Lời
dẫn của Phạm Viết Đào:
Cuối tháng 12 vừa qua, tôi đã dẫn Đoàn nhà văn Romania do
Chủ tịch COPYRO ( Hãng bảo hộ quyền tác giả của Romania) Eugen Uricaru vào thăm
di tích Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ tại Hà Tĩnh…
Mặc dù di chỉ còn lại không nhiều, nhưng qua giới thiệu tại
di tích và gặp gỡ trao đổi với các bạn văn Hà Tĩnh, đặc biệt, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng đã “tranh” phần giới thiệu của hướng
dẫn viên, ông đã giới thiệu khá thú vị và hàm súc về sự nghiệp quan trường, văn chương và đời
tư của nhà thơ Nguyễn Công Trứ…
Đoàn nhà văn Romania đã có những ấn tượng rất sâu sắc về
hai danh nhân này của Hà Tĩnh, mặc dù Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được dịch
sang tiếng Romania và 1 hậu duệ của Nguyễn Công Trứ cũng đã có sách giới thiệu
với độc giả Romania, nhà văn Nguyên Ngọc…Nhưng phải khi đặt chân tới Hà Tĩnh, họ
mới ngộ ra được nhiều điều. Trong đoàn có một nhà văn biết tiếng Trung Quốc, từng
học tại Thượng Hải nên những chữ Hán cổ cô đều đọc được…
Qua trao đổi với các bạn văn Hà Tĩnh thì được biết: nhà
văn Nguyên Ngọc là cháu ngoại của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Sinh thời Nguyễn
Công Trứ có tời 13 bà vợ và 21 người con. Anh em ở Hội Văn nghệ Hà Tĩnh cho biết:
Nguyên Ngọc là cháu ngoại của nhà thơ Nguyễn Công Trứ…Nghe thấy thế tôi thông
tin cho các bạn văn Romnaia: hai cuốn tiểu thuyết của Nguyên Ngọc: “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu” đã được dịch sang tiếng
Romania từ những năm 60…
Trong dịp về thăm di tích Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ,
các bạn văn Hà Tĩnh đã tặng đoàn 2 cuốn sách: “NGÀN HỐNG” VÀ “VỌNG MÃI LỜI QUÊ”
do Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Tĩnh biên soạn và xuất bản…
2 tập sách quý và công phu này, giúp người đọc hiểu thêm
về 2 danh nhân Hà Tĩnh: Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, hiểu thêm về mảnh đất núi
Hồng-sông Lam đã ươm trồng cho đất nước biết bao danh nhân…
Xin giới thiệu một trong những công trình nghiên cứu mà
tôi rất tâm đắc của nhà nghiên cứu Phạm Quang Ái, anh đang công tác tại Sở Văn
hóa Hà Tĩnh. Qua công trình nghiên cứu của Phạm Quang Ái cho thấy: cha ông ta từ
xa xưa, từ thời Nguyễn Du đã hết sức dị ứng, đề phòng với chủ nghĩa bá quyền Đại
Hán, kỳ thị nước nhỏ của chính giới phương bắc…
Bản thân tôi đã đọc và tìm hiểu kỹ về thi hào Nguyễn Du
nhưng chủ yếu tập trung vào Truyện Kiều; Còn các tập thơ chũ Hán của ông chỉ đọc
lướt qua và chưa có điều kiện để hiếu thấu đáo.Qua công trình nghiên cứu của Phạm
Quang Ái đã giúp cho tôi vỡ ra, hiểu thêm về thi hào Nguyễn Du để kính trọng và
yếu quý một danh nhân của đất nước…
Khi giới thiệu Nguyễn Du với các bạn văn Romania, tôi có
nói văn tắt: Nguyễn Du viết Truyện Kiều, viết về cuộc đời của một cô gái tài sắc,
con nhà lành nhưng đã bị hoàn cảnh xã hội xô đẩy vào cuộc sống của chốn lầu
xanh. Nguyễn Du muốn gửi gắm ký thác cuộc đời- số phận của ông từng phải lưu lạc
qua 3 triều đại đối địch nhau giống như nàng Kiều phải chịu sự cưỡng hiếp của biết
bao gã đàn ông mà nàng không yêu. Nàng Kiều cũng giống nhưu số phận của dân tộc
Việt, cũng giống như số phận của dân tộc Romania, đã bao phen bị các thế lực cường
bạo từ bên ngoài đến “cưỡng hiếp”, bị "đè đầu vít cổ"…Họ vô cùng đau đớn, tủi hờn nhưng đành phải
cam chịu, nhắm mắt đưa chân như một thứ định mệnh…
Xin giới thiệu về tiểu luận của nhà nghiên cứu Phạm Quang
Ái:
Đoàn nhà văn Romania tại di tích Nguyễn Du
Về sự phê phán chủ nghĩa kỳ thị dân tộc
trong "Bắc Hành Tạp Lục" của Đại Thi Hào Nguyễn Du
|
|
Sau sự kiện chiến tranh biên giới Trung - Việt
(17-02-1979), Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã xuất bản không ít tài liệu phê phán
tư tưởng bành trướng bá quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc qua các thời kỳ.
Về nghiên cứu văn học, năm 1981, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản một
công trình bề thế có nhan đề là Văn học Việt Nam trên những chặng
đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược do Viện Văn học thuộc Ủy ban khoa
học xã hội Việt Nam chủ trì biên soạn. Tập sách này đã cấp cho độc giả một
cái nhìn toàn diện, sâu sắc về tinh thần chống phong kiến Trung Hoa xâm lược
của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Và cũng trong công trình này, PGS Trương
Chính, một trong những chuyên gia hàng đầu về văn học Trung Quốc và văn học
Việt Nam trung cận đại, đã có bài viết công phu Nguyễn
Du và chuyện Trung Quốc, khám phá nhiều khía cạnh quan trọng về
tinh thần dân tộc và nhận thức của Nguyễn Du về đất nước và con người Trung
Hoa trong Bắc hành tạp lục. Ở phần
kết luận, học giả Trương Chính viết: "Nhà
thơ không triền miên ngây ngất trước những danh lam thắng cảnh. Ông chú ý
nhiều nhất đến con người và cuộc đời trên đất nước Trung Hoa. Và lúc nào cũng
xuất phát từ lập trường dân tộc đúng đắn và chủ nghĩa nhân đạo chân thành.
Chính vì vậy, mà trong tình hình ngày nay, đọc lại Bắc hành tạp lục chúng ta
tìm ra được những điều đáng nói."(1).
Tuy nhiên, trong "những điều đáng nói" về tập thơ, có
một “điều” mà vị học giả đáng kính chưa chỉ ra (hoặc chưa tiện chỉ ra) là chủ
nghĩa phân biệt, kỳ thị dân tộc của các tập đoàn phong kiến Trung Hoa mà
Nguyễn Du đã đề cập đến trong tập thơ với một tinh thần phê phán sâu sắc,
mạnh mẽ.
|