Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Đình Thức - Ảnh: Tiến Tuấn | 

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thăm Việt Nam. Ảnh: Tiến Tuấn.

Lễ đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được tổ chức tại Đà Nẵng.

Lễ đón chính thức nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam bắt đầu vào lúc 13h00 ngày hôm nay.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng chủ trì lễ đón. Ngoài ra, sự kiện còn có sự tham gia của Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Biên phòng Đà Nẵng, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao.
Ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. Chỉ sau 25 năm bình thường hóa quan hệ, hai nước đã có mối quan hệ song phương mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng - Ảnh 1.
Ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chào mừng các đại biểu tới tham dự buổi lễ. Ảnh: Tiến Tuấn
Đại tá Brett Crozier, Chỉ huy trưởng tàu sân bay Theodore Roosevelt khẳng định chuyến thăm không chỉ tăng cường quan hệ quốc phòng song phương mà còn thúc đẩy giao lưu văn hóa và chuyên môn.
Phát biểu tại buổi lễ, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương John Aquilino đã cảm ơn phía Việt Nam vì sự chào đón nồng nhiệt và hiếu khách. Ông nói: "Đây là niềm vinh hạnh của chúng tôi. Chuyến tàu thăm năm nay để kỷ niêm 25 năm quan hệ ngoại giao của hai nước. Chúng ta là đối tác tin cậy của nhau và mối quan hệ này dựa trên lòng tin lẫn nhau".
"Đây là bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ song phương. Nó thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Việt Nam và cam kết lâu dài với Việt Nam. Hoa Kỳ luôn đứng cạnh ủng hộ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, thực thi quyền hàng hải của mình trên lãnh thổ Việt Nam".
"Tôi ca ngợi vai trò của Việt Nam ở ASEAN và chúc mừng Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng - Ảnh 2.
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc John Aquilino. Ảnh: Tiến Tuấn
Ông John Aquilino kết thúc bài phát biểu với khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng: "Chúng tôi cam kết một khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương rộng mở và tự do. Chúng tôi luôn ủng hộ Việt Nam phát triển thịnh vượng và bảo vệ chủ quyền của mình".
Về phần mình, Đại sứ Daniel Kritenbrink cho biết, ông vô cùng vinh dự có mặt tại đây để chào đón tàu sân bay đến Đà Nẵng. Chuyến thăm diễn ra trong thời điểm hai nước kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là minh chứng thể hiện sự cam kết của Hoa Kỳ với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng - Ảnh 3.
Sĩ quan Việt Nam, Hoa Kỳ chụp ảnh lưu niệm cùng Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink. Ảnh: Tiến Tuấn
"Thành quả trong 25 năm qua của chúng ta là hết sức phi thường, mối quan hệ này có lợi cho cả hai bên. 25 năm trước, mối quan hệ của chúng ta là vô cùng hạn chế, kể cả chính phủ và người dân hai bên. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước chúng ta đã hết sức phi thường, cả chiều rộng và chiều sâu. Thương mại hai nước đã lên tới 77 tỉ USD", Đại sứ Daniel Kritenbrink chia sẻ.
"Những chuyến tàu thăm đến Việt Nam là biểu tượng cho mối quan hệ của hai nước. Chuyến thăm lần này là chuyến thứ hai của tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam sau sự kiện cách đây 2 năm. Chuyến thăm khẳng định cam kết tự do và tôn trọng chủ quyền lẫn nhau".
Đại sứ Daniel Kritenbrink cho biết, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là yếu tố quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình khu vực, đặc biệt khi vai trò của Việt Nam ngày càng lớn với bằng chứng là vị trí Chủ tịch ASEAN mà Việt Nam đang đảm nhiệm.
"Đối tác tin cậy, thịnh vượng, bền lâu đó chính là slogan mới trong mối quan hệ của 2 nước trong năm 2020, năm kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ".
Thay mặt phía Việt Nam, ông Hồ Kỳ Minh - Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã nồng nhiệt chào mừng đoàn tàu sân bay Hoa Kỳ đến thăm Đà Nẵng và cho biết đây là hoạt động trong khuôn khổ kỷ niệm 25 năm quan hệ giữa 2 nước mà lãnh đạo hai bên đã thống nhất. Nhóm sĩ quan đoàn sẽ có nhiều hoạt động chuyên môn và cộng đồng tại Đà Nẵng.
Ông Hồ Kỳ Minh phát biểu: "Tôi tin tưởng các hoạt động sẽ thành công tốt đẹp góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Tôi chúc tất cả thành viên đoàn có những ngày đáng nhớ tại Đà Nẵng.
Đọc thêm về: tàu sân bay, Bộ Ngoại giao, Đại sứ Hoa Kỳ

Trung Quốc sẽ đáp trả vụ tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng

QUAN ĐIỂM-Ý KIẾN
URL rút ngắn
 0  0
Theo dõi Sputnik trên
Trung Quốc không muốn thù địch hay xung đột với Việt Nam, cũng không muốn chống lại quan hệ Việt-Mỹ. Trong khi đó, việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông thách thức lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Chen Xiangmuo tại Viện nghiên cứu Trướng hải Trung Quốc nói như vậy khi bình luận về việc tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt tới cảng Đà Nẵng của Việt Nam. 
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng
© REUTERS / KHAM
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ sáng 5/3 đã vào vùng biển Đà Nẵng và sẽ thăm thành phố cho tới ngày 9/3. Đây là chuyến thăm thứ hai của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh với Mỹ trong năm 1975. Năm 2018, USS Carl Vinson đã là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam. Đồng thời, các khu trục hạm Mỹ bắt đầu ghé qua các cảng của Việt Nam từ năm 2004. Việt Nam thực thi chính sách cho phép tàu chiến nước ngoài cập cảng theo hạn ngạch: mỗi nước có thể gửi một tàu trong năm. Hoa Kỳ sẽ tăng cường nỗ lực vận động hành lang với Việt Nam để Hà Nội thay đổi chính sách này và cho phép các hàng không mẫu hạm tới Việt Nam hàng năm, trong khi đó chính phủ Việt Nam miễn cưỡng đồng ý với điều này. Đây là ý kiến của Giáo sư Carlyle Thayer, người đứng đầu Thayer Consultancy, một công ty tư vấn quốc phòng có trụ sở tại Úc. 

Cảnh sát Nga trên phố bắt người, người Trung Quốc sợ hãi như chim sợ cành cong


 Bình luậnMinh Thanh • 03/03/20 20:12• 21305 lượt xem
Để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, gần đây cảnh sát Nga đã tiến hành truy tìm và bắt giữ người Trung Quốc tại Nga trên quy mô lớn. Một số nhà phân tích cho rằng cảnh ngộ người Trung Quốc ở Nga đang gặp phải quả giống như những người Do Thái bị phát xít Đức đối xử năm xưa. Quan hệ Trung Quốc - Nga cũng là chủ đề nóng được các cư dân mạng Trung Quốc bàn luận.
Theo tin từ VOA, sau khi thành phố Vũ Hán đóng cửa, Nga liên tục đưa ra nhiều biện pháp chống dịch bệnh đối với người Trung Quốc, tạm dừng hầu hết các chuyến bay, đóng cửa biên giới giữa hai nước và cấm người Trung Quốc nhập cảnh. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cảnh báo sẽ trục xuất những người nước ngoài bị nhiễm dịch.

Hơn 3.000 thuyền nhân bị giết ở đảo Kokra Thailand


   
9 MINS READ
Nỗi ám ảnh kinh hoàng mà nhiều người không biết là đã có ít nhất 3.000 Thuyền Nhân bị Hải Tặc Thái thảm sát ở đảo KoKra.
Trong giai điểm từ 1977-1982 Hải Tặc bắt nhiều thuyền nhân đưa vào hoang đảo KoKra. Chỉ nội trong năm 1981 thống kê cho thấy có 452 chiếc thuyền tị nạn bị tấn công và con số thuyền nhân bị hải tặc thái thảm sát gần 900 người trong cùng năm 1981 – Số thuyền nhân đến được đất Thái mỗi năm khoảng hơn 15.000 người và tổng số thuyền nhân chết ngoài biển do sóng gió, thiếu thức ăn, hải tặc với thống kê cao nhất là 400.000 người bỏ xác ngoài biển khơi.
Đảo KoKra là một hoang đảo, nơi trú ẩn của ngư dân Thailand – Đảo có chiều dài hơn 250 mét và chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 100 mét.

Đại dự án 10.000 tỷ, lỗ đậm 5.000 tỷ, mắc kẹt với đối tác Trung Quốc


Theo Kiểm toán Nhà nước, việc chọn nhà thầu Trung Quốc tại đạm Ninh Bình còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của gói thầu EPC dự án và của dự án nói chung

Lỗ nặng dù được cảnh báo
Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành báo cáo kiểm toán dự án đạm Ninh Bình của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 397 triệu USD, sau đó tăng lên hơn 497 triệu USD, rồi lại tăng lên 667 triệu USD (tương đương hơn 10,8 nghìn tỷ đồng) vào năm 2007.
Dự án khởi công năm 2008 và vận hành thương mại vào tháng 10/2012.
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán của dự án là hơn 12,4 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên vì nhiều lý do nên Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính cho rằng dự án chưa đủ điều kiện quyết toán theo quy định hiện hành. Ngay cả đơn vị kiểm toán độc lập là Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC kiểm toán và từ chối đưa ra ý kiến do không có đầy đủ số liệu, hồ sơ tài liệu và không có đầy đủ căn cứ, cơ sở, bằng chứng xác nhận.
Đại dự án 10.000 tỷ, lỗ đậm 5.000 tỷ, mắc kẹt với đối tác Trung Quốc
Dự án đạm Ninh Bình lỗ nặng, âm vốn. Ảnh: Lương Bằng
Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu của dự án do Vinachem, ban quản lý dự án nhà máy đạm Ninh Bình, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình cung cấp, Kiểm toán Nhà nước cũng cho rằng chưa có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, căn cứ, thông tin để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của số liệu nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư đề nghị quyết toán.

Paweł Łepkowski - Những ngày cuối cùng của Joseph Stalin

Cuộc sống thiếu lành mạnh, nghiện rượu và kết quả là một cú đột quỵ hay là một vụ giết người được che đậy một cách khéo léo? Vẫn còn nhiều câu hỏi.


Nhân kỷ niệm 60 năm ngày bạo chúa ra đi, người ta đã cho công bố một số văn kiện khẳng định một cách rõ ràng rằng nguyên nhân làm ông ta chết là sức khỏe quá kém và lối sống thiếu lành mạnh. Sau khi khám nghiệm tử thi - được thực hiện vài giờ sau khi Stalin qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953 – đã xuất hiện tài liệu dài 11 trang mô tả nguyên nhân dẫn tới cái chết của “bệnh nhân số một” của Liên Xô.

Báo cáo trông như một tài liệu đáng tin cậy. Có cảm giác rằng các sự kiện hoàn toàn không bị che dấu và các thông tin quan trọng về cách sống của nhà độc tài để xác định nguyên nhân làm ông ta chết cũng không bị làm cho lu mờ đi. Ở tuổi 75, Joseph Dzhugashvili (Stalin) bị xơ gan và xơ vữa động mạch trên diện rộng. Tài liệu khám nghiệm tử thi cho thấy, nguyên nhân trực tiếp là nhà độc tài bị bị đột quỵ do uống nhiều rượu.

Những buổi nhậu nhẹt do nhà độc tài làm chủ xị

Ngày hôm đó Stalin uống rượu vang Gruzia. Trong những lúc rỗi việc, nhà độc tài này thường uống rất nhiều và thích pha nhiều loại rượu với nhau: ông thường pha rượu vang với rượu vodka Nga. Món nhắm của ông khá tinh tế, nhưng thường có nhiều mỡ… (bỏ một đoạn nói về tiểu sử đang ngờ của Stalin)

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Vua quan thất tín thì đất nước suy vong

Trong quan niệm truyền thống, Đạo gia giảng làm người phải “chân”, cuối cùng tu thành chân nhân. Phật gia cũng dạy con người không được nói dối. Nho gia giảng “tín”, lời một khi nói ra phải có sự thủy chung trước sau như một. Khổng Tử còn giảng: Vua quan thất tín thì đất nước suy vong. “Tín” không chỉ là thước đo của tu dưỡng mà còn là tiêu chuẩn của chính nhân quân tử, là nguyên tắc xử thế cần phải có của người cổ đại. Người có thể thủ tín thì mới được người khác kính trọng, người càng ở địa vị cao thì càng cần phải nghiêm cẩn tín nghĩa.
Vua quan thất tín thì đất nước suy vong

Thất tín là cái họa vong quốc

Khổng Tử giảng: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả”, ý nói người mà thất tín thì không làm nổi việc gì. Đối với một cá nhân, “tín” quan trọng như vậy, còn đạo lý cai trị đất nước thực ra cũng tương tự như thế.

Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh

Nguyễn Giang

Sir Stafford CrippsBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionSir (Ngài) Stafford Cripps, được biết đến nhiều nhất bởi sự ủng hộ của ông cho nền độc lập của Ấn Độ.
Trong các cuộc tranh luận về bầu cử Anh vào tháng 5 năm 2015, tôi thấy có một cái tên được nhắc đến là Sir Stafford Cripps. Ông là người trước cuộc bầu cử năm 1950 nêu ra vấn đề làm sao để chính phủ không bị tỏ ra là 'mua chuộc cử tri'.
Nhưng ở Việt Nam có lẽ không có nhiều người biết đây là vị luật sư cao cấp nhất của Anh, thành viên Viện Cơ Mật, hàm bộ trưởng, cũng chính là người đã quyết định thả Nguyễn Ái Quốc khỏi nhà tù ở Hong Kong.

VNTB – Việt Nam -Hoa Kỳ hội tụ lợi ích ở Biển Đông?

   

Anh Khoa lược dịch

(VNTB) – Hoa Kỳ cần Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, trong khi Việt Nam cần sức mạnh của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc.


Các cuộc đàm phán liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ( COC) có thể gặp khó khăn dự kiến ​​và bất ngờ, dù hiện đang ở giai đoạn 2.
Khó khăn đó bao gồm sự sự khác biệt giữa các bên yêu cầu liên quan đến các mục tiêu quy định, phạm vi áp dụng, quyền hạn ràng buộc về mặt pháp lý và cơ chế thực thi.
Các cường quốc ngoài khu vực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và Nga có thể cố gắng đẩy ảnh hưởng trong cuộc đàm phán trong khía cạnh như thăm dò (khai thác) dầu khí và các cuộc tập trận quân sự chung. Tương tự, các tranh chấp pháp lý về Biển Đông sẽ gia tăng.