Lời tòa soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và ngụy tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
Thương Ưởng muốn dùng hết cách để biến bách tính nước Tần thành “gian dân”, nhược dân (dân yếu nhược về suy nghĩ), bần dân, ngu dân.
ADVERTISING

Cơ sở triết học của Pháp gia là “Tính ác luận”

Pháp gia có một cơ sở triết học, khái quát lên chỉ có ba chữ, chính là “Tính ác luận” (bàn luận về tính ác của con người). Bản tính con người là thiện hay là ác thì có rất nhiều tranh luận giữa các gia phái trong thời kỳ Chiến Quốc. Đối với chúng ta mà nói, nhân tính thiện hay nhân tính ác, nó thuộc về vấn đề triết học; nhưng thời đó, đây là một vấn đề chính trị hết sức rõ ràng bởi vì nó liên quan đến việc cai trị dân chúng trong quốc gia đó như thế nào. Nếu nhân tính thiện thì có một bộ phương pháp tương ứng, nếu nhân tính ác thì có một bộ cách thức cai trị khác.