Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

TRẦN QUỐC TOẢN BỊ QUÂN NGUYÊN MÔNG BẮT CHỨ KHÔNG TỬ TRẬN ?

Trần Quốc Toản được nhiều người biết đến với câu chuyện bóp nát quả cam khi không được dự hội nghị Bình Than vì còn ít tuổi. Sau này, ông nổi tiếng với đội quân mang lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo Hoàng ân”. Nhiều sách sử cho rằng Trần Quốc Toản đã tử trận trong cuộc giao chiến với quân Nguyên, nhưng gia phả hậu duệ nhà Trần cùng cuốn “Đông A di sự” lại có những chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản sống rất thọ.
Sau khi không được tham dự hội nghị Bình Than, Trần Quốc Toản đã tập hợp gia nô hơn 1.000 người thành một đội quân chống lại quân Nguyên Mông lần thứ 2 năm 1288. Đội quân của ông nổi tiếng trong lịch sử với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo Hoàng ân”.
Viêm phương Trần tộc Lưu phả: Trần Quốc Toản không hề tử trận
(Ảnh bìa sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của NXB Kim Đồng)

Điều khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn – Phần 2: Lại bàn về chữ “Nghĩa”

Sự thất bại của nhà Tây Sơn trước nhà Nguyễn thường được cho là vì cái chết của vua Quang Trung. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, tại sao Nguyễn Phúc Ánh bao nhiêu lần tay trắng bại vong lại vẫn nhận được sự ủng hộ của người dân? Nhà Tây Sơn đã làm những điều gì để mất lòng dân đến như vậy?
Trong chuyên đề “Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn?”, kỳ trước chúng ta đã bàn tới những cuộc tàn phá và thảm sát của quân Tây Sơn đối với các trung tâm kinh tế lớn của Đàng Trong, đặc biệt có Hội An là thương cảng mang tầm cỡ thế giới cũng bị phá hoại. Kỳ này, xin được mạn đàm về những góc tối khác trong phong trào Tây Sơn.
Tóm tắt bài viết:
  • Tổ tiên từ họ Hồ đổi sang họ Nguyễn
  • Khẩu hiệu phò chúa Nguyễn nhưng lại giết hoàng tộc nhà Nguyễn
  • Phá lăng tẩm và đào mả nhà Nguyễn

Tổ tiên từ họ Hồ đổi sang họ Nguyễn

Tám đời chúa Nguyễn đã có công rất lớn đối với dân tộc và đất nước khi kế tục nhau mở nước về phương Nam, đến tận Cà Mau, Châu Đốc, cống hiến cho Đại Việt non một nửa nước, trải dài từ Phú Yên trở vào Nam, với đất đai trù phú, nguồn lợi dồi dào, rộng hơn lãnh thổ Nam tiến của các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê cộng lại. (Xem loạt bài: Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt như thế nào?) Cũng nhờ có công lao của chúa Nguyễn mà tổ tiên nhà Tây Sơn có thể vào Nam an cư lập nghiệp.
Theo Gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi, thì tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Khi các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về hướng Nam, cuộc sống sung túc, họ Hồ từ Nghệ An vào Đàng Trong lập nghiệp. Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn. Sau đó ông cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó.
Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? - Phần 2: Bàn về chữ “Nghĩa”
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. (Tranh qua alchetron.com)

Tập đoàn FLC cam kết rót 19.000 tỷ đồng vào Đắk Nông

14-01-2019 - 19:50 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

Tập đoàn FLC cam kết rót 19.000 tỷ đồng vào Đắk Nông

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, hôm nay, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư và ký kết biên bản cam kết đầu tư với các nhà đầu tư với tổng số tiền lên tới khoảng 50.000 tỷ đồng.

Đắk Nông là tỉnh Thủ tướng dự hội nghị xúc tiến thương mại đầu tiên trong năm 2019. Tại Hội nghị, các nhà đầu tư đánh giá rất cao tiềm năng và lợi thế của tỉnh Đắk Nông và sẵn sàng "rót tiền" để khai thác. Du lịch và nông nghiệp công nghệ cao là hai lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. nhất là lĩnh vực du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.

Huyền thoại về siêu cường Trung Quốc

J.R. Dunn


Phạm Nguyên Trường dịch

Thời Chiến tranh Lạnh người ta nói nhiều về sức mạnh vĩ đại của Liên Xô. Người ta bảo chúng ta rằng Liên Xô là siêu cường ngang hàng với Mỹ, thậm chí có thể còn hơn Mỹ. Biểu tượng này được cánh tả, tức là những muốn Liên Xô chiến thắng và những người theo chủ nghĩa hòa bình - hy vọng ngăn chặn chiến tranh trước khi nó có thể bắt đầu - truyền bá, và được đoàn quân khổng lồ những người theo phái tự do lặp lại vì họ nghe thấy hai nhóm người kia nói như thế. (Phần lớn chủ nghĩa tự do có thể được giải thích theo cách này. Đấy là ý thức hệ “Tôi nghe người ta nói thế”).

Không cần phải nói rằng đó là điều nhảm nhí được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Sự sụp đổ của Liên Xô cuối thập niên 1980 cho thấy Liên Xô chưa bao giờ là cường quốc - một nền kinh tế không sản xuất, vũ khí không hoạt động, dân chúng nghiện rượu và tuyệt vọng. “Nước Bulgaria với vũ khí hạt nhân”, một người nào đó đã mô tả nó như thế, và không thể nào chân thật hơn. Hiện nay cũng vẫn thế, mặc cho những lời thề thốt của Vladimir Putin, có khả năng là nó sẽ vẫn như thế trong tương lai có thể nhìn thấy được.

Tướng Nhật cảnh báo Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan vào năm 2025

Cựu tư lệnh Nhật cho rằng Trung Quốc sẽ thu hồi Đài Loan bằng vũ lực trong giai đoạn 2020-2025 nhằm làm bàn đạp kiểm soát khu vực.

Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập đổ bộ. Ảnh: ECNS.
Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập đổ bộ. Ảnh: ECNS.
"Chiến lược quốc gia của Trung Quốc là bành trướng liên tục nhằm thiết lập khả năng thống trị khu vực. Chiến lược này sẽ bắt đầu bằng kế hoạch tấn công và thu hồi Đài Loan trong giai đoạn 2020-2025", Taiwan News hôm nay dẫn tuyên bố của trung tướng Orita Kunio, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Hỗ trợ Đường không Nhật Bản (JASDF).

Sau vụ Huawei, Ba Lan kêu gọi đồng minh NATO chống lại tin tặc TQ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn Huawei hợp tác

Sau vụ Huawei, Ba Lan kêu gọi đồng minh NATO chống lại tin tặc TQ

Ba Lan kêu gọi các đồng minh NATO phối hợp giải quyết các thách thức an ninh mạng từ Trung Quốc sau vụ bắt giữ hai người bị nghi là gián điệp cho Bắc Kinh hôm 11/1.
Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Joachim Brudzinski đã hưởng ứng những lời kêu gọi của Mỹ để loại trừ Huawei Technologies Co. và các nhà sản xuất phần cứng khác của Trung Quốc khỏi hệ thống viễn thông của nước này hôm 12/1.
"Có những lo ngại về Huawei trong khối NATO. Các quốc gia thành viên EU và NATO nên thống nhất lập trường chung về vấn đề này", ông Brudzinski phát biểu trên đài RMF FM hôm 12/1.
Theo Wall Street Journal, nhiều thành viên NATO đang xem xét việc cấm thiết bị Huawei hoặc đã có hành động. Theo một số nguồn tin, Pháp đã âm thầm cấm nhiều thiết bị Huawei khỏi các mạng của mình và đang chỉ đạo các nhà khai thác không sử dụng thiết bị Huawei trên mạng 5G.
Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Joachim Brudzinski. Ảnh: Darek Delmanowicz.

CÚ HÙ DỌA “TRÂN CHÂU CẢNG PHIÊN BẢN 2” CỦA TRUNG QUỐC ĐÃ ĐÁNH THỨC “CON MÃNH THÚ MỸ”.

 Luu Quang Thu

Jan. 14, 2019;
Không có mô tả ảnh.
Hôm kia, sau những đe dọa của Trung quốc về việc đánh chìm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông, các nhà nghiên cứu chiến tranh lo ngại lời đe dọa sẽ “kích thích con mãnh thú đang ngủ yên” thức dậy nhưng tôi chưa kịp viết bài bình luận về những nhận định này thì nay đã có những thông tin cho thấy “con mãnh thú” ấy đang thức giấc.
Theo thông tin mới nhất, Không quân Mỹ đã điều máy bay ném bom B-2 Spirit, loại máy bay ném bom tàng hình có tính năng vô cùng đặc biệt bay đến quần đảo Hawaii. Trung tá Joshua Dorr – người chỉ huy các chiến dịch của Sư đoàn Bom 393 cho biết, 3 chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và 200 binh sĩ đã đến căn cứ Trân Châu Cảng-Hickam ở Hawaii.
Mỹ hiện có 20 chiếc B-2 và thường rất hiếm khi phải triển khai ra nước ngoài bởi trên thực tế phần nhiều các mục tiêu đều không cần đến B-2.

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù

 Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử...

Kết quả hình ảnh cho Ảnh Nguyễn Thị BìnhHình ảnh có liên quan

Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.

Cố Tổng bí thư Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc'

Lời bình của Van Hoa Nguy 

Trong số những người CS chóp bu, duy nhất Lê Duẩn là người nhận ra âm mưu bẩn của bọn Tàu và kiên quyết chống, nhưng thiếu viễn kiến vì dựa vào LX và để cho Tàu biết ý của mình mà không biết lượng sức để có kế hoạch hành động
Trên cương vị là Bí thư thứ nhất và sau đó là Tổng Bí thư suốt 26 năm, ông Lê Duẩn đã để lại nhiều di sản cho lịch sử Việt Nam. Có thể người ta còn tranh cãi về ông ở vài vấn đề, nhưng công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất dân tộc cũng như ý chí kiên cường và tinh thần cảnh giác cao độ trong việc chống lại chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc, thì có lẽ ít người nghi ngờ…
--------------------
---------------------------
Bác Hồ và Cố Tổng bí thư Lê Duẩn năm 1960
Bài học lớn về Trung Quốc 

Trước hiệp định Geneva, ông Lê Duẩn là người lãnh đạo phong trào cách mạng ở miền Nam. Như nhiều nhà lãnh đạo của Việt Nam khi ấy, ông thực sự tin Trung Quốc là người anh em, đồng chí thực sự của cách mạng Việt Nam.
Năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết đã bẻ ngoặt nhận thức của ông về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhà thơ Việt Phương, thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng kể:
“Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta phải đồng ý chọn vĩ tuyến 17. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam”.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói về quan hệ Việt - Mỹ trước những biến động

16/01/2019 00:56

(NLĐO)- Theo tư lệnh ngành ngoại giao, trong năm 2018, quan hệ Việt - Mỹ phát triển tốt đẹp dù có những thay đổi.

Tại buổi gặp mặt báo chí ngày 15-1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trả lời câu hỏi của phóng viên về những thay đổi trong chính quyền Mỹ có tác động như thế nào đối với quan hệ Việt - Mỹ.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói về quan hệ Việt - Mỹ trước những biến động - Ảnh 1.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại buổi gặp mặt báo chí ngày 15-1 - Ảnh: Ngô Nhung
Theo Phó Thủ tướng, quan hệ Việt - Mỹ phát triển từ cựu thù trong quá khứ đến đối tác toàn diện hiện nay. Quan hệ này không phải là với một đảng cầm quyền mà với cả hai Đảng, dù dưới thời Tổng thống nào, không phải là quan hệ với một cá nhân mà là với cả một đất nước. Do đó, quan hệ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nào trong chính quyền Mỹ. "Điều rất mừng là cả hai Đảng cũng đều rất ủng hộ quan hệ với Việt Nam"- Phó Thủ tướng khẳng định.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Hàng loạt tàu chiến Trung Quốc bất ngờ tới Campuchia làm gì?

15/01/2019 12:37
[post_view]

Chỉ vài ngày sau lễ kỷ niệm 40 năm lật đổ chế độ Khmer Đỏ hồi tuần trước, Campuchia đã tiếp đón 3 tàu chiến Trung Quốc tới thăm cảng.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), các tàu chiến Trung Quốc đã cập cảng ở thành phố nghỉ dưỡng Sihanoukville.
Động thái của Trung Quốc khiến giới chuyên gia cho rằng, mối q.u..an h.ệ quân sự giữa Trung Quốc và Campuchia ngày càng trở nên thân thiết và khả năng Trung Quốc sẽ cho xây dựng một căn cứ hải quân ở Campuchia.
Tàu chiến Trung Quốc cập cảng ở Campuchia.
Tuy nhiên, sau khi nhận được bức thư từ Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hồi tháng 11/2018, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã lên tiếng phủ nhận mọi tin đồn cho rằng Bắc Kinh có ý định xây dựng một căn cứ hải quân ở quốc gia này.
“Hiến pháp Campuchia cấm sự hiện diện của các binh sĩ và căn cứ quân sự của nước ngoài trong lãnh thổ quốc gia dù là hải quân, lục quân hay không quân”, Thủ tướng Hun Sen bác bỏ những quan ngại của Washington.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Hậu quả của kiểm duyệt: Người Trung Quốc lớn lên mà không đoái hoài đến tự do

Lâu nay, Trung Quốc vẫn có chính sách kiểm duyệt gắt gao để ngăn chặn công dân truy cập các trang web như Google, Facebook. Vì lẽ đó, hàng triệu thanh niên Trung Quốc đang lớn lên mà không có kiến ​​thức đúng đắn về xã hội, dân chủ, lịch sử hoặc tự do ngôn luận.

Hậu quả của kiểm duyệt: Người Trung Quốc lớn lên mà không đoái hoài đến tự do. Ảnh 1
Thanh niên Trung Quốc đang lớn lên mà không có kiến ​​thức đúng đắn về xã hội, dân chủ, lịch sử hoặc tự do ngôn luận. (Ảnh cắt từ Youtube)

Sự kiểm duyệt

>>> Trung Quốc đã trở nên thế nào sau khi luật An ninh mạng được thông qua?Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho rằng, nếu không kiểm soát nội dung trực tuyến thì chúng sẽ gây “ô nhiễm tinh thần” cho sự phát triển của những người trẻ tuổi ở đất nước họ. Trung Quốc bắt buộc tất cả học sinh phải học về xã hội chủ nghĩa, các lý thuyết của Chủ nghĩa Marx từ thời phổ thông. Những đứa trẻ được dạy về lịch sử đau thương với quá trình thực dân hóa, và chỉ có ĐCSTQ mới có thể bảo vệ và giữ an toàn cho đất nước.
Sự tẩy não này cùng với việc thiếu tự do trên Internet đồng nghĩa với việc, hầu hết các bạn trẻ ở Trung Quốc không có được những kiến thức thực sự về các nước phương Tây, không hiểu được cảm giác sống trong một xã hội tự do dân chủ là như thế nào, hay những gì thực sự xảy ra trong lịch sử. Một số thanh niên mạo hiểm sử dụng Mạng riêng ảo (VPN) để vượt qua sự kiểm duyệt của nhà nước đã bị sốc khi khám phá ra những gì họ không biết ở Trung Quốc.
Kết quả hình ảnh cho vpn
Một số thanh niên mạo hiểm sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để vượt qua sự kiểm duyệt.  (Ảnh qua SecurityDaily)

NGUYỄN DU-“BẮC HÀNH TẠP LỤC” VỚI “CHỦ NGHĨA KỲ THỊ DÂN TỘC-BÁ QUYỀN ĐẠI HÁN”

Lời dẫn của Phạm Viết Đào:


Cuối tháng 12 vừa qua, tôi đã dẫn Đoàn nhà văn Romania do Chủ tịch COPYRO ( Hãng bảo hộ quyền tác giả của Romania) Eugen Uricaru vào thăm di tích Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ tại Hà Tĩnh…
Mặc dù di chỉ còn lại không nhiều, nhưng qua giới thiệu tại di tích và gặp gỡ trao đổi với các bạn văn Hà Tĩnh, đặc biệt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng đã “tranh” phần giới thiệu của hướng dẫn viên, ông đã giới thiệu khá thú vị và hàm súc  về sự nghiệp quan trường, văn chương và đời tư của nhà thơ Nguyễn Công Trứ…
Đoàn nhà văn Romania đã có những ấn tượng rất sâu sắc về hai danh nhân này của Hà Tĩnh, mặc dù Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được dịch sang tiếng Romania và 1 hậu duệ của Nguyễn Công Trứ cũng đã có sách giới thiệu với độc giả Romania, nhà văn Nguyên Ngọc…Nhưng phải khi đặt chân tới Hà Tĩnh, họ mới ngộ ra được nhiều điều. Trong đoàn có một nhà văn biết tiếng Trung Quốc, từng học tại Thượng Hải nên những chữ Hán cổ cô đều đọc được…
Qua trao đổi với các bạn văn Hà Tĩnh thì được biết: nhà văn Nguyên Ngọc là cháu ngoại của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Sinh thời Nguyễn Công Trứ có tời 13 bà vợ và 21 người con. Anh em ở Hội Văn nghệ Hà Tĩnh cho biết: Nguyên Ngọc là cháu ngoại của nhà thơ Nguyễn Công Trứ…Nghe thấy thế tôi thông tin cho các bạn văn Romnaia: hai cuốn tiểu thuyết của Nguyên Ngọc: “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu” đã được dịch sang tiếng Romania từ những năm 60…
Trong dịp về thăm di tích Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, các bạn văn Hà Tĩnh đã tặng đoàn 2 cuốn sách: “NGÀN HỐNG” VÀ “VỌNG MÃI LỜI QUÊ” do Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Tĩnh biên soạn và xuất bản…
2 tập sách quý và công phu này, giúp người đọc hiểu thêm về 2 danh nhân Hà Tĩnh: Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, hiểu thêm về mảnh đất núi Hồng-sông Lam đã ươm trồng cho đất nước biết bao danh nhân…
Xin giới thiệu một trong những công trình nghiên cứu mà tôi rất tâm đắc của nhà nghiên cứu Phạm Quang Ái, anh đang công tác tại Sở Văn hóa Hà Tĩnh. Qua công trình nghiên cứu của Phạm Quang Ái cho thấy: cha ông ta từ xa xưa, từ thời Nguyễn Du đã hết sức dị ứng, đề phòng với chủ nghĩa bá quyền Đại Hán, kỳ thị nước nhỏ của chính giới phương bắc…
Bản thân tôi đã đọc và tìm hiểu kỹ về thi hào Nguyễn Du nhưng chủ yếu tập trung vào Truyện Kiều; Còn các tập thơ chũ Hán của ông chỉ đọc lướt qua và chưa có điều kiện để hiếu thấu đáo.Qua công trình nghiên cứu của Phạm Quang Ái đã giúp cho tôi vỡ ra, hiểu thêm về thi hào Nguyễn Du để kính trọng và yếu quý một danh nhân của đất nước…
Khi giới thiệu Nguyễn Du với các bạn văn Romania, tôi có nói văn tắt: Nguyễn Du viết Truyện Kiều, viết về cuộc đời của một cô gái tài sắc, con nhà lành nhưng đã bị hoàn cảnh xã hội xô đẩy vào cuộc sống của chốn lầu xanh. Nguyễn Du muốn gửi gắm ký thác cuộc đời- số phận của ông từng phải lưu lạc qua 3 triều đại đối địch nhau giống như nàng Kiều phải chịu sự cưỡng hiếp của biết bao gã đàn ông mà nàng không yêu. Nàng Kiều cũng giống nhưu số phận của dân tộc Việt, cũng giống như số phận của dân tộc Romania, đã bao phen bị các thế lực cường bạo từ bên ngoài đến “cưỡng hiếp”, bị "đè đầu vít cổ"…Họ vô cùng đau đớn, tủi hờn nhưng đành phải cam chịu, nhắm mắt đưa chân như một thứ định mệnh…
Xin giới thiệu về tiểu luận của nhà nghiên cứu Phạm Quang Ái:
Đoàn nhà văn Romania tại di tích Nguyễn Du

Về sự phê phán chủ nghĩa kỳ thị dân tộc trong "Bắc Hành Tạp Lục" của Đại Thi Hào Nguyễn Du
 Sau sự kiện chiến tranh biên giới Trung - Việt (17-02-1979), Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã xuất bản không ít tài liệu phê phán tư tưởng bành trướng bá quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc qua các thời kỳ. Về nghiên cứu văn học, năm 1981, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản một công trình bề thế có nhan đề là Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược do Viện Văn học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam chủ trì biên soạn. Tập sách này đã cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về tinh thần chống phong kiến Trung Hoa xâm lược của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Và cũng trong công trình này, PGS Trương Chính, một trong những chuyên gia hàng đầu về văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam trung cận đại, đã có bài viết công phu Nguyễn Du và chuyện Trung Quốc, khám phá nhiều khía cạnh quan trọng về tinh thần dân tộc và nhận thức của Nguyễn Du về đất nước và con người Trung Hoa trong Bắc hành tạp lục. Ở phần kết luận, học giả Trương Chính viết: "Nhà thơ không triền miên ngây ngất trước những danh lam thắng cảnh. Ông chú ý nhiều nhất đến con người và cuộc đời trên đất nước Trung Hoa. Và lúc nào cũng xuất phát từ lập trường dân tộc đúng đắn và chủ nghĩa nhân đạo chân thành. Chính vì vậy, mà trong tình hình ngày nay, đọc lại Bắc hành tạp lục chúng ta tìm ra được những điều đáng nói."(1).

Tuy nhiên, trong "những điều đáng nói" về tập thơ, có một “điều” mà vị học giả đáng kính chưa chỉ ra (hoặc chưa tiện chỉ ra) là chủ nghĩa phân biệt, kỳ thị dân tộc của các tập đoàn phong kiến Trung Hoa mà Nguyễn Du đã đề cập đến trong tập thơ với một tinh thần phê phán sâu sắc, mạnh mẽ.  

QUAY LẠI BẮT TAY, ÔM HÔN, NHẬN TIỀN CỦA CẢ MỸ, TRUNG CỘNG...THẾ MÀ LẠI TƯ THÙ ĐẾN CÙNG MỘT NHÀ THƠ TÂM, TÀI NHƯ TRẦN MẠNH HẢO?

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo bị loại tên khỏi danh sách tuyển chọn 100 bài thơ hay thế kỷ, chỉ vì…


2007-04-13


Email
Ý kiến của Bạn
Share

Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Liên quan đến việc tuyển chọn 100 bài thơ hay nhất thế kỷ 20 do Trung tâm Văn hóa Doanh Nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành hiện đang gây nhiều tranh cãi trong giới văn nghệ sĩ tại Việt Nam.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo. RFA PHOTO
Nói chuyện với Việt Hùng của đài chúng tôi, nhà thơ Trần Mạnh Hảo, tác giả bài thơ Nguyễn Trãi trước giờ chu di đưa ra nhận định về việc nguyên do đâu mà bài thơ của ông bị loại ra khỏi danh sách.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Hôm Tết vừa rồi có một số báo đặt tôi viết bài, Tổng biên tập nói là sẽ đăng, nhất định đăng, nhưng khi đưa xuống nhà in thì có "lực lượng..." nói là không thể đăng được.
Khi tôi hỏi một số người cầm đầu Ban Tư tưởng Văn hóa thì họ bảo không có lệnh đó, nhưng mà ở đất nước Việt Nam họ làm việc không có giấy tờ gì cả, họ cấm là họ chỉ thông báo miệng thôi và có những "lực lượng" còn ghê gớm hơn cả ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương nữa cho nên anh em ở báo Văn Nghệ chỉ cần có ai đó nhắc đến tên Trần Mạnh Hảo là Tổng biên tập họ đã gạch đi rồi.

Tổng Bí thư: “Những ông quan xa hoa, chi dùng bằng tiền thuế của dân làm mất uy tín của Đảng”; Thanh Hoá: ‘Quan xã’ ở biệt thự, đi siêu xe, sở hữu nhiều tài sản khủng?

13/01/2019 02:30
[post_view]

Vị Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Yên Lâm (Yên Định, Thanh Hóa) có căn biệt tự to đẹp nhất xã và sở hữu khối tài sản rất lớn?
Thông tin ông Nguyễn Xuân Thái, bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Yên Lâm ( Yên Định, Thanh Hoá) sở hữu khối tài sản lớn gồm biệt thự, đất đai, ô tô hạng sang… đang gây xôn xao dư luận, nhất là khi có “nghi vấn”, vị “quan xã” nổi tiếng này “chống lưng” cho người thân khai thác, chế biến đá tại vùng trọng điểm cung ứng vật liệu xây dựng cho toàn miền Bắc.
“Tận mục” tài sản “khủng” của “quan xã” miền núi
Yên Lâm là một xã miền núi thuộc huyện Yên Định (Thanh Hoá), vốn là một xã thuần nông, đời sống người dân nhiều khó khăn vì vậy việc lãnh đạo xã sở hữu tài sản khủng rất được chú ý.
Có mặt tại trục đường chính chạy vào trung tâm xã, hỏi thăm nhà ông Nguyễn Xuân Thái, không người dân nào không biết. Họ chỉ cho nhóm phóng viên: biệt thự to nhất xã là nhà ông Thái.
Ngôi biệt thự của gia đình ông Nguyễn Xuân Thái được đánh giá to đẹp nhất xã
Quả thật, căn nhà gia đình ông Thái đang ở rất bề thế, nếu không muốn nói to nhất nhì trong vùng, nằm trên trục đường tỉnh lộ chạy qua xã Yên Lâm. Căn nhà được thiết kế theo đúng kiểu biệt thự hạng sang, ngôi nhà của ông Thái được đánh giá là có giá trị nhiều tỷ đồng.