Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Đại diện VKS Phú Thọ: Công an mời tướng Phan Văn Vĩnh là việc "được pháp luật cho phép"

>Với quy định của pháp luật hiện nay thì Cơ quan điều tra Công an Phú Thọ đang có cơ sở cho rằng, tướng Phan Văn Vĩnh có nắm bắt thông tin, biết về vụ án hoặc có trách nhiệm liên quan đến vụ án như trách nhiệm người đứng đầu hay có liên quan đến các thông tin, tình tiết vụ án....

Hoàng Đan | 

Đại diện VKS Phú Thọ: Công an mời tướng Phan Văn Vĩnh là việc "được pháp luật cho phép"
Trung tướng Phan Văn Vĩnh. Ảnh: CAND.

Theo đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ, không riêng tướng Phan Văn Vĩnh mà dù bất cứ ai, nếu được xác định có liên quan đến vụ án đều sẽ được mời làm việc.

Pháp luật cho phép cơ quan điều tra mời tướng Vĩnh lên làm việc
Trao đổi với PV ngày 16/3, một lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ cho hay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ vẫn đang tiếp tục làm rõ vụ án liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ.

ĐINH LA THĂNG CÓ KHẢ NĂNG BỊ ÁP DỤNG " TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG" DO CHỐI TỘI TRONG PHIÊN XỬ TUẦN TỚI

Những cáo buộc nối tiếp với ông Đinh La Thăng

Ngày 19/3, TAND Hà Nội dự kiến mở phiên tòa thứ hai xét xử ông Đinh La Thăng với cáo buộc bất chấp mọi cảnh báo vẫn quyết định 'đổ' 800 tỷ của PVN vào Oceanbank.

Theo cáo trạng, ngày giữa tháng 9/2008, một cuộc gặp gỡ giữa chủ Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) Hà Văn Thắm với Chủ tịch PVN khi đó là ông Đinh La Thăng đã diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này. Sau "cú bắt tay" này, PVN đã đổ 800 tỷ đồng vào Oceanbank.
Dù cấp dưới báo cáo tình trạng của Oceanbank khi đó là ngân hàng nhỏ, khả năng thanh khoản thấp, đứng trước khó khăn trong huy động vốn, có nguy cơ lỗ, tiềm lực tài chính thấp…, song ông Thăng không tổ chức cuộc họp HĐQT, không lấy ý kiến các thành viên HĐQT mà ký thỏa thuận góp vốn luôn.
Số vốn 800 tỷ được PVN góp vào Oceanbank ba lần. Ở từng lần góp, ông Đinh La Thăng cùng các thuộc cấp đều bị cáo buộc có sai phạm.
Đồ họa: Tiến Thành
Đồ họa: Tiến Thành
Cơ quan tố tụng cáo buộc, đợt góp vốn đầu tiên với số tiền 400 tỷ đồng để PVN nắm giữ 20% vốn điều lệ của Oceanbank thời điểm cuối năm 2008. Ngày 30/9/2008, ông Đinh La Thăng ký các công văn báo cáo Thủ tướng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét và phê duyệt cho PVN và các cán bộ công nhân viên chuyển vốn để mua cổ phần của Oceanbank.

Chuyện ít biết sau những quyết sách lịch sử của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải; Day dứt của Thủ tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm sớm, nhận lỗi trước nhân dân

Dân trí Trả lời chất vấn trước Quốc hội lần cuối cùng vào tháng 6/2006, trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải bày tỏ nhiều day dứt về nhiều lĩnh vực điều hành như những tồn tại của bộ máy công quyền, tệ tham nhũng tiêu cực... Nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, ông xin từ nhiệm sớm...
 >> Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ trần
 >> Thủ tướng Phan Văn Khải chính thức xin từ nhiệm

Ông Phan Văn Khải là Thủ tướng đầu tiên thực hiện việc trả lời chất vấn trước Quốc hội
Ông Phan Văn Khải là Thủ tướng đầu tiên thực hiện việc trả lời chất vấn trước Quốc hội
Xem bài liên quan:
>Lê Đức Anh đã ép cựu TTg Phan Văn Khải từ chức để trao quyền lại cho Nguyễn Tấn Dũng bằng cách nào?
Phần phát biểu sau cùng trước Quốc hội, Thủ tướng Phan Văn Khải dốc tâm sự, bày tỏ trăn trở về những việc chưa làm được hoặc làm chưa tốt. Đó là những điều gan ruột rút ra từ trải nghiệm của 15 năm tham gia điều hành Chính phủ (6 năm làm Phó Thủ tướng, 9 năm làm Thủ tướng) với mong muốn có thể giúp ích cho công việc chung của Nhà nước, Chính phủ của người kế nhiệm.

NHÀ NƯỚC NÊN TẶNG HUÂN CHƯƠNG QUÂN CÔNG HẠNG NHẤT CHO CÔNG AN PHÚ THỌ VÌ CÓ CÔNG PHÁT HIỆN; 'Tài sản vô hình' của AVG được định giá hơn 13.000 tỷ đồng



14 triệu người sát phạt trên 'sòng bạc Rikvip' của Phan Sào Nam


TPO - Đường dây tổ chức đánh bạc dưới dạng game bài Rikvip do Phan Sào Nam cầm đầu đã lập ra khoảng 25 đại lý cấp 1 và gần 6 nghìn đại lý cấp 2 rải trên nhiều tỉnh thành cả nước.
Theo kết quả điều tra của Công an tỉnh Phú Thọ, từ 18/4/2015 đến 29/8/2017 có gần 43 triệu tài khoản người chơi thực trên hệ thống Rikvip/Tip.club (nếu trung bình 1 con bạc có 3 tài khoản thì tổng số tương đương trên 14 triệu con bạc). Đáng chú ý, có hơn 9 nghìn tỷ đồng cờ bạc đã chảy qua các nhà mạng.
14 triệu con bạc, gần 6 nghìn đại lý chân rết 
Theo thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ, thời gian qua, lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức các đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến qua hình thức cá độ hoặc trò chơi có tính chất cờ bạc (còn gọi là game bài). Trong số các game bài, nổi cộm nhất là Rikvip, sau đổi tên thành Tip.club, với tổ chức tinh vi, quy mô hoạt động lớn, thu hút hàng nghìn tỉ đồng và hàng triệu con bạc tham gia đánh bạc. 
14 triệu người sát phạt trên 'sòng bạc Rikvip' của Phan Sào Nam - ảnh 1Đối tượng Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam. Ảnh CA cung cấp

TÍN HIỆU: BỘ CÔNG AN LÀM VIỆC ĐỘT XUẤT VỚI THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG CHẮC...SẮP "ĐỐT LÒ"

Bộ Công an làm việc đột xuất với Thành ủy Đà Nẵng

LÊ PHI | 
Bộ Công an làm việc đột xuất với Thành ủy Đà Nẵng
Một góc khu vực trụ sở Thành ủy Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI

Sáng 15-3, đoàn công tác của Bộ Công an đã vào làm việc với Thành ủy Đà Nẵng.

Cuộc làm việc này khá đột xuất và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã hoãn buổi làm việc đã được xếp lịch trước đó với Sở GTVT của địa phương này.
Trả lời Pháp Luật TP.HCM, một lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng cho biết không cung cấp được thông tin gì về cuộc làm việc trên. Bộ Công an chỉ làm việc với Thành ủy nên Công an TP không tham dự.

Bộ Công an thông tin quá trình triệt phá đường dây đánh bạc do cựu Cục trưởng C50 "bảo kê"

Hoàng Đan | 

Bộ Công an thông tin quá trình triệt phá đường dây đánh bạc do cựu Cục trưởng C50 "bảo kê"
Nguyễn Thanh Hóa và Phan Sào Nam.

Theo Bộ Công an, quá trình điều tra xác định, nhóm của Phan Sào Nam đã hưởng lợi 1.850 tỉ đồng và nhóm của Nguyễn Văn Dương hưởng lợi 1.600 tỉ đồng từ đường dây đánh bạc này.

Cơ quan điều tra đã khởi tố 83 bị can
Sáng sớm 17/3, Bộ Công an đã phát đi thông cáo thông tin khá chi tiết về kết quả điều tra ban đầu chuyên án đường dây đánh bạc xuyên quốc gia do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu và nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm Công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa"bảo kê".
Theo Bộ Công an, thời gian qua, lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức các đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến qua hình thức cá độ hoặc trò chơi có tính chất cờ bạc (còn gọi là game bài). 
Trong số các game bài, nổi cộm nhất là Rikvip, sau đổi tên thành Tip.club, với tổ chức tinh vi, quy mô hoạt động lớn, thu hút hàng nghìn tỉ đồng và hàng triệu con bạc tham gia đánh bạc.
Game bài Rikvip bắt đầu hoạt động từ ngày 18/4/2015, gồm 42 trò mô phỏng các hình thức đánh bạc, hoạt động trái phép thông qua website rikvip.com, rikvip.vn; từ tháng 8/2016 đổi tên thành Tip.club và dưới dạng các ứng dụng cho điện thoại và máy tính.
Để tham gia, con bạc tạo tài khoản và nạp tiền mua điểm ảo trong game, gọi là RIK, thông qua nạp thẻ viễn thông (Viettel, Mobifone, Vinaphone), nạp thẻ game (Zing, Gate, Vcoin, Megacard, GoCoin, Vcard), nạp từ tài khoản ngân hàng hoặc mua trực tiếp qua hệ thống đại lý.
Sau khi thắng - thua, con bạc có thể quy đổi RIK thành tiền, thông qua bán cho đại lý hoặc hiện vật có giá trị là mã thẻ viễn thông, mã thẻ game, nạp tài khoản điện thoại, thông qua các cổng trung gian thanh toán.
Bộ Công an thông tin quá trình triệt phá đường dây đánh bạc do cựu Cục trưởng C50 bảo kê - Ảnh 1.
Bị can Nguyễn Văn Dương (đeo kính) và Phan Sào Nam tại CQĐT - Ảnh: Bộ Công an

Thủ tướng: Cả bộ máy đồ sộ không làm nổi chuyện chống cát tặc sao?

Tin Tức TTXVN

Sáng 16/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ Giao thông Vận tải nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ.
Thủ tướng: Cả bộ máy đồ sộ không làm nổi chuyện chống cát tặc sao? - Ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Xem thêm bài của Phạm Viết Đào:

Tin Mật: Việt Nam bán cát cho Trung Quốc từ Trung Quốc... | Tiến Bộ

www.tienbo.org/2017/03/tin-mat-viet-nam-ban-cat-cho-trung-quoc.html

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải xử lý gấp các vấn đề nóng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là an toàn giao thông, tránh tình trạng nói mãi nhưng không giải quyết được. Cùng với đó là phải quyết liệt xử lý tình trạng khai thác trái phép. Đề cập đến tình trạng khai thác cát lòng sông như vụ việc tại Bắc Ninh, Thủ tướng cho biết đã ký văn bản yêu cầu dừng khai thác để điều tra, làm rõ.

VNTB- Vụ ‘Mobifone mua AVG’: Những ai bị “xử” trước Hội Nghị 7?

Phạm Chí Dũng

Người Việt 16/3/2018



Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN đang là trung tâm điểm của dư luận tại Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Động thái Thanh Tra Chính Phủ kiến nghị chính phủ chỉ đạo Bộ Công An “khởi tố điều tra” mà không phải là “xem xét và có thể khởi tố điều tra” vụ “Mobifone mua AVG” cho thấy có thể bản kết luận thanh tra đã được chỉ đạo từ Tổng Bí Thư Trọng từ trước khi được hoàn tất và công bố, còn chính phủ chỉ làm một thao tác hành chính là ban hành văn bản gửi Bộ Công An.

Thuận Phong – Ai bảo kê cho ung nhọt tồn tại?

16-3-2018
Đánh quỵ 60 triệu nông dân toàn quốc bằng phân bón giả một cách không thương tiếc, vậy mà không hiểu vì sao, Thuận Phong vẫn có thể nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật cho mãi tới giờ này. 
Đường dây đánh bạc bị bại lộ, khi ấy ta mới giật mình hỏi, tại sao một đường dây lớn như vậy, hàng nghìn tỷ giao dịch phi pháp lại có thể tồn tại khi ta vẫn đầy đủ các cơ quan ban ngành, trang thiết bị chống tội phạm? Khi tướng Hoá bị bắt, lúc ấy, ta mới thất vọng và hiểu rằng có sự bảo kê.
Mời xem clip của VTC: Phân bón Thuận Phong: Chi tiền tỷ để “bôi trơn”.
Quay trở lại vụ phân bón giả Thuận Phong, khi tang chứng vật chứng rõ ràng, mức độ thiệt hại của bà con nông dân đã được xác định lên tới hàng ngàn tỷ, kể cả có sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ Tướng và nhiều đơn vị chức năng cũng như báo chí vào cuộc, Thuận Phong vẫn cứ nhởn nhơ?

Thương vụ AVG và lý luận của Bộ 4T

16-3-2018
Thương vụ Mobifone – AVG bắt đầu có sức hấp dẫn bởi sự giằng co quan điểm của bộ TT&TT và Thanh tra CP.
Bộ TT&TT cho rằng Thanh tra CP đã kết luận không đúng bản chất của vụ việc. Qua văn bản phản biện, bộ TT&TT đã bác bỏ gần hết các kết luận của Thanh tra CP.
Bộ TT&TT cho rằng Thanh tra CP suy diễn sự việc theo một cách khác, có ý hình sự hoá giao dịch, kết luận sai trong các vấn đề như định giá tài sản vô hình, viện dẫn luật không chặt chẽ, không có căn cứ pháp lý, sai về nguyên tắc kế toán, chuyên môn. Họ cho rằng mua lại AVG là tiềm năng, hợp lý và cho tới hiện tại, chưa gây thiệt hại gì cho Mobifone cũng như cho nhà nước.

Chiếu tướng Ban Bí thư

Bá Tân
16-3-2018
Thương vụ mua-bán AVG tưởng rằng chỉ đơn thuần kinh tế, nay chuyển sang không chỉ kinh tế mà còn là chính trị. Vì là kinh tế ngầm cho nên, khi bại lộ, hiện rõ thế lực và thủ đoạn chính trị của cả hai phía.
Không ngẫu nhiên, trong thông báo của Ban Bí thư, nêu rõ khẳng định của ông Nguyễn Phú Trọng: Đây là vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm.
Sau 4 ngày có thông báo của Ban Bí thư, Bộ Thông tin – Truyền thông (bộ 4 T) vội vàng đi tiếp nước cờ và chính vì nước cờ này, vụ việc AVG càng trở nên “nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm”. Bộ 4T, cụ thể là ông Trương Minh Tuấn sốt sắng đi nước cờ (theo kiểu cầm đèn chạy trước ô tô) khi thanh tra chính phủ chưa công bố kết luận vụ việc AVG.
Nước cờ của bộ 4T là nước cờ tử
Là cơ quan quản lý nhà nước nhưng trong phi vụ nghiêm trọng này, bộ 4T đóng vai trò quyết định thực hiện trót lọt theo mưu đồ của nhóm lợi ích. Bộ 4T, trước hết là ông Trương Minh Tuấn, vẫn có thể thoát tội nếu họ có được nhân vật như là… Tôn Ngộ Không

Quan trường hung hiểm

Trân Văn
16-3-2018
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73. Ảnh: TTXVN
“Giang hồ hung hiểm” là thành ngữ phổ biến trong giới du đãng vốn “vô pháp, vô thiên”, thường xuyên gạt bỏ cả trật tự lẫn đạo lý theo lẽ thường, tôn sùng – thực thi triết lý “mạnh được, yếu thua” và “thắng làm vua, thua làm giặc”.

Âm binh đang điều hành quốc gia

Trân Văn
16-3-2018
Liệu có quá đáng không khi nhận định, không phải Đảng, cũng chẳng phải Quốc hội, Nhà nước, chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang điều hành quốc gia mà chính là âm binh? Ảnh: VIR
Cách nay hai năm, câu chuyện Mobifone (doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông) mua 95% cổ phần của AVG (An Viên Group – tập đoàn tư nhân hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông) từng bị mổ xẻ qua hàng loạt bài viết được đăng trên nhiều trang web, diễn đàn điện tử vẫn được hệ thống công quyền Việt Nam xếp vào loại “thù địch, phản động”.