Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Trận Vân Đồn và tham vọng của Nguyên chúa

Nguyễn Giang

Quan LạnBản quyền hình ảnhPHUONGPHUONG
Image captionTrên đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn có đền thờ danh tướng Trần Khánh Dư và Đình Quan Lạn thờ hai anh em họ Phạm, có công đánh giặc Nguyên Mông ở Thế kỷ 13.
Hơn 730 năm về trước, vào đầu năm 1288, Trần Khánh Dư đánh đắm đoàn thuyền tải lương của quân Nguyên ở Vân Đồn, góp phần cứu Đại Việt khỏi bị chiếm đóng.
Bành trướng ra biển, nhà Nguyên gặp hai thất bại lớn: xâm lăng Nhật Bản bị thần phong đánh tan thuyền, và ba lần đánh Đại Việt không đạt.
Về tầm vóc, trận Vân Đồn không lớn bằng trận Bạch Đằng (trên sông) nhưng lại tạo bước ngoặt cho cuộc chiến chống Nguyên của nhà Trần lần ba.
James A. Anderson và John K. Whitmore nhận định "trận Vân Đồn đã lật ngược thế cờ" (turned the tide), và chia đôi đạo quân xâm lược".

40 năm sau cuộc chiến, VN đang trở thành gì của Trung Quốc?

Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 - 2016.Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 - 2016.
Việt Nam là thuộc địa Trung Quốc? Không phải. Là chư hầu? Không đúng. Là quốc gia vệ tinh? Cũng sai. Vậy Việt Nam đang là gì với Trung Quốc? Khó có thể định nghĩa chính xác tính chất mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc kể từ sau khi hai nước bang giao bình thường sau cuộc chiến biên giới 1979. Có điều ai cũng thấy Việt Nam đang bị nhuộm đỏ trước hiểm họa “ngoại xâm mềm” bằng con đường kinh tế, từ Trung Quốc.

'Nên thận trọng' sau khi Huawei ‘tự tin thắng thầu’ 5G tại Việt Nam

Camera an ninh cạnh logo của công ty Huawei ở Bắc Kinh.Camera an ninh cạnh logo của công ty Huawei ở Bắc Kinh.
Trả lời phỏng vấn VOA, các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ an ninh quốc gia có thể bị xâm phạm bởi các hoạt động gián điệp Trung Quốc ngay sau khi lãnh đạo công ty Huawei nói họ “tự tin là sẽ thắng thầu” gói cung cấp mạng viễn thông 5G tại Việt Nam.
Từ Na Uy, Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Văn Thành, nhà nghiên cứu viễn thông mạng 5G của Công ty Telenor, nói với VOA rằng Việt Nam nên thận trọng trước các chiêu giá hời của công ty Huawei.
Đừng vì những cái lợi trước mắt như giá rẻ hay có sự ủng hộ hay bảo trợ của chính quyền Trung Quốc mà mua 5G của Huawei.
Tiến sĩ Đỗ Văn Thành.
“Nếu muốn giữ độc lập và chủ quyền đất nước cho Việt Nam thì chúng ta nên cẩn thận. Đừng vì những cái lợi trước mắt như giá rẻ hay có sự ủng hộ hay bảo trợ của chính quyền Trung Quốc mà mua 5G của Huawei vì một khi mạng lưới viễn thông đã gắn kết và tung ra rồi thì khó mà thay đổi.”
Trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review hôm 13/2, ông Fine Fan, Giám đốc điều hành Huawei-Việt Nam, đơn vị thành viên của Huawei Technologies nói: “Chúng tôi tự tin về triển vọng mở rộng kinh doanh ở Việt Nam”.

Hoa Vi, mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Việt Nam

Kính Hòa RFA

Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Hoa Vi, sau khi làm thủ tục tại ngoại hầu tra. Canada 12/2018.
Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Hoa Vi, sau khi làm thủ tục tại ngoại hầu tra. Canada 12/2018.
 AFP
Trang kinh tế của Nhật Bản Nikkei, vào ngày 14/2/2019 đưa tin nói rằng Tổng giám đốc tập đoàn công nghệ viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc, phụ trách khu vực Việt Nam, ông Phạm Quân, nói ông tin rằng Hoa Vi sẽ thắng thầu việc cung cấp loại công nghệ 5G cho hệ thống truyền thông tại Việt Nam.
Trong khi đó Hoa Vi lại đang gặp rất nhiều khó khăn tại các quốc gia phát triển như Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ.
Hoa Vi, trên giấy tờ là một công ty tư nhân của Trung Quốc, được thành lập vào năm 1987 tại Thẩm Quyến, Trung Quốc. Thành lập công ty này là một viên sĩ quan kỹ sư của quân đội giải phóng Trung Quốc.
Hoa Vi đã phát triển rất nhanh, không chỉ có mặt ở các nước đang phát triển mà còn tham gia vào các vụ đấu thầu cung cấp trang thiết bị viễn thông cho các quốc gia phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc châu.
Nhưng trong khoảng vài năm trở lại đây Hoa Vi bị các quốc gia này tình nghi rằng dù là công ty tư nhân nhưng thực chất Hoa Vi có liên hệ mật thiết với nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và vì thế có khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng việc Hoa Vi cung cấp trang thiết bị cho các nước trên để cài đặt các thiết bị do thám.

Việt Nam lại lên tiếng về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông

RFA 2-18-2019

Không ảnh do Philippines chụp Đá Vành Khăn vào tháng 11 năm 2003
Không ảnh do Philippines chụp Đá Vành Khăn vào tháng 11 năm 2003
 AFP
Bộ Ngoại giao Việt Nam vào chiều ngày 15 tháng 2 ra thông cáo lặp lại lập trường của Hà Nội về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông sau khi Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chuyến tuần tra tự do hàng hải mới nhất ở khu vực này.
Trong thông cáo Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhắc lại rằng với tư cách là một nước thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không tại vùng biển này của các nước, phù hợp với các qui định của luật pháp quốc tế.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam được phát đi sau khi Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 2 cho hai chiến hạm USS Spurance và USS Preble đi qua vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chiến dịch tuần tra tự do hàng hải, FONOPs của Mỹ.

Liệu Hà Nội có chùn bước để đổi lấy EVFTA?

Hôm 12/2/2019, Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Châu Âu đã gửi thư đến 17 tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam cả trong và ngoài nước, phúc đáp lá thư ngày 18/1 của khối xã hội dân sự độc lập về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong mối liên hệ với Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) được Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU - bà Cecilia Malmstrom ký kết tại Ủy ban châu Âu, Brussels vào ngày 2/12/2015. 

Trong 17 tổ chức xã hội dân sự độc lập này có Hội Nhà báo Độc lập, Hội Bầu Bí Tương Thân, Nhật Ký Yêu Nước, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, Văn phòng Công lý và Hòa bình, Luật Khoa tạp chí, Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn giáo…

Bức thư dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk rằng “Các vấn đề nhân quyền vẫn tiếp tục được Liên minh Châu Âu (EU) nêu lên với Việt Nam, với cả cấp cao nhất. Đối thoại Nhân quyền sắp tới là một dịp nữa để chúng tôi tiếp tục việc này. Chúng tôi sẽ đề cập đến khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đối với quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tụ họp, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, và trường hợp của những nhà hoạt động nhân quyền”.

Sử dụng tổng cục tình báo để lũng đoạn bộ máy Nhà nước, lẽ nào chỉ bị kết án như những kẻ trộm vặt?

Thứ Tư, 30.01.2019, 17:27

Những văn bản đóng dấu tuyệt mật do hai ông tướng Thứ trưởng Bộ Công an ký được phát tán trên mạng từ lâu trước khi Vũ nhôm bị khởi tố, đã không ai dám xác nhận chúng là thật hay là giả. Nay Cáo trạng tại phiên tòa đang diễn ra đã gián tiếp xác nhận chúng là có thật.
Cần biết rằng, Tổng cục Tình báo Bộ Công an là một tổ chức siêu quyền lực. Với chức trách của nó, người dân có thể không việc gì phải sợ, nhưng tất cả các quan chức, không trừ một cấp nào, đều phải sợ nó. Nói cho công bằng, nếu cơ quan này làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình thì các quan chức lương thiện không việc gì phải sợ nó. Nhưng nhìn thấy Vũ nhôm làm mưa làm gió cùng với những văn bản tuyệt mật kia, không ai là không sợ Tổng cục Tình báo Bộ Công an.
Tôi đồ rằng, trừ các vị “tứ trụ”, không một quan chức nào là không sợ Tổng cục Tình báo, kéo theo đó sợ luôn Vũ nhôm. Vì sao vậy ? Vì những báo cáo của Tổng cục Tình báo đều là tuyệt mật, ngay cả trong Bộ Chính trị cũng không phải ai cũng có quyền tiếp cận. Người ta có lý do để sợ rằng, khi những người lãnh đạo của nó bị thoái hóa biến chất, Tổng cục này hễ đưa ai vào danh sách cần phải theo dõi thì coi như người đó tàn đời. Đương sự không thể nào biết được mình có bị theo dõi hay không, có bị quy kết quan hệ chính trị bất minh hay không, có bị quy kết “cộng tác với địch” hay không. Những báo cáo quy kết tuyệt mật đó có thể không gây chết chóc tù tội gì, nhưng hễ đến đợt bầu bán bổ nhiệm đề bạt thì có người sẽ “thò” cái báo cáo đó ra, đương sự đâu thể nào biết mà thanh minh thanh nga gì được. Cho nên tốt nhất là không đụng tới Vũ nhôm và những người lãnh đạo Tổng cục Tình báo.

Chân dung vị tỷ phú Việt ăn chay, làm giàu nhờ c ướp đất, mua thần bán Phật

 


Chuyện các đại gia Việt “tay không bắt giặc” làm giàu từ vẽ dự án rồi rao bán với giá cao ngất ngưỡng, trục lợi trên xương máu dân nghèo khi cướp đất, đẩy người dân ra khỏi nơi họ đang sinh sống, thậm chí lật cả mồ mả tổ tiên dòng họ lên để lấy đất làm dự án đã không còn xa lạ nữa. Thế nhưng, nếu so với những tỷ phú giàu lên nhờ mua thần bán thánh, kinh doanh nhờ các công trình văn hóa tâm linh, “buôn chùa bán Phật” sành sỏi thì đã thấm vào đâu. Kiểu tỷ phú làm giàu này dường như chỉ tồn tại ở Việt Nam, điển hình trong số đó phải kể đến vị đại gia Xuân Trường – chủ nhân hàng loạt ngôi chùa, khu tâm linh văn hóa với diện tích trải dài đạt kỷ lục Guinness thế giới.
Theo số liệu từ Zing.vn thì tập đoàn siêu chùa chiền Xuân Trường đã và đang triển khai các dự án tâm linh với diện tích đất siêu khủng: Ngoài quần thể Chùa Bái Đính “lớn nhất Đông Nam Á”, nhà nước còn giao cho tập đoàn này 5.100 ha xây chùa Tam Chúc “lớn nhất thế giới”, trong đó diện tích xây chùa 144ha, còn lại là quần thể kinh doanh “phụ trợ” chùa. Chưa hết, tập đoàn này đang chuẩn bị triển khai dự án 18.940 ha làm khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc, 450 ha đất ở Hải Phòng cũng để xây chùa và đang xin 1000 ha thâu tóm luôn chùa Hương… Không ai có thể hiểu được tập đoàn này được thế lực nào bảo kê mà có thể chiếm được một diện tích đất lớn đến vậy để buôn tăng bán Phật.

Đó là chưa kể tập đoàn này còn nhân danh xây dựng công trình văn hóa, tâm linh để đòi tiền ngân sách nhà nước (tiền mồ hôi nước mắt của dân nghèo, của các bác chạy xe ôm, chị bán vé số…) hàng chục ngàn tỷ để làm đường xá đi vào các dự án như khu tâm linh Phú Thọ, xong rồi toàn quyền thu phí, BOT tâm linh để đút túi riêng. Rõ ràng, tỷ phú Xuân Trường khôn hơn nhiều so với các đại gia BĐS khác, bởi lẽ mang tiếng xây chùa thì người dân nào dám không nhường đất cho Phật, rồi thì có bật cả mồ mả tổ tông dời đi để làm nơi Phật ngụ thì cũng là chuyện phước đất đặng trời. Nào ai dám kiện, nào ai dám phản đối nửa lời. Còn những vị quan chức nào đã cả gan duyệt cho Xuân Trường làm các dự án đó cũng quá vớ vẩn, đáng bỏ tù.

Dư luận Trung Quốc nói về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: Đầu hàng tập thể - Sự ô nhục chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc (Phần 4)

VietTimes

Chiều ngày 16.3.1979, Chính phủ Trung Quốc tổ chức họp báo tại Bắc Kinh về cái gọi là 'Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam'. Các nhà báo Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa không đến dự, còn các nhà báo phương Tây thì đều có mặt. Điều này thể hiện các nước phương Tây khi đó rất quan tâm đến tình hình chiến sự cụ thể vì họ đã nghe được đủ loại tin nhưng không được kiểm chứng, nên đều bị coi là tin đồn không đáng tin; nay Trung Quốc tổ chức họp báo thông tin về tình hình chiến sự đánh Việt Nam nên họ ùn ùn kéo đến...
Đại đội 8, Tiều đoàn 2, Trung đoàn 448, Sư đoàn 150, Quân đoàn 50, Đại quân khu Thành Đô sau khi đầu hàng tập thể quân dân Cao Bằng.

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Các bài học

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Tác giả: Việt Long
Mục tiêu tuyên bố của cuộc “phản kích tự vệ” là để dạy cho Việt Nam một bài học. Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.[1] Đánh giá về hệ quả cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 cần đối chiếu với các mục tiêu của các bên đề ra trước cuộc chiến.
Về mục tiêu chính trị: Trung Quốc không thể “dạy cho Việt Nam một bài học” như lời Đặng Tiểu Bình đã nói. Trung Quốc không tác động được đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam. Họ đã không buộc được Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, cứu được chính quyền Pol Pot. Trung Quốc cũng không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, với Liên Xô, với Mỹ. Họ cũng không đánh bại được ý chí của người Việt Nam trong tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cuộc chiến tranh này tiếp tục thể hiện truyền thống Đại Hán theo đó Trung Quốc là cái nôi của thế giới, các quốc gia nhỏ bé khác bên ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, là man di và phải là những chư hầu trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, chịu sự dạy dỗ của Trung Quốc. Ý đồ đã được tuyên bố của Trung Quốc là “dạy cho Việt Nam bài học” đã biến mục tiêu hàng đầu của cuộc chiến tranh thành một “hành động trả thù”.[2] Cuộc chiến tranh đã làm các nước trong khu vực lo sợ về hình ảnh một nước lớn sẵn sàng đặt mình trên nước khác, sử dụng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức. Không nước ASEAN nào vui vẻ với sự trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc. Đại diện của Singapore tại Liên Hiệp Quốc, Tommy Koh nói tại Liên Hiệp Quốc: “Lẽ ra Trung Quốc không nên tự mình quyết định luật lệ…”[3] Thái độ kẻ cả, không tôn trọng bình đẳng chủ quyền giữa các nước, không phù hợp với luật pháp quốc tế đã bị nhân loại phê phán. “Bất kể vì lý do gì”, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Sunao Sonoda bình luận rằng “việc gửi quân xâm nhập nước khác là không đúng”.[4] Tuy nhiên, Trung Quốc đạt được những mục tiêu nhất định trong quan hệ với các cường quốc. “Washington vừa công khai lên án cả cuộc xâm lược của Việt Nam vào Campuchia và cả cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam lại vừa chia sẻ mối quan tâm của Trung Quốc trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Nam Á. Ý chí sẵn sàng sử dụng vũ lực của Bắc Kinh, bất chấp gánh chịu thương vong, đã biến Trung Quốc thành “một bức tường ngăn chặn có giá trị” chủ nghĩa bành trướng Xô-Việt. Washington vào thời điểm đó đã tiếp tục tìm kiếm một mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc để cân bằng cán cân với Liên Xô”.[5] Trung Quốc tỏ rõ quyết tâm ngả về Mỹ, làm hả hê Mỹ vì trả được nhục thất bại tại Việt Nam, tận dụng được viện trợ Mỹ và tiếp tục gây sức ép làm Việt Nam kiệt quệ chảy máu, buộc phải rút khỏi Campuchia vào năm 1989. Trung Quốc cũng đã thành công trong việc tiên liệu đúng phản ứng của Liên Xô qua đó đạt được phần nào mục tiêu hạ thấp vai trò và uy tín của Liên Xô. Với quyết tâm của mình, sự giúp đỡ của Mỹ và khả năng tận dụng các biến cố chính trị, Trung Quốc có đủ thời gian và điều kiện thực hiện hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu “cường quốc, cường quân” và vươn lên trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới.

Tội ác của quân xâm lược Trung Quốc qua hồi ức vị chỉ huy mặt trận Vị Xuyên


14/02/2019 20:02

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979, Trung Quốc đã tàn phá tất cả những gì có thể tàn phá được, lấy sạch và giết sạch.


