Ông Thiện Nhân hứa với BCT là không để xảy ra biểu tình ở SG -
rồi ông đi du hí ở Bắc ninh, Vũ Mão bám càng cho vui vẻ.
Sòng bạc Phượng Hoàng là
khu nghỉ dưỡng5 sao, nằm trên đồi Pháo Phủ , trung tâm Bắc Ninh ở độ
cao 500 mét, có vườn cây cảnh đắt tiền.
Trong sòng bài này có tín dụng đen, các con bạc Việt có thân thế
được biết rõ, sẽ được vay theo tỷ lệ 10 ăn 9,5. Tức mượn 1000 usd chơi thì được
đưa 950 usd.
Cờ bạc ở có đến 70% là người Việt, lại còn tổ chức cho vay lãi.
Thế nhưng nó lại được bí thư cả họ làm quan Nguyễn Nhân Chiến trao bằng khen,
thủ tướng chính phủ trao bằng khen.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: “Con mà nhà họ Hứa”!
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,1 km, với tổng số vốn đầu tư gần 900 triệu Mỹ kim, mục tiêu dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình vào tháng 6.2014 và đưa vào sử dụng tháng 6/2015. Nhưng đến nay đã trải qua 10 lần lỡ hẹn, vẫn không ai biết khi nào tuyến đường này được đưa vào vận hành.
Báo Người Việt có bài: Đường sắt Cát Linh-Hà Đông ‘tương lai mờ mịt’, dân Hà Nội ngao ngán. Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Nguyễn Ngọc Đông hứa hẹn, tuyến đường sắt này sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 30/4/2019, kết quả cũng giống như mấy lần lãnh đạo ngành giao thông hứa trước đó.
Bài viết lưu ý: Vào tháng 5/2017, “theo tính toán của đơn vị quản lý dự án, giả sử với mức lãi suất vay thấp nhất (3% mỗi năm) thì mỗi ngày dự án này phải ‘è cổ’ trả lãi ít nhất 1.2 tỉ đồng ($51,602). Những thiệt hại nhìn thấy cả về tiền bạc lẫn ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội là không thể phủ nhận”. Hiện đã 2 năm sau thời điểm tính toán này, gánh nặng kinh tế của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông càng tăng chứ không giảm.
Ông Hải nói, nếu dân chỉ có cái tivi và 3 bóng điện trong nhà mới là nghèo. Còn nữa, là giàu rồi. Mà đã giàu thì đừng có kêu la việc tăng giá điện. Có lẽ, phát ngôn của ông sẽ đi vào những phát ngôn bất hủ của những quan chức bất hủ xứ An Nam vĩ đại.
EVN LỖ CỨ HỎI QUAN CHỨC EVN ĐƯA TIỀN ĐI ĐÂU CHỨ SAO HỎI DÂN?
Chuyện tăng giá điện đã được ông Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh tiếng cách đây tầm 3 tháng, khi đó, ông vừa đóng vai khổ sở, lại có chút “doạ”: Nếu không tăng giá điện, EVN có thể phá sản vì lỗ!
Tài liệu đặc biệt của Tạp chí XƯA & NAY (số 438, tháng 10.2013)
Ban thẩm tra
vụ việc NGUYỄN ÁI QUỐC
ở Quốc tế Cộng sản
Bá Ngọc
Trong quá trình 30 năm đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng ba lần 1923 - 1924, 1927 - 1928, 1934 - 1938 sống ở nước Nga Xô viết. Đặc biệt, giai đoạn 1934 - 1938 đã để lại cho Người những kỷ niệm sâu sắc. Biên niên tiểu sử của Người giai đoạn này vẫn đang còn là khoảng trống. Đã có lúc Người phải giãi bày về hoàn cảnh của mình : “ Trong hoàn cảnh không hoạt động gì ”, “ đứng ngoài Đảng ”... Nhưng, đây là thời kỳ độc đáo của một chân dung chính trị, ẩn mình trong nhiều vấn đề nhạy cảm, thể hiện nổi bật bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh.
Tâm điểm chú ý nhất của giai đoạn này là việc thành lập Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản. Đây được xem là trung tâm thu hút mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc đời, sự nghiệp, vận mệnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản 1935 Từ trái sang phải, hàng ngồi : André Marty, G.Dimitrov, Palmiro Togliatti, V. Florin, Vương Minh ; hàng đứng : M. Moskvin, Otto Kuusinen, Klement Gottwald, Wilhelm Pieck, Dmitry Manuilsky.
Tại sao ông Trọng dùng tiền thuế của nhân dân để làm lễ
„Quốc tang“ cho một người từng là chủ mưu và môi giới cột VN làm thân trâu kéo
cày cho Trung quốc?
Hội nghị Thành đô - Cầu
hòa với Bắc kinh ở thế „Kim ngưu“ * Đoàn Việt Nam được Trung Quốc bố trí ăn ngủ ở khách sạn Kim Ngưu; Họ coi các nhà lãnh đạo Việt Nam như 1 đàn trâu nên cho tá túc ở đây?
LGT DC&PT: Sau khi Lê Đức Anh
mất Tập Cận Bình, Tổng-Chủ Trung quốc (TQ), gởi điện chia buồn nói là, TQ đã “mất đi một người bạn cũ”(đài
Bắc kinh 25.4.19). Cũng đúng vào dịp này Nguyên Xuân Phúc sang dự Hội nghị
“Vành đai, con đường” và Tư lệnh Hải quân VN dự lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Hải
quân TQ. Trớ trêu là,dịp này họ Tập lại để cho quay Video cảnh các tầu Hải
quân TQ tấn công đảo Gạc-ma ngày 14.3.1988 làm 64 chiến sĩHải quân VN bị giết hại
(VOA 24.4.19). Chính khi đó Tướng Anh đang là Bộ trưởng Quốc phòng đầy quyền lực,
được Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng (TT) Đỗ Mười khi ấy giao
cho làm người môi giới tổ chức các buổi họp bí mật với Bắc kinh (BK) chuẩn bị
cho Hội nghị Thành đô 9.1990 để Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và cựu Thủ tướng Phạm
Văn Đồng sang xin cầu hòa chấp nhận điều kiện “khép lại quá khứ” xin làm kiếp
“trâu vàng” cho BK! Nghĩa là từ đó không được phép tổ chức kỉ niệm binh sĩ và
thường dân đã bị hi sinh trong Chiến tranh Biên giới với phương Bắc từ tháng
2.1979 và cấm nhân dân VN biểu tình chống chính sách xâm lấn, bành trướng của
BK, đồng thời mở ra kỉ nguyên đưa VN lệ thuộc TQ cả chính trị lẫn kinh tế !
Nguyễn
Phú Trọng nên vắt tay lên trán đối lại Câu đối sau đây của ông Hà Sĩ Phu trước
khi đọc điếu văn cho Lê Đức Anh vào ngày 3.5.19, tại sao một người như vậy
nhưng Ông vẫn lại tổ chức „Quốc tang“!! ?:
“Thảm sát Gạc-ma”, cấm nổ
súng: ô danh cho một kiếp!
“Thành Đô mãi quốc”, cuộc
đầu hàng: đắc tội đến nghìn thu!
Âu Dương Thệ
Trong quan hệ VN-TQ sau 1975 có lẽ Hội nghị Thành đô ở Tứ
xuyên (TQ) vào đầu tháng 9.1990 có tầm quan trọng đặc biệt, nó ảnh hưởng trực
tiếp sâu xa và lâu dài tới ngoại giao và an ninh quốc phòng của VN nói chung và
cả thái độ của chế độ toàn trị đối với nhân dân nói riêng, đặc biệt đối với các
giới trong xã hội và cả một phần quan trọng trong đảng muốn
có một VN độc lập. Vì từ sau Hội nghị này, chế độ toàn trị phải hủy bỏ các lễ kỉ niệm hàng
năm về cuộc chiến tranh biên giới đầu 1979 để thực hiện yêu cầu „khép lại quá
khứ“ của cựu thù; không những thế còn cấm đoán và đàn áp nhân dân tham gia các
cuộc thăm viếng các nghĩa trang chôn cất các bộ đội đã hi sinh cho cuộc chiến
này! Đặc biệt nghiêm trọng là nhóm cầm đầu dùng mọi cách cấm đoán, đàn áp các
cuộc biểu tình của thanh niên và trí thức và bắt giam nhiều người trong các cuộc
biểu tình tố cáo các hành động xâm lấn của TQ trên biển Đông.
