Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Mỹ và Canada cùng lên tiếng về luật an ninh mạng của Việt Nam


Mỹ_-Cannada-kêu-gọi-trì-hoãn-việc-bỏ-phiếu-về-dự-luật-an-ninh-không-gian-mạng-của
 
Hoa Kỳ và Canada kêu gọi Việt Nam hoãn thông qua luật an ninh mạng do lo ngại rằng dự thảo này có thể gây tổn thất kinh tế, làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của các công ty nước ngoài và quyền tự do ngôn luận của công dân mạng, Channel News Asia dẫn nguồn tin từ Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam cho biết hôm thứ Sáu (8/6).
Dự kiến trong tháng này, các đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bỏ phiếu để thông qua luật an ninh mạng. Luật mới nhằm mục đích áp các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty internet, tăng cường kiểm soát thông tin cũng như những ý kiến bất đồng quan điểm trực tuyến.

LOA...LOA...LOA TIN NÓNG HỔI VỪA THỔI VỪA XEM: CHÍNH PHỦ ĐÃ THỐNG NHẤT VỚI ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI LÙI THỜI GIAN THÔNG QUA LUẬT ĐẶC KHU! HOAN HÔ CHÍNH PHỦ, HOAN HÔ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC! HOAN HÔ ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI!

Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua Luật về Đặc khu

9/06/2018 05:47

(NLĐO)- Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật về Đặc khu từ Kỳ họp thứ 5 hiện sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo về Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cho biết Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt từ Kỳ họp thứ 5 đang diễn ra sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.
Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua Luật về Đặc khu - Ảnh 1.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với báo chí về dự án Luật về Đặc khu bên hành lang QH ngày 7-6
Văn phòng Chính phủ cho biết Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (gọi tắt Luật về Đặc khu) đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn. Dự án Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

Bài học cay đắng chuyện đặc khu của Camphuchia khi cho Trung Quốc thuê đất 99 năm

Công nhân Trung Quốc đang làm việc ở tỉnh Koh Kong, khu vực được Campuchia cho thuê để phát triển kinh tế với thời hạn 99 năm
Một khu vực kinh tế khép kín chỉ dành riêng cho công nhân, các nhà đầu tư và du khách Trung Quốc đang dần hình thành ở Koh Kong, Campuchia, với khoảng đầu tư lên đến 3,8 tỷ đô la Mỹ dưới sự hậu thuẫn của Chính phủ Thủ tướng Hun Sen nhưng vấp phải sự phản đối của người dân và các tổ chức hoạt động môi trường ở nước này.
Vào lúc ở Việt Nam đang có nhiều ý kiến phản đối quyết liệt Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt vốn sẽ đặt cơ sở pháp lý để hình thành ba đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, trang mạng Thời báo Á châu (Asia Times) có trụ sở ở Hong Kong đã có bài viết tìm hiểu về một mô hình tương tự ở Campuchia.

Sau Thanh Hóa, tới lượt lãnh chúa Ninh Bình bị phanh phui hàng loạt khoản “ăn dày” góp phần làm nghèo đất nước

 


 -
Hôm trước, báo chí rần rần về cái gọi là “vương quốc Thanh Hóa” khi mà quan ở tỉnh này tự ý coi thường phép nước, tự xưng vương, lập phòng nhì, đẻ ra sưu cao thuế nặng, ức hiếp dân nghèo, thì nay Ninh Bình cũng chả khác gì Thanh Hóa là mấy. Chỉ khác ở chỗ, quan ở đây qua mặt Trung ương bằng cách vịn cớ là “nơi Vua ở”, hóa vàng ngân sách bằng hàng chục dự án “đầu voi đuôi chuột”, có dự án “phình” ra gần 10.000 tỷ đồng. Nếu không có Đại biểu ở Hà Nội lên tiếng về dự án Sào Khê đội vốn từ 72 tỷ lên tới 2.600 tỷ đồng, giờ chưa chắc đã lộ ra việc Ninh Bình đang “ăn dày” khủng khiếp đến như thế!
Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh lại nhanh nhẩu đổ lỗi do “cơ chế” về dự án Sào Khê đội vốn từ 72 tỷ lên tới 2.600 tỷ
Sau vụ lùm xùm liên quan đến việc dự án nạo vét sông Sào Khê bị đội vốn hơn 2.500 tỷ đồng mà giờ vẫn đang “dang dở, bỏ không” vì THIẾU VỐN, Thanh tra Chính phủ đã có một cuộc thanh tra “chưa đầy đủ” 10 trong tổng số 62 dự án ở Ninh Bình. Kết quả cho ra còn gây bàng hoàng hơn ở dự án Sào Khê, đó là cả 10 dự án đều bị đội vốn từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ, khủng khiếp nhất phải kể tới dự án nạo vét lòng sông Đáy, phình ra tới 10.000 tỷ đồng.

Khi các yết hầu bị Trung Quốc bóp nghẹt

(Tôi gửi lời xin lỗi đến sếp tôi, Nguyen Anh Tuan, bởi đã phá vỡ lời thề bảo vệ bí mật tòa soạn. Rất tiếc với những người cảm thấy bị tổn thương, bằng lý do này hay lý do khác, trong câu chuyện này.

Cá nhân, tôi đã chấp nhận lên thớt một lần nữa. Câu chuyện này bản chất như một cuộc chiến, liên quan đến số phận hàng chục con người của khối Tác chiến - Điều tra (TC-DT), từng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ xương sống kỷ luật của VNN.

Cái giá của quá khứ quá đắt, không nên để tương lai phải lặp lại).

Bạn nên lấy tấm bản đồ đất liền VN ghi chú các địa điểm tôi nhắc tới trong diễn trình của vụ việc này, lấy một cái bút đỏ để bên cạnh, tôi sẽ chỉ bạn cách sử dụng cuối stt này.

Chú thích: Ảnh từ FB tác giả.
Xuất phát

"InnovGreen (IG) đang làm gì trên biên giới VN?", là tên của một chuyên đề điều tra của báo VNN 8 năm trước. Đầu năm 2010, một lá thư của huyền thoại chỉ huy đoàn 559, những người giăng màn trên đỉnh Trường Sơn được công khai. Lá thư đó của tướng Đồng Sỹ Nguyên.

Luật an ninh mạng để trị dân chứ không phòng giặc

08/06/2018
So với nhiều quốc gia khác, thiệt hại vật chất mà tin tặc gây ra cho Việt Nam không phải là lớn song hiểm họa tiềm ẩn từ tin tặc đối với chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng thì lại đặc biệt đáng ngại. Hình minh họa.
Trân Văn
Nếu không có gì thay đổi, cuối kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa này, các đại biểu sẽ bỏ phiếu, biến hai dự luật, một về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” (trước giờ vẫn được gọi tắt là Luật Đặc khu) và một về “an ninh mạng” thành luật.

Luật Đặc khu, Âm mưu?

Bùi Quang Vơm

Đặc khu nếu…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:
“Thể chế cho ba đặc khu phải khác biệt so với phần còn lại của đất nước để chúng trở nên vượt trội và có khả năng cạnh tranh quốc tế,” ông Cung góp ý tại một cuộc hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật này, tổ chức ở Quảng Ninh.
Theo ông Cung, cần có tòa án dân sự, thương mại độc lập; các cơ quan cạnh tranh công bằng và độc lập; trong khi nhà đầu tư được phép chọn trọng tài, tòa án để giải quyết tranh chấp thương mại.
Bên cạnh đó, đồng tiền sử dụng ở đặc khu là tất cả các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi và tiền đồng của Việt Nam, không hạn chế tiền mặt mang vào, mang ra.
Về thuế, ông đề nghị chỉ áp dụng thế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp, không thuế quan cho hoạt động xuất nhập khẩu, miễn visa cho phần lớn khách đến.
Về giáo dục, hệ thống nhà trường sau khi có đặc khu, cần theo cơ chế thị trường, và nội dung, cách thức, ngôn ngữ giảng dạy là tùy nhu cầu, do nhà trường quyết định. Ủy ban hành chính đặc khu được thiết kế sao cho can thiệp hành chính ít nhất có thể”.
Những điều mà ông Cung đặt ra chính là muốn nói: Đặc khu muốn hoạt động có hiệu quả, nó phải được vận hành bằng hệ thống quản trị với tư duy hiện đại vào bậc nhất thế giới, tương ứng với một hệ thống luật tiên tiến nhất, trong một mô hình thị trường đầy đủ và hoàn chỉnh nhất.

“Chủ quyền đất nước” trong mắt một luật sư

Nguyễn Thị Lan Hương
Đoàn Luật sư Hà nội
Nhân một lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Việt Nam tuyên bố rất rõ ràng về
Không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền”(1)tôi, với tư cách một luật sư và đã tham gia hoạt động tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hơn 25 năm, xin có một vài chia xẻ nhỏ với các vị đại biểu Quốc hội Việt Nam, các lãnh đạo thuộc Chính phủ Việt Nam và tất cả những ai tự cho mình là người Việt Nam, những người sống chết vì dân tộc Việt Nam và vì đất nước này, với hy vọng, chúng ta cần khiêm nhường học và hiểu rõ rằng, tuyên bố mồm là một chuyện, còn thực trạng như thế nào là một chuyện khác và nó chẳng hề phụ thuộc vào những lời lẽ to lớn ai đó muốn tuyên.
Một vài chuyện đời thường nho nhỏ của một luật sư:
Chuyện 1: Tư vấn hợp đồng chuyển nhượng đất vườn ở Đà Nẵng cho một người Mỹ gốc Việt
Năm 2006, qua nhiều năm làm đối tác với một hãng luật của Mỹ ở Việt Nam, một partner (luật sư có cổ phần của hãng) của hãng luật Mỹ nhờ tôi giúp cho con trai mình (con nuôi), gốc Việt về Đà Nẵng mua mấy hecta đất vườn của ai đó mà họ hàng lâu năm.

ĐẶC KHU KINH TẾ 99 NĂM MỘT BƯỚC ĐI GẤP GÁP THEO LỘ TRÌNH THÀNH ĐÔ

Phạm Đình Trọng

PHẦN MỘT: ĐẶC KHU KINH TẾ KHÔNG CÒN CẦN THIẾT VỚI VIỆT NAM

Đặc khu kinh tế ra đời ở những nước chưa phát triển, chưa có nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Nền sản xuất công nghiệp hiện đại là vốn tư bản, công nghệ tư bản, thị trường tư bản, một thị trường toàn cầu, không biên giới và con người tư bản, những ông chủ của nền sản xuất đó. Chưa phát triển là nói tránh cho đỡ tủi thân chứ thực sự là nước nghèo, thiếu thốn đủ thứ, đói khát đủ thứ. Đói vốn. Đói công nghệ. Đói thị trường toàn cầu. Đói khát cả cung cách làm ăn của những con người công nghiệp. Chỉ có đất tự nhiên đang chìm đắm trong giấc ngủ ngàn năm và sức lao động thừa thãi, rẻ mạt.
Trong khi đó những ông chủ tư bản ở những nước phát triển lại đang có nhu cầu phủ đồng vốn, phủ hoạt động kinh doanh, phủ thị trường ra cả thế giới và tìm kiếm, khai thác sức lao động đang dư thừa ở những nước nông nghiệp dân cư đông đúc trên khắp thế giới.
Hai nhu cầu này gặp nhau như cô gái con nhà nghèo có chút nhan sắc đến tuổi cập kê gặp chàng trai có sự nghiệp đang muốn kiếm vợ. Đặc khu kinh tế ra đời từ đó.

GS VŨ ĐỨC NGHIỆU: NGƯỜI TRUNG QUÔC CÓ CÂU "TRỜI CHO LẤY MÀ KHÔNG LẤY LÀ CÓ TỘI VỚI THIÊN ĐỊA..."


Phạm Quang Long
7 giờ· 
Bạn tôi là GS Vũ Đức Nghiêu là người gần như cả đời không quan tâm đến những chuyện gì ngoài chuyên môn Ngôn ngữ học mà anh đã dành cả đời cho nó. Trưa nay anh gọi cho tôi, giọng rất khó chịu " anh có thể đăng vài ý kiến của tôi lên trang của anh không vì tôi không chơi FB và cũng chỉ nói một lần này thôi. Mở FB cho mình thì không đáng". Tôi đồng ý. Và đây là ý kiến của GS Vũ Đức Nghiệu.

 Kết quả hình ảnh cho GS Vũ Đức Nghiệu
GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “CÂU CHUYỆN ĐẶC KHU”
​​​​​​Vũ Đức Nghiệu

Vấn đề đặc khu (tôi xin được gọi tắt như thế) đang làm xao động tâm lý và tình cảm của cả nước. Có người trong số chủ trương đặc khu cảm thấy bị tổn thương trong lòng vì dân không chịu “NGHE” người có trách nhiệm “ở trên”. Xem cái cách trao đổi như nổi đóa lên, thậm chí vu lên là “chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc ...” thì đủ biết. Còn DÂN thì thấy niềm tin bị tổn thương và lung lay trầm trọng.
Nguồn cơn thì đã rõ rồi. Ba đặc khu dự định, chính là ba tử huyệt, đồng thời là ba tài sản hàng đầu trong số các tài sản “hương hỏa” “quốc bảo” của tổ tiên để lại.
Dân lo ngại và cảnh giác về việc sẽ bị kẻ xấu lợi dụng. Luật về vấn đề lớn như vậy nhưng còn những sơ hở nguy hiểm hoặc chưa rõ ràng. Đặc khu ra đời với những điều dự định của chúng ta không thể ngăn được kẻ xấu, vì đó là sân chơi chung trong thế giới của thế kỉ XXI, trong khi kẻ xấu thì lúc nào cũng chơi theo đủ loại từ xà quyền, hầu quyền đến hổ quyền, túy quyền và thế kỷ này có cả quỷ quyền nữa...

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

TỔ CHỨC CHI HỘI HỘI NHÀ VĂN VN TẠI HẢI PHÒNG GỬI THƯ NGỎ TỚI QUỐC HỘI ĐỀ NGHỊ CHƯA THÔNG QUA LUẬT ĐẶC KHU; NHÀ THƠ THẠCH QUỲ: ĐÁNH TÀU CHỈ LO SỢ CHÚNG ĐẦU HÀNG ?

Nhà văn Đình Kính

Ý KIẾN CÁC NHÀ VĂN HẢI PHÒNG 
VỀ DỰ LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH-KINH TẾ ĐẶC BIỆT

Thư ngỏ gửi Quốc hội
Kính gửi các đại biểu Quốc hội

Được biết, ngày 15 tháng 6 năm 2018 các đại biểu Quốc hội sẽ bấm nút thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Gọi tắt là Luật Đặc khu).
Chưa bao giờ một dự luật của Quốc hội được dư luận các giới trong xã hội quan tâm đến vậy (đặc biệt là chi tiết cho nước ngoài thê đất đến 99 năm). Tại sao dư luận quan tâm? Vì nó liên quan đến sự phát triển lâu dài của đất nước, đã dành, còn liên quan đến vận mệnh dân tộc, sự an nguy của Quốc gia.

Chưa nên thông qua Luật Đặc khu: "Bút sa" thì... khó sửa!

08/06/2018 07:21

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc bày tỏ như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về những băn khoăn của ông đối với dự án Luật Đặc khu

Phóng viên: Thưa ông, điều gì khiến ông quan tâm nhất trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mà Quốc hội sẽ đưa ra quyết định vào ngày 15-6?
- Đại biểu Quốc hội, nhà sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC: Thời gian cho thuê đất đặc khu đến 99 năm đối với trường hợp đặc biệt, tôi rất băn khoăn vấn đề này.
Xây dựng các đặc khu kinh tế (ĐKKT) mà ở đó có không gian, sự hấp dẫn các nhà đầu tư là rất cần thiết cho phát triển kinh tế; có thể nói đến lúc này mới hình thành ĐKKT là quá muộn. Tuy nhiên, tôi có cảm giác khi xây dựng các đặc khu này, chúng ta mới nhìn mặt tích cực, thành công của thiên hạ chứ chưa xem thất bại của thiên hạ nó như thế nào.
Chưa nên thông qua Luật Đặc khu: Bút sa thì... khó sửa! - Ảnh 1.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trả lời báo chí Ảnh: VĂN DUẨN
Do đó, chúng ta cần có sự thận trọng, không thể mang ra thử nghiệm được, nhất là điều không bình thường khi cùng một lúc thí điểm 3 đặc khu, mà như có đại biểu phân tích là vùng đất "bờ xôi, ruộng mật". Đây chỉ là cách nói nhưng quan trọng nhất là vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng. Cả 3 đặc khu trên đều hướng ra biển Đông như cái bình phong của đất nước. Do đó, tôi đề nghị phải rất thận trọng.

CỰC NÓNG: “Ông Trương Minh Tuấn đến nhà tôi và anh Trương Tấn Sang thanh minh vụ AVG “Em có xơ múi được gì đâu””

By
 Tĩnh Tâm
 -

0
313
“Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng về những sai phạm trong vụ Mobifone mua AVG là nghiêm khắc. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn còn có “bóng dáng” của một nhân vật quan trọng chưa được phanh phui” – ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương nói.
Nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương: “Cần phải khởi tố hình sự để làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong thương vụ này để lấy lại lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào bộ máy nhà nước” – Ảnh: Việt Dũng

"ĐẠI LIÊN VẠN ĐẠT", TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG TRUNG QUỐC KẺ HÉT GIÁ BẢN QUYẾN WORD CUP 2018- CHIA RẼ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Vén màn công ty hét giá trăm tỷ cho bản quyền World Cup 2018 tại Việt Nam

 
08/06/2018 11:48 GMT+7

Cái tên Infront Sports & Media đang là một trong các nhân vật chính của câu chuyện bản quyền World Cup 2018 tại Việt Nam.

Việc Việt Nam đã sở hữu bản quyền phát sóng World Cup 2018 hay chưa chẳng khác nào một cuốn tiểu thuyết với rất nhiều chương hồi, hàng loạt tình tiết bất ngờ đan xen.
Trong cuốn tiểu thuyết này, điều rõ ràng nhất là 2 nhân vật chính. Tại Việt Nam, VTVđóng vai trò đơn vị duy nhất đi mua bản quyền. Còn người bán là tập đoàn Infront Sports & Media.
Vậy Infront Sports & Media là công ty như thế nào?
Được thành lập từ năm 2002 với mục đích phục vụ hoạt động truyền hình và radio cho World Cup 2002, Infront Sports & Media đặt trụ sở tại Thụy Sĩ. Ban đầu công ty này chỉ hoạt động trong lĩnh vực bóng đá, nhưng từ năm 2005 BLĐ quyết định mở rộng ra các môn thể thao khác.

THÊM 1 BÀI VIẾT CHIA RẼ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG TRÊN BÁO NHÀ NƯỚC ?

Trung Quốc đã làm gì ở các đặc khu châu Phi?

Trung Quốc đã làm gì ở các đặc khu châu Phi?
(PL)- Các nước châu Phi kỳ vọng nhiều vào những đặc khu được đầu tư bởi Trung Quốc nhưng những gì diễn ra trên thực tế thì không hoàn toàn là màu hồng.
Tính đến cuối năm 2016, Trung Quốc (TQ) đã đầu tư xây dựng 77 đặc khu kinh tế (SEZ) tại 36 quốc gia trên thế giới với tổng đầu tư ước tính hơn 24,2 tỉ USD và đạt giá trị sản xuất hơn 70,3 tỉ USD. Kinh nghiệm từ các đặc khu do TQ đầu tư tại các nước đang phát triển như châu Phi, Sri Lanka sẽ là những bài học quý giá đối với Việt Nam khi nghiên cứu mô hình này.
Trung Quốc hóa đặc khu kinh tế ở châu Phi
Kể từ năm 2006, TQ bắt đầu xuất khẩu mô hình đặc khu của mình sang các nước châu Phi khi chính phủ nước này đưa ra mục tiêu xây dựng khoảng 50 đặc khu hợp tác kinh tế và thương mại ở nước ngoài. Những đặc khu này là một phần giúp nước này thực hiện “quyền lực mềm” của mình, tức chúng không chỉ là kinh tế và thương mại mà còn có những mục tiêu chính trị.