Keyword đầu tiên có dấu
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy phát biểu trong lần đầu tiên gặp mặt các chiến sĩ đã từng chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên, được tổ chức tại Hội trường Bộ Quốc phòng vào năm 2016.
Mỗi năm, cứ đến dịp 17/2, kỷ niệm cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc, chống quân xâm lược Trung Quốc, ký ức lại ùa về trong tâm trí Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, Tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên- Hà Giang thời kỳ 1985- 1989.
Người chỉ huy mặt trận Vị Xuyên lịch sử năm xưa giờ đã xấp xỉ tuổi 90 (ông sinh năm 1931), song vẫn còn rất mạnh khỏe, mẫn tiệp, giọng nói sang sảng. Những ngày tháng gian khổ, nhưng hào hùng, oanh liệt chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí của ông. Ông kể:
Tháng 2/1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc tràn sang xâm lược Việt Nam, có nơi vào sâu trong đất liền tới 50 km, phá hoại và san bằng thị xã Lào Cai, Cao Bằng, một phần thị xã Lạng Sơn cùng nhiều làng mạc.
Keyword đầu tiên có dấu
Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.

Giới tháng hai: Nguyên nhân chiến tranh (Kỳ 1+2)


Bởi

40 năm nhìn lại Chiến Tranh Biên Giới tháng hai… Đâu là bài học?

14-2-2019
Cuộc chiến Việt-Trung 1979, mở đầu từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 và chấm dứt ngày 5 tháng 3 năm 1979, giới hạn trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc của VN. Học giả nước ngoài gọi cuộc chiến này qua nhiều tên khác nhau. Một số gọi là “chiến tranh biên giới – la guerre des frontières”. Điều này không sai vì địa bàn cuộc chiến chỉ giới hạn ở các vùng biên giới. Tên này cũng được đặt cho cuộc chiến Campuchia tháng 12 năm 1978. Nguyên nhân cuộc chiến VN-Campuchia bắt nguồn từ các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ. Một cuộc chiến tranh vì vậy cũng có thể mang tên “mục tiêu” của các bên tham gia cuộc chiến.
Phía CSVN gọi đó là cuộc chiến “xâm lược”: “Chiến tranh xâm lược ngày 17-2-1979 là đỉnh cao của những hành động thù địch của lãnh đạo TQ”.
Ý nghĩa của từ “xâm lược” rất nặng nề: xâm là tiến vào, lược là cướp.
Một số tài liệu cho biết chỉ trong vòng 20 ngày thiệt hại về nhân mạng hai bên từ 60 ngàn đến 100 ngàn người bị loại khỏi vòng chiến. Con số phía bên TQ hy sinh vào khoảng 30 đến 50 ngàn.
Sau hai tuần giao tranh TQ tuyên bố đã đạt được mục tiêu và đơn phương rút quân về. Các tỉnh phía VN tiếp giáp với TQ đều bị lính TQ cướp sạch, phá sạch, giết sạch. Thật đúng nghĩa với từ “xâm lược”!
Một số đất đai của VN trên vùng biên giới đã bị TQ chiếm đóng sau cuộc chiến. Hiệp ước Phân định Biên giới trên đất liền 25 tháng 12 năm 1999 khẳng định chủ quyền của TQ trên những vùng đất này (không đáng kể về diện tích).

BỊ VONG LỤC BỘ NGOẠI GIAO CHXNCN VIỆT NAM

(Báo Quân đội Nhân dân, 15 – 2 – 1979)

“Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định trong các Công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) trong những năm 1887, 1895 và đã được chính thức cắm mốc.
Xuất phát từ tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, trong những năm 1957-1958, Đảng Lao động Việt Nam đã thỏa thuận với Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại, coi việc giải quyết mọi vấn đề về biên giới và lãnh thổ là thuộc thẩm quyền của Chính phủ hai nước, và chủ trương giải quyết mọi tranh chấp có thể xảy ra bằng thương lượng.
Theo tinh thần của sự thỏa thuận đó, đại diện chính quyền các cấp ở vùng biên giới hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm về các vấn đề liên quan đến biên giới trong phạm vi quyền hạn của địa phương. Đại diện Chính phủ hai nước cũng đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc và đàm phán về vấn đề biên giới giữa hai nước.
Từ trước đến nay, phía Việt Nam luôn luôn giữ đúng sự thỏa thuận giữa hai đảng, cố gắng hết sức mình góp phần làm cho đường biên giới Việt - Trung trở thành một đường biên giới hữu nghị.
Song, do những ý đồ đen tối, từ lâu nhà cầm quyền Trung Quốc đã vi phạm sự thỏa thuận năm 1957-1958 giữa hai đảng, từng bước gây ra những sự kiện biên giới ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.