Ông quê ở Truồi, huyên Phú lộc, Thừa thiên. Tôi người huyện Hương Trà cùng tỉnh, thành đồng hương của nhau. Hơn nữa ở Truồi, tôi có người anh rể, lấy người chị con Bác ruột của tôi. Trong nhà tôi, mọi người gọi anh ấy là anh Khóa Truồi (Khóa sinh).
Người đồng hương của tôi có số phận rất kỳ lạ, tôi nghĩ là kỳ quặc. Ông học đến tiểu học, rồi đi làm “Cọp rằng” (caporal) cho một đồn điền cao su. Nhờ đó, ông biết cai quản, chỉ huy. Sau ngày 23-9, khi “Mùa thu rồi, ngày 23, ta ra đi theo tiếng sơn hà xao xuyến”, ông đưa cả đội công nhân của mình theo kháng chiến.
Ông đánh giặc, lập công rồi được cử làm tỉnh đội trưởng, mà ai cũng nghĩ là tỉnh đội trưởng nhất định phải là đảng viên. Mặc nhiên ông vào cấp ủy làm tư lệnh Khu IX (Trần Bạch Đằng kể cho tôi), chưa bao giờ được kết nạp đảng. Nhưng Tổng bí thư Đỗ Mười đã ký quyết định đặc cách, hợp thức hóa tư cách đảng viên của ông.
Lý
Quang Diệu gặp Phạm Văn Đồng - Cuộc hội kiến của hai thủ tướng
Phạm
Văn Đồng đến Singapore vào ngày 16/10/1978. Tôi cảm thấy ông kiêu ngạo và khó
ưa.
Tôi
khởi đầu bằng sự đón chào ước vọng của Việt Nam muốn hợp tác cùng chúng tôi vì
hòa bình, ổn định và thịnh vượng nhưng khi nghe đài phát thanh Hà Nội và đọc
báo Nhân dân tôi trở nên dè dặt. Họ không thân thiện, thậm chí còn đe dọa. Ông
Đồng tuyên bố Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa và ông là một người cộng
sản. Học thuyết của ông là chủ nghĩa Mác–Lênin. Ông
đến Singapore để nói chuyện với tư cách Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Việt Nam phải đóng góp vào sự nghiệp cách mạng và hòa bình của
Đông Nam Á và thế giới. Điều này không liên quan gì đến Singapore.
Chỉ huy lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ (USPAF) - tướng Charles Brown vừa cho biết một thông tin rất đáng chú ý trong cuộc phỏng vấn của truyền thông khu vực, đó là đến năm 2025, Mỹ và các đồng minh sẽ triển khai hơn 200 tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở USPAF ở Trân Châu Cảng - Hickam, Honolulu, ông Brown nói rằng Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự nhanh chóng và đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với Mỹ. Để đáp trả điều này, theo ông Brown, dự kiến tới năm 2025, Mỹ và các đồng minh sẽ triển khai hơn 200 tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện tại Nhật Bản, Hàn Quốc đã nhận những tiêm kích tàng hình F-35A đầu tiên của mình, trong khi Singapore mới đây đã đặt mua dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 tối tân này. Các máy bay tiêm kích tàng hình trên sẽ tạo ra sức mạnh áp đảo của Mỹ và đồng minh trước Trung Quốc vốn chủ yếu dựa vào chiến đấu cơ thế hệ 3 và thế hệ 4. Mặc dù không quân Trung Quốc đã tiếp nhận tiêm kích tàng hình J-20 vào biên chế nhưng đây vẫn là phiên bản chưa hoàn thiện vì động cơ WS-10G vẫn đang trong quá trình phát triển. Hơn nữa tính năng kỹ chiến thuật của J-20 vẫn đang bị nghi ngờ rất nhiều, chủ yếu là do kích thước của nó quá lớn, có cánh mũi, dẫn tới làm tăng diện tích phản xạ radar. Theo ước tính với 200 tiêm kích tàng hình F-35A thì Mỹ và đồng minh thậm chí tạo ưu thế rõ rệt trước 1.000 tiêm kích thế hệ 4 của Trung Quốc như J-11, J-16. Đó là chưa kể một số lượng không nhỏ khác tiêm kích tàng hình F-22A Raptor có tính năng kỹ chiến thuật cao cấp hơn nhiều so với F-35 Lightning II cũng được Mỹ ưu tiên cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự kết hợp giữa trên 200 tiêm kích tàng hình thế hệ 5 cùng vài trăm tiêm kích F-15, F-16 và F/A-18 khác theo đánh giá đủ sức áp đảo không quân Trung Quốc. Một vấn đề nữa cũng thấy rất rõ qua con số tiêm kích F-35 mà Mỹ dự định sản xuất, trong khi Nga hay Trung Quốc cho rằng dự án F-35 thất bại vì chi phí lên tới 1.200 tỷ USD thì Washington lại nghĩ rất khác. Hiện tại đơn hàng sản xuất F-35 đã lên tới con số 700 và dự kiến sẽ thành 2.000 trong tương lai gần, giá thành mỗi chiếc F-35 vào lúc này là 100 triệu USD hoặc 80 triệu USD cho giai đoạn sau. Tức là dự án F-35 Lightning II đã mang lại cho Mỹ một khoản lợi nhuận khổng lồ với giá trị vượt quá xa con số đầu tư ban đầu, chưa kể lợi ích về quốc phòng mang lại. So sánh với Nga hay Trung Quốc, họ chưa công bố số tiền phải chi cho chương trình J-20 hay Su-57 nhưng chắc chắn con số cũng chẳng hề rẻ chút nào. Nhưng số lượng J-20 và Su-57 được sản xuất trong ngắn hạn có lẽ chỉ bằng số lẻ của hợp đồng F-35, như vậy có thể thấy Mỹ đang tạo ra ưu thế rất lớn trước các đối thủ.
Tôi không phải là nhà chính trị, cũng không phải là một fortune teller, nhưng với những năm tháng từng trải của mình, tôi hiểu sâu sắc rằng, đất nước VN đang ở trong những ngày biến động dữ dội, nhưng mỗi ngày một sáng sủa hơn.
KTS Trần Thanh Vân...Khi cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt bị ám hại qua đời, chồng tôi hiểu rằng mọi cố gắng chưa hợp thời đều bị thất bại, ông về hưu năm 2000, bỏ ĐCS, ông ở nhà nuôi dạy thằng Út, hy vọng thằng con lớn lên sẽ không bỏ phí cuộc đời như cha nó. ...Tóm lại, tôi không quan tâm lắm về bệnh tình của ông TBT- CTN ốm đau ra sao, ông có bị ai ám hại hay không, ở trong một chính đảng đã đến thời suy thoái, lại ở sát sườn với một thằng bạn xấu sẵn sàng ăn tươi nuốt sống mình, thì tôi hiểu rằng bị kẻ xấu rình rập ám hại và mỗi người phải trả giá cho những sai lầm của đời mình là dễ hiểu.
Đại gia đình tôi đã trải qua 72 năm và có ít nhất 3 thế hệ sống trong nước Việt Nam Dân chủ Công hòa, thành lập ngày 2/9/1945 và đến hôm nay là những ngày cuối cùng của Cộng Hòa XHCN Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo. Nhìn vào những biến động của đại gia đình mình trong 72 năm qua, tôi “nhìn thấy” sự biến động của đất nước và tôi tin chắc rằng mọi thứ đang được phát triển theo một quy luật mà không thế lực nào cưỡng nổi.
Một nghiên cứu mới về viện trợ Trung Quốc cho Bắc Việt Nam từ 1964 tới 1975 kết luận Trung Quốc góp phần giúp miền Bắc chiến thắng trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng Bắc Kinh không tác động nổi tới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai năm 1953
Bài viết Reassessment of Beijing's economic and military aid to Hanoi's War, 1964-75 của Shao Xiao & Xiaoming Zhang vừa đăng trên tạp chí học thuật Cold War History tháng 4/2019.
Hai tác giả nói viện trợ của Trung Quốc thay đổi suốt chiến tranh, đạt đỉnh cao năm 1965, 1967, 1972, và 1974.
Trung Quốc viện trợ để phục vụ lợi ích riêng của nước này. Vì vậy, sự thay đổi trong viện trợ khiến Hà Nội nghi ngờ ý định thật của Bắc Kinh.
Đó là những trao đổi của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung về kết quả chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn cấp cao về hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh, Trung Quốc, từ ngày 25-27/4.
- Phóng viên: Diễn đàn “Vành đai và Con đường” là sáng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đây cũng là lần thứ 2 Việt Nam tham dự Diễn đàn này. Xin Thứ trưởng cho biết quan điểm của Việt Nam về Diễn đàn, mục đích chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và những dấu ấn quan trọng tại Bắc Kinh?
- Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ hai.
Sự tham dự của Việt Nam thể hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở nguyên tắc hợp tác hòa bình, bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp quốc. Trên tinh thần đó, Việt Nam luôn hoan nghênh các sáng kiến kết nối, trong đó có sáng kiến “Vành đai và Con đường” và tham gia các hoạt động của diễn đàn này ngay từ đầu.
Chuyến công tác của Thủ tướng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng cả về song phương và đa phương và trên nhiều khía cạnh hợp tác khác nhau.
Mặc dù chúng ta vẫn chưa có tất cả câu trả lời cho vô số bí ẩn về văn minh nhân loại mà giới khoa học phát hiện trong nhiều thập kỷ qua, nhưng đã có nhiều phát hiện được coi là ‘bằng chứng’ cho thấy nguồn gốc và lịch sử loại người không giống như những gì ta được học…
Ở trường, chúng ta được học rằng loài khủng long đã tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước; các loài động vật có vú cỡ nhỏ sống sót sau thảm họa và tiến hoá thành các loài động vật có vú khác nhau. Sau đó tại một số thời điểm vào khoảng 250.000 năm trước, một loài động vật có vú hình vượn đã tiến hóa thành loài người hiện đại ngày nay. Nhưng giả thuyết này liệu có chính xác?
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong sử Việt, được xem là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc. Đã là người Việt thì hầu như ai cũng biết đến bài thơ này.
Nam quốc sơn hà
Mặc dù phổ biến, nhưng “Nam quốc sơn hà” có rất nhiều dị bản, ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Hơn nữa, bài thơ cũng không có tên, mà do người đời sau lấy bốn chữ đầu của bài thơ làm tên gọi. Thư tịch cổ nhất có chép bài thơ này là “Việt điện u linh tập”, song dị bản được nhiều người biết đến nhất lại là trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, phần về cuộc chiến Tống – Việt lần thứ hai:
南國山河南帝居, 截然分定在天書。 如何逆虜來侵犯, 汝等行看取敗虚。
Phiên âm Hán Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phận định tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành phân định tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Trước đây, người ta thường cho rằng “Nam quốc sơn hà” là bài thơ của Lý Thường Kiệt nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc và khích lệ tinh thần quân sỹ trong cuộc chiến bảo vệ giang sơn chống lại quân Tống năm 1077. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Tống – Việt lần thứ nhất của vua Lê Đại Hành, theo “Lĩnh Nam chích quái”, phần “Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” đã xuất hiện “Nam quốc sơn hà” (Xem bài: Không phải của Lý Thường Kiệt, bài thơ Nam quốc sơn hà có từ bao giờ?). Nội dung bài thơ như sau:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư Như hà Bắc Lỗ lai xâm lược Bạch nhận phiên thành phá trúc dư
Dịch là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở Sách Trời định phận rõ non sông Cớ sao giặc bắc sang xâm phạm? Bây hãy chờ gươm chém bại vong
Xe vừa vào địa giới miền Nam, chúng tôi đã bấm tay nhau nhìn khung cảnh mới.
