Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Virus corona và H5N1 tái phát ảnh hưởng xấu tới kinh tế Trung Quốc

Shenyang bidding farewell with family members and friends before leaving for WuhanBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Hôm 1/2, chính quyền Trung Quốc tuyên bố dịch cúm gia cầm tái phát ở nước này ở miền Trung Trung Quốc đã làm tăng thêm lo ngại kinh tế mới trong bối cảnh quốc gia này đang quay cuồng với virus corona chủng mới.
Cùng lúc, Trung Quốc phản ứng lại lệnh cấm nhập cảnh mọi công dân nước ngoài vừa thăm Trung Quốc gần đây, gồm cả mọi người Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ nói hôm 03/02 rằng hành động của chính phủ Mỹ "chỉ làm lan tỏa lo sợ".
Bà nói Hoa Kỳ là nước đầu tiên cấm "nhập cảnh mọi người đến từ Trung Quốc" và cũng là quốc gia đầu tiên gợi ý rút một phần nhân viên sứ quán của họ.
Tin từ Trung Quốc cho biết cúm gia cầm H5N1 đã bắt đầu tại tỉnh Hồ Nam, tức là gần với tâm dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc thông báo cho biết cúm gia cầm H5N1 đã khiến 4.500 con gà chết vì nhiễm bệnh, khiến chính quyền địa phương tiêu hủy 17.828 con gia cầm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cúm gia cầm H5N1 có khả năng lây nhiễm sang người thấp và nhưng khi đã lây, có thể gây tử vong ở người với tỉ lệ lên tới 60%.
Trước đó, năm ngoái, Trung Quốc đã vật lộn với dịch tả heo châu Phi, khiến nước này rơi vào cơn sốt thịt heo, đẩy giá tiêu dùng lên mức cao nhất trong 8 năm.
Trong khi đó, theo số liệu đến sáng 3/2, virus corona chủng mới đã làm 361 người tử vong trong khi hơn 17 ngàn người nhiễm bệnh.
Cổ phiếu Trung Quốc giảm tối đa trong ngày 3/2, sau khi thị trường mở cửa trở lại sau một tuần.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChứng khoán Thượng Hải giảm 8%, thấp nhất từ 4 năm

Thiệt hại nặng về kinh tế

Không chỉ gây thiệt hại về nhân mạng, dịch bệnh do virus corona chủng mới còn ảnh hưởng nặng đến kinh tế Trung Quốc, theo CNN.
CNN dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm tới hai điểm phần trăm trong quý này do sự bùng phát của dịch.
Điều đó, theo CNN, tương đương với sự suy giảm 62 tỉ đô la.
Bên cạnh đó, cho đến nay, chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc đã bỏ ra 12,6 tỉ đô la cho thiết bị y tế và điều trị.
Các bác sĩ chạy đua thời gian với virus corona
Tờ Thời báo Hoàn cầu thì cho rằng, những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn virus bằng cách kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và buộc các nhà máy phải đóng cửa khiến sản xuất bị chậm lại và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một kịch bản lạc quan nhất, theo CNN, được ông Zhang Ming, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đưa ra tuần này dự đoán rằng nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối tháng Ba, tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm xuống 5% trong quý I.
Nhiều hãng hàng không đã hủy các chuyến bay đến/đi từ Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhiều hãng hàng không đã hủy các chuyến bay đến/đi từ Trung Quốc

Còn sớm để dự đoán chính xác?

Nhưng xem ra vẫn còn quá sớm để đánh giá sự tác động của dịch đến mức nào.
Bởi dịch sẽ có nguy cơ gây mất nhiều việc làm và đẩy giá tiêu dùng lên cao, ảnh hưởng có thể vượt ra ngoài những dự báo nói trên.
290 triệu công nhân nhập cư của Trung Quốc sẽ là những người chịu ảnh hưởng nặng nhất. Nhiều người trong họ vốn di cư từ nông thôn lên các thành phố để làm các việc xây dựng, hoặc các công đoạn sản xuất nặng nhọc nhưng lương thấp, hay lao động giản đơn.
Nhưng do nhiều nhà máy đang phải ngừng hoạt động do dịch, hàng triệu công nhân có thể khó tìm việc làm sau Tết Nguyên đán.
Bởi thế, ông Zhang cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục trong những tháng tới, trong khi tỉ lệ ở nước này đã dao động khoảng 4% hoặc 5%.
Ông cho biết thêm, virus cũng có thể khiến hàng tiêu dùng đắt đỏ hơn. Trong khi ngân sách đã bị thắt chặt vì nợ công tăng; còn khủng hoảng thịt heo do dịch tả heo châu Phi bùng phát năm ngoái đã khiến giá thịt tăng vọt.
Và giờ, giá rau lại tăng khi mọi người đổ xô đi mua nhu yếu phẩm trong đợt bùng phát virus corona.
Du lịch - ngành kinh tế trị giá tới hàng tỷ đô la chỉ trong dịp Tết Nguyên đán - đã bị ảnh hưởng nặng khi chính phủ quyết cách ly nhiều thành phố lớn và du khách tránh đi du lịch vì sợ nhiễm bệnh.
Các công ty du lịch, khách sạn và hãng hàng không lớn đã đề nghị hoàn tiền lại cho khách đến gần như hết tháng Hai. Nhiều hãng hàng không đã dừng các chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc.
Các nhà chức trách ở Bắc Kinh cam kết hỗ trợ nhiều hơn nhằm trấn an các nhà đầu tư.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong một tuyên bố chung với các cơ quan khác thuộc chính phủ, cho biết là các doanh nghiệp trong khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch virus corona, gồm cả những công ty cung cấp vật tư y tế, có thể được giảm lãi suất cho vay.
Các ngân hàng ở Trung Quốc cũng cho biết, họ sẽ gia hạn khoản vay trong vài tháng với người dân ở Vũ Hán nói riêng và tỉnh Hồ Bắc nói chung nếu họ mất nguồn thu nhập.
Ông Zhang cho rằng, thông qua các biện pháp như cắt giảm thuế, đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, tạo việc làm… có thể giúp tăng trưởng Trung Quốc phục hồi trong quý II và đẩy GDP hàng năm của nước này tăng khoảng 5,7%, tức thấp hơn mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái.

Dịch viêm phổi cấp Vũ Hán bộc lộ khiếm khuyết của chế độ cộng sản


Bởi AdminTD
 -

Nguyễn Tiến Trung 
3-2-2020
Dịch viêm phổi cấp Vũ Hán do virus Corona đang gây lo lắng trên toàn thế giới và gây sợ hãi tại Trung Quốc. Cách đảng cộng sản Trung Quốc xử lý dịch bệnh này đã cho thấy chế độ độc đảng toàn trị có rất nhiều khiếm khuyết mà các nhà khoa học chính trị đã chỉ ra từ lâu.
Không làm theo luật mà luôn phải đợi ý kiến cấp trên
Những trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên đã được ghi nhận tại Vũ Hán vào ngày 8/12/2019. Đến ngày 31/12/2019, chợ hải sản nơi xuất phát của dịch bệnh vẫn còn hoạt động và chỉ có lệnh ngưng hoạt động vào hôm sau 1/1/2020.

Chuyện kể từ thôn Hoành: Ai sẽ trả lại tuổi thơ cho các con!

Bởi
 AdminTD
 -

3-2-2020
“Chúng tội lắm!”
Người phụ nữ có khuôn mặt đượm buồn nhắc lại mãi điệp khúc “chúng tội lắm” và ngậm ngùi kể lại cho chúng tôi về những đứa con của chị Nguyễn Thị Phượng. Chị cùng chồng, cả hai vợ chồng đều bị bắt vào cái đêm nhà cầm quyền đột kích thôn Hoành. Từ ngày bố mẹ bị bắt, ba đứa trẻ mỗi đứa một nơi. Đứa lớn học lớp 7. Đứa học lớp một. Thương nhất là đứa bé 17 tháng tuổi còn đang bú mẹ! Mẹ bị bắt, bà ngoại vội vã thu xếp bế cháu vào Nam chạy loạn.
“Chúng tội lắm!”
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng chỉ là một trong hàng chục đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị bắt, cũng như hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành đã bị cái đêm hôm ấy ám ảnh với những ký ức chẳng biết khi nào xóa nhòa.

2019 nCoV và Việt Nam: Chính quyền thật sự đáng sợ!

Bởi
 AdminTD
 -

Trân Văn
3-2-2020
Công văn số 267/BTTTT-TTCS mà Bộ Thông tin – Truyền thông (TTTT) của chính phủ Việt Nam phát hành vào cuối tuần vừa qua (1), chính là bằng chứng cho thấy, chính quyền Việt Nam thật sự đáng sợ!
Trong công văn gửi các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này, Bộ TTTT thay mặt cả hệ thống chính trị, lẫn hệ thống công quyền yêu cầu các cơ quan truyền thông “không được gây hoang mang, lo lắng trong xã hội, không để ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với các nước”, đồng thời yêu cầu các Sở TTTT gia tăng “kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương, theo dõi thông tin liên tục trên mạng xã hội để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh”…

EVFTA/IPA tiến trình và đề nghị hành động

Bởi
 AdminTD
 -

Hoàng Thị Mỹ Lâm
3- 2- 2020 
1.- Con đường hình thành của Hiệp Định Thương Mại Tự Do VN- Liên Âu EVFTA và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư IPA
Sau 3 năm đàm phán với 14 phiên họp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng Vụ Thương Mại Quốc Tế (Commission of International Trade = Commission of INTA / thuộc Tổng Vụ Âu châu European Commission) từ 8.10.2012 cho đến ngày 4.8.2015 thì Việt Nam và Liên Âu đã đạt kết thúc cơ bản trong việc đàm phán về EVFTA.
Ngày 2.12.2015 Cựu Chủ Tịch Tổng Vụ Âu châu Jean- Claude Juncker và Cựu Thủ Tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã ra một thông cáo báo chí chung về sự việc kết thúc đàm phán và bắt đầu tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết Hiệp Định EVFTA.
Tại thời điểm này hai bên hy vọng Hiệp Định EVFTA sẽ được ký kết vào đầu năm 2018.
Tuy nhiên sau đó xảy ra nhiều biến cố tại Âu châu như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào tháng 7/2017 và việc 32 Nghị Sĩ Âu châu gửi thư vào tháng 9/2018 đến các lãnh đạo Liên Âu và bà Cecilia Malmström (Tổng Vụ Thương Mại Liên Âu) góp ý “thúc đẩy để có tiến bộ mạnh mẽ về nhân quyền ở Việt Nam trước khi phê chuẩn EVFTA”. Đồng thời 50 Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Việt Nam cũng gửi thư vào tháng 9/2018 đến các cơ quan quốc tế tố cáo sự vi phạm quyền tự do ngôn luận của Nhà Nước Việt Nam.

Coronavirus là tai họa cho Trung Quốc năm 2020

Bởi
 AdminTD
 -

Nguyễn Quang Dy
3-2-2020
Năm mới, sự bùng phát của Coronavirus (hay nCoV) là một tai họa cho Trung Quốc năm 2020. Nó không chỉ là khủng hoảng về vi sinh học và y học, mà còn là khủng hoảng hệ thống chính trị Trung Quốc, làm bộc lộ những tử huyệt của họ. Việt Nam cũng bị vạ lây vì “cùng chung vận mệnh”, thậm chí còn nguy hiểm hơn vì hệ lụy “hội chứng Đồng Tâm”.
Tính đến 3/2/2020, ở Trung Quốc đã có 17.488 người mắc dịch (kể cả Đài Loan, Hongkong, Macao) và 361 người chết. Theo Bộ y tế, ở Việt Nam đã có thêm 3 trường hợp mắc dịch, nâng tổng số lên 8 trường hợp. Việt Nam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế, và ngừng tất cả các chuyến bay đến/từ Trung Quốc (nhưng vẫn chưa đóng cửa biên giới).
Phúc bất trùng lai
Sau ba thập kỷ phát triển nóng, Trung Quốc như người khổng lồ trỗi dậy thành siêu cường kinh tế, vượt Nhật và chỉ đứng sau Mỹ. Nhưng Trung Quốc không “trỗi dậy hòa bình” như Mỹ và Phương Tây mong đợi, mà con rồng Trung Quốc phủ bóng đen của nó lên Biển Đông, bắt nạt các nước láng giềng và độc chiếm Biển Đông như cái ao của họ.
Tập Cận Bình thấy cơ hội đã đến nên từ bỏ chính sách “dấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, và củng cố quyền lực độc tài cá nhân (như thời Mao). Trong nước, Tập bóp nghẹt tự do dân chủ và triển khai “hệ thống cho điểm xã hội” (social credit system). Ngoài nước, Tập triển khai kế hoạch “Vành đai Con đường” để thao túng các nước bằng “bẫy nợ”.

Bộ Chính trị Trung Quốc nhận lỗi vụ dịch virus corona

03/02/2020 21:51 GMT+7

TTO - Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc thừa nhận "thiếu sót và các khó khăn" trong phản ứng với đợt bùng phát dịch virus corona, đến nay đã giết chết hơn 360 người và hơn 17.000 ca nhiễm, theo Tân Hoa xã.

Bộ Chính trị Trung Quốc nhận lỗi vụ dịch virus corona - Ảnh 1.
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP
Tuyên bố của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra trong cuộc họp ngày hôm nay (3-2), sau khi Trung Quốc xác nhận thêm 57 trường hợp tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (2019-nCoV) gây ra kể từ khi con virus này được phát hiện từ tháng 12-2019 ở thành phố Vũ Hán.
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan quyền lực nhất nước này, kêu gọi sự cải thiện “hệ thống quản lý khẩn cấp quốc gia”, sau khi thừa nhận “các sai sót và khó khăn trong phản ứng với dịch bệnh”, theo Tân Hoa xã.
Virus corona chủng mới được cho lây lan từ động vật sang người ở một chợ hải sản ở Vũ Hán. “Cần thiết phải củng cố việc giám sát thị trường, cấm tuyệt đối và trấn áp các hoạt động buôn bán và các thị trường động vật hoang dã” - tuyên bố của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu.
Theo Hãng tin AFP, các quan chức ở Vũ Hán bị chỉ trích vì che giấu thông tin về đợt bùng phát 2019-nCoV cho đến cuối năm ngoái, mặc dù đã biết về bệnh dịch này sớm hơn.
Tại buổi họp của Bộ Chính trị Trung Quốc ngày 3-2, theo Tân Hoa Xã, Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết việc kiểm soát đợt bùng phát dịch này sẽ “ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế và xã hội cũng như sự mở cửa của Trung Quốc”.

Nguyễn Minh Quang - Dự án chuyển nước Nam-Bắc của Trung Hoa có ảnh hưởng đến Mekong hay không?




Phần dẫn nhập
Trong bài báo có tựa đề “Trung Quốc chuyển nước lên phía bắc: Mekong có lo hơn?” trên báo Đất Việt đề ngày 14 tháng 12 năm 2019, phó giáo sư tiến sĩ (PGS TS) Đào Trọng Tứ, phó chủ tịch Hội Tưới tiêu Việt Nam, nguyên phó tổng thư ký Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, cho biết việc chuyển nước từ phía nam lên phía bắc của Trung Hoa “… là một vấn đề lớn, cần phải đánh giá thận trọng.” Ông cũng nói thêm rằng: “Đối với tình trạng đổi màu của sông Mekong hiện nay,… cần phải nghiên cứu xem nguyên nhân chính là do đâu, có tác động của việc Trung Quốc chuyển nước hay không. Nếu Trung Quốc chuyển nước lên phía bắc, nước xuống hạ lưu sông Mekong ít hơn thì đó là vấn đề nghiêm trọng.” [1]




Sơ đồ dự án chuyển nước nam-bắc của Trung Hoa. [Ảnh: Wikipedia]

Dự án chuyển nước từ phía nam lên phía bắc của Trung Hoa như thế nào? Ảnh hưởng, nếu có, đối với sông Mekong ra sao? Có nghiêm trọng như nhận định của PGS TS Đào Trọng Tứ hay không? Bài viết nầy có mục đích trả lời những câu hỏi vừa nêu.

Dự án Nam thủy Bắc điều

Dự án Nam thủy Bắc điều hay dự án chuyển nước nam-bắc của Trung Hoa là một dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ có một không hai trên thế giới. Mục đích tối hậu của dự án là chuyển mỗi năm khoảng 45 tỉ m3 nước sông Yangtze (Trường Giang hay Dương Tử) ở phía nam nhiều mưa lên phía bắc khô cằn và kỹ nghệ hóa bằng kinh đào. Dự án phát xuất từ ý tưởng của Mao Zedong (Mao Trạch Đông) vào năm 1952 để “mượn ít nước” từ miền nam thừa mứa cho miền bắc thiếu thốn [2]. Chi phí cho toàn thể dự án được ước tính khoảng 62 tỉ USD – hơn 2 lần chi phí của đập Three Gorges (Tam Hiệp). Đến năm 2014, chi phí đã lên đến 79 tỉ USD, khiến nó trở thành dự án kiến tạo tốn kém nhất lịch sử, mặc dù chưa hoàn tất. Dự án gồm có 3 nhánh kinh: nhánh phía đông, nhánh trung tâm và nhánh phía tây.

Nhánh phía đông

Nhánh phía đông lấy nước từ sông Yangtze qua các trạm bơm, đường hầm, kinh đào và máng nước (aqueduct) để cung cấp nước cho các tỉnh Shandong (Sơn Đông), Jiangsu (Giang Tô) và Hebei (Hà Bắc). Tianjin (Thiên Tân) cũng sẽ nhận nước từ nhánh phía đông trong tương lai. Khả năng chuyển nước của nhánh phía đông là 13 tỉ m3 mỗi năm. Chiều dài khi hoàn tất là 1.152 km với 23 trạm bơm. Qua khỏi sông Yellow (Hoàng Hà), nước trong kinh chảy bằng trọng lực.

Đồng Tâm – Đất và máu

Lê Phú Khải

Đầu thế kỷ 20, một sự kiện có liên quan đến đất và máu đã làm rung chuyển dư luận cả Việt Nam và Pháp quốc, in hằn vào lịch sử nước nhà suốt chiều dài thế kỷ. Thảm trạng này xảy ra vào sáng ngày 16-2-1928 trên cánh đồng Nọc Nạn thuộc làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ba người em trai và cô em dâu của nông dân Biện Toại đã chết, và, một tên cò Tây là Tournier đã thiệt mạng.
Gần một thế kỷ sau, ngày 9-1-2020, câu chuyện đất và máu vẫn diễn ra ở xã Đồng Tâm, cách Hồ Gươm Hà Nội 40 km. Một lão nông 84 tuổi, gần 60 tuổi Đảng, và 3 sĩ quan công an được vũ trang đến tận răng đã vĩnh viễn ra đi vào 4 giờ sáng một đêm đông tháng Chạp rét mướt, tối đen như mực áp Tết cổ truyền dân tộc!
Đất và máu Đồng Tâm sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử thế kỷ 21, và mãi mãi, dù chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam có còn hay mất, thì vết nhơ này vẫn còn mãi với những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ở thời điểm này, nó chia rẽ sâu sắc dân tộc Việt, một bên là Đảng độc tài cai trị và những người nghe theo Đảng, một bên là đa số nông dân, trí thức và những người còn lương tri. Nó là bước ngoặt trong linh hồn người Việt, nó xoá đi những hy vọng cuối cùng, như nông dân Lê Đình Kình (theo lời bà vợ – Dư Thị Thành) vẫn tin tưởng ở Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ “chống các nhóm lợi ích tham nhũng” đến cùng!
Máu ở Đồng Tâm như một thứ thuốc hiện hình làm rõ những điều mà trước đây người ta không thể nghĩ tới! Nó là một bước ngoặt vô hình của lịch sử.
Ngày 17-8-2928, Toà đại hình Cần Thơ đã xử vụ án Đồng Nọc Nạn. Trừ tờ La Dépeche L’indochine ra, thì tất cả báo chí Sài Gòn đều có mặt: L’écho Annamite, Đông Pháp thời báo, Le Courrier Saigonnais, La Tribune…
Toà tuyên án: Biện Toại – người chỉ huy và trực tiếp tham gia “chiến đấu” với những kẻ đến cướp lúa thu hoạch trên mảnh đất gia đình Biện Toại khai hoang – được trắng án.
Luật sư Tricon biện hộ cho gia đình Biện Toại cho rằng, chính sách ruộng đất thời nhà Nguyễn công bằng và thích hợp với thực tế, trong khi những luật lệ về ruộng đất do người Pháp đặt ra có thể gây nhiều rắc rối vì sự quanh co và phức tạp… để bọn cường hào lợi dụng tha hồ tung hoành cướp bóc.
Cụ thể trong trường hợp của gia đình Biện Toại, năm 1910 Biện Toại đưa đơn xin khẩn hoang phần đất mà sau này tranh chấp, lúc đó chủ tỉnh có cấp biên lai. Nhưng Biện Toại bị cướp đánh lấy mất. Toại làm đơn xin bản lưu, thì bộ sổ ghi đơn xin khẩn đất vào năm ấy cũng bị mất (!). Đó là sự cố ý thủ tiêu hồ sơ trong văn khố cũ để bọn quan lại và cường hào thời đó tha hồ cướp đất.
Thực tế tranh chấp ruộng đất ở Đồng Nọc Nạn cách đây gần 100 năm giống hệt như ở Đồng Tâm Mỹ Đức Hà Nội hôm nay. Cũng quanh co che giấu bản đồ, hồ sơ gốc để đòi “thu hồi”, rồi ra tay đàn áp, cướp bóc!
Trong vụ Đồng Nọc Nạn, luật sư Tricon biện hộ cho gia đình Biện Toại đã khuyên những người Pháp cai trị ở Việt Nam: “Nên xây dựng ở xứ này một nền độc tài, không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim” (Nguyên văn: Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du cœur)!
Gần trăm năm sau, so sánh vụ Đồng Nọc Nạn với vụ Đồng Tâm, hiển nhiên người ta thấy thể chế và xã hội do thực dân Pháp cai trị vẫn văn minh và hơn hẳn xã hội đảng trị ở Việt Nam hôm nay. Báo chí được tự do đến tận nơi xảy ra sự cố, được đến dự phiên toà công khai để đưa tin. Luật sư được tự do bào chữa cho thân chủ. Toà án xử trên tinh thần pháp luật, và do đó người bị oan ức được tha bổng, vì, cò Tây Tournier đã bắn vào Mười Chức – em Biện Toại – trước. Người bị tấn công bằng vũ lực được quyền tự vệ đánh trả. Dư luận xã hội và báo chí đã ca ngợi Mười Chức như một người anh hùng, dù bị bắn trọng thương vẫn đủ dũng khí cố lao lên đâm đối phương. (Tournier chết sau đó 1 ngày).
Gần 100 năm sau, cái làng Hoành bé nhỏ đang ngủ say đã bị 3000 quân vũ trang đến tận răng xông vào bắn giết, lại còn bị chính quyền và báo chí bưng bô vu khống là quân khủng bố. Hoảng hốt trước sự việc 3 chiến sĩ công an chết trong đêm 9-1-2020, chính quyền đã dựng lên nhiều kịch bản giải thích về 3 cái chết đó một cách ngớ ngẩn và lố bịch, đến trẻ con cũng phải phì cười. Trắng trợn hơn, còn vu cáo cụ Kình trong lúc ngủ còn… cầm lựu đạn trong tay.
Vụ Đồng Tâm, nhà nước độc đảng, độc tài đã hành xử vô luân, vô pháp ở thời đại 4.0 thông tin nối mạng toàn cầu!
Ảnh: Tiếng Dân
Vì sao lại có chuyện lạ đời như thế? Vấn đề này sẽ còn được phân tích, mổ xẻ dài mãi về sau. Nhưng có một điều cần nói ngay là, từ Đông sang Tây, bất cứ một xung đột nào có sự hiện diện của nông dân là có yếu tố đất và máu. Đoạn điệp khúc của bài quốc ca Pháp La Marseillaire có điệp khúc: Tiến lên! Tiến lên! Hãy để cho dòng máu nhơ bẩn tưới đẫm những luống cày của chúng ta! (Marchons! Marchons! Qu’un sang impur. Abreuve nos sillons!). Trong bài hát về cuộc tiến công đồi Him Lam mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ có câu: Máu đã đổ ở đây, máu đổ ta tưới luống cày!
Máu cụ Kình không uổng, vì dòng máu đó nối tiếp dòng máu cha ông giữ đất, giữ nước.
Ôi đất nước thiêng liêng của chúng ta!
L.P.K.
Tác giả gửi BVN