Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế

Phạm Ngọc Minh Trang

Tàu hải cảnh Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 hồi năm 2014Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionTàu hải cảnh Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 hồi năm 2014
Hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã cho công luận biết rằng nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.
"Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên," bà Thu Hằng phát biểu, theo truyền thông Việt Nam.
Bà Thu Hằng cho biết Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.
Cũng qua tuyên bố của người phát ngôn Việt Nam, chúng ta được xác nhận rằng các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Diễn biến sự việc
Theo thông tin được đăng tải trên Twitter của Ryan Martison(thuộc Đại học Quân sự Hải quân Hoa Kỳ - US Naval War College), South China Morning Post và Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI), hiện giờ trên Biển Đông đang có hai diễn biết mới nhất và đáng chú ý nhất liên quan đến hoạt động của các tàu Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam.

GANG THÉP THÁI NGUYÊN-"THÀNH QUẢ" CỦA TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT-TRUNG: NỢ CAO GẤP 4 LẦN VỐN CHỦ SỞ HỮU? ( TREO CỔ KẺ NÀO ĐÂY ĐỂ TRỪ NỢ?)

Gang thép Thái Nguyên: Nợ phải trả cao gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu

CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 với sự sụt giảm cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 của công ty đạt 5.486 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 37,521 tỷ đồng, giảm lần lượt 5,44% và 10,44% so với cùng kỳ năm 2018.
Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận quá lớn do Tisco phải chịu chi phí lớn, trong đó chi phí trả lãi vay lên đến 115 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lên đến 103 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6, khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng là 856 tỷ đồng, trong đó có đến 651 tỷ đồng là khoản phải thu khó có khả năng thu hồi. Giá trị hàng tồn kho (chủ yếu là nguyên liệu và thành phẩm) lên đến 1.963 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6, vốn chủ sở hữu của Tisco là 1.896 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả là 8.313 tỷ đồng (nợ ngắn hạn 4.402 tỷ đồng, nợ dài hạn 3.910 tỷ đồng). Như vậy, nợ phải trả của công ty đã ở mức 4,38 lần so với vốn chủ sở hữu.
Tisco là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, Công ty Gang thép Thái Nguyên, thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam. Công ty hiện có vốn điều lệ 1.840 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Tổng Công ty Thép Việt Nam là 1.196 tỷ đồng (65%); vốn góp của CTCP Thương mại Thái Hưng là 368 tỷ đồng (20%), phần còn lại thuộc về các cổ đông khác.
Hiền Anh

Bãi Tư Chính : Trung Quốc duy trì áp lực lên Việt Nam; Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu Hải dương 8 khỏi vùng biển Việt Nam


PV | 


Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu Hải dương 8 khỏi vùng biển Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Tổ quốc

Ngày 19/7/2019, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông.

Ngày 19/7/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:
"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông".

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Công trình để đời hay món nợ thế kỷ?; Cơn h.oang t.ưởng 58 tỷ USD của Bộ GTVT, tầm quản lý yếu kém mà cứ đòi dự á.n mấy chục tỷ đô


Bởi Lam Truong

21 min read
0
 0
 104

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi Thủ tướng phương á.n xây đường sắt cao t.ốc Bắc – Nam có 26 tỷ USD, tiết kiệm hẳn 32 tỷ USD so với đề xuất của Bộ anh Thể. Kết quả là dân chúng lại ch.ứng k.iến màn đậ.p nhau choang choảng giữa hai Bộ về con số 26 tỷ đô hay 58 tỷ đô làm dự á.n. Kinh khủng, tiết kiệm 32 tỷ USD mà cá.c ông làm cứ như 32 ngàn đồng vậy.
Ngồi nghe cãi nhau về việc làm đường sắt 30 tỷ USD hay 56 tỷ USD kh.iến dân chúng khá b.uồn cười. Thế quái nào mà nhân dân lại phải chọn lựa: “Làm đường sắt cao t.ốc 26 tỷ hay 58 tỷ, tụi bây chọn đi!”. Nếu trước đây, khi Giám đốc For mosa Chu Xuân Phàm cũng y.êu c.ầu dân “chọn cá hay thép, chọn đi!” thì dân cả nước kh.ông ngần ng.ại mà bảo vệ cá tô.m và y.êu c.ầu For mosa đền t.ội. Thì nay, cũng kịch bản cũ, chắc hai Bộ tưởng diễn ít tuồng thì dân cả nước sẽ mắc bẫy, chọn phương á.n đường sắt cao t.ốc 26 tỷ USD, vì chắc mẫm mình đã hời được 32 tỷ USD ư? Trước khi muốn dân chọn, xin quý Bộ hãy tự nhìn lại bản thân mình đã…

CÙNG “KHÁM NGHIỆM TỬ THI” ĐỂ TÌM NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA TRẦN BẮC HÀ


Phạm Viết Đào.
Trong hình ảnh có thể có: 5 người, bao gồm Nguyễn Đức Long, mọi người đang đứng và ngoài trời
Tin Trần Bắc Hà bị giam trong trại giam quân đội Sóc Sơn, theo thông tin báo chí vừa đưa vào 14 g chiều 18/7, Bắc Hà chết 6 h 30 sáng 18/7/2019; Bệnh viện 105, địa chỉ được đưa Hà tới cấp cứu đã thông tin báo chí: chết ngoài bệnh viện?
Còn nhiều báo đã đưa tin: chết do bị bệnh?
Chắc chắn, vào thời điểm này cơ quan pháp y do Ban chuyên án lập đang vào cuộc để tìm nguyên nhân Hà bị chết do bị bệnh, do cơ thể suy kiệt dẫn tới tử vong hay Hà tự ngộ sát: Hà tự tử; hay Hà bị bức tử?
Chắc chắn cái chết của Hà sự thể thế nào, mặc dù được thành lập công khai một hội đồng như rồi sẽ không được công bố công khai nguyên nhân cái chết vì lý do “chính trị”…
Trong hình ảnh có thể có: 7 người, bao gồm Lê Chí Thanh, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi
Ai đã từng đi tù trong các nhà tù ở ta sẽ hiểu: chuyện tù bị bức tử, bị đẩy vào tình thế chết theo quy trình hay tù tự tìm đến cái chết để tự giải thoát cái món nợ trần ai là chuyện xảy ra và nhẹ nhàng như cơm bữa…Ngoài đời, một chị bán gà vịt cắt tiết gà vịt nhẹ như thế nào thì trong tù, người tù bị đẩy vào tình thế buộc phải bị bức tử hay tự mình tìm đến cái chết nhẹ như lông hồng, nhẹ như cắt tiết một con gà…Trong tù tôi vẫn hay nghe tù hạt động viên nhau:
Nơi buồng tối là nơi sáng nhất
Nơi ta tìm ra sức mạnh Việt Nam...

Theo người viết bài này, trước tiên nên loại trừ nguyên nhân: Hà tự tìm đến cái chết; mặc dù trong tù, tù nhân tự tìm đến cái chết không khó. Người viết bài này có thời gian dài ngồi tù, có thời  gian tiếp cận với quãng 200 “tù nhân viên” đủ loại. Có tù khoe, ở miền bắc không nhà tù nào anh ta không biết, anh này nhà ở Đội Cấn, 46 tuổi, 24 năm trong tù; Không ở chung phòng nhưng anh ta ở phòng kề bên…
Người tù bị giam trong 1 căn phòng không có bất cứ loại công cụ gì bằng vật cứng, kể cả đũa tre để có thể tự sát. Đối với những tù đặc biệt, dụng cụ sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đều bằng nhựa: bát nhựa, xô chậu nhựa, thìa nhựa, cốc chén nhựa…Thế nhưng nếu tù muốn chết người ta vẫn tìm ra cách…
Theo một tù nhân thâm niên cho biết: các tù tìm đến cái chết bằng một công cụ đơn giản, đó là túi ni lông, đây là loại tù được dùng trong phòng giam để đựng thức ăn. Tù muốn tự sát, anh ta chỉ cần dùng túi ni long buộc thít cổ ở phần đầu, quấn vào cổ ngạt khí sau vài phút là tím tái. Còn cách đập đầu vào tường là cách không dễ chết; Ít tù nào có khả năng húc đầu vào tường đến vỡ óc…
Một cách chết dễ nữa đó là: cố gắng gây thương tích để chảy máu; Cơ thể khi bị thương tích chảy máu thường tự cầm máu; Muốn máu không cầm, tù dí vết thương vào bể nước, máu chảy vào trong nước cho tới khi hết thì tự chết, vì trong môi trường nước máu không đông…
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Lang Biang, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi

Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?

