Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hóa quân sự, lập hạm đội tàu ngầm lớn nhất ở Đông Nam Á và nâng cấp lực lượng hải quân bằng nhiều cách khác..
Với việc Hoa Kỳ rời bỏ TPP, Việt Nam đã ủng hộ Nhật Bản như một nhà lãnh đạo khu vực về thương mại một cách mạnh mẽ. Nhật Bản, với sự hỗ trợ của Hà Nội và các thành viên khác của TPP, đã giúp thúc đẩy một thỏa thuận hồi phục, trừ Mỹ; thỏa thuận này được gọi là Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương đã được hoàn tất vào tuần trước và dự kiến sẽ được ký vào tháng 3.
Việt Nam có thể đã trở nên công khai hơn với Trung Quốc trong năm qua, khi tìm hiểu về chính sách của Trump ở châu Á và đương đầu với sự chia rẽ của các nước láng giềng. Nhưng Hà Nội sẽ vẫn là kẻ đối đầu cứng cỏi nhất Đông Nam Á đối với tham vọng quân sự của Trung Quốc, ngay cả khi Việt nam đã để nuôi dưỡng các đối tác ngoài Washington để bảo vệ chính họ.
Phương Thảo
(VNTB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét