Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

Phạm Chí Dũng - Làm sao ‘thoát hàng’ ở sân bay Long Thành?

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019 | 2.2.19

Đã hơn ba năm kể từ khoảng thời gian cuối năm 2015 là lúc các nhóm lợi ích Bộ Giao thông Vận tải và đại gia rầm rộ PR chính sách để xây dựng sân bay Long Thành, nhưng cho đến nay vùng đất này vẫn chỉ là… dự án.

Quốc Hội bỏ phiếu xây sân bay Long Thành, 2015.

Cũng đã gần một thập kỷ kể từ năm 2009 là lúc các nhóm đầu cơ ‘đánh lên’ một cơn sốt đất tại khu vực Long Thành và nhiều quan chức từ cấp trung ương đến địa phương đã bị mắc kẹt một lượng tiền đầu tư khổng lồ tại khu vực này, cho đến nay vẫn chẳng có dấu hiệu gì cho thấy giới này đã ‘thoát hàng’ được, hay nói cách khác là đã bán được đất thu gom giá rẻ trước đó cho những người ‘trâu chậm uống nước đục’ với giá cắt cổ.

Hết thời ‘ăn miễn phí’ ODA

Vào năm 2015, dự án sân bay Long Thành đã được ‘vẽ’ với một con số đầu tư khổng lồ: 18 tỷ USD!

Trong thâm ý lẫn tham ý của các nhóm lợi ích, dự án sân bay Long Thành không chỉ nhằm “nuốt gọn” 18 tỷ USD đầu tư với phần lớn trong số đó dự kiến là vốn vay ODA, mà còn được khuếch trương tính tầm cỡ “khu vực châu Á” của nó để giúp giới quan chức đang “kẹt hàng” có điều kiện bán đất giá cao.

Long Thành - thuộc khu vực tỉnh Đồng Nai - đã từng có những đợt sốt đất vào những năm 2008-2009. Đây chính là giai đoạn tích tụ đất đai của nhiều “ông lớn” địa ốc. Cũng là giai đoạn mà nhiều đại gia và quan chức từ trung ương xuống địa phương vung tiền quá trán mà khi cơn sốt bất động sản trôi qua, toàn bộ khu vực Long Thành đều chìm trong băng giá, toàn bộ đất đai đều trở thành “hàng tồn”, chỉ thấy rao mà chẳng ai mua.

Mặc Lâm - Một Trịnh Xuân Thanh thứ hai?

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019 | 9.2.19

Những ngày này cộng đồng mạng bàn tán nhiều về sự mất tích cuả nhà báo, blogger Trương Duy Nhất với nhiều giả thiết căn cứ trên những thông tin từ nhiều phía. Tuy nhiên câu hỏi ai bắt Trương Duy Nhất và tại sao lại bắt anh là câu hỏi lửng lơ không ai có thể giải mã được ít nhất là trong lúc này.

Blogger Trương Duy Nhất thời điểm ra tòa tại Đà Nẵng, 4 tháng Ba, 2014.

Trương Duy Nhất vắng bóng tại Việt Nam hơn 1 tháng về trước, nhiều người tin rằng trong thời gian đó anh đã bí mật chạy sang Campuchia bằng con đường bất hợp pháp và ít lâu sau anh tiếp tục theo đường dây đưa người sang Thái Lan, bắt đầu cho cuộc chạy đua với an ninh Việt Nam để cuối cùng anh gõ cửa Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (United Nations High Commissioner for Refugees, UNHCR) chính thức nộp đơn xin tỵ nạn chính trị. Nhiều nguồn tại Thái Lan xác nhận trong đó có cả sự xác nhận của UNHCR về lá đơn của anh nộp tại đây.

Và vào chiều tối ngày 26 tháng 1 năm 2019 trong khi đến Future Park, thuộc quận Rangsit ngoại ô Bangkok anh biến mất không để lại chút tăm tích nào.

Việt Nam và Nga khai thác mỏ dầu mới ở Biển Đông

Thụy My

mediaKhai thác dầu lửa từ mỏ Bạch Hổ ở ngoài khơi Vũng Tàu.Wikipedia
Theo báo Nhật Nikkei Asian Review hôm 08/02/2019, một công ty liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Nga bắt đầu sản xuất dầu thô trên một địa điểm mới tại Biển Đông. Dự án này sẽ mang lại trên 1 tỉ đô la cho Hà Nội từ nay đến năm 2032.

Theo sau những đứa trẻ biến đổi gen, Trung Quốc tiếp tục tạo ra những con khỉ nhân bản vô tính

14:58, 08/02/2019


Theo sau những đứa trẻ chỉnh sửa gen, Trung Quốc tiếp tục tạo ra những con khỉ nhân bản
Ảnh: Tomo News


Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Thần kinh Trung Quốc đã nhân bản vô tính một nhóm năm con khỉ từ một con khỉ duy nhất. Thành công của họ đã làm phát khởi sự lên án rộng rãi từ những chuyên gia đạo đức và các tổ chức bảo vệ động vật, khi một vài gen của những con khỉ đã bị biến đổi để các nhà nghiên cứu có thể tiến hành các thí nghiệm y học trên chúng.
Các con khỉ nhân bản vô tính
BMAL1 là một gen giúp duy trì nhịp sinh học ở khỉ. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công cụ biến đổi gen CRISPR để khiến BMAL1 ngừng hoạt động. Do đó, những chú khỉ con được nhân bản vô tính hiện có nguy cơ mắc các vấn đề về nội tiết tố cao hơn, rối loạn giấc ngủ và nhiều loại bệnh khác. Trên thực tế, các con khỉ được cho là đã xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và hành vi giống như bị mắc tâm thần phân liệt.
Tiến sĩ Mu-ming Poo, Giám đốc Viện Khoa học Thần kinh Trung Quốc, đã biện minh cho việc nhân bản vô tính là điều cần thiết cho việc nghiên cứu y khoa. Vì quá trình này sẽ tạo ra những con khỉ có nền tảng di truyền thống nhất, ông cho rằng các thử nghiệm và phát triển thuốc hiện có thể được tiến hành với hiệu quả cao hơn.
Theo sau những đứa trẻ chỉnh sửa gen, Trung Quốc tiếp tục tạo ra những con khỉ nhân bản
Hai con khỉ nhân bản vô tính tại Trung Quốc. (Ảnh: YouTube)
Tiến sĩ Mu-ming Poo, Giám đốc Viện Khoa học Thần kinh Trung Quốc, đã biện minh cho việc nhân bản vô tính là điều cần thiết để phát triển y học.
“Những con khỉ nhân bản vô tính khác sẽ sớm được tạo ra… Một số trong chúng sẽ mang các đột biến gen vốn gây ra các rối loạn não người, để tạo ra các mô hình khỉ hữu ích trong việc phát triển và điều trị chứng nghiện ma túy… Với hiệu quả được cải thiện hơn, chúng tôi sẽ có thể tạo ra nhiều con khỉ nhân bản vô tính cho nghiên cứu y sinh, tương tự như các chủng chuột hiện đang được sử dụng rộng rãi”, ông nói trong một tuyên bố ( News.Com.Au ).

Vì sao Trung Quốc cố gắng đầu tư đường sắt Đông Nam Á ?

10:00, 09/02/2019

Tàu cao tốc Fuxing của Trung Quốc tuyến Bắc Kinh và Thượng Hải. (Ảnh: © Reuters)

Tóm tắt bài viết

  • Theo kế hoạch của Bắc Kinh, mạng lưới đường sắt xuyên Á 3.000 km, đường sắt Trung Quốc sẽ trải dài qua Malaysia và đi vào Singapore.
  • Nếu Bắc Kinh cầu thân thành công với Singapore, Bắc Kinh sẽ có nhiều "vùng trời" hơn để hoạt động ở Đông Nam Á, theo Nikkei.
  • Dự án Vành đai - Con đường của Trung Quốc có nguy cơ vấp phải các lệnh trừng phạt tiềm năng của phương Tây và phong tỏa hải quân, theo phó giáo sư Stephen Nagy, Tokyo.
Khi nhà thầu Nhật Bản Itochu và nhà sản xuất xe lửa Hitachi rút khỏi một bỏ thầu cho dự án đường sắt cao tốc gần Bangkok, đây dường như là một chiến thắng khác đối với Trung Quốc, theo Nikkei.
Thái Lan trong nhiều thập kỷ qua là trung tâm của chiến lược của Tokyo đối với Đông Nam Á, và các kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt mô hình “shinkansen” rộng lớn ở phía đông và phía bắc nước này nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia đã được thương thảo từ lâu. 
Một tàu cao tốc đi qua bên dưới núi Phú Sỹ tại Nhật Bản. (Ảnh: Alamy/traveller.com.au)
Nhưng trong khi dự định của Nhật Bản bị trì hoãn vì những bất đồng về tài chính và các vấn đề khác, Bắc Kinh đã tranh thủ đẩy mạnh việc xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc khác cũng ở Thái Lan. Đối với một vài người, dự án đường sắt là một biểu tượng cho những ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại một quốc gia mà Nhật đã xây dựng mối quan hệ trong hàng thập kỷ.

Học cách dạy con từ nhà quân sự thời Xuân Thu Chiến Quốc

Dạy con là một vấn đề không hề dễ dàng, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có phương pháp đúng đắn. Dưới đây là bài phát biểu về việc dạy con của giáo sư Huang Yufeng, Đại học Phục Hán (Thượng Hải). Theo ông, các cha mẹ cố gắng hết sức tích lũy của cải cho con cái, nhưng đã bỏ qua yếu tố quan trọng là trẻ em cần có một cuộc sống hạnh phúc – độc lập. Do đó, nhiều đứa trẻ giàu về vật chất nhưng không được tự do về tinh thần.

Các cha mẹ cố gắng hết sức tích lũy của cải cho con cái, nhưng đã bỏ qua yếu tố quan trọng là trẻ em cần có một cuộc sống hạnh phúc – độc lập. (Ảnh: Sohu)
Phạm Lãi là nhà quân sự và chính trị cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc, người đã giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh bại quân Ngô. Khi đại sự thành công, Phạm Lãi cho rằng Câu Tiễn là người nhẫn tâm, ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không, nên ông đã bí mật đi ở ẩn, rồi đổi tên thành Đào Chu Công.

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

ĐẶNG TIỂU BÌNH LẤY MÁU CỦA VIỆT NAM ĐỂ LÀM QUÀ TẶNG MỸ TRONG CHUYỂN XUẤT HÀNH ĐẦU NĂM 1979

Một ngày và 35 năm
15/02/2014 
Lê Mai
Kết quả hình ảnh cho đẶNG Tiểu Bình Carter

MỘT NGÀY đầu tháng 7 năm 1971, Henry Kissinger – bấy giờ là cố vấn an ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Hoa Kỳ, bí mật đáp phi cơ đi Trung Quốc nhằm chuẩn bị cho việc khai thông quan hệ Trung – Mỹ. Ngoại giao bóng bàn trước đó đã dẫn đến chuyến đi này của ông ta. Tới Pakistan, để giữ bí mật, ông ta cáo bệnh, lui về nơi nghỉ của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lên phi cơ bay thẳng tới Bắc Kinh.

Ký ức 17/2/1979: 700 người hy sinh anh dũng trong pháo đài kiên cố

Thứ Ba, 17/02/2015 06:02 AM GMT+7

(VTC News) – Qua ánh lửa, ông Thực nhìn rõ những xác người co quắp, giãy giụa, tiếng trẻ con ho sặc sụa rồi lặng đi.

Kỳ 2 (kỳ cuối): Pháo đài thành mồ chôn tập thể

Trưa 17/2/1979, cả thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) đã tràn ngập quân xâm lược Trung Quốc, các chốt đã bị phá hủy, chỉ còn Pháo đài Đồng Đăng vẫn trụ vững.

Chứng kiến cảnh bảo ngược hung tàn của địch, các cựu binh Nguyễn Duy Thực và đồng đội ánh mắt rực lửa căm thù. Ông và đồng đội đứng ở cửa pháo đài đồng thanh hô lớn: “Người Việt Nam không bao giờ biết quỳ gối, chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”.

700 con người cố thủ bên trong pháo đài Đồng Đăng thề chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, mặc cho phía ngoài kia, chúng ra rả bắc loa gọi hàng.

Lương thực chỉ còn là những khẩu phần ít ỏi. Nước không có, vì dòng suối gần đó đã bị quân Trung Quốc chặn mất. Chỉ còn mấy vũng nước đọng bẩn thỉu, đen ngòm trong pháo đài. Số nước ấy nhường cho những thương binh. Những người khỏe mạnh, chịu đói, chịu khát cầm cự.
              Ông Thực tả lại cảnh thả mình lăn xuống chân đồi để thoát thân 
Ông Thực tả lại cảnh thả mình lăn xuống chân đồi để thoát thân 
Chiều 17/2, Trung Quốc huy động hàng loạt xe tăng bò lên thành pháo đài mở đường. Sau một loạt B40 và ĐKZ, những chiếc xe tăng bốc cháy ngùn ngụt, lật ngược lăn lông lốc xuống triền đồi. Đám lính đi sau sợ hãi không dám tiến lên, chỉ đứng dưới ném ngược lên lựu đạn và bộc phá. 

THẰNG PUTIN LẠI ĐÒN XÓC HAI ĐẦU RỒI BÁC TRỌNG UI

Ông Putin tuyên bố ủng hộ Trung Quốc về vụ kiện Biển Đông

09/02/2019 02:04
[post_view]
Tổng thống Vladimir Putin ngày 5.9 khẳng định rằng Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông, đồng thời phản đối các nước bên ngoài khu vực can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Phát biểu trước báo giới tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc ngày 5.9, Tổng thống Vladimir Putin đã nêu rõ lập trường của Nga đối với vấn đề Biển Đông.
Mặc dù Biển Đông là đề tài rất nóng suốt thời gian qua nhưng đây là một trong những lần hiếm hoi nhà lãnh đạo Nga công khai đề cập về vấn đề này cũng như vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông /// Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông, REUTERS
Sputnik News dẫn lời Tổng thống Putin nói: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tôi đã cùng phát triển mối quan hệ tin cậy và thân thiện. Nhưng tôi xin nhấn mạnh ông ấy chưa bao giờ đề nghị tôi đưa ra bình luận hay can thiệp gì vào vấn đề này (vấn đề Biển Đông).

CHẤT “LÃO THỰC” TRONG THƠ THẠCH QUỲ

   Phạm Viết Đào.
 
           Thạch Quỳ xuất thân là một giáo viên dạy toán cấp 3, tên tuổi của ông bắt đầu nổi lên trong giai đoạn Mỹ mở rộng chiến tranh, dùng không quân đánh phá miền bắc. Nghệ An là một trong những địa điểm bị không quân Mỹ ném bom trong trận bom đầu ngày 5/8/1964…Không quân Mỹ ồ ạt mở rộng đánh phá miền bắc từ 26/3/1965, hồi đó chính mắt tôi chứng kiến không quân Mỹ đánh Đồi Si, một doanh trại quân đội nằm trên đất xã Trung Sơn, cách nhà Thạch Quỳ quảng 4 km và cách nhà tôi 3 km, cách con song Lam, nhà tôi bên này sông Lam.
          Hồi đó, Nghệ An là một túi bom, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ. Mỹ muốn ngăn chặn các cuộc chuyển quân, chuyến hàng từ miến bắc tiếp tế, chi viện cho chiến trường miền nam. Chiến tranh là một đề tài lớn vì: nó không chỉ làm rung chuyển đất trời mà còn đụng chạm tới thể xác tinh thần của hàng vạn con người.
          Nhà của Thạch Quỳ ở Trung Sơn Đô Lương, gần những trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá: đó là con đường 15, đường 7 và đập nước baraj Đô Lương, đập do Pháp xây chặn dòng nước sông Lam để dồn nước phục vụ cho vựa lúa Diễn Chau- Yên Thành- Quỳnh Lưu của Nghệ An…Để bảo vệ đập nước này, phía ta bố trí quãng 1 trung đoàn pháo canh giữ. Ngày nào cũng xảy ra các cuộc ném bom và chống trả không quân Mỹ của pháo binh ta; Còn đêm thì không quân Mỹ đuổi bắn những đoàn xe vận tải…
          Thạch Quỳ cũng giống với bao người dân xứ Nghệ, bị cuốn vào thời cuộc và là người gắn bó máu thịt với quê hương, cho tới nay tôi vân cón nhớ những vần thơ ứa máu, xót đau của Thạch Quỳ trước cảnh bom đạn, chiến tranh cày xới quê hương mình: “Có thành phố nào như thành phố này không; Chưa thấy lò cao đã chói lọi sắc hồng; Chỉ thấy sắc hồng cười trong gạch vụn…” ( Gạch vụn thành Vinh)
          Hay: “Tre bãi bom là tre cụt ngọn; Như tầm vông sắc nhọn chĩa lên trời; Mảnh bom giặc còn găm trong thịt đất; Tôi rú lên và thấy máu đất tươi” ( Gom nhặt trên bãi bom B. 52)
          Tôi theo dõi thơ Thạch Quỳ, nhưng thơ của ông không thấy có bài nào viết theo kiểu ca ngợi, thi vị hóa cuộc chiến tranh theo kiểu: Đường ra trận mùa này đẹp lắm... Dùng thơ ngợi ca những những người cấm súng, chủ thể của cuộc chiến tranh, mặc dù ông hàng ngày, hàng đêm ông sống và chứng kiến những trận đánh ác liệt giữa bộ đội ta và không quân Mỹ và nhận thông tin về những tấm gương hy sinh, quả cảm.
          Có rất nhiều nhà văn nhà thơ từ miền bắc vào vào đất lửa để viết ngợi ca những tấm gương anh hùng, quả cảm. Phải chăng ông là kẻ “nghễnh ngãng” với cuộc chiến tranh máu lửa này, có thể ông đã viết nhưng không thành công, không đọng lại được…Thạch Quỳ có vẻ giống như một ông già nghễnh ngàng trong một bài thơ:

Chạy đến ga cuối cùng con tàu dừng lại
Ông già không xuống tàu
Người lái tàu hỏi ông già về đâu?
Ông già hỏi con tàu về đâu?
Ga cuối, ga đầu
Ga đầu, ga cuối
Ông già nói lảm nhảm
Người bán vé tàu, cứ bán?
Chạy đến ga cuối cùng, con tàu quay lại
Chạy về ga đầu tiên, quy lại con tàu
Người lái tàu không hỏi thêm nữa
Rằng ông già nghễnh ngãng
Đi đâu?
Về đâu ?...
( ÔNG GIÀ NGHỄNH NGÃNG)…

Ngày Tết, nghĩ về một nhà báo vừa bị “mất tích”! Ảnh của songchi


Song Chi.
Những ngày giáp Tết, tin tức về nhà báo Trương Duy Nhất bị mất tích sau khi tới Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (United Nations High Commissioner for Refugees, viết tắt UNHCR) tại Bangkok xin tị nạn chính trị, khiến nhiều người bàng hoàng. Thông tin anh bị bắt cũng đã kịp thời xuất hiện trên một số báo, đài nước ngoài, cả trên trang web của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
Trương Duy Nhất là một nhà báo, blogger, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng. Anh từng có một thời gian dài làm phóng viên báo Công An tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng rồi phóng viên báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung. Là chủ nhân của trang blog “Một góc nhìn khác” được thành lập từ năm 2007. Và thực sự là Trương Duy Nhất đã luôn cố gắng để làm được điều mà anh treo ngay trên đầu trang blog này: “Có thể không mới, chưa hẳn đã hay, nhưng là một góc nhìn khác”.
Blog “Một góc nhìn khác” được chia thành nhiều mục, từ bút ký-phóng sự, chân dung-nhân vật, từ tin tức-sự kiện, chính trị-xã hội, du lịch-thể thao, giải trí-thư giãn, góc văn hóa, từ hoạt động bàn tròn trện BBC, ngụ ngôn của Nhất, bình chọn của Nhất, Nhất trong góc nhìn bạn bè cho tới góc bạn đọc…Những bài viết của anh thường, ngắn, sắc, cái nhìn của anh dù có những khi gây tranh cãi, nhưng thường là khác với số đông và thú vị, mang tính phát hiện. Chính vì vậy mà trang blog “Một góc nhìn khác” luôn có số lượng người đọc đông đảo, trên facebook anh cũng có số lượng follower khoảng hơn 62, 000 người, thuộc vào hàng top ten những facebooker bất đồng chính kiến có nhiều người theo dõi, đọc bài. Một trong những chuyên mục thú vị nhất do anh thực hiện từ nhiều năm nay là bình chọn Top ten ấn tượng (của năm), Top ten hình ảnh ấn tượng (của năm), Top ten phát ngôn ấn tượng (của các quan chức, trong năm), Nhân vật của nămBức ảnh của năm v.v…

2019 này Trung Quốc có “giận cá chém thớt”? Ảnh của NguyenHoang


Chuỗi sự kiện “ba trong một” sắp diễn ra ở Việt Nam sau Tết: cấp cao Trump—Kim Jong-un, cấp cao Trump—Tập Cận Bình và một tiếp xúc nào đấy giữa phái bộ Mỹ với lãnh đạo Hà Nội cuối tháng Hai này liệu có góp phần giúp cho Việt Nam đẩy lùi được nguy cơ một cuộc chiến kiểu như 17/2 cách đây bốn mươi năm? Cho đến nay, câu trả lời vẫn đang ở phía trước[1].
Phương Hiền
Cuộc huyết chiến 17/2/1979 phải được tưởng niệm mà không cần đến nghệ thuật “ôn cố tri tân” như các năm trước. Việc Trung Quốc “cắn trộm” trên toàn tuyến biên giới phía bắc Việt Nam cách đây 40 năm cần được ôn lại công khai và sòng phẳng! Tuyên giáo của cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội dù có tốn công sức để lấp liếm các “mảnh vá chằng lót đụp” trên chiếc áo “hảo hảo” 4 tốt và 16 chữ vàng, thì việc Bắc Kinh có thể “ra đòn” đối với Hà Nội, trong một thời khắc khi họ túng quẫn về chiến lược, vẫn là một nguy cơ hiện hữu.
Xung quanh 17/2 năm nay có gì lạ?
Từ các ý đồ đen tối của Bắc Kinh trong những năm gần đây, có bao nhiêu phần trăm sẽ thành hiện thực trong năm nay thì chưa ai có thể khẳng định một cách chắc chắn vào lúc này. Tuy nhiên, những động thái “rời rạc” từ Hà Nội trên nền của những tiếp nối liên tục tạo nên chính sách “lý tưởng tương thông” (cùng chung lý tưởng), “vận mệnh tương quan” (có chung định mệnh) với Trung Quốc vẫn khiến giới phân tích kịp nhận ra một số điều lạ lẫm.

Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông


LTS: Có những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam đã đặt lên vai một vị tướng một trọng trách lớn lao: Vừa tổ chức và chỉ huy quân sự, vừa phải thực thi sứ mệnh ngoại giao-một nhiệm vụ quan trọng và cơ mật; Phẩm chất, trí tuệ và bản lĩnh đã giúp ông hoàn thành xuất sắc. Cuộc sống cách mạng đã hun đúc ông trở thành một một vị tướng chiến lược tài đức vẹn toàn. Nhân dịp Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, báo VietNamNet xin trân trọng giới thiệu một bài viết về ông: Đại tướng Lê Đức Anh.Ba lần đi Trung Quốc – Một lần ấn tượng sâu
Năm 1954, ông Lê Đức Anh có mặt trong đội ngũ hàng vạn cán bộ Miền Nam tập kết ra miền Bắc theo “Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954”. Những ngày đầu, ông được giao làm Sư đoàn Trưởng Sư đoàn bộ binh 330, đóng quân ở Thanh Hóa; nhưng chỉ mấy tháng sau ông lại được điều động về Bộ tổng Tham mưu làm Phó cục trưởng Cục Tác chiến. Ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng đa trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông nghiên cứu kế hoạch phòng thủ bờ biển từ Quảng Ninh vào đến Quảng Bình.
Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông
Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần trao đổi với tác giả bài viết, đại tá Khuất Biên Hòa. 
 
Lần đầu tiên ông đặt chân tới đất nước Trung Quốc là thời điểm giữa năm 1955; lúc đó, Bộ tổng Tham mưu cử một đoàn cán bộ đi sang Trung Quốc nghiên cứu học tập về phòng thủ bờ biển. Trong đoàn có cán bộ của hai ngành Tác chiến và Công binh, ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng cử ông Lê Đức Anh, Phó cục trưởng Cục Tác chiến làm Trưởng đoàn.

Vấn đề Campuchia trong cuộc chiến tranh Trung - Việt năm 1979


        Sau một loạt những bước chuẩn bị, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam. Dù không quá bất ngờ, song thế giới vẫn sửng sốt bởi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực, phô trương sức mạnh quân sự với một nước “xã hội chủ nghĩa anh em”. Để biện minh cho hành động đó, Trung Quốc luôn lấy việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 làm một trong những cơ sở tiến hành chiến tranh “trừng phạt”, dấy lên một chiến dịch tuyên truyền, lên án Việt Nam, đánh lạc hướng dư luận. Song, ngụy biện đánh tráo luận đề thực không hoàn toàn đơn giản.

       
Đài Tưởng niệm các Liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới Trung - Việt năm 1979 tại đỉnh Pò Hèn (Móng Cái, Quảng Ninh). Nguồn: Baomoi.com

Sau một loạt những bước chuẩn bị, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam. Dù không quá bất ngờ, song thế giới vẫn sửng sốt bởi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực, phô trương sức mạnh quân sự với một nước “xã hội chủ nghĩa anh em”. Để biện minh cho hành động đó, Trung Quốc luôn lấy việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 làm một trong những cơ sở tiến hành chiến tranh “trừng phạt”, dấy lên một chiến dịch tuyên truyền, lên án Việt Nam, đánh lạc hướng dư luận. Song, ngụy biện đánh tráo luận đề thực không hoàn toàn đơn giản.
        1-Chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á
        Trong suốt chiều dài tồn tại và phát triển, Trung Quốc luôn thực thi chính sách không ngừng mở rộng ảnh hưởng và xác lập vị thế nước lớn đối với khu vực – một dạng bá quyền đã trở thành dân tộc tính và bản chất nền chính trị. Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời và lựa chọn con đường xây dựng CNXH, nhập vào khối cộng sản do Liên Xô đứng đầu, dù Trung Quốc luôn tuyên bố/khẳng định về “quan hệ bình đẳng”, “tôn trọng chủ quyền”… giữa các quốc gia, về “chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng”…, song trên thực tế, tham vọng nước lớn không bao giờ ngừng chảy trong máu các thế hệ lãnh đạo Trung Hoa. Năm 1959, Mao Trạch Đông đã từng tuyên bố: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”[1].