Lũ lụt đang lan rộng khắp miền Nam Trung Quốc và nguy cơ vỡ đập thủy điện Tam Hiệp ngày càng lớn. Điều này đã được cảnh báo ngay từ thời gian chuẩn bị kế hoạch xây dựng công trình này
Trận lũ tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc kể từ năm 1940 đến nay
Theo VietNamNet, đập Tam Hiệp nằm chắn ngang sông Dương Tử (con sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ 3 trên thế giới) tại thị trấn Tam Đẩu Bình thuộc thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355m, với đỉnh đập cao 185m trên mực nước biển và thành đập cao 181m so với nền đá. Để hoàn thành công trình, nhà chức trách đã phải cho đào 102,6 triệu m3 đất, sử dụng tổng cộng 27,2 triệu m3 bê tông (chủ yếu dùng xây thành đập) và 463.000 tấn thép (đủ tạo nên 63 tòa tháp Eiffel - biểu tượng của nước Pháp).
Trong tháng 6/2020, mưa lớn và ngập lụt đã ảnh hưởng đến hơn 15 triệu người sinh sống trên các địa bàn ở 13 tỉnh của Trung Quốc, theo Bộ Ứng phó Khẩn cấp. Đây là trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc kể từ năm 1940 cho đến nay.
Đến nay, đã có ít nhất 106 người chết và mất tích. Khoảng 97.000 ngôi nhà chịu thiệt hại. Tổn thất kinh tế từ đợt thiên tai này đã lên đến 25 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,6 tỷ USD), theo Bloomberg.
Phượng Hoàng cổ trấn cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Ảnh: Lao Động.
Phượng Hoàng cổ trấn cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Ảnh: Lao Động.
Đặc biệt, vào ngày 2/7, một trận động đất mạnh 3,2 độ richter xảy ra ở huyện Nhược Nhĩ Cái (Zoige), châu tự trị A Bá (Ngawa), tỉnh Tứ Xuyên, thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Dù cường độ của trận động đất không lớn lắm, nhưng độ sâu nông của động đất trong bối cảnh có mưa lũ nặng nề ở khu vực phía tây nam Trung Quốc dẫn tới lo ngại về nguy cơ sạt lở đất, theo Taiwan News.

Sau 31 ngày liên tiếp phát cảnh báo về mưa lũ, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc ngày 3/7 dự báo một đợt mưa lớn khác sẽ xảy ra ở phía tây nam sẽ bắt đầu từ 4/7 tới đây.
Trận lũ lịch sử tồi tệ nhất khiến người dân Trung Quốc điêu đứng. Ảnh: Tổ Quốc.
Trận lũ lịch sử tồi tệ nhất khiến người dân Trung Quốc điêu đứng. Ảnh: Tổ Quốc.
Điều này dấy lên lo ngại có thể gây sạt lở đất và làm trầm trọng thêm tình hình của đập Tam Hiệp. Một số chuyên gia thủy lợi cảnh báo rằng nguy cơ lớn nhất gây vỡ đập Tam Hiệp là xảy ra động đất, sụt lở núi ở thượng nguồn.
Lời tiên tri đã trở thành hiện thực
Cảnh tượng sau khi vỡ đập Tam Hiệp được miêu tả trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn
Dự ngôn "Văn bia tháp Kim Lăng" của Lưu Bá Ôn được cho rằng đã dự báo và miêu tả năm 2020 đập Tam Hiệp có khả năng sẽ bị vỡ do động đất, đồng thời thuật lại chi tiết cảnh tượng thê thảm sau khi vỡ đập: "Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, đại dương tàn bạo quá sài lang" (Một khí giết người ngàn ngàn vạn, dê lớn tàn bạo hơn lang sói). Hai câu này được giải nghĩa rằng: Dịch bệnh virus viêm phổi Vũ Hán lây truyền qua không khí này cướp đi sinh mệnh của hàng ngàn hàng vạn người. Còn "dê lớn tàn bạo hơn lang sói" nghĩa là nước Mỹ bị dịch bệnh nặng nề, dịch bệnh tàn bạo hơn sài lang (Chữ Mỹ 美 gồm chữ Dương 羊 và chữ Đại 大, tức "dê lớn"). Cũng có người lại liễu giải rằng: "đại dương tàn bạo quá sài lang" là ám chỉ cảnh tượng vỡ đập, theo Hán tự thì từ "dê lớn" đồng âm với "đại dương" - biển nước, tàn phá dữ tợn hơn cả sài lang.
Lưu Bá Ôn đã tiên tri về tình cảnh sau khi xảy ra đại họa lũ lụt do đập Tam Hiệp gây ra. Ảnh minh họa.
Lưu Bá Ôn đã tiên tri về tình cảnh sau khi xảy ra đại họa lũ lụt do đập Tam Hiệp gây ra. Ảnh minh họa.
Cùng một câu nhưng có hai lối diễn giải khác nhau: Một bên lý giải rằng lời tiên tri nói về dịch bệnh nghiêm trọng tại Mỹ, phía còn lại tin rằng đó là lời tiên tri về đập Tam Hiệp.
"Khinh khí động sơn nhạc" (Khí nhẹ rung động núi): Câu này được giải nghĩa rằng: Động đất, núi lửa đều là khí thoát ra từ trong vỏ trái đất mà sinh ra.
"Nhất tuyến thiết nan đương" (Một dây sắt khó chống lại): Câu này được giải nghĩa là: Đập Tam Hiệp cực kỳ mỏng manh trước tai họa như động đất hoặc núi lửa, không đủ sức chống lại được sức mạnh của thiên nhiên.
"Phồn hoa thị, biến uông dương. Cao lâu các, biến nê cương" (Đô thị phồn hoa biến thành đại dương. Lầu các cao biến thành đống bùn). Câu này được cho là: Miêu tả cảnh tượng thê thảm sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ. Tất cả đô thị phồn hoa đều bị vùi trong bùn lầy.
Nhiều khu vực quanh đập Tam Hiệp bị ảnh hưởng lớn. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến.
Nhiều khu vực quanh đập Tam Hiệp bị ảnh hưởng lớn. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến.
Thông tin đáng sợ từ chuyên gia
Cảnh tượng sau khi vỡ đập Tam Hiệp không chỉ được miêu tả trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn, mà các chuyên gia phong thủy, chuyên gia thủy lợi cũng đã cảnh báo về sự việc này.
Xưa kia, chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý đã đưa ra 12 cảnh báo về Tam Hiệp như sau: Hạ du sông Trường Giang cạn, đê bờ sạt lở; Trở ngại vận tải thủy; Vấn đề di dân; Vấn đề ngập lụt; Chất lượng nước xấu đi; Lượng phát điện không đủ; Khí hậu dị thường; Động đất liên tiếp xảy ra; Bệnh do côn trùng hút máu lan rộng; Môi trường sinh thái xấu đi; Lũ lụt khu vực thượng du nghiêm trọng; Cuối cùng sẽ buộc phải cho nổ phá bỏ. Cho tới nay, 11 dự ngôn đầu của Hoàng Vạn Lý đều đã ứng nghiệm, chỉ còn một điều cuối cùng: Nổ phá bỏ là chưa xảy ra.
Cho tới nay, 11 dự ngôn đầu của Hoàng Vạn Lý đều đã ứng nghiệm, chỉ còn một điều cuối cùng: nổ phá bỏ là chưa xảy ra. (Ảnh: Getty)
Cho tới nay, 11 dự ngôn đầu của Hoàng Vạn Lý đều đã ứng nghiệm, chỉ còn một điều cuối cùng: nổ phá bỏ là chưa xảy ra. Ảnh: Getty.
Bên cạnh đó, chuyên gia thủy văn Vương Duy Lạc chia sẻ trên tờ Taiwan News cho rằng con đập không ổn định như nhiều người tưởng tượng và cho biết việc thiết kế, xây dựng và kiểm tra chất lượng dự án đều do một tổ chức thực hiện.
Taiwan News cũng dẫn lời nhà thủy văn học Wang Weiluo (người Đức gốc Trung Quốc) cho biết các hạng mục thiết kế, xây dựng và giám sát chất lượng con đập đều do cùng một nhóm người thực hiện, và công trình này được hoàn thành rất nhanh.
Đập Tam Hiệp có nguy cơ vỡ nếu tình hình mưa lũ không giảm.
Đập Tam Hiệp có nguy cơ vỡ nếu tình hình mưa lũ không giảm.
Ông Wang lo ngại đập Tam Hiệp khó có khả năng trụ được lâu. Theo thông tin từ ông Wang thì hiện con đập này đã có nhiều vết nứt, bê tông dùng xây dựng đập cũng không đạt tiêu chuẩn.
Ông Wang cảnh báo đập Tam Hiệp bị vỡ sẽ là thảm họa với dân sống ven hạ nguồn sông Dương Tử, cụ thể tính mạng khoảng 400 triệu người ở Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải sẽ bị đe dọa.