Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Việt Nam kỳ vọng bùng phát kinh tế nhờ FTA với châu Âu

29/06/2018
Công nhân làm việc tại một xưởng may mặc ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ được phê chuẩn trong năm nay sẽ thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam mà không cần đến sự trợ giúp từ thị trường Mỹ, các nhà phân tích nói.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu đã hoàn tất đàm phán năm 2015, nếu được ký kết, sẽ giúp đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam thêm nửa phần trăm, tức trên 7% vào năm 2019, theo số liệu từ công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

5 tỷ USD ngân sách chi sai/năm: Tiền đi đâu?

Đất Việt

Mỗi năm GDP Việt Nam tăng trưởng khoảng 5-6%, ngân sách đã chi sai tới 2-3% là quá khủng khiếp
GDP tăng 6%, chi sai 2%
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi - Đại học kinh tế Nông - Lâm, TP.HCM phải thốt lên kinh ngạc trước con số 5 tỷ USD ngân sách bị sai mỗi năm vừa được Thanh tra Chính phủ công bố.
Chi sai xảy ra nhiều ở các dự án xây dựng. Ảnh: Người đưa tin
"Mỗi năm GDP Việt Nam tăng trưởng khoảng 5-6%, đạt được khoảng 200 tỷ USD, thì ngân sách đã chi sai tới 5 tỷ USD (chiếm khoảng 2%-3%), là điều không thể chấp nhận được.

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường trong trò chơi quyền lực mới

Muốn chống tham nhũng để khôi phục lòng tin của dân thì không thể “lúc nóng lúc lạnh” và “đánh trống bỏ dùi” như cách xử lý các vụ đại án AVG và Thủ Thiêm. Một chính phủ kiến tạo và liêm chính không thể có bộ trưởng giáo dục nói ngọng và đạo văn, bộ trưởng thông tin phạm tội trong vụ “mua AVG”, và bộ trưởng giao thông tai tiếng về “trạm thu giá” BOT… 

Hình minh họa
Lời mở đầu

Tại hội thảo hè năm ngoái (31/8/2017), tôi có góp một bài (Việt Nam cô đơn trong một thế giới bất an và bất định, NQD, Viet-studies, 14/8/2017). Lúc đó chính quyền Trump chưa định hình chiến lược (chưa có NDS, NSS, và NPR), chưa tuyên bố tầm nhìn Indo-Pacific và chưa khởi động lại nhóm “Tứ cường” (Quad) gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc. Trung Quốc chưa họp đại hội Đảng 19, “Tư tưởng Tập Cận Bình” chưa được ghi vào điều lệ Đảng, và Quốc hội chưa bỏ hạn chế hai nhiệm kỳ để Tập Cận Bình cai trị Trung Quốc như “hoàng đế đỏ”. Khủng hoảng tên lửa và hạt nhân Triều Tiên còn là nỗi ác mộng, và triển vọng gặp cấp cao Liên Triều và Mỹ-Triều chưa trở thành hiện thực. Việt Nam và Repsol buộc phải dừng khoan dầu khí tại lô 136-03 vì Trung Quốc dọa tấn công Trường Sa, nhưng chưa dừng dự án Cá Rồng Đỏ (lô 03-07). Hội nghị cấp cao APEC chưa diễn ra và mẫu hạm USS Carl Vinson chưa tới thăm Đà Nẵng. Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh chưa ra tòa và Trương Minh Tuấn vẫn vô can. Út trọc, Vũ Nhôm và các tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh và Phan Hữu Tuấn chưa bị bắt. Lúc đó, TW6 và TW7 chưa họp và “người đốt lò vĩ đại” chưa bắt hổ bỏ lò. Ông Trần Đai Quang (và Đinh Thế Huynh) mới “biến mất”, nhưng chưa “tái xuất”… Những góc khuất về quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa bị dư luận lên án như một đại án…

PHÁP LÝ XHCN VIỆT NAM

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Trung Quốc đã bắt Sri Lanka khạc ra cho một cái cảng biển như thế nào

Maria Abi-Habib

The New York Times ngày 25 tháng 6, 2018
Trùng Dương dịch
https://static01.nyt.com/images/2018/06/25/world/00chinaw-srilanka-1/merlin_138500964_2c51bb2c-c678-4efc-9d87-caa055a3a826-articleLarge.jpg?quality=75&auto=webp&disable=upscale
Một tàu chở hàng đi qua một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới, gần Hambantota, Sri Lanka, vào tháng 5. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.
• HAMBANTOTA, Sri Lanka – Cứ mỗi lần Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa, quay sang các đồng minh Trung Quốc để vay vốn và xin hỗ trợ cho một dự án cảng đầy tham vọng, câu trả lời là được.
Được, mặc dù các nghiên cứu khả thi cho là biết cảng sẽ không thể nào hoạt động được. Được, mặc dù những người cho vay thường xuyên khác như Ấn Độ đã từ chối. Được, mặc dù nợ của Sri Lanka đang phình ra nhanh chóng dưới thời ông Rajapaksa.
Qua nhiều năm xây dựng và đàm phán lại với China Harbor Engineering Company (Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc), một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Bắc Kinh, dự án Phát triển Cảng Hambantota được nổi tiếng chủ yếu bằng thất bại, như đã dự đoán. Với hàng chục ngàn tàu đi dọc theo một trong những tuyến đường vận chuyển đông đúc nhất thế giới, cảng này chỉ thu hút 34 tàu vào năm 2012.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hé lộ số tiền KHỔNG LỒ nhà nước giành lại từ tay quan tham và mafia VN

Tổng bí thư cho biết, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đã được chú trọng hơn, riêng vụ Hứa Thị Phấn là hơn 10.000 tỉ đồng.
Chiều 25/6, phát biểu bế mạc hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, lĩnh vực này đã được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, được nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực.
“Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”, ông nói.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng. Ảnh: VGP
Theo Tổng bí thư, đến nay các chủ trương của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng cơ bản đã tương đối đủ, “cái cần nhất bây giờ là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động, là tổ chức thực hiện”.

Lính Trung Quốc tràn vào châu Phi với chiêu bài bảo vệ tài sản” tại “đặc khu kinh tế” và ý đồ quân sự đáng sợ của Tập Cận Bình

Theo hãng tin CNBC ngày 27.6, quân đội Trung Quốc (PLA) đang tính chuyện tăng cường hiện diện quân sự ở châu Phi để bảo vệ tài sản của Trung Quốc, bán vũ khí, tham gia gìn giữ hòa bình…

Hàng chục năm qua, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu lục đen chủ yếu là các hoạt động kinh tế, thương mại và gìn giữ hòa bình. Nay Bắc Kinh xây dựng kế hoạch lập quan hệ quân sự đáng kể để bảo vệ quyền lợi, tài sản tại lục địa này, cũng như để gieo tầm ảnh hưởng lớn hơn, nhằm thể hiện vai trò Trung Quốc phải lãnh đạo toàn cầu mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu.
Dùng binh lính bảo vệ công dân và tài sản ở nước ngoài
Cho đến nay, quân lính Trung Quốc chưa hề tham chiến, từ sau lần gây chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 và dù thảm bại trước bộ đội Việt Nam nhưng PLA vẫn tuyên bố chiến thắng.
Từ sau đó, Trung Quốc quyết định không can thiệp vào những cuộc chiến ở nước ngoài, cho đến khi ông Tập làm lãnh đạo thì có sự thay đổi. Từ khi nắm quyền lực, ông Tập muốn Trung Quốc chuyển mình thành một cường quốc của thế giới.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc còn nhắm đến năm 2020 sẽ cải tổ PLA, để có thể tham gia các chiến dịch khác ở nước ngoài, nhằm bảo vệ các quyền lợi và công dân Trung Quốc ở nước ngoài.
Từ đó, PLA thường xuyên tiến hành tập trận chung trên toàn châu Phi và tại một số nước mà Trung Quốc giành được việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình Một vành đai – Một con đường (BRI) mà ông Tập khởi xướng.
Tại nước Djibouti (châu Phi) có các công ty Trung Quốc xây dựng các cảng chiến lược và hệ thống đường sắt chuyên quốc gia đầu tiên của châu Phi. Năm ngoái, Bắc Kinh chính thức mở cửa căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti, và căn cứ này cũng là một cơ sở hậu cần và tình báo.
Nhiều chuyên gia dự báo Trung Quốc sẽ còn có nhiều căn cứ nữa trong tương lai, và Namibia được đồn đoán là nơi sẽ mọc lên căn cứ quân sự của PLA.

MỐI NGUY DIỆT VONG: Tập đoàn FLC, luật đất đai và nguy cơ mất nước vào tay Trung Quốc

CẢNH BÁO MỐI NGUY DIỆT VONG: Tập đoàn FLC, luật đất đai và nguy cơ mất nước vào tay Trung Quốc

0
67837
 
Google+
Nhà báo Hoàng Hải Vân – nguyên Tổng thư ký báo Thanh Niên đã có những cảnh báo đáng chú ý về khả năng phòng thủ của nước ta trước nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc. Chúng tôi xin đăng nguyên văn bài báo này.
“Quốc Hội Mỹ đã từng chặn một thương vụ Trung Quốc thâu tóm một cảng biển của Mỹ. Trong hồi ký của mình, cựu Chủ tịch FED Greenspan không tán thành việc ngăn cản trên, ông cho rằng làm như vậy là không cần thiết và có thể hạn chế tự do thương mại. Giữa Trung Quốc với Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ, dù cho điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng không thể sử dụng phương tiện của họ trên đất Mỹ để gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ, nên có lẽ các chính trị gia Mỹ đã lo quá xa. Nhưng sự lo xa của họ không phải là không có lý do khi nhìn thấy Trung Quốc thâu tóm đất đai khắp nơi trên thế giới.
Nước Mỹ còn lo xa như thế, còn nước ta thì sao ? Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ, nói trắng ra là Trung Quốc đang chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa của Việt Nam và đang tiếp tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vì vậy, nước ta không những phải lo xa mà còn lo gần, vì nguy cơ mất đất mất biển đang hiện hữu.

Cá nuôi gần nhiệt điện Vĩnh Tân chết hàng loạt, nguyên nhân vẫn là dấu hỏi

28/06/2018 19:58 GMT+7

TTO - Cơ quan chức năng Bình Thuận lấy mẫu nước biển phân tích nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cá chết. Các cơ quan chức năng thông báo không phát hiện các loại virus gây bệnh.

Cá nuôi gần nhiệt điện Vĩnh Tân chết hàng loạt, nguyên nhân vẫn là dấu hỏi - Ảnh 1.
Lồng bè nuôi cá ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG
Ngày 28-6, tin từ Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến cá nuôi lồng bè của các hộ dân ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong chết hàng loạt trong thời gian qua.
Trước đó, chiều 13-5, một số hộ dân ở xã Vĩnh Tân phản ánh cá lồng bè của họ chết bất thường. Sở Tài nguyên và môi tường Bình Thuận cùng các sở ngành liên quan đã lấy mẫu nước kiểm tra.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

SỐC: Cán bộ VN phần lớn là gián điệp sau khi học tập, công tác tại Trung Quốc trở về


Mới đây báo chí quốc tế đưa tin lãnh đạo một tập đoàn dược phẩm ở Anh bị tung clip sex quay lén trong thời gian ở Trung Quốc. Điều này gợi lên sự lo ngại: nếu không cẩn thận, nhiều người trong nước sang học tập, công tác tại Trung Quốc có thể bị khống chế vì dính vụ việc tương tự.

Phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an.
– Chúng ta phải làm gì để ngăn ngừa và sớm phát hiện những đối tượng bị nước ngoài mua chuộc, giăng bẫy?
– Để phòng ngừa, đối phó với việc này, trước hết phải xuất phát từ cấp cao, cấp vạch định chính sách. Theo đó, các nhà lãnh đạo phải có nhận thức đầy đủ, sự nguy hiểm của chuyện này để có cơ sở đưa ra một quyết sách rõ ràng.
Với Việt Nam, Trung Quốc có hai điều bất biến: là láng giềng và sự bành trướng. Chính sách của Trung Quốc ngày nay đậm chất Quản Trọng, dùng kinh tế để mua chuộc. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng việc này và phải chuẩn bị đối phó với các tình huống vì nó liên quan đến suy vong, thịnh nguy đất nước. Ta không xem Trung Quốc là kẻ thù nhưng phải cảnh giác và phải có sự Sô-vanh của Trung Quốc. Từ đó phải có các biện pháp phòng ngừa từ xa; có mạng lưới theo dõi, phát hiện. Về nguyên tắc, trong vấn đề này không có khu vực cấm, Trung ương Đảng phải giao cho cơ quan chuyên trách làm chuyện này vì lợi ích của dân tộc.
– Còn với người Việt Nam trực tiếp sang học tập, tập huấn ở nước ngoài nói chung, Trung Quốc nói riêng thì sao, thưa ông? Họ cần lưu ý gì?
– Trong hoạt động mua chuộc, giăng bẫy người Trung Quốc làm rất giỏi, rất mềm mại chứ không thô lỗ gì, có người vào trong lưới của họ mà không biết. Sách lược của họ rất đơn giản và mềm mỏng.

Bamboo Airways của VN mua 20 chiếc Boeing: ‘đầy rủi ro và bất thường’

27/06/2018
Máy bay Boeing 787-9 Dreamliner.
Hãng hàng không Bamboo Airways thuộc tập đoàn FLC của Việt Nam vừa ký thỏa thuận mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner của Mỹ tại thủ đô Washington, nhưng báo chí Hoa Kỳ trích lời các chuyên gia cho biết đơn đặt hàng ‘hoành tráng’ này rất ‘bất thường’ và ‘đầy rủi ro.’

Đến khi nào Việt Nam thôi “bắt tay” với doanh nghiệp Trung Quốc?

RFA

Dự án nhà máy thép 6000 tỷ liên danh với Trung Quốc đang nằm đắp chiếu
Dự án nhà máy thép 6000 tỷ liên danh với Trung Quốc đang nằm đắp chiếu
 CafeF
Bộ Công Thương mới đây có văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo phương án hợp tác đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện. Theo đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng giao liên danh thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) thay cho Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV). Lý do là vì TKV không đáp ứng được nhu cầu vốn triển khai dự án đúng tiến độ và gặp khó khăn trong huy động vốn từ 2 nhà đầu tư là Kospo và Samtan (Hàn Quốc).

Các cuộc biểu tình quy mô và thế lưỡng nan của Hà Nội trước Trung Quốc

Thụy My

mediaNgười biểu tình ở Hà Nội phản đối dự luật Đặc khu, ngày 10/06/2018.REUTERS/Staff
Các cuộc biểu tình trên toàn quốc làm rung chuyển Việt Nam cách đây gần hai tuần đã làm nổi bật bài toán khó của Hà Nội khi giao dịch với Trung Quốc – vừa là cừu địch ở Biển Đông, lại vừa là đối tác thương mại và nhà đầu tư chủ chốt.



Lịch sử quan hệ Việt-Trung chìm đắm trong một ngàn năm Bắc thuộc, chiến tranh, loạn lạc. Cuộc xâm lược gần đây nhất của Trung Quốc là cuộc chiến tranh biên giới kéo dài hai tháng vào năm 1979.

Cám ơn Dự luật Đặc khu!

Bởi
 AdminTD
 -

Lê Anh Hùng
27-6-2018
Biểu tình chống 2 dự luật đặc khu và an ninh mạng. FB Lê Nguyễn Hương Trà
Suốt 1 tháng nay, Dự thảo Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu) đã gây nên một cơn bão phản đối trong dân chúng, khiến người ta liên tưởng tới bầu không khí chính trị – xã hội của Việt Nam sau vụ đại thảm hoạ môi trường thế kỷ do Formosa Hà Tĩnh gây ra hồi tháng 4 năm 2016.