TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC
(GDVN) - Chúng tôi mong rằng nước Mỹ cần phải quan tâm và phát huy vai trò của mình trước vận mệnh của nhân loại đang bị đe dọa bởi những tham vọng bá quyền.
Trung - Mỹ chạm trán ở Hoàng Sa, gặp thượng đỉnh kết thúc không kèn không trốngTham vọng Tập Cận Bình trên Biển Đông, làm những gì người khác chưa từng làmCuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một bài toán chưa thể có lời giải
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam mời quý bạn đọc theo dõi tiếp phần cuối bài viết mới của Tiến sĩ Trần Công Trục tiếp theo phần đầu, Tại sao dư luận có quan điểm hoài nghi lập trường của Mỹ ở Biển Đông?.
Mỹ “tung chưởng” nhằm vào Trung Quốc?
Ngày 19/9/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lần đầu tiên phát biểu trước 193 đại diện các nước của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Với 3.500 từ, bài phát biểu này cũng chẳng kém cạnh gì so với bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình; trong đó, đã nhấn mạnh các nguyên tắc đối ngoại của chính quyền Mỹ dưới sự cầm quyền của ông từ sau khi nhậm chức và trong tương lai.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump không hề nhắc tới biến đổi khí hậu, vấn đề được coi là một trong những mối đe dọa tới Trái Đất tại Liên Hợp Quốc.
Xuyên suốt bài phát biểu là những luận điểm hăm dọa từng được ông Trump sử dụng trong lễ nhậm chức hồi tháng 1, cũng như lời kêu gọi củng cố văn minh phương Tây…
Với bài phát biểu đầu tiên trước Liên Hợp Quốc, Tổng thống Donald Trump đã đánh dấu chính sách tương lai của mình, bao gồm việc chỉ ra kẻ thù, thể hiện sự “kinh hãi” với cách đối nội của họ, đồng thời đe dọa hủy diệt đối phương để tự bảo vệ nước Mỹ và các Đồng minh.
Một trong những kẻ thù mà Trump nhằm vào đó chính là Trung Quốc.
"Donald Trump sẽ không lùi bước, Trung Quốc có thể gặp rắc rối to" |
Chính quyền Mỹ cho rằng Bắc Kinh đang triển khai kế hoạch tiếp cận đối với toàn bộ hệ thống chính quyền Mỹ, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy ảnh hưởng và gặt hái lợi ích từ Hoa Kỳ.
Vì vậy, trong “Chiến lược An ninh quốc gia” được Tổng thống Trump công bố tháng 12 năm ngoái, mô tả một thời kỳ mới của “sự cạnh tranh nước lớn”.
Các quốc gia nước ngoài đã bắt đầu “tái áp đặt ảnh hưởng của họ ở khu vực và toàn cầu” và họ đang “thách thức lợi thế địa chính trị (của nước Mỹ) và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ”.