Hiện nay, dư luận xã hội Trung Quốc lẫn người Hoa hải ngoại đang lan truyền hiệu ứng “phùng cửu tất loạn”, “phùng cửu tất biến” (逢九必亂), ý nói rằng gặp năm số 9 là tất loạn, tất biến động. Tầng lớp lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ cũng đang trong tâm trạng chim sợ cành cong ở năm 2019 này.

Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?.1
Người Trung Quốc đang theo dõi năm 2019 vì có câu “phùng cửu tất loạn”, “phùng cửu tất biến” (逢九必亂), ý nói rằng gặp năm số 9 là tất loạn, tất biến động. (Ảnh qua LiveJournal)
Nhìn lại lịch sử, sẽ thấy cứ đến năm có số cuối là 9, ở Trung Quốc sẽ có biến động là sự thật chứ không phải mê tín.
Năm 1919
Phong trào Ngũ Tứ nổ ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1919, đến nay là kỉ niệm 100 năm. 3000 sinh viên từ các trường đại học ở Bắc Kinh đã biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn nhằm phản đối quyết định của hội nghị Versailles cho phép Nhật thừa hưởng các tài sản và quyền lợi của Đức tại Sơn Đông. Từ đó, phong trào đã lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố ở Trung Quốc và kéo dài hơn 1 tháng. Cuối cùng chính quyền phải nhượng bộ: Trả tự do cho các sinh viên bị bắt, cách chức một số quan chức bị coi là công cụ của Nhật Bản và từ chối không ký vào thỏa hiệp Versailles. Đây được đánh giá là phong trào dân tộc ái quốc và chống cường quyền và độc tài, đòi tự do dân chủ. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã lợi dụng tinh thần của phong trào này và biến nó thành Ngày Thanh Niên.
Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?.2
Phong trào Ngũ Tứ Vận Động năm 1919, khi các sinh viên Trung Quốc xuống đường tổ chức một cuộc biểu tình. Nay, đúng 100 năm sau, Trung Quốc sẽ có 8.3 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học và sẽ có nhiều người không kiếm được việc làm. Chủ Tịch Tập Cận Bình lo sợ, nên đã ngầm khuyến cáo: “Không ái quốc là ‘sỉ nhục’ và yêu nước là yêu đảng và yêu chủ nghĩa xã hội”. (Hình minh họa: socialistalternative.org)

Việt Nam lấy cái gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

18-7-2019
Để trả lời câu hỏi này người ta cần xác định tranh chấp ở Biển Đông là loại tranh chấp gì?
Có ít ra bốn loại tranh chấp: 1/ tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2/ Tranh chấp do đối nghịch lập trường về cách diễn giải Luật Biển (UNCLOS 1982). 3/ Tranh chấp do thiếu nghĩa vụ của một bên về những cam kết có giá trị ràng buộc pháp lý. 4/ Tranh chấp đến từ sự bất tuân của một (hay nhiều) bên đối với sự áp đặt về quyền (lịch sử) của bên kia.
Vụ lùm xùm TQ cho tàu nghiên cứu địa chất đến thăm dò địa chấn khu vực biển thuộc vùng kinh tế độc quyền (EEZ) của VN (trong vòng 200 hải lý tính từ đường cơ bản) từ đầu tháng 7 năm 2019 đến nay, về cơ bản, đến từ những yêu sách của TQ (mà yêu sách này) liên quan đến cả 4 vấn đề nói trên.
Thứ nhứt, về tranh chấp “chủ quyền”. Từ sau Hội nghị San Francisco 1951 TQ cho rằng họ có chủ quyền “bất khả tranh biện” đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến thập niên 70 thì họ tuyên bố có chủ quyền đối với “vùng nước chung quanh”. Tuy nhiên, về phương diện lịch sử và pháp lý, TQ không có những bằng chứng thuyết phục để chứng minh (chủ quyền của họ tại HS và TS). TQ chiếm Hoàng Sa của VN bằng vũ lực (19 tháng giêng năm 1974). TQ chiếm một số bãi, đá thuộc Trường Sa của VN bằng vũ lực (tháng ba năm 1988). Tập quán quốc tế loại trừ hành vi khẳng định chủ quyền bằng phương pháp chinh phục lãnh thổ bằng vũ lực. Tức là hành vi xâm lăng HS và TS không đem lại danh nghĩa chủ quyền cho TQ.

Bãi Tư Chính: 'VN nên công bố chi tiết' và đừng 'hạn chế báo chí'

Cùng ngày tổ chức CSIS ở Washington DC đưa tin về hoạt động "quấy nhiễu" của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam tại Bãi Tư Chính trong vùng Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales, cũng nhận định về sự kiện này.

GS Carl Thayer đề nghị Việt Nam nên công bố chi tiết về những gì đã diễn ra ở Biển Đông từ hôm 3/7 và cho báo chí đưa tin
Theo nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế Carl Thayer, tin tức về cuộc đối đầu giữa lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam hiện giờ chưa nhiều, tuy nhiên: ''rõ ràng là có điều gì đó đang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vùng biển này, và Việt Nam có vẻ đã phản ứng mạnh mẽ".

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hôm 18/7, Giáo sư Carl Thayer nói rõ thêm về điều mà ông gọi là ''phản ứng mạnh mẽ'' này.

Những điểm bất thường quanh cái chết của Trần Bắc Hà!

Diễm Thi, RFA

Ông Trần Bắc Hà
Ông Trần Bắc Hà
 Courtesy of giaothong.vn












Trưa 18/7/2019, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin ông Trần Bắc Hà, Cựu chủ tịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, chết trong thời gian bị tạm giam điều tra về tội vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng. RFA phỏng vấn ông Phạm Chí Dũng, người từng có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng.
Diễm Thi: Dư luận đang xôn xao về cái chết của ông Trần Bắc Hà vì ông này qua đời khi đang bị giam để điều tra. Nhận định của một người quan sát thời cuộc tại Việt Nam của ông về trường hợp này là gì?
Phạm Chí Dũng: Theo tôi thì có một số điểm bất thường trong cái chết này.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

THI THỂ TRẦN BẮC HÀ ĐƯỢC LÍNH MẶC QUÂN PHỤC CANH GIỮ CẨN MẬT, (ĐỀ PHÒNG CƯỚP XÁC) CHỜ PHÁP Y

Ông Trần Bắc Hà tử vong: Bệnh viện 105 không chịu trách nhiệm pháp y

VOV.VN - Một lãnh đạo bệnh viện Quân y 105 cho biết: Bệnh viện chỉ có trách nhiệm bảo quản thi thể ông Trần Bắc Hà, còn việc pháp y do đơn vị khác thực hiện.
Sáng 18/7, cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà đã tử vong trên đường đến bệnh viện Quân y 105 (thị xã Sơn Tây - Hà Nội). Thi thể ông Trần Bắc Hà hiện đang được bảo quản nghiêm ngặt trong phòng lạnh của bệnh viện, thường xuyên có người mặc quân phục canh giữ cửa ra vào.
ong tran bac ha tu vong: benh vien 105 khong chiu trach nhiem phap y hinh 1
Bệnh viện Quân y 105, nơi bảo quản thi thể ông Trần Bắc Hà. (Ảnh: Trọng Phú)
Một lãnh đạo bệnh viện Quân y 105 cho biết: “Ông Trần Bắc Hà tử vong trước khi đưa vào bệnh viện. Hiện tại, các cơ quan chức năng đang xem xét các hướng. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm bảo vệ, quản lý khu vực nhà tang lễ để các cơ quan chức năng làm việc. Đơn vị quản lý phạm nhân sẽ có trách nhiệm mời pháp y khám nghiệm thi thể. Chúng tôi không có chức năng làm việc đó. Hiện tại, chúng tôi cũng chưa nắm được kế hoạch của họ thế nào”.