Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Vốn Trung Quốc vào Việt Nam có nhiều như ta tưởng?

Xuân Hải - 06:49 23/07/2019

(VNF) – Báo cáo “vốn đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố cho thấy Trung Quốc không chiếm ưu thế đáng kể nào so với các nước khác trong việc xuất khẩu vốn vào Việt Nam.

Vốn Trung Quốc vào Việt Nam có nhiều như ta tưởng?

Vốn Trung Quốc vào Việt Nam có quá nhiều?

Trung Quốc chưa phải tay chơi lớn ở Việt Nam

Theo báo cáo của VEPR, năm 2017, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đạt khoảng 160 tỷ USD, riêng châu Á chiếm 69,5%.
Châu Á là địa bàn chính của Trung Quốc khi luôn chiếm tỷ trọng từ 66% – 74% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của quốc gia này.
Tuy nhiên, ở châu Á, vốn đầu tư của Trung Quốc lại chảy nhiều nhất vào Hong Kong, tiếp theo là Singapore, Indonesia, Hàn Quốc… Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dòng vốn này.

Thiếu tướng Vũ Quang Đạo: Trung Quốc 'nói một đằng, làm một nẻo'

 6 THANH NIÊN ONLINE
Nếu so sánh hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam, đối với vùng biển Việt Nam hiện nay so với trước kia thì xem ra Trung Quốc nhất quán một điều là 'nói một đằng và làm một nẻo'...
Thiếu tướng Vũ Quang Đạo /// Ảnh: Trung Hiếu
Thiếu tướng Vũ Quang Đạo
Ảnh: Trung Hiếu
Đánh giá về vụ việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực nam Biển Đông, thiếu tướng Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nói: Đây là vấn đề được đánh giá hết sức nhạy cảm, phức tạp. Về phía Trung Quốc đây không phải lần đầu vi phạm quyền và chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng biển đã được quy định trong luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982. Còn Việt Nam tuyên bố vấn đề đó dựa trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế. Trung Quốc hành động như vậy là đi ngược lại với những vấn đề mà lãnh đạo cấp cao hai bên đã thống nhất với nhau - giải quyết mọi vấn đề, mọi tranh chấp theo luật pháp quốc tế thông qua con đường đối ngoại.
Thiếu tướng Vũ Quang Đạo: Trung Quốc 'nói một đằng, làm một nẻo' - ảnh 1
Tàu cá dân binh đi kèm bảo vệ tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang khảo sát trái phép gần khu vực bãi Tư Chính
Ảnh: Ngư dân cung cấp

Nguồn lợi dầu khí hàng ngàn tỉ đô la ở biển Đông

Khánh Lan
Thứ Hai,  22/7/2019, 20:43 
(TBKTSG Online) - Các tổ chức trên thế giới đưa ra nhiều con số ước lượng khác nhau về các trữ lượng dầu khí ở biển Đông nhưng dù với con số nào thì giá trị cũng lên đến hàng ngàn tỉ đô la Mỹ.
 Những khu vực có màu càng đậm trên hình vẽ thì có trữ lượng dầu khí càng lớn. Ảnh: EIA
Trải dài từ Singapore và eo biển Malacca về phía Tây Nam đến eo biển Đài Loan về phía Đông Bắc, biển Đông là một trong những tuyến giao thương đường biển quan trọng bậc nhất của thế giới, nắm giữ tầm quan trọng lớn về chiến lược, chính trị. Mỗi năm, ước tính có khoảng 5.300 tỉ đô la hàng hóa đi qua biển Đông.
Song khu vực biển với hàng trăm đảo nhỏ, bãi đá, bãi cát ngầm này cũng là nơi chứa các trữ lượng khổng lồ về các tài nguyên hydrocarbon, đặc biệt là khí tự nhiên.

Có bàn tay Trung Quốc sau dự án đường sắt cao tốc $58 tỷ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn: FB Khac Hoa La
Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông dài 13.1km do Trung Quốc xây dựng phải gia hạn nhiều lần và “đội vốn lên nhiều lần” nhưng sau 16 năm vẫn chưa xong. (Hình: Getty Images)
Vụ nhóm cá mập Bộ Giao thông Vận tải cố đấm ăn xôi khi âm mưu “hốt cú chót” dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam có tổng kinh phí vọt đến hơn $58 tỷ (gần bằng toàn bộ số thu ngân sách của năm 2018 tróc nã trên đầu nhiều chục triệu người dân Việt) xứng đáng là một nghi ngờ rất lớn không chỉ đối với dư luận xã hội, giới chuyên gia mà còn với cả các cơ quan bảo vệ an ninh kinh tế của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Tướng Việt Nam: ‘Cả thế giới cần cảnh giác với Trung Quốc’

22/07/2019
Trả lời phỏng vấn cho bài viết về chuyện các công ty viễn thông Việt Nam đang lẳng lặng tránh xa công ty viễn thông Huawei, Tướng Lê Văn Cương nói: “Cả thế giới cần cảnh giác với Trung Quốc…"
Một tướng công an của Việt Nam vừa lên tiếng cảnh báo về Trung Quốc với báo New York Times của Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn cho bài viết về chuyện các công ty viễn thông Việt Nam đang lẳng lặng tránh xa công ty viễn thông Huawei, Tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Công an nói:
“Cả thế giới cần cảnh giác với Trung Quốc… Nếu một siêu cường như Hoa Kỳ coi Trung Quốc là mối đe doạ an ninh mạng thì đương nhiên là Việt Nam [cũng] phải thế.”

Nhà nghiên cứu: Khả năng đụng độ VN-TQ ‘ngày càng cao’ ở bãi Tư Chính

23/07/2019
Các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc và Việt Nam từng va chạm ở Biển Đông hồi tháng 5/2014
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói với VOA hôm 22/7 rằng khả năng đụng độ trực tiếp giữa hai lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc mỗi lúc một cao hơn khi mà các tàu Trung Quốc vẫn có mặt tại bãi Tư Chính trên Biển Đông tính đến thời điểm này, theo thông tin mà VOA có được.

Bãi Tư Chính: Tại sao Trung Quốc “đánh” Việt Nam vào lúc này?

Trọng Nghĩa

mediaSơ đồ hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 (màu đỏ) sách nhiễu tàu Việt Nam ở bãi Tư Chính, thời gian từ 16/06-10/07/2019.AMTI(CSIS)
Năm năm sau cơn sốt 2014, khi việc Trung Quốc đem giàn khoan Hải Dương 
981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam làm dấy lên cả một phong trào phản đối quyết liệt từ phía Việt Nam, từ tháng Sáu vừa qua, Bắc Kinh lại bất ngờ gây sự trở lại với Việt Nam, lần này bằng cách cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, được cả một đoàn tàu hải cảnh và tàu dân quân biển hộ tống, tiến vào khảo sát một khu vực rộng lớn nằm sâu bên trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam







Không những thế một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc còn liên tục chạy đến khiêu khích và sách nhiễu công việc khai thác dầu khí của Việt Nam tại một vùng mỏ cũng ở trong vùng thềm lục địa mà Việt Nam đã khai thác từ lâu.

Xung đột v-ũ trang trên Biển Đông sẽ là th-ảm h-ọa

 21 hours ago 

“… Xung đột v-ũ trang trên Biển Đông sẽ là th-ảm h-ọa không chỉ đối với Việt Nam và Trung Quốc mà còn là th-ảm h-ọa cho toàn khu vực, thậm chí là đối với thế giới”.

PGS.TS Vũ Thanh Ca – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
1. Cái bẫy “hợp tác cùng khai thác”qua trường hợp Philippines
Hiện nay đang có một diện tích rộng lớn trên Biển Đông là đối tượng mà Trung Quốc coi là có tra nh chấ p với các nước khác xung quanh Biển Đông.
Thứ nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Maclesfield.
Thứ hai phải kể đến vùng biển quần đảo Natuna ngay sá t Indonesia, cách cực Nam của đảo Hải Nam tới trên 800 hải lý cũng bị Trung Quốc nhòm ngó khi tuyên bố rằng đây là “ngư trường truyền thống” của ngư dân Trung Quốc.
Thứ ba và đặc biệt, yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chiếm trên 80% diện tích Biển Đông đã chồng lấn với yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hầu như tất cả các nước trên Biển Đông, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.
Nhận thức thấy không thể có được sự công nhận của các nước với các yêu sách chủ quyền rất phi lý, Trung Quốc đã đề xuất sáng kiến cùng các nước xung quanh Biển Đông “hợp tác cùng khai thác” tại các khu vực biển đang tra nh chấ p. Sáng kiến này được đề xuất cùng một loạt các sáng kiến hợp tác khác với mục địch nâng cao tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Mỹ nói Trung Quốc 'khiêu khích' ở biển Đông, Trung Quốc nói Mỹ 'vu khống'

22/07/2019 21:46 GMT+7






TTO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định Mỹ đã 'vu khống' Bắc Kinh trên Biển Đông. Tuy nhiên trong phát biểu này lờ đi thực tế tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Mỹ nói Trung Quốc khiêu khích ở biển Đông, Trung Quốc nói Mỹ vu khống - Ảnh 1.
Tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc trực tiếp đe dọa các hoạt động dầu khí của Malaysia và Việt Nam trong hai tháng trở lại đây - Ảnh: AFP
Tuyên bố được ông Cảnh Sảng đưa ra hai ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố lên án các hành vi "khiêu khích" và "gây bất ổn" của Trung Quốc đối với các hoạt động dầu khí trên Biển Đông, "bao gồm các hoạt động dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam".

TRUNG QUỐC RẤT SỢ VIỆT NAM TRỞ THÀNH MỘT QUỐC GIA DÂN CHỦ!

RẤT CHÍNH XÁC NGUYỄN TÙNG LINH ƠI!
MỘT VIỆT NAM DÂN CHỦ SẼ LÀ THỨ VŨ KHÍ ĐẬP TA, HỦY DIỆT,
TRUNG HOA ĐỘC TÀI PHÁT XÍT...
VIỆT NAM ƠI HÃY CỐ LÊN!

Bãi Tư Chính: 'VN nên công bố chi tiết' và đừng 'hạn chế báo chí'

Cùng ngày tổ chức CSIS ở Washington DC đưa tin về hoạt động "quấy nhiễu" của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam tại Bãi Tư Chính trong vùng Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales, cũng nhận định về sự kiện này.

GS Carl Thayer đề nghị Việt Nam nên công bố chi tiết về những gì đã diễn ra ở Biển Đông từ hôm 3/7 và cho báo chí đưa tin
Theo nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế Carl Thayer, tin tức về cuộc đối đầu giữa lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam hiện giờ chưa nhiều, tuy nhiên: ''rõ ràng là có điều gì đó đang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vùng biển này, và Việt Nam có vẻ đã phản ứng mạnh mẽ".

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hôm 18/7, Giáo sư Carl Thayer nói rõ thêm về điều mà ông gọi là ''phản ứng mạnh mẽ'' này.

GS Carl Thayer: Những nhận xét này đề cập đến cuộc đối đầu giữa 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam và 2 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (một tàu khổng lồ 10.000 tấn) và một tàu khảo sát địa chấn. Mặc dù các tàu Cảnh sát biển Việt Nam có trọng lượng nhẹ hơn nhiều, nhưng chúng được báo cáo là đã đứng vững.

Sau đó, các báo cáo không chính thức chưa được xác minh qua phương tiện truyền thông xã hội tiếng Việt cho biết đã có một loạt đụng độ giữa Lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước, và Cảnh sát biển Việt Nam đã được chuẩn bị tốt hơn so với năm 2014.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

NHẮC LẠI MỘT LẦN NỮA: BIỂN ĐÔNG KHÔNG PHẢI AO NHÀ CỦA TRUNG QUỐC

Hồng Minh ghi

Chủ nhật ngày 21 tháng 7 năm 2019 12:34 PM

Kết quả hình ảnh cho Nhà thơ Trần Đăng Khoa
-Thưa ông Trần Đăng Khoa! Trong chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Quốc gia VTV1, tối ngày 19-7-2019 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chính thức lên tiếng về tình hình Biển Đông. Cũng theo lời bà Thu Hằng, trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. Ông nghĩ sao về hành động mới này của Trung Quốc?
-Trước hết, cần phải nói ngay rằng, đây không phải hành động mới của Trung Quốc. Mà là một việc cũ rích. Trung Quốc thường xuyên quấy phá, xâm lấn. Từ hàng ngàn năm nay, chúng ta chưa bao giờ được yên vì ông láng giềng này. Tôi đã có lần nói, nói một cách đắn đo, cân nhắc, chứ không phải nói bừa, nói ẩu rằng, cái bi kịch lớn nhất của chúng ta là phải ở bên cạnh một ông hàng xóm rất xấu tính mà không biết dọn đi đâu để yên thân được.
-Là một cựu lính biển, lính Trường Sa, cũng từng viết và nói rất nhiều về biển đảo, đặc biệt là Trường Sa, với góc độ một người lính, một cựu chiến binh, ông thấy sao?
Mời chia sẻ Biên khảo:
"VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Liên hệ email: Hoanghtham9@gmail.com
Đt: 0382598746

8 đập Trung Quốc chặn 40 tỉ m3 nước sông Mekong khiến mức nước xuống thấp kỷ lục

TTO - Tổ chức Mekong Freedom Network của Thái Lan nhận định: 8 đập thủy điện nằm trên lãnh thổ Trung Quốc là thủ phạm chính khiến mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục.

8 đập Trung Quốc chặn 40 tỉ m3 nước sông Mekong khiến mức nước xuống thấp kỷ lục - Ảnh 1.
Đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Theo nghiên cứu của Mekong Freedom Network, 8 đập thủy điện chắn ngang sông Mekong (Lan Thương) trên đất Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng hơn 40 tỉ m3 nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu... 
Đây là một trong số nguyên nhân chính khiến dòng chảy sông Mekong trở nên bất thường những ngày qua.
Các nhà hoạt động môi trường ở Thái Lan cho biết mực nước thấp nhất họ quan sát được trên sông Mekong là khi đập Cảnh Hồng, thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), giảm mức xả nước xuống chỉ còn 500 m3/giây. 
Đến ngày 18-7, Cảnh Hồng tăng lượng nước xả tăng lên 1.000 m3/s, tuy nhiên nước sông Mekong ở vài tỉnh phía bắc và đông bắc Thái Lan vẫn chưa phục hồi, khiến các hoạt động như giao thông đường thủy, đánh bắt cá, bơm nước... đều bất khả thi.
Nhìn chung, các chuyên gia chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến mực nước sông Mekong ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam xuống thấp kỷ lục: lượng mưa năm nay giảm; đập Cảnh Hồng xả ít nước; đập Xayaburi ở Lào chạy thử nghiệm.
8 đập Trung Quốc chặn 40 tỉ m3 nước sông Mekong khiến mức nước xuống thấp kỷ lục - Ảnh 2.
Cồn cát lộ ra trên sông Mekong đoạn chảy qua Thái Lan do mực nước xuống thấp - Ảnh:Chiang Rai Times
Bà Pianporn Deetes - giám đốc chiến dịch của tổ chức Sông ngòi quốc tế tại Thái Lan (International Rivers), kêu gọi đã đến lúc chính phủ các quốc gia trong khu vực cần nỗ lực kiểm soát việc khai thác sông Mekong.