Với người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, quân đội nhìn chung rất tốt. Kể từ khi căng thẳng bùng lên do tranh chấp đất đai giữa dân Đồng Tâm với chính quyền, bộ Quốc Phòng đã không có quan điểm chính thức. Tuy nhiên, trên thực tế, bộ Quốc Phòng đã giữ thái độ nước đôi. Sau đây là một số nhận định của Luật sư Ngô Anh Tuấn (Hà Nội) với RFI tiếng Việt.
TTO - Sáng 22-2 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử VN” do GS.NGND Phan Huy Lê - chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử VN - trình bày.
“Tất cả các nền văn hóa từng tồn tại trên lãnh thổ VN đều là di sản của văn hóa VN, đều là bộ phận tạo thành của văn hóa VN"
GS Phan Huy Lê
GS Phan Huy Lê đã nêu những thành tựu nổi bật mới trong nghiên cứu suốt chiều dài lịch sử VN. Theo đó, bên cạnh văn hóa Đông Sơn thì việc nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Óc Eo đã đạt được nhiều thành tựu. Ba nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo tồn tại ở ba miền Bắc, Trung, Nam đều phát triển rực rỡ và bổ sung cho nhau.
1. GIỮA THỜI BÌNH, CÔNG AN MỞ MẶT TRẬN TỔNG LỰC ĐÁNH VÀO DÂN
Theo lời kể của dân Đồng Tâm, đêm ngày 8 rạng sáng 9 tháng một, năm 2020 có tới chín ngàn quân chính phủ gồm công an và quân đội bao vây dân làng Đồng Tâm. Quân bố ráp, tấn công Đồng Tâm rải khắp xã và khắp các ngả đường bao quanh Đồng Tâm. Người dân không thể bao quát hết bề rộng và bề sâu thế trận của công an nên ước lượng không thể chính xác. Nhưng ba điều có thể khẳng định.
Một là, số quân tham gia sự kiện Đồng Tâm ngày 8.1.2020 không thể tới chín ngàn. Chín ngàn là quân số xấp xỉ một sư đoàn. Theo nhiều nguồn tin, lực lượng vũ trang hành quân đến Đồng Tâm đêm 8.1.2020 khoảng hơn ba ngàn quân, tương đương hai trung đoàn.
Như mọi người đều biết, một chiến dịch quy mô lớn với một lực lượng hùng hậu được chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết, nhằm tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, đã xảy ra vào rạng sáng 09/01/2020, gây sự bất ngờ đến ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Kết quả đau lòng đã để lại cho cả hai bên: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại bằng nhiều phát đạn ngay tại nhà riêng của mình, và 3 chiến sỹ CSCĐ hy sinh do “trượt chân ngã xuống giếng trời sâu 4 mét…”. Vậy đâu là lý do và nguyên nhân chủ yếu cho cuộc tập kích bất ngờ của chính quyền vào xã Đồng Tâm, hay nói một cách khác là, cuộc tập kích trên nhằm mục đích gì và để đạt mục tiêu gì là chính?
“Phải tiêu diệt bằng được Lê Đình Kình, tịch thu bằng hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, bắt bằng hết ‘nhóm Đồng thuận Đồng Tâm’, đồng thời phá hủy tan tành 3 ngôi nhà liền kề của đại gia đình Lê Đình Kình, để làm gương cho những kẻ khác!”. Đây có phải là mệnh lệnh của thượng cấp, đồng thời cũng là mục đích và mục tiêu chủ yếu của cuộc tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, vào rạng sáng ngày 09/01/2020 không?
“Nhóm Đồng thuận” hình thành vào năm 2014, ban đầu chỉ gồm khoảng 10 thành viên, chủ yếu là đảng viên, trong đó có 3 đảng viên lão thành làm nòng cốt, do cụ Lê Đình Kình đứng đầu. Từ khi ra đời cho đến nay, nhất là sau biến cố Đồng Tâm (từ ngày 15 đến ngày 22/4/2017), nhóm này chủ trương đấu tranh ôn hòa, thông qua các kiến nghị và các kêu cứu gửi đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp, từ địa phương đến Trung ương.
Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm đã và đang chuyển Báo Cáo Về Vụ Tấn Công Đồng Tâm - được soạn thảo bằng tiếng Anh, đến các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.
QUẢNG CÁO
Văn bản 28 trang này đã được chuyển tới văn phòng dân biểu Mỹ của bang California, ông Alan Lowenthal hôm 16/01/2020. Bản báo cáo này mang nội dung gì và mục đích ra sao ? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Phạm Đoan Trang, biên tập viên tạp chí Luật Khoa và là một trong những tác giả báo cáo về Đồng Tâm.
QĐND - Bất chấp đạo lý và pháp lý, những ngày gần đây, các thế lực thù địch và kẻ xấu tiếp tục tung ra nhiều thông tin xuyên tạc hòng lôi kéo sự can thiệp của các tổ chức quốc tế đối với vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm.
Nhưng những luận điệu không thuyết phục được dư luận bởi nó chẳng những lạc lõng so với sự thật mà còn bị chính những luật sư, nhà nghiên cứu ở nước ngoài phản đối. Chỉ những kẻ vô lương tâm mới có thể biện minh cho những hành vi giết người, chống người thi hành công vụ, khủng bố…
Kêu gọi, “hướng lái” dư luận quốc tế
Một số đài báo nước ngoài với cái nhìn thiếu thiện chí, thường xuyên xuyên tạc tình hình Việt Nam, như: BBC tiếng Việt, VOA, RFA, RFI… tiếp tục có nhiều bài viết sai sự thật. Tại Mỹ, đối tượng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã lập ra cái gọi là nhóm “Hành động vì Đồng Tâm” và chuyển “Báo cáo về vụ tấn công ở Đồng Tâm” đến văn phòng một dân biểu liên bang Mỹ. Họ lợi dụng vị dân biểu với “truyền thống” hay thiên kiến với Việt Nam này để thổi phồng sự việc.
Tình huống 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh; chi tiết có hầm chông hay không; tại sao công an lại triển khai lực lượng trong đêm...đã được giải đáp.
Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nói về vụ việc
Ảnh: TTXVN
Sáng 14.1, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trao đổi với báo chí về những gì xảy ra tại làng Hoành (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) rạng sáng 9.1, qua đó phần nào vén màn sương mù về tình huống 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh, làm rõ chi tiết có hầm chông hay không, tại sao công an lại triển khai lực lượng trong đêm?...
Current Time0:07
/
Duration1:58
Auto
Ba chiến sĩ công an hy sinh ở Đồng Tâm
Về bối cảnh xảy ra sự việc, ông Lương Tam Quang cho biết: “Từ 2017 đến nay, nhất là sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận rà soát kết luận thanh tra của Thanh tra TP.Hà Nội, tình hình an ninh trật tự tại xã Đồng Tâm tiếp tục diễn biến phức tạp. Một số đối tượng đã tổ chức các hoạt động phản đối thông báo của Thanh tra Chính phủ, chống đối quyết liệt việc xây dựng tường rào ở sân bay Miếu Môn, sẵn sàng đổ máu để giữ đất”.
Dân trí Nhắc lại vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) vào ngày 9/1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, để xảy ra khiếu kiện của người dân liên quan đến khu đất thuộc sân bay Miếu Môn có trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi buông lỏng quản lý… >>Thủ tướng viếng 3 liệt sĩ hy sinh ở Đồng Tâm
Thủ tướng phân tích kỹ sự việc này khi đến thăm, kiểm tra công tác ứng trực, sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) chiều 21/1.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, năm 2019, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến khó lường. Các điểm nóng ngày càng gay gắt. Tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia diễn biến phức tạp, là những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia các nước, trong đó có Việt Nam. Các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước triệt để lợi dụng những vấn đề bức xúc để gia tăng hoạt động diễn biến hòa bình, kích động chống đối chính quyền, gây rối an ninh trật tự.
Thủ tướng ghi nhận việc lực lượng đã nhanh chóng chuyển hướng đấu tranh, bố trí lại lực lượng, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đổi mới chủ trương, chính sách, biện pháp công tác, tạo thế chủ động, chiến lược đấu tranh phòng, chống tội phạm.