Nhà cửa người dân cùng các công trình đô thị như cầu, đường gần các trục lộ
giao thông trông đẹp và văn minh hơn hẳn miền Bắc. Đi rồi nghỉ ngơi rồi đi tiếp
cho đến khi đoàn xe đến được khu công nghiệp Biên Hoà. Có quá nhiều nhà máy tại
đây. Đoàn 18 người chúng tôi nhìn ngang nhìn dọc từng dãy nhà máy trong khu vực
này và tuy không ai nói với ai nhưng đều trầm trồ trước công nghiệp miền Nam.
Rồi chúng tôi được phân công vào công tác trong một nhà máy có cái tên VICACO.
Một nhà máy sản xuất chất Sút (NaOH) từ muối biển và cả Acid Chlohidric (HCL)
nữa. Một nhà máy bề ngòai trông rất nhỏ mà không ngờ bên trong lại lắp đặt các
máy móc tối tân, sản xuất được các hóa chất với sản lượng, hàm lượng rất cao
gấp nhiều lần so với công nghệ tại miền Bắc. Chúng tôi ngạc nhiên và ngầm thán
phục trong bụng. Nhìn những công nhân miền Nam đang làm việc tại đây rồi sau đó
làm việc chung với họ, tôi mới thấy người dân miền Nam khác xa người dân miền
Bắc. Kiến thức chuyên môn và xã hội của họ hơn hẳn chúng tôi. Kỹ sư hơn hẳn kỹ
sư ở miền Bắc và công nhân cũng vậy. Một sự rụt rè, cẩn thận tự nhiên nẩy sinh
trong đoàn tiếp quản chúng tôi. Ai cũng sợ người trong nhà máy tại miền Nam này
biết trình độ thực sự của cả đám chúng tôi. Sợ họ cười, nỗi lo chính trong lòng
vì dầu gì mình cũng thuộc phía chiến thắng. Về nằm nghỉ trong căn phòng mà được
biết trước đây là các phòng dành cho công nhân ngủ qua đêm nếu phải ở lại tăng
ca, tôi suy nghĩ xã hội miền Nam không hề lạc hậu về công nghệ về con người…
như lời nói trước giờ vẫn được nghe. Ngay cả trong buổi họp khi chọn người xung
phong vào tiếp quản, cán bộ ngành từ trung ương cũng đã nói như vậy khi động
viên cán bộ công nhân viên. Những dãy nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi từ các trang bị
như bàn ghế, giường ngủ, quạt trần, phòng vệ sinh, đèn chiếu… Ở đây, trong khu vực
khép kín của khu công nghệ còn được như vậy thì trong thành phố Sài gòn chắc
chắn phải rất đẹp. Tôi cũng chưa nghĩ sẽ ra sao khi tìm gặp được hai cô em gái
tôi.
Toàn bộ bức thư của Tướng Dương Văn Minh viết cho Tướng Nguyễn Chánh Thi có nội dung như sau:
15-4-87
“Thi,
Ðược tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm.
Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.
Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.
Anh em có đọc sách của anh Ðỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Ðỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Ðỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.
Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Ðôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Ðỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân.
Các tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam trong tương lai có phải là một phần của chiến lược Một vành đai- một con đường của Trung Quốc? Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên các hé lộ từ phía các quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phần nào đã gián tiếp xác nhận rằng, cao tốc Bắc- Nam (cả đường bộ lẫn đường sắt) là một phần của chiến lược Một vành đai – Một con đường.
Vào tháng 3-2019, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, các nhà đầu tư – nhà thầu Trung Quốc có khả năng làm đường cao tốc với giá rẻ hơn, nhanh hơn các nhà đầu tư – nhà thầu của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cách đây khoảng 10 ngày, một quan chức cao cấp của Bộ GT-VT cho rằng, chỉ có các nhà đầu tư – nhà thầu Trung Quốc – quan tâm đến các tuyến đường cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam.