Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Từ trường tại "Tam giác quỷ Bermuda trên không" biểu hiện dị thường: Tận thế sắp xảy ra?

Trang Ly | 

Từ trường tại "Tam giác quỷ Bermuda trên không" biểu hiện dị thường: Tận thế sắp xảy ra?
Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) được mệnh danh là "Tam giác quỷ Bermuda trên không". Ảnh minh họa.

Từ trường tại vùng dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) đang sụt giảm bất thường. Đây có phải là dấu hiệu đảo cực địa từ đang diễn ra mạnh mẽ?

Các nhà khoa học cảnh báo, "tấm chắn" khổng lồ bao quanh và bảo vệ sự sống cho Trái Đất (từ trường) đang sụt giảm nghiêm trọng. Giới nghiên cứu nhận định, cường độ từ trường sụt giảm bất thường có thể là dấu hiệu ban đầu của quá trình đảo cực địa từ.
Đảo cực địa từ chính là sự thay đổi hướng của từ trường Trái Đất (nghĩa là vị trí bắc từ và nam từ thay đổi cho nhau). Quá trình này diễn ra ít nhất trong 1.000 năm. Cuối cùng, sau khi hiện tượng đảo cực xảy ra, cường độ từ trường sẽ phục hồi nhanh chóng như ban đầu.

Chuyên gia phương Tây: Ngoài Mỹ, ông Putin còn cảnh báo cả Trung Quốc

Phan Hồng Hà | 

Chuyên gia phương Tây: Ngoài Mỹ, ông Putin còn cảnh báo cả Trung Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình. Ảnh: Kremlin.ru.

Theo chuyên gia phương Tây, Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin không chỉ hàm chứa lời răn đe đối với phương Tây, mà còn có lời nhắn gửi đến Trung Quốc.

Nhiều người cho rằng Thông điệp Liên bang (TĐLB) mà tổng thống Nga Valdimir Putin đọc hôm 1/3 là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với nước Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung. Tuy nhiên, một số chuyên gia và nhà phân tích chính trị quốc tế lại cho rằng TĐLB của lãnh đạo Nga còn ẩn chứa cảnh báo với một cường quốc khác: Trung Quốc.
Ông Carlo Jean, tướng về hưu của quân đội Italia, tác giả của cuốn sách "Địa kinh tế: nguyên lý, chiến lược và chiến thuật" trả lời trang Ilsussidiario.net rằng trong Thông điệp Liên bang hôm 1/3 vừa qua, "Ông Putin đã tuyên bố với thế giới rằng Nga đã đạt thế cân bằng hạt nhân với Mỹ".
Theo vị tướng này, ngay từ thời tổng thống Mỹ Barack Obama, Nga đã buộc phải bắt đầu công cuộc "hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân" khổng lồ, "bởi chính ông Obama đã khởi xướng việc đó trước".

BÀI VIẾT GỬI CHO BBC CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO: BÀN VỀ ĐƯỜNG LỐI "NGOẠI GIAO TRE"

Việt Nam xây dựng 'ngoại giao Cây Tre'?

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi xây dựng trường phái ngoại giao 'mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam'
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị ngành Ngoại giao Việt Nam lần thứ 29, tổ chức tại Hà Nội (từ 22-26/8/2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết: ”Xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' - mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người, … thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam…”
Đúc kết về “trường phái ngoại giao” của Việt Nam, mà ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng ”mang đậm bản sắc cây tre”, thì chỉ đúng với tre ở vế đầu “mềm mại mà cứng cỏi”. Những đặc tính còn lại gán cho loài tre là chưa sát hợp và khiên cưỡng như “nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người" - những đặc điểm thuộc tính người - loài tre làm gì có đặc tính đó?!
Dùng hình tượng cây tre để nói về sự bất khuất của người Việt là ý kiến từng được Tổng thống Mỹ Obama khi phát biểu trước 2000 thanh niên Việt Nam ở Mỹ Đình ngày 24/5/2016.
Nhưng khi nói đến “trường phái ngoại giao cây tre” thì không biết ông Trọng có tìm hiểu cho đến ngọn ngành về bản chất, bản thể cũng như đặc tính sinh thái của cây tre?

Đặc điểm của tre

Bản quyền hình ảnhCHRIS MCGRATH GETTY IMAGES
Tre là loại vật liệu được thông dụng trong kết cấu đồ dùng gia đình, vật liệu xây dựng nhà cửa của người Việt Nam bao đời nay khi sắt thép, xi măng, vật liệu nhựa… chưa phổ biến, như các loại thúng mủng, dần sàng, cán cuốc, cán thuổng, đòn gánh, chõng tre, đũa tre, tăm tre; tre được sử dụng trong kiến thiết nhà cửa, phên vách, chuồng trại, cầu đường…

Hàng không mẫu hạm Mỹ cập Đà Nẵng: Vì sao Việt Nam ‘vừa đón vừa run’?; Việt Nam, con thuyền không bến

Hiện tượng các quan chức cao cấp của Việt Nam hoàn toàn vắng bóng trong buổi đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ vào ngày 5/3/2018 đã khiến nảy sinh một dấu hỏi lớn: phải chăng giới chóp bu Việt Nam đã phải chịu một sức ép đủ lớn từ “bạn vàng” Trung Quốc mà đã gây ra hiệu ứng “lủi sạch”?

Buổi đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ vào ngày 5/3/2018 tại Đà Nẵng và hiệu ứng “lủi sạch” của quan chức cao cấp Việt Nam. Ảnh: Bình Nguyên – Đình Thức
Thật thế, tại buổi đón USS Carl Vinson chỉ có đại diện chính quyền thành phố Đà Nẵng với quan chức cấp cao nhất là ông Lâm Quang Minh – giám đốc Sở Ngoại vụ, cùng đại diện Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân; Bộ tư lệnh Quân khu 5. Thậm chí không có nổi một phó chủ tịch của thành phố Đà Nẵng. Còn nhiều báo nhà nước khi giới thiệu về “đại diện Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân; Bộ tư lệnh Quân khu 5” thậm chí còn không nói rõ tên họ của các vị này như một sứ cố ý.

Vương Kỳ Sơn đã tái xuất, Tập Cận Bình tiếp tục phá vỡ quy tắc?

Mặc dù đã thôi giữ các chức vụ trong Bộ Chính trị Trung Quốc, thế nhưng, sự xuất hiện mới đây của ông Vương Kỳ Sơn tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân đại) khóa 13 đã chứng minh suy đoán của giới quan sát về sự trở lại của “kỵ sĩ chống tham nhũng” Vương Kỳ Sơn.

Vương Kỳ Sơn, Tap Can Binh, chống tham nhũng,
Vương Kỳ Sơn, Tap Can Binh, chống tham nhũng, Phó Chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long chào và bắt tay với ông Vương Kỳ Sơn. (Ảnh: Reuters)
“Ủy viên thứ 8 trong Ban Thường vụ”
Sự xuất hiện của ông Vương Kỳ Sơn vào ngày đầu tiên của Đại hội Nhân đại được nhiều nhà phê bình mô tả là “Uỷ viên Ban Thường vụ thứ 8” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều này cũng phần nào được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) xác nhận qua cách đưa tin.

GS. Nguyễn Tiến Hưng - Siêu mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng: Bốn bước ngoặt của bang giao Việt – Mỹ

“Rằng trăm năm cũng từ đây.

Của tin gọi một chút này làm ghi“
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng tháng Ba, 2018
Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng tháng Ba, 2018, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?

Nhìn lại lịch sử thì ta thấy cái địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Mà kể cũng lạ, những bước ngoặt ấy lại có một sự trùng hợp: đó là nó thường hay xảy ra vào tháng Ba:
  • Tháng Ba, 1965 sau bao nhiêu thẩm định, cân nhắc, Washington đi tới quyết định đưa quân tác chiến vào Việt Nam. Đà Nẵng được chọn làm nơi để bắt đầu. Quyết định này phản ảnh một bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc chiến: sự thay đổi chiến lược từ chiến tranh du kích, chống nổi dậy tới chiến tranh quy ước.
  • Tháng Ba, 1973: sau Hiệp định Paris, lễ chính thức hạ cờ Mỹ để kết thúc vai trò của quân đội tác chiến tại Việt Nam lại được tổ chức tại sân bay Đà Nẵng.
  • Tháng Ba, 1975: Tòa Lãnh Sự Mỹ – bộ phận dân sự còn lại của Mỹ – đóng cửa hoàn toàn và rút đi trên con tầu cuối cùng rời cảng Đà Nẵng.

Cô giáo bị buộc quỳ gối và 'nền giáo dục không quỳ gối'

VietnamNet

Kết quả hình ảnh cho Obama quỳ
Trợn mắt xem khinh nghìn lực sỹ/ 
Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng
Kết quả hình ảnh cho Obama quỳ
(Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ/ Thủ phủ cam vi nhũ tử ngưu)
Việc cô giáo ở một trường tiểu học thuộc tỉnh Long An bị buộc phải quỳ gối trước mặt phụ huynh học sinh xảy ra sau tết Mậu Tuất, là sự kiện đau lòng, chưa từng có...
Chưa từng có, nhưng giờ đã thành sự kiện buồn trong đời sống giới giáo chức nước nhà, ám ảnh tâm trí người thầy, bôi xấu hình ảnh giáo dục nước nhà.
Nó lại xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trong môi trường giáo dục, nơi cần sự thanh lành, mô phạm, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo.
Nó tiếp nối, ở mức độ nguy hiểm hơn, trong chuỗi những hành vi bạo lực học đường, bạo lực bệnh viện, cái xấu cái ác ngang nhiên tấn công trực diện vào nền tảng đạo đức xã hội: Người thầy giáo và người thầy thuốc.
Cô giáo bị buộc quỳ gối và 'nền giáo dục không quỳ gối' - Ảnh 1
Trường tiểu học Bình Chánh, nơi xảy ra vụ việc.

Tổng Bí thư: Không để kẻ địch mua chuộc nội bộ Công an

Giao Thông

Tổng Bí thư nhắc nhở phải luôn bảo vệ, giữ gìn danh dự và uy tín của lực lượng Công an, không để kẻ địch mua chuộc, lôi kéo, tấn công vào nội bộ Công an.
Tổng Bí thư: Không để kẻ địch mua chuộc nội bộ Công an - Ảnh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày 5/3, Bộ Công an phối hợp với Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “70 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”.

FLC chi bao nhiêu tiền để mua 24 máy bay phục vụ cho hãng hàng không Bamboo Airways?

Pha Lê | 

FLC chi bao nhiêu tiền để mua 24 máy bay phục vụ cho hãng hàng không Bamboo Airways?
Hình minh họa

Hôm nay, FLC đã có buổi làm việc với Airbus liên quan đến việc đặt mua 24 chiếc máy bay A321NEO.

Ngày 6/3, Tập đoàn FLC và Hãng sản xuất máy bay Airbus của Pháp có buổi làm việc tại trụ sở FLC, xoay quanh thỏa thuận hợp tác mua máy bay liên quan đến hãng hàng không Bamboo Airways.
Tại buổi làm việc, Tập đoàn FLC đã quyết định đặt mua 24 chiếc máy bay A321NEO do Airbus cung cấp với trị giá lên đến 3 tỷ USD.
Trước đó, vào tháng 6/2017, Tập đoàn FLC và công ty Bamboo Airways đã làm việc với hãng Boeing của Mỹ về dự định đặt mua 15 máy bay Boeing.
FLC chi bao nhiêu tiền để mua 24 máy bay phục vụ cho hãng hàng không Bamboo Airways? - Ảnh 1.
FLC và Airbus đạt thỏa thuận về việc mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD.