Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

VIỆT NAM DỖ BẮC KINH CHỚ CÓ KHÙNG TRÊN BIỂN ĐÔNG; NGOAN SẼ ĐƯỢC... CHIA KẸO; MỸ LỪ MẮT VỚI BẮC KINH ĐỂ VÀO KHAI THÁC KHÍ CÁ VOI XANH

Việt Nam đàm phán hợp đồng bán khí từ mỏ Cá Voi Xanh

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
 Reuters













Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực thông báo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phối hợp với tập đoàn ExxonMobil của Hoa Kỳ để hoàn thành đàm phán và thống nhất hợp đồng mua bán khí, điện từ nguồn mỏ Cá Voi Xanh của Việt Nam.

Mạng báo Năng lượng của Việt Nam vào ngày 21 tháng 7 loan tin cho biết ba bên vừa nêu khẩn trương hoàn thành việc đàm phán và thống nhất hợp đồng thỏa thuận mua bán khí, điện của các dự án Nhà máy điện miền Trung 1 và 2, Dung Quất 1 và 3. Ban chỉ đạo Quốc gia yêu cầu các bên lưu ý về điều khoản cơ chế sử dụng lượng khí chưa tiêu thụ hết hoặc xử lý tình huống tiêu thụ quá lượng khí trong năm trước.
Hiện nay, PVN và EVN cùng với ExxonMobil đang tính toán khả năng cung cấp khí cho 4 hay 5 nhà máy điện để xác định khối lượng hợp đồng cho mỗi hộ tiêu thụ.
Được biết, việc đàm phán hợp đồng cho nhà máy điện Dung Quất 2 do thời gian qua ít có tiến triển do các yêu cầu từ chủ đầu tư và bên cho vay không theo thông lệ, đồng thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các bên không thể gặp trực tiếp để đàm phán.
Trước mắt, ExxonMobil và PVN sẽ đẩy mạnh đàm phán chi tiết các điều khoản hợp đồng bán khí song song với việc giải quyết vấn đề khối lượng khí hợp đồng, với mục tiêu hoàn thành đàm phán các hợp đồng bán khí vào quý 4/2020. Đây là thời điểm quyết định đầu tư thượng nguồn mỏ khí Cá Voi Xanh.
Dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi tỉnh Quảng Nam do ExxonMobil sở hữu 64% cổ phần trong hợp đồng phân chia sản phẩm và là nhà điều hành với tổng vốn đầu tư khoảng 4,6 tỷ đô la Mỹ.
Theo kế hoạch đến năm 2023 sẽ đưa dòng khí đầu tiên vào bờ.

Việt Nam lại kêu gọi Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng trên Biển Đông

Hình minh hoạ. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại cuộc họp trực tuyến của Ủy Ban Chỉ đạo Hợp tác Song Phương Việt- Trung hôm 21/7/2020 ở Hà Nội
Hình minh hoạ. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại cuộc họp trực tuyến của Ủy Ban Chỉ đạo Hợp tác Song Phương Việt- Trung hôm 21/7/2020 ở Hà Nội
 AFP














Việt Nam vào ngày 21 tháng 7 lặp lại kêu gọi Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng trên Biển Đông. Kêu gọi được đưa ra tại Hội nghị Trực tuyến Phiên họp lần thứ 12 Ủy Ban Chỉ đạo Hợp tác Song Phương Việt- Trung.
Tin từ truyền thông trong nước cho biết vào sáng ngày 21 tháng 7, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cùng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì hội nghị vừa nêu.
Tại hội nghị, ông Phạm Bình Minh nêu ra những quan ngại về các diễn biến mà theo ông là phức tạp tại Biển Đông gần đây. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đề nghị hai phía kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Về phía Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, tin cho biết ông này khẳng định sẽ thúc đẩy các cơ quan chủ quản xem xét tích cực các đề xuất của phía Việt Nam liên quan đẩy mạnh hoạt động thương mại song phương.
Vào đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc cho tiến hành tập trận từ ngày 1 đến ngày 5 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh cưỡng chiếm hoàn toàn từ phía Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 1 năm 1974.
Mới đây, Trung Quốc cũng điều máy bay chiến đấu đến Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và chuẩn bị đưa tàu khảo sát hải dương cỡ lớn ra Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 7 công bố lập trường về những tranh chấp tại Biển Đông và cho rằng những hành động hù dọa của Trung Quốc là nhằm buộc các nước trong khu vực từ bỏ quyền khai thác tài nguyên biển trong vùng đặc quyền kinh tế của họ là phi pháp.
Washington đã đưa hàng không mẫu hạm, các tàu hộ tống, máy bay chiến đấu đến Biển Đông diễn tập để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bảo vệ quyền tự do hàng không, hàng hải tại khu vực biển này.

Không có nhận xét nào: