Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Sau 30 trận động đất và dư chấn trong 2 ngày, Sơn La xuất hiện hào quang bao quanh mặt Trời


     0
Vào khoảng trưa ngày 29/7, tại khu vực thị trấn Mộc Châu, Sơn La xuất hiện một quầng sáng tròn bao quanh mặt Trời.
Sau 2 ngày vừa qua, tỉnh Sơn La có 30 trận động đất và dư chấn. Trọng đó trận động đất lớn nhất xảy ra tại Mộc Châu (Sơn La) trưa ngày 27/7 với cường độ mạnh lớn 5.3 richter.
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết trận động đất xảy ra tại Mộc Châu  trưa ngày 27/7 là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay tại khu vực này với độ lớn 5.3 richter, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4, vùng chấn tâm. 
Theo ông Anh, đây là trận động đất có độ lớn trung bình, có khả năng gây thiệt hại cho những công trình xây dựng kém. Sau trận động đất đó, Viện Vật lý địa cầu tiếp tục quan trắc thì phát hiện có 16 trận dư chấn của trận động đất này có độ lớn từ 2.5-4 richter và khoảng 10-15 dư chấn nhỏ hơn, có độ lớn dưới 2.5 richter.
Theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, trận động đất này xảy ra trên đới đứt gãy sông Đà.Trên đứt gãy này có thể xảy ra động đất với độ lớn 5,5 độ richter, như vậy trận động đất vừa qua ở Mộc Châu có độ lớn 5,3 richter là nằm trong dự báo.
Sau 2 ngày diễn ra động đất liên tục, trưa ngày 29/7 cũng tại khu vực này trên bầu trời xuất hiện một quầng sáng vòng tròn bao quanh mặt trời (quầng mặt trời), khiến người dân khu vực tò mò và đặt ra nghi vấn quầng sáng trên có liên quan đến những đợt động đất vừa qua.
113545643_2419483318359902_7963144657543984005_n

Vào trưa ngày 29/7 tại khu vực Mộc Châu, Sơn La trên bầu trời xuất hiện một quầng sáng vòng tròn bao quanh mặt trời. Ảnh Nguyễn Viết Hòa cung cấp cho Pháp luật Plus

111578780_2419483341693233_2352996877577125124_n

Theo anh Nguyễn Viết Hòa cho biết, vào trưa nay tại khu vực vòng tròn lớn có một chấm tròn màu xanh di chuyển từ ngoài vào phía trong mặt trời. Tuy nhiên chấm màu xanh này bị cản lại bởi một lực nào đó mà không thể lý giải được.

110123257_2419483388359895_8382090186298139489_n

 

115848886_2419483505026550_8943344061046999935_n

Hình ảnh vòng tròn lớn có các màu như dạng cầu vồng bao quanh mặt trời.

ad

 

Lý giải về hiện tượng trên, theo các chuyên gia về Thiên văn học cho biết, Quầng mặt Trời là một hiện tượng quang học ít khi xảy ra trong tự nhiên và không phải là cầu vồng tròn như nhiều người vẫn tưởng.
Thực tế, quầng hào quang rực rỡ bao quanh mặt Trời xảy ra khi ánh sáng bị khúc xạ nhiều lần theo góc 22 độ.
Hiện tượng này xảy ra là do tác dụng của tầng khí quyển. Khi nhiệt độ tăng cao, những vùng gần Mặt Trời thường xuất hiện tình trạng không khí nóng và không khí lạnh giao nhau. Không khí nóng mang đầy hơi nước vượt lên trên không khí lạnh và bay lên bầu trời.
Khi hơi nước trên bầu trời gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ lại thành những tinh thể băng có hình lăng trụ lục giác. Khi ánh áng mặt Trời chiếu vào những tinh thể băng này bị khúc xạ mạnh tạo thành một vòng tròn với đầy đủ màu sắc giống cầu vồng bao xung quanh Mặt Trời.
Và hiện tượng này cũng xảy ra vào ban đêm với mặt Trăng gây ra hiện tượng "quầng mặt Trăng". 
Được biết, trước đó vào khoảng đầu tháng 5 Quầng mặt Trời này cũng xảy ra ở Thừa Thiên Huế và Nghệ An.
Như Trường

Không có nhận xét nào: