Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Bộ Công an thông tin quá trình triệt phá đường dây đánh bạc do cựu Cục trưởng C50 "bảo kê"

Hoàng Đan | 

Bộ Công an thông tin quá trình triệt phá đường dây đánh bạc do cựu Cục trưởng C50 "bảo kê"
Nguyễn Thanh Hóa và Phan Sào Nam.

Theo Bộ Công an, quá trình điều tra xác định, nhóm của Phan Sào Nam đã hưởng lợi 1.850 tỉ đồng và nhóm của Nguyễn Văn Dương hưởng lợi 1.600 tỉ đồng từ đường dây đánh bạc này.

Cơ quan điều tra đã khởi tố 83 bị can
Sáng sớm 17/3, Bộ Công an đã phát đi thông cáo thông tin khá chi tiết về kết quả điều tra ban đầu chuyên án đường dây đánh bạc xuyên quốc gia do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu và nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm Công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa"bảo kê".
Theo Bộ Công an, thời gian qua, lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức các đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến qua hình thức cá độ hoặc trò chơi có tính chất cờ bạc (còn gọi là game bài). 
Trong số các game bài, nổi cộm nhất là Rikvip, sau đổi tên thành Tip.club, với tổ chức tinh vi, quy mô hoạt động lớn, thu hút hàng nghìn tỉ đồng và hàng triệu con bạc tham gia đánh bạc.
Game bài Rikvip bắt đầu hoạt động từ ngày 18/4/2015, gồm 42 trò mô phỏng các hình thức đánh bạc, hoạt động trái phép thông qua website rikvip.com, rikvip.vn; từ tháng 8/2016 đổi tên thành Tip.club và dưới dạng các ứng dụng cho điện thoại và máy tính.
Để tham gia, con bạc tạo tài khoản và nạp tiền mua điểm ảo trong game, gọi là RIK, thông qua nạp thẻ viễn thông (Viettel, Mobifone, Vinaphone), nạp thẻ game (Zing, Gate, Vcoin, Megacard, GoCoin, Vcard), nạp từ tài khoản ngân hàng hoặc mua trực tiếp qua hệ thống đại lý.
Sau khi thắng - thua, con bạc có thể quy đổi RIK thành tiền, thông qua bán cho đại lý hoặc hiện vật có giá trị là mã thẻ viễn thông, mã thẻ game, nạp tài khoản điện thoại, thông qua các cổng trung gian thanh toán.
Bộ Công an thông tin quá trình triệt phá đường dây đánh bạc do cựu Cục trưởng C50 bảo kê - Ảnh 1.
Bị can Nguyễn Văn Dương (đeo kính) và Phan Sào Nam tại CQĐT - Ảnh: Bộ Công an

Thủ tướng: Cả bộ máy đồ sộ không làm nổi chuyện chống cát tặc sao?

Tin Tức TTXVN

Sáng 16/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ Giao thông Vận tải nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ.
Thủ tướng: Cả bộ máy đồ sộ không làm nổi chuyện chống cát tặc sao? - Ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Xem thêm bài của Phạm Viết Đào:

Tin Mật: Việt Nam bán cát cho Trung Quốc từ Trung Quốc... | Tiến Bộ

www.tienbo.org/2017/03/tin-mat-viet-nam-ban-cat-cho-trung-quoc.html

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải xử lý gấp các vấn đề nóng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là an toàn giao thông, tránh tình trạng nói mãi nhưng không giải quyết được. Cùng với đó là phải quyết liệt xử lý tình trạng khai thác trái phép. Đề cập đến tình trạng khai thác cát lòng sông như vụ việc tại Bắc Ninh, Thủ tướng cho biết đã ký văn bản yêu cầu dừng khai thác để điều tra, làm rõ.

VNTB- Vụ ‘Mobifone mua AVG’: Những ai bị “xử” trước Hội Nghị 7?

Phạm Chí Dũng

Người Việt 16/3/2018



Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN đang là trung tâm điểm của dư luận tại Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Động thái Thanh Tra Chính Phủ kiến nghị chính phủ chỉ đạo Bộ Công An “khởi tố điều tra” mà không phải là “xem xét và có thể khởi tố điều tra” vụ “Mobifone mua AVG” cho thấy có thể bản kết luận thanh tra đã được chỉ đạo từ Tổng Bí Thư Trọng từ trước khi được hoàn tất và công bố, còn chính phủ chỉ làm một thao tác hành chính là ban hành văn bản gửi Bộ Công An.

Thuận Phong – Ai bảo kê cho ung nhọt tồn tại?

16-3-2018
Đánh quỵ 60 triệu nông dân toàn quốc bằng phân bón giả một cách không thương tiếc, vậy mà không hiểu vì sao, Thuận Phong vẫn có thể nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật cho mãi tới giờ này. 
Đường dây đánh bạc bị bại lộ, khi ấy ta mới giật mình hỏi, tại sao một đường dây lớn như vậy, hàng nghìn tỷ giao dịch phi pháp lại có thể tồn tại khi ta vẫn đầy đủ các cơ quan ban ngành, trang thiết bị chống tội phạm? Khi tướng Hoá bị bắt, lúc ấy, ta mới thất vọng và hiểu rằng có sự bảo kê.
Mời xem clip của VTC: Phân bón Thuận Phong: Chi tiền tỷ để “bôi trơn”.
Quay trở lại vụ phân bón giả Thuận Phong, khi tang chứng vật chứng rõ ràng, mức độ thiệt hại của bà con nông dân đã được xác định lên tới hàng ngàn tỷ, kể cả có sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ Tướng và nhiều đơn vị chức năng cũng như báo chí vào cuộc, Thuận Phong vẫn cứ nhởn nhơ?

Thương vụ AVG và lý luận của Bộ 4T

16-3-2018
Thương vụ Mobifone – AVG bắt đầu có sức hấp dẫn bởi sự giằng co quan điểm của bộ TT&TT và Thanh tra CP.
Bộ TT&TT cho rằng Thanh tra CP đã kết luận không đúng bản chất của vụ việc. Qua văn bản phản biện, bộ TT&TT đã bác bỏ gần hết các kết luận của Thanh tra CP.
Bộ TT&TT cho rằng Thanh tra CP suy diễn sự việc theo một cách khác, có ý hình sự hoá giao dịch, kết luận sai trong các vấn đề như định giá tài sản vô hình, viện dẫn luật không chặt chẽ, không có căn cứ pháp lý, sai về nguyên tắc kế toán, chuyên môn. Họ cho rằng mua lại AVG là tiềm năng, hợp lý và cho tới hiện tại, chưa gây thiệt hại gì cho Mobifone cũng như cho nhà nước.

Chiếu tướng Ban Bí thư

Bá Tân
16-3-2018
Thương vụ mua-bán AVG tưởng rằng chỉ đơn thuần kinh tế, nay chuyển sang không chỉ kinh tế mà còn là chính trị. Vì là kinh tế ngầm cho nên, khi bại lộ, hiện rõ thế lực và thủ đoạn chính trị của cả hai phía.
Không ngẫu nhiên, trong thông báo của Ban Bí thư, nêu rõ khẳng định của ông Nguyễn Phú Trọng: Đây là vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm.
Sau 4 ngày có thông báo của Ban Bí thư, Bộ Thông tin – Truyền thông (bộ 4 T) vội vàng đi tiếp nước cờ và chính vì nước cờ này, vụ việc AVG càng trở nên “nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm”. Bộ 4T, cụ thể là ông Trương Minh Tuấn sốt sắng đi nước cờ (theo kiểu cầm đèn chạy trước ô tô) khi thanh tra chính phủ chưa công bố kết luận vụ việc AVG.
Nước cờ của bộ 4T là nước cờ tử
Là cơ quan quản lý nhà nước nhưng trong phi vụ nghiêm trọng này, bộ 4T đóng vai trò quyết định thực hiện trót lọt theo mưu đồ của nhóm lợi ích. Bộ 4T, trước hết là ông Trương Minh Tuấn, vẫn có thể thoát tội nếu họ có được nhân vật như là… Tôn Ngộ Không

Quan trường hung hiểm

Trân Văn
16-3-2018
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73. Ảnh: TTXVN
“Giang hồ hung hiểm” là thành ngữ phổ biến trong giới du đãng vốn “vô pháp, vô thiên”, thường xuyên gạt bỏ cả trật tự lẫn đạo lý theo lẽ thường, tôn sùng – thực thi triết lý “mạnh được, yếu thua” và “thắng làm vua, thua làm giặc”.

Âm binh đang điều hành quốc gia

Trân Văn
16-3-2018
Liệu có quá đáng không khi nhận định, không phải Đảng, cũng chẳng phải Quốc hội, Nhà nước, chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang điều hành quốc gia mà chính là âm binh? Ảnh: VIR
Cách nay hai năm, câu chuyện Mobifone (doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông) mua 95% cổ phần của AVG (An Viên Group – tập đoàn tư nhân hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông) từng bị mổ xẻ qua hàng loạt bài viết được đăng trên nhiều trang web, diễn đàn điện tử vẫn được hệ thống công quyền Việt Nam xếp vào loại “thù địch, phản động”.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

ĐÃ CÓ TÍN HIỆU TƯỚNG PHAN VĂN VĨNH SẮP BỊ "NHẬP KHO"

Hôm nay, Công an tiếp tục làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh

Lê Tùng | 
"Nguồn tin của phóng viên được biết, "trong ngày hôm nay cơ quan điều tra vẫn đang mời ông Vĩnh lên làm việc theo đúng quy định. ( Không đến nhà ông Vĩnh như hôm qua)
Lịch trình làm việc như giờ hành chính hàng ngày, hết giờ làm việc ông Vĩnh được cho về".
Hôm nay, Công an tiếp tục làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh
Ông Vĩnh vẫn đang làm việc với cơ quan điều tra theo quy định. (Ảnh - CAND).

"Hôm nay cơ quan điều tra vẫn đang mời ông Vĩnh lên làm việc theo đúng quy định".

Chiều 16/3, một cán bộ cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ trao đổi với phóng viên VOV.VN: "Hiện cơ quan điều tra đang tiến hành các bước điều tra, xác minh theo đúng quy trình pháp luật.
Cơ quan điều tra đã tiến hành cử một tổ công tác đi xác minh làm rõ trách nhiệm của các nhà mạng có liên quan hay không trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ có liên quan đến Phan Sào Nam".
Nói về việc tướng Phan Văn Vĩnh đang được mời lên làm việc, nguồn tin của phóng viên được biết, "trong ngày hôm nay cơ quan điều tra vẫn đang mời ông Vĩnh lên làm việc theo đúng quy định.
Lịch trình làm việc như giờ hành chính hàng ngày, hết giờ làm việc ông Vĩnh được cho về".
Trước đó, theo thông tin trên báo chí, cơ quan công an đã có thông báo, cũng như làm việc với ba nhà mạng Viettel, Mobifone và Vinaphone để thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ công tác điều tra vụ án đánh bạc trên.
Ba nhà mạng Vinaphone, Mobiphone và Viettel liên quan thế nào đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ này, nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết: Trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, một số nhà mạng từng nhận được cảnh báo của cơ quan thanh tra chuyên ngành nêu quan điểm về dấu hiệu hoạt động bất minh của các công ty của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam.
Gần như chắc chắn, dấu hiệu thu lời của một số nhà mạng điện thoại đã được xem xét. Một nguồn tin cho biết, nguồn lợi nhuận này có thể bị thu hồi sau khi được làm rõ.
Chiều 15/3, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, giao các cơ quan rà soát tình hình và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý việc sử dụng các hình thức thanh toán trên internet liên quan tới các hành vi vi phạm pháp luật.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, trong tháng 5/2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý đối với việc sử dụng các hình thức thanh toán trên internet, đặc biệt là các hoạt động thanh toán liên quan tới các hành vi phạm pháp luật (trốn thuế, đánh bạc, rửa tiền,...).
Theo nguồn tin báo Tiền phong đưa: "Phía Viettel cho hay đang trong quá trình hợp tác với cơ quan công an phục vụ điều tra, khi có kết luận chính thức sẽ thông tin phản hồi sau"./.
Ngày 11/3/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) về tội “Tổ chức đánh bạc” quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ cũng khởi tố và bắt tạm giam 2 đối tượng cầm đầu điều hành đường dây này là Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương.
Hiện nhiều đối tượng bỏ trốn, Công an Phú Thọ phát lệnh truy nã và kêu gọi các đối tượng tự thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Quá trình đấu tranh ban đầu xác định, số tiền các đối tượng thu lợi bất chính từ hành vi đánh bạc trong đường dây này là hơn 2.777 tỷ đồng; tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản ngân hàng 381 tỷ đồng tiền mặt và sổ tiết kiệm, 20 căn hộ trị giá gần 190 tỷ đồng và 13 xe ô tô các loại.
theo VOV

Vụ MobiFone mua AVG: Quan chức và doanh nghiệp cấu kết rút ruột tài sản Quốc gia

16-3-2018
Ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà
Mấy ngày nay vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG trị giá 8.900 tỷ đồng đang làm nóng dư luận cả nước. Xung quanh vấn đề này có rất nhiều luồng dư luận. Có ý kiến cho rằng, đây là thương vụ mua bán bình thường giữa hai doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng, AVG đã hoàn trả toàn bộ số tiền 8.900 tỷ cộng thêm tiền lãi 1.100 tỷ cho Mobifone thì hợp đồng mua bán giữa hai doanh nghiệp không còn hiệu lực nên không cấu thành tội trạng. Có ý kiến cho rằng, không nên hình sự hóa một quan hệ kinh tế. Có ý kiến cho rằng, dù hợp đồng mua bán đã hủy, hai bên đã khắc phục toàn bộ hậu quả, nhưng xét về khía cạnh pháp luật, thương vụ này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần phải khởi tố để định rõ tội trạng.
Tôi hiểu không sâu về các vấn đề pháp luật, chỉ xin bàn về khía cạnh chuyên môn của mình là kinh tế.

Những con số phi lý trong vụ Mobifone mua AVG.

Vụ MobiFone mua AVG: Quan chức và doanh nghiệp cấu kết rút ruột tài sản Quốc gia; Bộ Tài chính, KH&ĐT né trao đổi về kết luận thanh tra AVG; Nhiều cảnh báo bị phớt lờ khi phê duyệt cho Mobifone mua AVG

16/03/2018 16:13 GMT+7

TTO - Theo Thanh tra Chính phủ, ngay từ giai đoạn thẩm định đã có một số cảnh báo về tính khả thi, sự thiếu căn cứ về mức giá Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, tuy nhiên tổ thẩm định của Bộ Thông tin - truyền thông đều phớt lờ.

Nhiều cảnh báo bị phớt lờ khi phê duyệt cho Mobifone mua AVG - Ảnh 1.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm đặc biệt nghiêm trọng trong dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Không những thế, tổ thẩm định bỏ qua những cảnh báo về tính pháp lý, hiệu quả đầu tư và chỉ báo cáo những điểm có lợi để thực hiện dự án.