Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Cuộc sống giản dị của người dân địa phương Lào: Nghỉ hưu ở tuổi 30, đói có cái ăn lạnh có cái mặc là đủ

Ngọc Linh | ĐKN 2 giờ trước 148,483 lượt xem
Cuộc sống giản dị của người dân địa phương Lào: Nghỉ hưu ở tuổi 30, đói có cái ăn lạnh có cái mặc là đủ
Thời hiện đại, hầu như ai cũng phải đối mặt với áp lực kinh tế và làm việc không ngừng nghỉ. Nhưng trên thế giới vẫn tồn tại một quốc gia, người dân nơi đây chọn nghỉ hưu ở cái tuổi sung sức nhất, 30 tuổi, từ đó họ sẽ bắt đầu cuộc sống an nhàn, “dưỡng già” cho đến hết đời.
Người dân các khu vực địa phương của Lào chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, dân số nông thôn địa phương chiếm tỷ lệ cao trong cả nước. Những gia đình ở đây làm việc cùng nhau, ban đêm không cần đóng cửa cài then, người dân chung sống và lao động trong hòa bình. Nếu hỏi người dân nơi đây về sự hài lòng với cuộc sống này không thì đa phần họ sẽ trả lời rằng, “chúng tôi rất hài lòng”. Mong muốn về cuộc sống vật chất rất ít, chỉ cần đói có cái ăn, lạnh có cái mặc là đủ.
Lào là một trong những quốc gia kém phát triển. Nhiều ngành công nghiệp và thực phẩm phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan. Cho nên khi đến Lào, bạn sẽ phát hiện ra rằng hàng hóa phổ biến của Lào không hề rẻ, vì hầu hết là hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Người dân địa phương của Lào không có khái niệm đầu tư, những người làm kinh doanh ở Lào đại đa số là thương gia Trung Quốc. Người dân Lào vẫn quen lối sống thoải mái vì Nhà nước không gây áp lực cho họ về nhà cửa và giáo dục trẻ em.

Thảm họa tuyết rơi mùa hè và nỗi oan thấu trời của Tân Cương, Trung Quốc

Quỳnh Chi 02/07/2020 171,148 lượt xem

Tuyết rơi phủ kín nhiều khu vực tại Tân Cương, Trung Quốc từ cuối tháng 6/2020 (ảnh chụp từ video do cư dân mạng chia sẻ).
Nhiều khu vực tại Tân Cương, Trung Quốc đã xảy thảm họa tuyết rơi mùa hè hiếm thấy kể từ cuối tháng 6, phải chăng ông trời rơi lệ vì nỗi oan khuất bị che giấu nơi đây?
Theo tin từ Đài Phát thanh Hy vọng (Sound of Hope), những khu vực có tuyết rơi bao gồm: Kanas, Nalati, Bayanbulak, Kalajun, quốc lộ Duku, thảo nguyên Yili và hồ Thiên Trì ở dãy núi Thiên Sơn.

Facebooker "Giáo sư hớt tóc" bị tuyên 6 năm tù vì cáo buộc phát tán thông tin chống nhà nước

Hình minh hoạ. Ông Nguyễn Văn Nghiêm tại Toà án Nhân dân tỉnh Hoà Bình hôm 23/6/2020
Sáng ngày 23 tháng 6 năm 2020, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên phạt ông Nguyễn Văn Nghiêm - người có biệt danh "Giáo sư hớt tóc” - 6 năm tù giam với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo điều 117, Bộ Luật hình sự.

Bà Phạm Thị Xuân, vợ ông Nguyễn Văn Nghiêm vào chiều 23 tháng 6 xác nhận thông tin này với phóng viên Đài Á Châu Tự Do và cho biết thêm, chồng bà đã từ chối luật sư nên trong phiên tòa sơ thẩm chỉ có ông Nghiêm tự bào chữa. Bà Xuân nói qua điện thoại như sau:

"Anh nhà em từ chối không thuê luật sư. Anh ấy dặn dò gia đình, vợ con là 'giữ gìn sức khỏe, anh đi vài năm rồi anh về'."

Vì sao Trung Quốc ‘đánh tứ phương’ giữa đại dịch Covid-19?

Chuyên gia Bonnie Glaser cho rằng tình cảnh bị bao vây tứ phía khiến Trung Quốc “đặc biệt nhạy cảm” về các vấn đề liên quan đến chủ quyền và bác bỏ có bất kỳ ca nhiễm Covid-19 nào trong quân đội.
Trong bối cảnh “tứ bề thọ địch” bởi những chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới về cách xử lý đại dịch Covid-19 và các vấn đề khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục cùng lúc tiến hành nhiều biện pháp chứng tỏ sức mạnh “trên mọi mặt trận”, theo cách nói của tờ Hoàn Cầu Thời Báo – tờ báo chuyên chuyển tải thông điệp của Bắc Kinh ra thế giới. Chuyên gia cấp cao của Mỹ về Trung Quốc lý giải với VOA về phản ứng “có vẻ như mâu thuẫn này” của Bắc Kinh.

Bị “thế giới tấn công” hay đang “tấn công thế giới”?

“Trung Quốc cảm thấy giống như bị các nước lợi dụng (tình hình đại dịch Covid-19) nhưng đồng thời, theo tôi, Trung Quốc cũng muốn biến khủng hoảng trở thành cơ hội”, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc, Bonnie Glaser, của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington nói về động cơ dẫn đến hành động “đánh tứ phương” của Trung Quốc gần đây.

Trung Quốc trên biển

Màn “chạm trán” giữa tàu chiến USS Gabrielle Giffords và HD4 tại một khu vực chưa xác định ở Biển Đông hôm 1-7.
Việt Nam ‘va chạm’ với Trung Quốc trên bàn ngoại giao thì là chuyện rõ mười mươi, nay có vẻ vài tờ báo trong nước được quyền đưa tin luôn các ‘va chạm’ của quân đội Việt Nam với Trung Quốc trong bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Chưa rõ có ẩn tình gì khác, bởi vì hiện tại lại là thời gian của những đại hội đảng cấp địa phương, sở, ban, ngành. Không ít ngờ vực, có thể đây chỉ là ‘đòn gió’ để lấy sự tin cậy của nhóm quyền lực đầy tham vọng nào đó, đang ngấp nghé những chiếc ghế cao nhất ở đảng chính trị.

Trần Đăng Khoa - Chuyện nực cười & chuyện ở nhà Hồ Duy Hải

Ông Trần Đăng Khoa
Chuyện nực cười.

Đấy là chuyện của tôi. Chả là cách đây ít ngày, tôi có một bài báo về Hồ Duy Hải. Bài này tôi không viết gì, ngoài mấy câu giao đãi khép mở. Tôi đưa nguyên văn bản hỏi cung đầu tiên chiều 20-1-2008. Bản này những người kết tội Hải đã dấu đi, không đưa vào hồ sơ vụ án. Nhưng tôi rất quan tâm đến bản khai này. Vì nó là bản khai sạch. Khi đó Hải chưa bị bắt, mà chỉ là người nghi có liên can. Bản khai ngày 21 là bản khai khi Hải đã bị bắt và Hải đã nhận tội. Nhưng tôi lại nghi ngờ bản khai này, vì khi đó Hải đã thành ông Chấn, ông Nén, ông Long rồi. Ông Chấn có 40 lần nhận tội, ông Nén 50 lần nhận tôi. Hải chỉ có 25 lần nhận tội, xem ra vẫn còn ít lắm so với tiền nhân. 

Thống đốc Lê Minh Hưng: 'Dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay'

ĐÌNH VŨ
03, Tháng 07, 2020 | 10:18
Nhàđầutư
Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Dự trữ ngoại hối đạt mức cao nhất từ trước tới nay, là yếu tố quan trọng để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam và lòng tin của các nhà đầu tư.
Thông tin về công tác điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong 6 tháng đầu năm, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, NHNN đảm bảo thanh khoản nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nhưng vẫn duy trì được kiểm soát lạm phát và ổn định môi trường kinh doanh. Kết quả lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm ở mức 2,81%, lạm phát bình quân chung khoảng 4,19%. 
Trong 6 tháng đầu năm NHNN đã 2 lần liên tục giảm lãi suất điều hành ở mức rất mạnh là 1,5%. Tỷ giá VNĐ diễn biến khá ổn định, duy trì trong biên độ 0,2-0,3%, đạt mức dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay. 
le-minh-hung

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương

Thống đốc cho rằng, trên đây là yếu tố quan trọng để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, cũng như duy trì lòng tin của các nhà đầu tư, đặc biệt đây cũng là yếu tố để chúng ta thu hút đầu tư góp phần phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới sau dịch.

Ổi lê Tân Yên - quả ngon bốn mùa

(BGĐT) - Đi qua những vườn ổi xanh mướt, chạy dài bát ngát trên những cánh đồng, men theo triền đồi, lại được tô điểm thêm màu trắng của vỏ xốp bao trái đã làm dịu đi cái nắng tháng Sáu oi nồng. Tuy mới đưa về trồng ở Tân Yên (Bắc Giang) chưa lâu nhưng giống ổi Đài Loan đã nhanh chóng bén rễ, xanh cây trên vùng đất này, cho trái ngọt cả bốn mùa trong năm. 

Thu hoạch quanh năm
Ở Tân Yên xã nào cũng trồng ổi nhưng nhiều nhất phải kể đến Phúc Hòa (50 ha), Hợp Đức (42 ha), thị trấn Cao Thượng (32 ha), Cao Xá (17 ha). Dạo qua một số vườn thấy những cây ổi chỉ cao hơn 1 mét ngang ngực người nhưng sai trĩu quả. Vợ chồng anh chị Nguyễn Quốc Cường-Trần Thị Hân ở tổ dân phố Hòa Sơn, thị trấn Cao Thượng dồn đổi một khu ruộng 8 sào để trồng ổi, họ cũng chính là người tiên phong ở địa phương đưa cây ổi Đài Loan về trồng.
Vườn ổi VietGAP của gia đình ông Trần Đình Long, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa.
Vườn ổi VietGAP của gia đình ông Trần Đình Long, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa.

Đập Tam Hiệp: Lời tiên tri ứng nghiệm về thảm họa từ công trình thủy điện lớn nhất Trung Quốc

Lũ lụt đang lan rộng khắp miền Nam Trung Quốc và nguy cơ vỡ đập thủy điện Tam Hiệp ngày càng lớn. Điều này đã được cảnh báo ngay từ thời gian chuẩn bị kế hoạch xây dựng công trình này
Trận lũ tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc kể từ năm 1940 đến nay
Theo VietNamNet, đập Tam Hiệp nằm chắn ngang sông Dương Tử (con sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ 3 trên thế giới) tại thị trấn Tam Đẩu Bình thuộc thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355m, với đỉnh đập cao 185m trên mực nước biển và thành đập cao 181m so với nền đá. Để hoàn thành công trình, nhà chức trách đã phải cho đào 102,6 triệu m3 đất, sử dụng tổng cộng 27,2 triệu m3 bê tông (chủ yếu dùng xây thành đập) và 463.000 tấn thép (đủ tạo nên 63 tòa tháp Eiffel - biểu tượng của nước Pháp).
Trong tháng 6/2020, mưa lớn và ngập lụt đã ảnh hưởng đến hơn 15 triệu người sinh sống trên các địa bàn ở 13 tỉnh của Trung Quốc, theo Bộ Ứng phó Khẩn cấp. Đây là trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc kể từ năm 1940 cho đến nay.
Đến nay, đã có ít nhất 106 người chết và mất tích. Khoảng 97.000 ngôi nhà chịu thiệt hại. Tổn thất kinh tế từ đợt thiên tai này đã lên đến 25 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,6 tỷ USD), theo Bloomberg.
Phượng Hoàng cổ trấn cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Ảnh: Lao Động.
Phượng Hoàng cổ trấn cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Ảnh: Lao Động.
Đặc biệt, vào ngày 2/7, một trận động đất mạnh 3,2 độ richter xảy ra ở huyện Nhược Nhĩ Cái (Zoige), châu tự trị A Bá (Ngawa), tỉnh Tứ Xuyên, thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Dù cường độ của trận động đất không lớn lắm, nhưng độ sâu nông của động đất trong bối cảnh có mưa lũ nặng nề ở khu vực phía tây nam Trung Quốc dẫn tới lo ngại về nguy cơ sạt lở đất, theo Taiwan News.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

Bão tuyết bất ngờ xuất hiện giữa mùa hè ở Trung Quốc

Dân trí Khu vực Tân Cương, Trung Quốc vào cuối tháng 6 đã bất ngờ xuất hiện một trận bão tuyết cường độ khá mạnh ngay khi khu vực này đang trải qua mùa hè.
>>Trẻ cởi trần, khổ luyện trong bão tuyết ở Trung Quốc
>>Tuyết rơi dày đặc, phụ nữ Trung Quốc "ủ chăn bông" ra đường
>>[Video] Khoảnh khắc lở tuyết kinh hoàng ở trên đỉnh Everest

Bão tuyết bất ngờ xuất hiện giữa mùa hè ở Trung Quốc
Bão tuyết bất ngờ xuất hiện giữa mùa hè ở Trung Quốc - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Tuyết rơi giữa mùa hè ở Tân Cương, Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình)
Tân Hoa Xã ngày 3/7 đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh thảo nguyên Bayanbulak ở Tân Cương phủ đầy tuyết trắng vào giữa mùa hè.

Chuyện bất ngờ về cây mít đại lão cổ thụ đất Bình Liêu, có năm cả làng hái quả ăn không hết

 Thứ bảy, ngày 04/07/2020 07:10 AM (GMT+7)

Aa Aa+
Cây cũng có linh hồn. Chúng tôi nghiệm ra điều đó dưới tán của những cây cổ thụ ở huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh).
 Bình luận 0
“LINH HỒN” CỦA BẢN LÀNG
Đến Bình Liêu, hỏi cây gì to nhất, chúng tôi được một bà chị làm văn hoá chỉ đến cây mít đại lão cổ thụ nằm ở trung tâm bản Ngàn Vàng Giữa, xã Đồng Tâm, ngay cạnh đường đi. 
Hỏi tuổi cây mít thì tất cả đều lắc đầu chỉ biết rằng lấy tuổi của cụ Nình Hỷ Ngân, già nhất bản ra để làm thước đo cho một đoạn đời của cây mít.
Chuyện bất ngờ về cây mít đại lão cổ thụ đất Bình Liêu, có năm cả làng hái quả ăn không hết - Ảnh 1.
Không mang theo thước, Trưởng bản Ngàn Vàng Giữa đo gang đến mỏi tay mới hết chu vi của cây mít.
Cụ Ngân năm nay đã ngoại bát tuần. Cụ kể rằng lúc lớn lên đã thấy cây mít to lắm rồi. Không biết cây có tự bao giờ nhưng ít nhất 3 đời cụ cố, ông, cha của cụ Ngân đều kể về cây mít này với niềm tôn kính. Cụ bảo rằng, cây có thần. 

Đồng Tháp: Cả tấn tỏi có nhãn Trung Quốc trôi sông, yêu cầu dân không được dùng

Trần Ngọc

1 2 3 4 5
 1 THANH NIÊN ONLINE
Một chiếc xe tải chạy trên tuyến đường N2B qua địa bàn H.Tháp Mười đã vứt bỏ xuống sông hàng tấn tỏi có nhãn mác Trung Quốc. Địa phương yêu cầu người dân không được sử dụng khi vớt được.
Tỏi trôi trên sông tại H.Tháp Mười, Đồng Tháp /// Trần Ngọc
Tỏi trôi trên sông tại H.Tháp Mười, Đồng Tháp
TRẦN NGỌC
Chiều 3.7, ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Bí thư Huyện ủy Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cho biết ngành chức năng huyện đang tiến hành xử lý để tiêu hủy hơn 1 tấn tỏi ghi nhãn mác Trung Quốc bị vứt bỏ trôi lềnh bềnh trên các tuyến sông, rạch trên địa bàn.
Đồng Tháp: Cả tấn tỏi có nhãn Trung Quốc trôi sông, yêu cầu dân không được dùng - ảnh 1
Hơn 1 tấn tỏi được thu gom từ các kênh rạch để chờ tiêu hủy